Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN: NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI MITRACO Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập - Họ và tên: TS. Dương Hoàng Anh - Họ và tên: Nguyễn Tiến Điệp - Bộ môn: Quản lý kinh tế - Lớp: K54F4 - Mã SV: 18D160222 HÀ NỘI, 2021
  2. TÓM LƯỢC Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là một bài toán khó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm đến. Vì vậy, qua quá trình thực tập ở Công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco, với những kiến thức đã tích luỹ được cùng với sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này cho nên em đã mạnh dạn chọn đề tài "Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco" làm đề tài nghiên cứu của mình.Với phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm nền tảng trong nghiên cứu, ngoài ra còn có phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp xử lý dữ liệu, tác giả đã làm rõ thực trạng hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco, từ đó tìm ra những nguyên nhân và đề xuất các giải pháp giúp công ty khắc phục được những hạn chế. Các giải pháp tập trung vào giải quyết 4 vấn đề: Công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí, tăng cường hoạt động marketing. ii
  3. Mục lục TÓM LƯỢC ....................................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................... vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 1 2.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ..................................................... 2 3.Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ............................................. 4 4.Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 4 5.Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 4 6.Kết cấu khoá luận tốt nghiệp ......................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .................................................................................... 6 1.1 Hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh của của doanh nghiệp.... 6 1.1.1 Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .................................................................. 6 1.1.2 Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .................................................. 8 1.2 Nguyên lý cơ bản về nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ................. 9 1.2.1 Nguyên tắc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ............................... 9 1.2.2 Nội dung và chỉ tiêu đánh giá nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp…………………………………………………………………………………….11 1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh .................................................................. 14 1.2.4 Chính sách nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ............................. 18 1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ......... 19 1.3.1. Các nhân tố chủ quan. ............................................................................................ 19 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI MITRACO ......... 22 2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco ............................................................................... 22 2.1.1. Tổng quan hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco ......... 22 iii
  4. 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco…………………… ............................................................................. 24 2.2. Phân tích thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco ..................................................................................................................... 27 2.2.1. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp của Công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco ........... 27 2.2.2. Hiệu quả kinh doanh bộ phận của Công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco ............. 29 2.3. Đánh giá thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco ..................................................................................................................... 35 2.3.1. Kết quả đạt được...................................................................................................... 35 2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại ...................................................................................... 36 2.3.2 Nguyên nhân .......................................................................................................... 