Xem mẫu

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ LÝ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1985 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. LA NGUYỆT ANH 1 HÀ NỘI - 2017
  2. LỜI CẢM ƠN Khóa luận này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của TS. La Nguyệt Anh - giảng viên Tổ Văn học Việt Nam. Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới cô. Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo trong Tổ Văn học Việt Nam, cùng các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn – Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận. Do hạn chế về mặt thời gian, khả năng bƣớc đầu nghiên cứu khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong tiếp tục nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Sinh Viên Nguyễn Thị Lý 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Khóa luận “Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, đề tài không trùng lặp với bất cứ một công trình khoa học nào trƣớc đó. Các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong khóa luận là trung thực, chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Lý 3
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5 6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 5 7. Đóng góp khóa luận ...................................................................................... 5 8. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 5 NỘI DUNG ....................................................................................................... 6 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI............................................ 6 1.1. Những vấn đề lí luận về không gian và không gian nghệ thuật................. 6 1.1.1. Khái niệm không gian và không gian nghệ thuật ................................... 6 1.1.2. Các hình thức không gian nghệ thuật trong văn học .............................. 8 1.2. Tác giả Nguyễn Khải và truyện ngắn sau năm 1985 ............................... 11 1.2.1. Tác giả Nguyễn Khải ............................................................................ 11 1.2.2. Quá trình sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Khải sau 1985 ................. 13 CHƢƠNG 2. NHỮNG KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT ĐẶC TRƢNG ...... 18 2.1. Không gian tự nhiên trong sự thay đổi của đất nƣớc ............................... 18 2.2. Không gian gia đình ................................................................................. 22 2.2.1. Không gian gia đình với những giá trị hằng thƣờng, bền vững ............ 22 2.2.2. Không gian gia đình gắn với những đổi thay trong cuộc sống ............. 30 2.3. Không gian xã hội .................................................................................... 33 2.3.1. Không gian thành thị với nếp sống, nếp nghĩ của ngƣời Hà Nội ......... 34 4
  5. 2.3.2. Không gian làng quê trƣớc những thay đổi .......................................... 37 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 1 5
  6. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nguyễn Khải là một trong số những nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông thuộc thế hệ nhà văn trƣởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Với hơn nửa thế kỉ cầm bút, lao động nghệ thuật miệt mài không ngừng nghỉ, Nguyễn Khải đã để lại một khối lƣợng sáng tác khá đồ sộ trên nhiều thể loại. Trong đó, truyện ngắn là mảng sáng tác nổi bật của Nguyễn Khải. Đặc biệt, sự kết tinh nghệ thuật và độ “chín” của văn nghiệp Nguyễn Khải đƣợc ghi nhận rõ rệt trong truyện ngắn sau 1985. Sự chuyển dịch môi trƣờng sống và viết những năm sau 1985 đã mang đến sự đổi thay lớn trong tƣ duy nghệ thuật của Nguyễn Khải. Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Khải nói chung, truyện ngắn Nguyễn Khải nói riêng chuyển từ không gian sử thi, lý tƣởng sang không gian hiện thực đời thƣờng. Vẫn là những không gian quen thuộc chốn thôn quê và phố thị mà Nguyễn Khải từng sống và gắn bó, vẫn là bầu khí quyển tự nhiên nơi ông hít thở nhƣng trong thế giới nghệ thuật Nguyễn Khải sau 1985, không gian ấy mang chứa những trăn trở suy tƣ, gợi bao điều suy ngẫm. Sức hấp dẫn từ những không gian nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Khải nói chung và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985 nói riêng đã thôi thúc tác giả khóa luận lựa chọn đề tài: Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985. Nghiên cứu đề tài này, ngƣời viết mong muốn kiến thức này sẽ là cơ sở góp phần vào quá trình tiếp nhận các tác phẩm của Nguyễn Khải đồng thời tích lũy cho bản thân những kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, phục vụ tốt công việc giảng dạy sau này. 1
  7. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Khải đƣợc giới nghiên cứu phê bình đánh giá là một cây bút thông minh, nhạy bén trong khám phá và nắm bắt hiện thực. Sự mẫn cảm với cái hằng ngày, với những gì đang diễn ra của hôm nay đã tạo nên sức cuốn hút riêng của ngòi bút Nguyễn Khải. Sáng tác của Nguyễn Khải nói chung, truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985 nói riêng luôn thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu và nhiều thế hệ độc giả, khơi gợi đƣợc hứng thú tranh luận trở thành nơi giao tiếp, đối thoại với đông đảo bạn đọc. Cùng với sự ra đời của hàng loạt tác phẩm nghệ thuật khẳng định tài năng sáng tác của Nguyễn Khải, ngƣời đọc có thể tìm thấy một số lƣợng khá lớn những bài nghiên cứu phê bình về Nguyễn Khải đƣợc công bố dƣới nhiều dạng khác nhau và đề cập đến nhiều phƣơng diện. Nghiên cứu về văn chƣơng Nguyễn Khải, với bài viết Nguyễn Khải trong sự vận động cách mạng từ sau 1945, Vƣơng Trí Nhàn đã có sự so sánh khá lí thú về hai giai đoạn sáng tác trƣớc 1975 và sau 1975 của nhà văn, ông cho rằng: “Một bên là cái nông nổi vô tâm của tuổi trẻ, một bên là những chuyện chiêm nghiệm sâu sắc của tuổi già, một bên là nói ào ào nói lấy được, một bên vừa ngập ngừng chậm rãi, chỉ sợ mình khái quát sai một lần” [15, 106]. Tác giả Bích Thu có bài viết: Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải những năm 80 đến nay, đi sâu vào nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Khải ở phƣơng diện giọng điệu. Theo tác giả giọng điệu trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức chinh phục của truyện ngắn Nguyễn Khải từ những năm tám mƣơi đến nay: “Sức chinh phục của truyện ngắn Nguyễn Khải những năm gần đây một phần đáng kể là do nghệ thuật kể chuyện, trong đó giọng điệu trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn trong các sáng tác tự sự của nhà văn” [21, 122]. 2
  8. Bên cạnh những ý kiến khái quát đó, những đặc sắc không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải cũng đã đƣợc bàn tới. Tìm hiểu phong cách văn xuôi Nguyễn Khải, luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nga đã đề cập đến đặc điểm phong cách trong toàn bộ quá trình sáng tác của nhà văn. Tác giả chú trọng làm sáng tỏ các vấn đề, quan điểm nghệ thuật của nhà văn, vấn đề hiện thực, giọng điệu, thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn Khải. Nghiên cứu về không gian nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn Khải, tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nga khái quát: “Với đời sống nghiêng về tinh thần, không gian trong tác phẩm của Nguyễn Khải là một không gian khá đặc biệt. Dường như mọi nỗ lực của nhà văn được tập trung hướng vào không gian bên trong con người, không gian của thế giới ý thức... Ông đã đi từ không gian xã hội rộng lớn tới không gian đời tư, không gian tự nhiên giới hạn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày” [13, 22]. Những nhận xét của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nga là gợi mở quý báu cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Trong bài viết: Cảm nhận con người trong sáng tác của Nguyễn Khải những năm gần đây, tác giả Phạm Thu Huệ đã có những tìm tòi phát hiện, đánh giá về sự thể hiện con ngƣời trong sáng tác của Nguyễn Khải. Theo Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Khải đã miêu tả khám phá con ngƣời trong mối quan hệ với thời gian, nhìn con ngƣời trong tƣơng quan với sự nghiệp, nghiên cứu con ngƣời trong mối quan hệ giữa các lịch sử thế hệ. Theo đó vấn đề không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985 cũng đƣợc tác giả gián tiếp đề cập: “Gặp gỡ cuối năm, trong khoảng thời gian một buổi tối giao thừa, xung quanh một bàn tiệc tất niên là một cuộc đối thoại giữa những người thân thuộc trong gia đình, họ hàng, dường như không ồn ào, gay gắt mà chậm rãi căng thẳng”[5, 146]. 3
  9. Trong luận văn thạc sĩ Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975, tác giả Lê Vũ Kỳ Hƣơng cũng dành những trang viết nghiên cứu về thi pháp không gian trong truyện ngắn Nguyễn Khải. Theo khái quát của Lê Vũ Kỳ Hƣơng, không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 bao gồm không gian thành thị và không gian làng quê. Tác giả nhận xét: “Cách tổ chức không gian của nhà văn đã giúp ông khám phá sâu hơn vào thế giới tinh thần của nhân vật, từ đó thấy được mối quan hệ sâu sắc giữa con người với thực tại cuộc sống” [6, 73]. Sau khi tìm hiểu những ý kiến của các nhà nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: Thứ nhất: các công trình khoa học, các bài viết về Nguyễn Khải đã đề cập đến nhiều vấn đề trong sáng tác của Nguyễn Khải. Tuy nhiên, do mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu riêng, đến nay chƣa có một công trình nào tìm hiểu một cách hệ thống về không gian trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985. Thứ hai: những ý kiến, những bài viết trên là những tƣ liệu vô cùng quý giá để trên cơ sở đó, chúng tôi nghiên cứu một cách có hệ thống về không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985. Và qua đó chúng tôi muốn tìm hiểu thêm về tƣ duy nghệ thuật của Nguyễn Khải cũng nhƣ góp phần khẳng định tài năng của ông. 3. Mục đích nghiên cứu Với việc nghiên cứu đề tài này tôi nhằm mục đích: Có sự hiểu biết sâu sắc về không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học nói chung và trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985 nói riêng. Thấy đƣợc tài năng của nhà văn Nguyễn Khải trong việc tạo dựng không gian nghệ thuật trong tác phẩm. 4
  10. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu chung về thể loại truyện ngắn, về không gian nghệ thuật trong truyện ngắn. Tìm hiểu khái quát về truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm 1985. - Từ những vấn đề cơ sở trên, khóa luận nghiên cứu không gian nghệ thuật đặc trƣng trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985. - Phạm vi : Khóa luận sử dụng tƣ liệu chính trong Tuyển tập Nguyễn Khải (Tập 3) phần Truyện ngắn viết sau 1985 [9, 166-479]. Khi cần thiết có thể so sánh với những truyện ngắn khác của Nguyễn Khải trƣớc đó và của các tác giả khác. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp phân tích. - Phƣơng pháp so sánh. - Phƣơng pháp tổng hợp. 7. Đóng góp khóa luận - Khóa luận khái quát một số đặc điểm truyện ngắn sau 1985. - Khóa luận khái quát đƣợc những sáng tạo độc đáo trong việc xây dựng không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985. 8. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận gồm hai chƣơng: Chƣơng 1. Những vấn đề chung về không gian nghệ thuật và truyện ngắn Nguyễn Khải Chƣơng 2. Những không gian nghệ thuật đặc trƣng trong truyện ngắn Nguyễn Khải 5