37 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI MITRACO ............................... 39 3.1. Quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco ............................................................................................................ 39 3.1.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco39 3.1.2 Định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco…………………………………………………………………………………39 3.2. Các đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco ..................................................................................................................... 40 3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ................................................... 40 3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn................................................ 41 3.2.3 Giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí ......................... 41 3.2.4 Tăng cường hoạt động Marketing ......................................................................... 42 3.2.5 Nhóm giải pháp kỹ thuật ........................................................................................ 42 3.3. Một số kiến nghị ........................................................................................................ 43 3.3.1. Kiến nghị với nhà nước và cơ quan có liên quan .................................................. 43 3.3.2 Kiến nghị đối với bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ................................... 43 3.3.3 Kiến nghị Cục chăn nuôi…………………………………………………………43 3.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.......................................................... 44 iv
  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 45 v
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1.Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco giai đoạn 2018 – 2020………………………………………………………………………………………26 Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco giai đoạn 2018 – 2020………………………………………………………………………...27 Bảng 2.3. Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá HQKD của Công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco giai đoạn 2018 – 2020……………………………………………………………………30 Bảng 2.4. Hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco giai đoạn 2018- 2020………………………………………………………………………………..32 Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco giai đoạn 2018 – 2020………………………………………………………………………………33 Bảng 2.6. Hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco giai đoạn 2018 – 2020………………………………………………………………………..34 Bảng 2.7. Hiệu quả sử dụng lao động của công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco giai đoạn 2018 – 2020………………………………………………………………………...36 Biểu đồ 2.1. Lợi nhuận trước thuế công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco giai đoạn 2018-2020………………………………………………………………………………25 vi
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩa đầy đủ CSH Chủ sở hữu HQKD Hiệu quả kinh doanh TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn WTO Tổ chức thương mại thế giới vii
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền sản xuất hàng hoá. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ đe doạ cho các doanh nghiệp. Để có thể đứng vững trước quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải vận động, tìm tòi một hướng đi cho phù hợp. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về với mục đích đã được đặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tế này: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Do đó việc nghiên cứu và xem xét vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh hiện nay. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là một bài toán khó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm đến. Với tình hình dịch bệnh căng thẳng hiện nay, doanh nghiệp ngành chăn nuôi không chỉ đối mặt với đại dịch Covid mà còn đó là ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi.Để đứng vững được trong ngành chăn nuôi, duy trì sự phát triển của doanh nghiệp chăn nuôi là một bài toán khó cần được giải đáp.Các doanh nghiệp phải nhận ra những điểm yếu , điểm mạnh của bản thân để vươn mình xa hơn và nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là là chìa khoá để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, tuy nhiên đây là một bài toán không hề đơn giản với hầu hết các doanh nghiệp, bởi khi hiệu quả kinh doanh tốt thì doanh nghiệp mới có thể mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sống cho người lao động, tồn tại bền vững và lâu dài. Công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco là một công ty hoạt động trên các lĩnh vực như: chăn nuôi lợn , tư vấn chuyển giao công nghệ chăn nuôi,….Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco cũng đã áp dụng nhiều phương thức kinh doanh nhằm mang về lợi nhuận cho công ty.Song bên cạnh đó, công ty còn gặp nhiều hạn chế và yếu kém. Trong vòng 3 năm gần đây, công ty gặp khó khăn trong việc quay vòng vốn, không mở rộng được thị trường kinh doanh, lợi nhuận thu về cũng chưa cao. Năm 2018, tổng lợi nhuận công ty là 4791,733 triệu đồng thì tới năm 2019 về mức - 10.685,692 triệu đồng giảm rất mạnh sau đó năm 2020 lại bật lên tăng cao , nhưng mức tăng này còn chưa cao chỉ chênh nhau mức độ thấp, mức tăng giữa các năm chưa đồng 1
  9. đều. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vẫn còn thấp trong các năm gần đây, năm 2019 còn ở mức ấm.Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: trình độ quản lý nguồn nhân lực còn hạn chế, nguồn vốn, quản lý chi tiêu. Nếu không sớm khắc phục vấn đề này thì chắc chắn nó sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn tiếp theo. Thêm vào đó, Công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco là công ty có quy mô tương đối nhỏ so với các công ty cùng lĩnh vực kinh doanh. Hiện tại, công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco đang có tất cả 3 đối tác tiêu thụ sản phẩm trên cả nước,và 1 đối tác ngoài nước, điều đặc biết là 3 đối tác trong nước đều nằm ở miền Trung. Điều này chứng tỏ thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty còn rất hạn chế.Vì vậy,công ty đã gặp phải không ít khó khăn trong quá trình hình thành và phát triển. Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn vừa nêu , em lựa chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco” làm khóa luận tốt nghiệp 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan Việc nghiên cứu và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là một việc rất quan trọng đối với bất kì một doanh nghiệp nào. Vì lý do đó, đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp” đã được rất nhiều sinh viên lựa chọn làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Có thể kể đến: - Vũ Văn Đức (2013) “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần In Sao Việt trong giai đoạn hiện nay”, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Thương Mại. Tác giả đã làm rõ được các lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty In Sao Việt, từ đó đưa ra đươc những thành công cũng như hạn chế trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp về mặt chất và lượng. Từ đó đưa ra được những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần In Sao Việt trong giai đoạn 2013-2018. - Lê Thị Ngọc (2015), “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thiết bị Hà Phương”, Khoá luận tốt nghiệp, trường Đại học Thương Mại. Trong bài khoá luận này, tác giả các khái niệm, lý luận cơ bản về hiệu quả kinhd oanh, phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh từ đó đánh giá tình hình hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tác giả cũng có đánh giá tỷ sức sinh lợi của các tài sản ngắn hạn của công ty, tuy nhiên số tiền phải thu còn khá nhiều, tác giả cũng có đề cập đến tầm quan trọng của huy dộng vốn và xác định lượng hàng tồn kho là quan trọng đối với công ty. Từ 2
  10. đó đưa ra các giải pháp nhằm cân đối thu chi, hàng tồn kho để hiệu quả kinh doanh được đảm bảo. - Nguyễn Nhật Anh (2015), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hoàng Long”, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Thương Mại. Bài khóa luận đã làm rõ được các vấn đề: Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại, thực trạng tình hình hoạt động thương mại của công ty.Tác giả cũng đã đưa ra các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh và đánh giá được những điểm mạnh cũng như những hạn chế của hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hoàng Long, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại cho công ty. Vấn đề mà khóa luận đưa ra được giải quyết trong giai đoạn 2011 – 2013 và từ đó đưa ra các giải pháp đến năm 2020. - Trương Thị Thanh Trà (2020) “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần Việt Trinh”, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Thương Mại. Tác giả đã đưa ra đươc những thành công cũng như hạn chế trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp về nhiều mặt. Từ đó đưa ra được những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần Việt Trinh trong giai đoạn 2017-2019. - Nguyễn Quỳnh Giao (2011) “Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại sách ấn phẩm trên địa bàn Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Thương Mại. Tác giả đã làm rõ các khái niệm liên quan đến hiệu quả kinh doanh, đồng thời cũng nêu ra được tình hình hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh về sách ấn phẩm trên địa bàn Hà Nội, đánh giá được những thành công và hạn chế qua đó đưa ra các giải pháp khắc phục trong giai đoạn 2011-2016. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đi sát vào mục tiêu nghiên cứu, nêu ra được những vấn đề về hiệu quả kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. Đặc điểm mỗi ngành nghề luôn tồn tại nhiều vấn đề khác nhau,các đề tài nêu trên chưa có đề tài về doanh nghiệp ngành chăn nuôi.Nhận thấy điều đó cùng với sự tìm hiểu em sẽ đi sâu vào nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn, tiến hành đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty trên mọi mặt thông qua chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp và bộ phận để xem một doanh nghiệp chăn nuôi khác gì với khác doanh nghiệp khác. 3
  11. 3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco. b. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu của đề tài khóa luận là nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco giai đoạn đến 2025 và những năm tiếp theo. c. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đã nêu, đề tài xác định nhiệm vụ nghiên cứu sau : Thứ nhất , làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Thứ 2, phân tích và đánh giá thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco Thứ 3, định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco 4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco. - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu sử dụng số liệu giai đoạn 2018 – 2020 và đề xuất ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco trong giai đoạn 2021 – 2025. - Về nội dung: Đề tài nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Trong nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco, tập trung vào hiệu quả tổng hợp và hiệu quả bộ phận của công ty cùng với chính sách nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp duy biện chứng và duy vật lịch sử làm nền tảng trong nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp. 4
  12. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể + Phương pháp thu nhập dữ liệu là phương pháp cơ bản và quan trọng đối với bất cứ loại công trình nghiên cứu nào. Bởi dữ liệu là nguồn kiến thức lâu dài, mang tính lịch sử và khoa học. Có 2 phương pháp để thu thập dữ liệu là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. Trong phạm vi bài khóa luận, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. - Thu thập dữ liệu qua các bản báo cáo tài chính giai đoạn 2018-2020, báo cáo phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. - Thu thập dữ liệu thông qua sách, báo, giáo trình, các bài khoá luận, công trình khoa học có liên quan đến hiệu quả kinh doanh nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu đạt hiệu quả. + Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu Sau khi đã thu thập được các dữ liệu cần thiết cho đề tài nghiên cứu thì phương pháp xử lý dữ liệu được sử dụng để chọn lọc và xử lý, phân tích những thông tin đó. Trong đề tài, bài khoá luận sử dụng một số phương pháp xử lý dữ liệu như sau: - Phương pháp thống kê: Được sử dụng để tổng hợp số liệu như doanh thu, chi phí, lợi nhuận chung của công ty theo từng năm. Dựa vào bảng số liệu đã được thống kê có thể tính toán được sự tăng giảm tuyệt đối, tương đối của các chỉ số để đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh, xác định được sự biến động của từng chỉ tiêu. - Phương pháp so sánh đối chiếu: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở. Mục đích là xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Bài khóa luận đã sử dụng phương pháp này nhằm so sánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận,…qua các năm của công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco để đối chiếu, nhìn nhận được sự biến động, từ đó đánh giá tình hình hiệu quả kinh doanh của công ty từng năm. 6. Kết cấu khoá luận tốt nghiệp Ngoài phần tóm lược, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Một số lý luận cơ bản về nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco 5
  13. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh của của doanh nghiệp 1.1.1 Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường hiện nay của nước ta, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải kinh doanh có hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh càng cao thì doanh nghiệp càng có cơ hội mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh, thu về lợi nhuận lớn. Hiệu quả kinh doanh được xem như là một thước đo quan trọng tới sự phát triển và tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kì. Từ trước đến nay các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất tức là giá trị sử dụng của nó (hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình sản xuất kinh doanh). Khái niệm này lẫn lộn giữa hiệu quả và mục tiêu kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế phản ánh nhịp độ tăng của các chỉ tiêu kinh tế. Cách hiểu này chỉ là phiến diện, nó chỉ đúng trên mức độ biến động theo thời gian. Hiệu quả kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng kết quả. Tuy nhiên cách hiểu này là biểu hiện của bản chất chứ không phải là khái niệm về hiệu quả kinh tế. Nhà kinh tế học người Anh, Adam Smith lại cho rằng: "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá" và nhà kinh tế học người Pháp Ogiephri cũng quan niệm như vậy. Theo quan điểm trên, hiệu quả được đồng nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, có thể do tăng chi phí mở rộng sử dụng nguồn lực sản xuất. Nếu cùng một kết quả có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này doanh nghiệp cũng đạt hiệu quả. “Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra”. Đây là quan điểm của tác giả Manfred –Kuhn và cũng được nhiều nhà kinh tế, nhà quản trị doanh nghiệp áp dụng. Quan niệm này gắn kết quả với chi phí, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng các chi phí… Kết quả kinh doanh được xem là một đại lượng vật chất được tạo ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Do đó có kết quả chưa chắc đã có hiệu quả. 6
  14. Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh đầu vào và đầu ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Trên góc độ này mà xem xét thì phạm trù hiệu quả có thể đồng nhất với phạm trù lợi nhuận. Hiệu quả kinh doanh cao hay thấp là tuỳ thuộc vào trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý trong doanh nghiệp. Đây là quan niệm khá phổ biến được rất nhiều người thừa nhận. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp còn gắn chặt với hiệu quả kinh tế của toàn xã hội, chính vì thế khi xem xét hiệu quả kinh doanh cần xem xét cả về mặt định tính lẫn định lượng. Về mặt định tính, mức độ hiệu quả kinh tế là những nỗ lực, phấn đấu của doanh nghiệp, phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp đồng thời gắn với việc đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu của doanh nghiệp và toàn xã hội. Về mặt định lượng, hiệu quả kinh doanh biểu thị sự tương quan giữa kết quả thu được với chi phí doanh nghiệp bỏ ra hay còn gọi là yếu tố nguồn lực đầu vào. Từ các khái niệm về hiệu quả kinh doanh trên ta có thể đưa ra một số khái niệm ngắn gọn như sau: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra. 1.1.1.1 Phân loại hiệu quả kinh doanh Tuỳ theo từng mục đích, đặc trưng khác nhau mà có những cách phân loại hiệu quả kinh doanh khác nhau. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội: + Hiệu quả kinh tế là kết quả chỉ xét trên phương diện kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh sự tương quan giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đạt được với chi phí đã bỏ ra, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực: nhân lực, tư liệu, vốn… + Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng yếu tố nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định như đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao chất lượng đời sống cho người lao động... Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ hữu cơ với nhau, vì vậy khi xem xét, đánh giá hiệu quả kinh doanh cần đặt cả hau mặt này một cách tương quan, xem xét đồng thời. Hiệu quả kinh tế là cơ sở, nền tảng của hiệu quả xã hội, còn hiệu quả xã hội lại tồn tại phụ thuộc vào kết quả và chi phí trong quá trình hoạt động kinh tế. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh: + Hiệu quả tuyệt đối: được tính toán cho từng phương án cụ thể bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng nguồn lực (hoặc chi phí nguồn lực) bỏ ra. 7