  11. NỘI DUNG CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI 1.1. Những vấn đề lí luận về không gian và không gian nghệ thuật 1.1.1. Khái niệm không gian và không gian nghệ thuật Không gian là khái niệm thuộc phạm trù triết học, là một hình thức tồn tại của vật chất. Trong cuộc sống không có gì tồn tại ngoài không gian và thời gian. Trong Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê đã cắt nghĩa, lí giải về không gian nhƣ sau:“Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật hiện tượng xung quanh đời sống con người” [16, 492]. Trƣớc khi có định nghĩa hoàn chỉnh về không gian nhƣ trên, trong tƣ tƣởng của ngƣời Phƣơng Đông xƣa đã quan niệm cấu trúc không gian vũ trụ với mô hình tam tài và ngũ hành. “Tam tài” là một khái niệm bộ ba, “ba phép”: Thiên - Địa - Nhân. Nó thể hiện quan niệm của ngƣời xƣa về cấu trúc không gian dƣới dạng mô hình ba yếu tố. Còn “Ngũ hành” là khái niệm dùng để mô phỏng cấu trúc không gian vũ trụ bởi năm yếu tố theo thứ tự: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Xét về bản chất của những từ “thế giới”, “vũ trụ” thì đó đều là những khái niệm để chỉ tổng thể không gian - thời gian. Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Nếu nhƣ mọi vật trong thế giới đều tồn tại trong không gian ba chiều: cao, rộng, xa và một chiều thời gian thì không có hình tƣợng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào lại không có nền cảnh nào đó, ta có thể thấy để có thể nhìn rõ các sự vật mỗi nhà văn cũng cần có trƣờng nhìn nhất định. 6
  12. Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên:“Sự miêu tả trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quán tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật, không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan” [3, 135]. Không gian nghệ thuật mang tính chủ quan của ngƣời nghệ sĩ, là quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Tác giả Trần Đình Sử trong cuốn Một số vấn đề thi pháp học hiện đại đã lí giải thêm: “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện quan niệm nhất định về cuộc sống. Do đó không thể quy nó về sự phản ánh đơn giản không gian địa lí hay không gian vật lí, vật chất và không gian nghệ thuật là mô hình thế giới của tác giả cụ thể được biểu hiện bằng các ngôn ngữ của biểu tượng không gian” [20, 16]. Tuy nhiên cũng trong cuốn này ông lại đƣa ra quan niệm khác về không gian nghệ thuật, đó là phạm trù của hình thức nghệ thuật: “Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới cái nhìn và mang ý nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn của cách nhìn” [20, 16]. Nhìn chung không gian nghệ thuật không phải và khác hẳn không gian hiện thực. Nó là hình tƣợng không gian, là hình thức tồn tại của con ngƣời trong thế giới nghệ thuật. Gắn liền với quan niệm về con ngƣời của nhà văn và góp phần biểu hiện quan niệm ấy. Các cặp phạm trù cao - thấp, xa- gần, rộng - hẹp… đƣợc sử dụng nhằm biểu hiện phạm vi giá trị vật chất của đời sống xã hội. Chúng tạo thành ngôn ngữ nghệ thuật để thể hiện quan niệm về thế giới nghệ thuật của nhà văn trong tác phẩm. Sự lặp lại của các hình thức không gian tạo thành tính loại hình của không gian nghệ thuật. 7
  13. Không gian nghệ thuật không những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tƣợng trƣng, mà còn cho thấy những quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng nhƣ nghiên cứu loại hình của các hình tƣợng nghệ thuật. Vì vậy không thể tách hình tƣợng ra khỏi không gian mà nó tồn tại và không gian là một trong những phƣơng diện kết cấu nghệ thuật của tác phẩm. Nhà văn bao giờ cũng dựa trên cơ sở không gian của đời sống hiện thực để sáng tạo nên những hình tƣợng không gian riêng, nhằm bộc lộ những quan niệm của mình về bản thân chúng đồng thời phản ánh theo cách của riêng mình. Do khuynh hƣớng muốn đi sâu khám phá, tái hiện đời sống với những tính cách, cho nên không gian cũng mang những nét đặc sắc riêng. Không gian đƣợc nhà văn tổ chức nhƣ một hình tƣợng nghệ thuật gắn liền với các yếu tố khác cấu thành tác phẩm hình tƣợng nhân vật, cốt truyện… nhà văn đã tổ chức linh hoạt không gian nghệ thuật góp phần làm nổi bật chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm và thể hiện rõ phong cách của tác giả. Tóm lại không gian là một trong những yếu tố nghệ thuật bao gồm không gian bối cảnh, tự nhiên, tâm lí... Cũng nhƣ thời gian, không gian nghệ thuật là một trong những yếu tố không thể thiếu của thi pháp học. Nghiên cứu về yếu tố không gian, chúng ta có thể hình dung toàn bộ bối cảnh xã hội, đi sâu vào tâm lí nhân vật để tìm hiểu tầng nghĩa khác nhau của tác phẩm văn học. 1.1.2. Các hình thức không gian nghệ thuật trong văn học Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, không gian nghệ thuật trong văn học đã tồn tại qua nhiều hình thức, từ nền văn học sơ khai cho đến một nền văn học cận hiện đại về sau. Không gian nghệ thuật trong văn học dân gian và văn học viết. 8
  14. Trong truyện thần thoại, không gian có tính chất đặc thù, đó là tính nguyên sơ, hoang dã của nơi xuất phát đầu tiên của các sự kiện. Đồng thời nó còn có tính chất khác là phân biệt linh và phàm, gắn liền với ý thức tôn giáo. Ngoài ra, đặc điểm thƣờng thấy của không gian thần thoại là tính chất hƣ ảo. Không gian còn mang tính quy ƣớc, khuôn mẫu: trời tròn, đất vuông, trời đất chia làm bốn phƣơng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Không gian trong truyện cổ tích có đặc trƣng cơ bản là “tính siêu dẫn”. Không gian ít chịu sự cản trở của môi trƣờng vật chất mà đƣợc mở rộng đến vô hạn nhƣng luôn luôn gắn với hành động của con ngƣời. Hành động tới đâu, không gian mở ra tới đó, nhƣng không gian này không có quan hệ với không gian thực tại, mà đó là một không gian khép kín. Nói khác đi, đó là miền không gian của mơ ƣớc. Không gian truyện cổ tích có tính chất ngƣợc với không gian tiểu thuyết. Nếu tiểu thuyết trong mỗi bƣớc đi đều gây khó khăn cho nhân vật, đòi hỏi nhân vật phải vƣợt qua trở ngại, bộc lộ cá tính thì truyện cổ tích ngƣợc lại, luôn có xu hƣớng ủng hộ, tạo thuận lợi cho con ngƣời. Đặc điểm này làm cho nhân vật chính diện luôn nhận đƣợc sự trợ giúp để vƣợt qua những khó khăn, trở ngại. Sự thể hiện của không gian nghệ thuật trong văn học viết trung đại lại vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, do cùng hệ quy chiếu là một thế giới quan mà không gian nghệ thuật có nét thống nhất. Không gian trong văn học trung đại là mô hình của “không gian vũ trụ”, không gian mang tính bất biến, mang đậm dấu ấn chủ quan vì xây dựng không gian theo cách lấy con ngƣời cảm thụ là trung tâm. Con ngƣời trung đại luôn ý thức về vị trí của mình giữa không gian, tự cảm nhận mình nhƣ một khách thể trong vũ trụ, nhìn mình từ bên ngoài, trên cao hoặc ngoài xa,... Văn học trung đại cũng xây dựng những không gian đối lập để tạo ấn tƣợng cảm xúc đặc biệt (thanh cao - phàm tục, cố hƣơng - tha hƣơng,...). Không gian có tầng thứ, lớp lang. Theo thời gian, 9
  15. quan niệm không gian vũ trụ có sự thay đổi về đặc tính (từ hƣ vô, thoát tục đến trần tục, thế tục). Sự biến đổi về mô hình không gian nghệ thuật gắn liền với không gian mở ra tới đó, bị chi phối bởi nhận thức, tƣ duy (hƣớng về vũ trụ, tâm linh, có tính bất biến). Không gian nghệ thuật trong văn học cận hiện đại. Do sự thay đổi trong quan niệm về xã hội, cá nhân, hoạt động của con ngƣời mà không gian trong văn học cận hiện đại có những điểm khác biệt so với không gian trong văn học dân gian và văn học trung đại. Sự thay đổi đó đƣợc thể hiện khá rõ nét trƣớc hết ở văn học Châu Âu. Trong Tấn trò đời, Balzac xem xã hội nhƣ cái biển lớn, nhƣ một vực sâu đầy bí ẩn. Môi trƣờng sống thấm nhuần đặc điểm cá tính nhân vật. Ở Việt Nam, từ thế kỉ X - XII xuất hiện những truyện văn xuôi viết dƣới dạng các thần phả. Thế kỉ XV - XVIII mới có những truyện viết về đời tƣ của những con ngƣời bình thƣờng, nhất là những ngƣời phụ nữ. Đến khi Hoàng Lê nhất thống chí ra đời mới có quy mô tiểu thuyết. Không gian trong Hoàng Lê nhất thống chí bao quát về cuộc sống nhiều mặt nhƣng chủ yếu đó là không gian mang tính chất sử thi vì gắn liền với sự hƣng vong của triều đại, đất nƣớc. Phải