  15. + Hiệu quả so sánh: được thực hiện bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án với nhau nhằm mục đích so sánh mức độ hiệu quả của phương án, từ đó cho phép lựa chọn cách làm có hiệu quả cao nhất. Giữa hai hiệu quả này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, song lại mang tính độc lập tương đối. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận: + Hiệu quả kinh doanh tổng hợp: Là phạm trù kinh tế phản ánh sự phát triền kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh. + Hiệu quả kinh doanh bộ phận: thể hiện trình độ sử dụng các nguồn lực vốn, lao động…theo mục đích đã xác định. Tức là thông qua hiệu quả bộ phận, ta có thể xác định được đã sử dụng nguồn nhân sự, nguồn vốn… như thế nào trong quá trình sản xuất. Phân loại hiệu quả tổng hợp và bộ phận có tác dụng to lớn trong thống kê, hạch toán hiệu quả kinh doanh và từ đó đề ra các phương pháp cụ thể nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2 Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Tác giả Manfred Kuhn cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, theo ông: “Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh = Kết quả kinh doanh đạt được / Chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh doanh cũng có thể được hiểu: - Hiệu quả tuyệt đối được xác định: Hiệu quả kinh doanh = Kết quả thu được – Yếu tố nguồn lực đầu vào Hiệu quả tuyệt đối cho biết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả với giá trị bằng bao nhiêu. + Nếu hiệu quả kinh doanh > 0, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả + Nếu hiệu quả kinh doanh ≤ 0, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu quả, thậm chí là thua lỗ. - Hiệu quả tương đối được xác định: 𝐾ế𝑡 𝑞𝑢ả 𝑡ℎ𝑢 đượ𝑐 Hiệu quả kinh doanh = 𝑌ế𝑢 𝑡ố 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑙ự𝑐 đầ𝑢 𝑣à𝑜 Chỉ tiêu trên cho ta thấy mối quan hệ tương quan giữa nguồn lực bỏ ra và kết quả đạt được: 8
  16. + Nếu hiệu quả kinh doanh < 1 cho thấy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả + Nếu hiệu quả kinh doanh ≥ 1 cho thấy doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu quả, thậm chí là thua lỗ. Khóa luận đã đề cập và phân tích khái niệm hiệu quá kinh doanh của doanh nghiệp theo nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Theo đó, một cách khái quát nhất thì hiệu quả kinh doanh) HQKD (là một thuật ngữ phản ánh trình độ kết hợp sử dụng các nguồn lực để đạt được một mục tiêu xác định, hay chi tiết hơn, HQKD phản ánh trình độ quản trị, khai thác, sử dụng các tài sản và yếu tố đầu vào khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN hướng tới một mục tiêu nhất định. Một điều dễ nhận thấy trong các doanh nghiệp là mục tiêu kinh doanh, hiệu quả kinh doanh là một các các mục tiêu quan trọng hàng đầu, luôn được các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm và tìm kiếm các giải pháp cùng cổ, cải thiện và gia tăng. Nếu coi hoạt động kinh doanh là quá trình doanh nghiệp quản lý, khai thác và sử dụng các tài sản (nguồn lực) nhằm đạt mục tiêu nhất định nào đó thì có thể hiểu nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm tạo sự chuyển biển tích cực về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. HQKD luôn gắn với việc quản lý, khai thác và sử dụng các tài sản hay nguồn lực của doanh nghiệp. Vậy nâng cao HQKD của doanh nghiệp gắn liền với quá trình quản lý khai thác và sử dụng tài sản, nhưng vấn đề nâng cao HQKD được xét trong một trạng thái “động" hơn so với khái niệm HQKD thông thường. Bởi HQKD là phản ánh trình độ quản lý, sử dụng tài sản, là trình độ hay mức độ đạt "đầu ra" của quá trình quản lý và sử dụng đó. Còn nâng cao hiệu quá có thể xem là quá trình quản lý và sứ dụng, khai thác tài sản một cách tối ưu hơn, hợp lý hơn hướng tới một trinh độ cao hơn, mức độ đạt được kết quả đầu ra tốt hơn. Do đó, nâng cao HQKD nên hiểu là một quá trình doanh nghiệp khai thác và sử dụng ngày càng hiệu quả các nguồn lực của minh với kỳ vọng đạt dược HQKD tốt hơn so với các giai đoạn trước hoặc so với các doanh nghiệp trong cùng một môi trường hoạt động. Hay nói cách khác, doanh nghiệp kỳ vọng quả trình này sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực về HQKD. 1.2 Nguyên lý cơ bản về nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.1 Nguyên tắc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.1.1 Phải giải quyết được vấn đề nâng cao hiệu quả tổng hợp - Doanh thu và chí phí của doanh nghiệp phải theo nguyên tắc tăng doanh thu đồng thời giảm chi phí: 9
  17. Có rất nhiều biện pháp nhằm tăng doanh thu, doanh nghiệp có thể đưa ra những biện pháp phù hợp với tình hình của bản thân công ty mình. Nhưng nếu như doanh thu tăng nhưng chi phí cũng tăng đáng kể sẽ dẫn đến việc không đạt hiệu quả kinh doanh, do đó, doanh nghiệp cần kết hợp giữa tăng doanh thu và giảm chi phí, thay vì cứ mãi tăng giá sản phẩm để đạt doanh thu, thì công ty phải đưa ra những chiến lược giảm chi phí các nguồn lực đầu vào, sử dụng các công cụ tiết kiệm chi tiêu ở mức tối thiểu. Bởi nếu như giá sản phẩm cứ tăng mãi sẽ không giúp doanh nghiệp trong việc thu hút được nhiều khách hàng. Các doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp như: tăng cường quảng bá, xúc tiến bán hàng, mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp phải thành lập bộ phận marketing kinh doanh, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường: Để hoạt động marketing thực sự mang lại hiệu quả thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa những người phụ trách các bộ phận khác nhau, đòi hỏi mỗi người phải nắm được nhiệm vụ riêng của mình và nhiệm vụ chung của toàn phòng. Chính vì vậy nhân viên phải là người có trình độ, hiểu biết về nghiên cứu thị trường, có kinh nghiệm trong việc điều tra thị trường, nắm bắt được nhu cầu khách hàng… Việc nghiên cứu thị trường có vai trò rất quan trọng, bởi thị trường không bao giờ đứng im mà luôn chuyển động, nếu như không kịp thời nắm bắt được sự thay đổi đó, doanh nghiệp có thể bị đẩy lùi về sau. 1.2.1.2 Phải giải quyết được vấn đề nâng cao hiệu quả bộ phận - Doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả: Vốn là nhân tố quyết định trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp, vì thế doanh nghiệp cần sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần phải bảo đảm sử dụng vốn đúng phương hướng, đúng mục đích và đúng kế hoạch kinh doanh đã đề ra của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần tuân thủ đúng các quy định và chế độ quản lí lưu thông tiền tệ, vốn của nhà nước ban hành. Doanh nghiệp phải thực hiện hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời số vốn hiện có và tình hình sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi kì kinh doanh nhằm nắm bắt được tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả: tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản ngắn hạn và tìa sản dài hạn. doanh nghiệp cần phải đề ra các giải pháp nhằm khai thác, sử dụng tốt các tài sản của mình, lợi dụng tài sản nhằm tạo ra doanh thu. Phải thực hiện kê khai các tài sản của doanh nghiệp đúng, đủ và chính xác để xác minh thuộc quyền sở hữu 10
  18. của doanh nghiệp, đồng thời khi kê khai kiểm tra tài sản, doanh nghiệp cũng sẽ phát hiện được những sai sót, hư hỏng của tài sản nhằm kịp thời thay thế, sửa chữa. - Doanh nghiệp nâng cao chất lượng đội ngũ lao động: Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động phải dựa trên việc xác định nhu cầu giáo dục đào tạo trên cơ sở kế hoạch nguồn nhân lực để thực hiện các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Căn cứ vào nhiệm vụ, trách nhiệhm từng bộ phận cụ thể mà lập ra kế hoạch đào tạo thích hợp, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, trang bị kiến thức kỹ thuật phục vụ cho việc áp dụng qui trình máy móc, thiết bị mới đầu tư. Cần đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, tự giác sáng tạo trong công việc nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.2.2 Nội dung và chỉ tiêu đánh giá nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm nắm rõ được tình hình tài chính, kinh doanh của công ty. Điều này giữ một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Do đây là một trong những công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả mà các doanh nghiệp đã sử dụng từ trước tới nay. Đã làm được điều đó doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ, chính xác mọi diễn biến trong hoạt động của mình. Những mặt mạnh mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường xung quanh và không ngừng tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Việc phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu đặt ra thực hiện đến đâu, rút ra những mặt hạn chế, tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích từng mặt hoạt động của doanh nghiệp như công tác chỉ đạo sản xuất, công tác tổ chức tiền lương lao động, công tác mua bán, công tác quản lý, công tác tài chính, giúp doanh nghiệp điều hành từng mặt hoạt động cụ thể với sự tham gia cụ thể của từng phòng ban chức năng, từng bộ phận đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp. Khi nhắc đến hiệu quả kinh doanh, ta phải nhắc đến: hiệu doanh thu, hiệu quả chi phí, hiệu quả lợi nhuận, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn. Các chỉ tiêu này phản ánh tình hình kinh doanh của công ty. Từ đó cho thấy nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tập trung vào phân tích, nâng cao hiệu quả của các chỉ tiêu này. 1.2.2.1 Nâng cao hiệu quả kinh doanh tổng hợp 11
  19. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng mọi nguồn lực để đạt mục tiêu của toàn doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp bao quát toàn bộ các hiệu quả kinh doanh bộ phận và do các hiệu quả kinh doanh bộ phận hợp thành. Để đánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp của doanh nghiệp ta có thể dựa vào một số hiệu quả sau: + Hiệu quả doanh thu Doanh thu bán hàng là tổng giá trị thực hiện được do việc bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng mang lại. Đây là cơ số quan trọng để xác định kết quả tài chính cuối cùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Tăng doanh thu là tăng lượng tiền của doanh nghiệp đồng thời tăng lượng hàng bán ra thị trường khi được thị trường chấp nhận. Tổng doanh thu có quan hệ tỷ lệ thuận với tổng mức lợi nhuận. Về một khía cạnh nào đó nếu doanh thu tăng lên thì lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng lên một cách tương ứng. Dựa vào doanh thu có thể dùng để đánh giá một phần nào tình hình kinh doanh của công ty qua các năm thông qua doanh thu theo thị trường. + Hiệu quả chi phí Chi phí là khoản mà doanh nghiệp đã bỏ ra nhằm tạo ra doanh thu. Có thể hiểu chi phí của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của việc sử dụng các yếu tố của quá trình kinh doanh mà nhờ đó doanh nghiệp tạo ra được sản phẩm và thực hiện sản phẩm trên thị trường. Nhưng không có nghĩa rằng cứ bỏ ra nhiều chi phí thì sẽ tạo ra nhiều sản phẩm, mà nó còn phụ thuộc vào trình độ sử dụng chi phí đó của doaanh nghiệp. Để biết được doanh nghiệp sử dụng chi phí có hiệu quả không ta phải xét tỷ suất lợi nhuận trên chi phí của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này cao và tăng qua các năm chứng tỏ trình độ sử dụng chi phí của doanh nghiệp ngày càng cao. + Hiệu quả lợi nhuận: Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm thặng dư do kết quả lao động của con người mang lại. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu mà mỗi doanh nghiệp đều hướng tới. Nó phản ánh đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Để biết được doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả không có thể dựa vào tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí để so sánh giữa các năm và đánh giá hiệu quả qua các năm của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này cao và tăng qua các năm thì có thể kết luận hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt. 12
  20. 1.2.2.2 Nâng cao hiệu quả kinh doanh bộ phận Ngoài hiệu quả kinh doanh tổng hợp dùng để xem xét một cách tổng hợp, thì hiệu quả kinh doanh bộ phận đánh giá trình độ sử dụng các nguồn lực cụ thể (lao động, vốn,...) theo mục tiêu đã xác định. Nó có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả chung về kinh tế và xã hội. Vì tính chất này mà hiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động không đại diện cho tính hiệu quả của toàn doanh nghiệp, chỉ phản ánh tính hiệu quả sử dụng một nguồn lực cá biệt cụ thể. Phân tích tính hiệu quả trong từng lĩnh vực cụ thể là để xác định nguyên nhân và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực và do đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. + Hiệu quả sử dụng lao động Hiệu quả sử dụng lao động là kết quả mang lại từ các mô hình, các chính sách quản lý và sử dụng lao động. Kết quả lao động đạt được là doanh thu lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được từ kinh doanh và việc tổ chức, quản lý lao động, có thể là khả năng tạo việc làm của mỗi doanh nghiệp. Muốn sử dụng lao động có hiệu quả thì người quản lý phải tự biết đánh giá chính xác thực trạng tại doanh nghiệp mình, từ đó có những biện pháp chính sách đào tạo, ưu đãi đối với người lao động thì mới nâng cao được năng suất lao động, việc sử dụng lao động mới thực sự có hiệu quả. Để xác định được hiệu quả sử dụng lao động cần phải tính được doanh lợi bình quân một lao động, năng suất lao động của một nhân viên và trình độ nhân viên trong công ty. + Hiệu quả sử dụng vốn Một doanh nghiệp muốn bước vào kinh doanh thì phải có vốn. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về các tài sản cần thiết nhằm thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của kinh doanh trong kỳ, bao gồm tiền ứng cho tài sản lưu động và tài sản cố định. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho chúng sinh lời tối đa nhằm mục tiêu tối đa hóa khả năng sinh lời của chủ sở hữu. Thông thường hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá qua hai bước: Bước 1: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung dựa vào chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh. Bước 2: Đánh giá hiệu quả sử dụng các loại vốn gồm: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được đánh giá bằng chỉ tiêu sức sinh lời của vốn lưu động và tốc độ chu chuyển của 13
nguon tai.lieu . vn