sang đến giai đoạn văn học từ đầu thế kỉ XX - năm 1945, nhất là với dòng tiểu thuyết hiện thực phê phán 1930 - 1945, văn học Việt Nam mới có những tiểu thuyết hiện đại. Những tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao,... đã thực sự thể hiện cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tƣ. Không gian lịch sử xã hội và không gian sinh hoạt đời tƣ đƣợc xây dựng trong mối quan hệ khăng khít với nhau. Nhƣ vậy, không gian nghệ thuật là hình thức thể hiện quan niệm về thế giới và con ngƣời. Theo sự trôi chảy của dòng thời gian và sự phát triển của lịch sử, khi con ngƣời có nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về xã hội, quan niệm về thế giới và bản thân trở nên phức tạp hơn, toàn vẹn hơn thì việc tổ chức 10
  16. không gian nghệ thuật trong tác phẩm cũng có sự biến đổi cả về quy mô và tính chất. Truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm 1985 vào giai đoạn văn học hiện đại Việt Nam đã đạt đến độ trƣởng thành về nhiều mặt. Bởi vậy, việc tổ chức không gian nghệ thuật trong tác phẩm cũng rất đa dạng, thể hiện sâu sắc nội dung tƣ tƣởng, chủ đề tác phẩm. 1.2. Tác giả Nguyễn Khải và truyện ngắn sau năm 1985 1.2.1. Tác giả Nguyễn Khải Nguyễn Khải tên đầy đủ là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ngày 3 tháng 12 năm 1930 tại Hà Nội. Quê cha ở phố Hàng Nâu, quê mẹ ở xã Hiến Nam, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên. Trong một gia đình viên chức, thuở nhỏ sống ở quê ngoại Hƣng Yên, nhƣng cũng có thời gian học ở Hải Phòng và Hà Nội. Nguyễn Khải là con vợ lẽ, sớm chịu thân phận bị “khinh miệt rẻ rúng” do quan niệm “vợ lẽ con thêm” và do tính cách lạnh lùng của ngƣời cha. Suốt thời nhỏ ông đã có cuộc sống vô cùng khổ cực. Từ bé Nguyễn Khải chƣa một lần đƣợc nhìn rõ mặt cha đẻ của mình, một ông quan tri huyện. Lúc nào gặp cha cũng khúm núm, len lén sợ cha nhƣ một ngƣời có tội. Năm 12 tuổi, Nguyễn Khải từ Hải Phòng lên Hà Nội trú trong căn gác chật hẹp, mãi về sau nhà văn không sao quên đƣợc cảm giác bị thƣơng tổn và nỗi hờn giận đã gặm nhấm tâm hồn ông những năm tháng đó: “Tưởng là con ông cháu cha hóa ra không phải, chỉ là con thêm, con thừa. Bao nhiêu mộng mơ của một thưở ngây thơ, phút chốc mất sạch. Cái sự thật về thân phận qua mỗi tháng lại tuột ra một lớp vỏ, rút lại cái lõi của nó không đáng một xu. Chẳng là cái gì ở cõi đời này. Là một thằng ăn cắp! Lại ghẻ lở, bẩn thỉu, bị căm ghét còn khá, bị khinh rẻ mới thật nhục” [11, 200- 201]. Chính hoàn cảnh cay đắng ấy đã làm bùng dậy ở ông ý thức về nhân phẩm và ý chí sống để khẳng định mình: “Vậy thì phải sống. Sống bằng cái nhẫn nhục, cái chịu thương chịu khó, không giây 11
  17. phút nào được buông lơi, không giây phút nào được tự huyễn hoặc. Sống cho hết cái có thể có của mình rồi đời sẽ giúp mình sau” [11, 201]. Cách mạng Tháng Tám đến với ông nhƣ một ân huệ lớn. Ông đã tìm đƣợc niềm hạnh phúc lớn nhất đời mình, đƣợc trả lại tƣ cách làm ngƣời, đƣợc chọn con đƣờng viết văn để thực hiện một cách sống tạo dựng uy tín danh dự. Đây là con đƣờng để ông đền đáp cách mạng và rửa sạch nỗi hờn nhục bị chính ngƣời ruột thịt hắt hủi. Năm 16 tuổi, ông học xong năm thứ ba ở một trƣờng Trung học ở Hà Nội. Đầu năm 1949, ông tham gia kháng chiến ở Hƣng Yên, gia nhập đội quân tự vệ rồi trở thành chiến sĩ một đơn vị bộ đội ở địa phƣơng. Một thời gian ông làm y tá, sau đó trở thành phóng viên báo của tỉnh Hƣng Yên. Từ đây ông dốc một lòng để phục vụ cách mạng. Từ cuối năm 1950, Nguyễn Khải đƣợc cử đi tham dự lớp nghiên cứu Văn nghệ do Hội Văn nghệ Trung Ƣơng và Chi hội Văn nghệ khu IV tổ chức tại Vĩnh Lộc - Thanh Hóa. Bƣớc ngoặt lớn nhất vào tháng 5/1951, ông đƣợc cử đi dự trại viết của hai Chi hội Văn nghệ liên khu III và liên khu IV tổ chức tại Kim Tân - Thanh Hóa. “Đó là mốc quan trọng trên con đường dẫn đến nghề văn của tôi”- Nguyễn Khải đã nói nhƣ vậy về lớp học mà nhờ đó lần đầu tiên đƣợc làm quen với Nguyễn Tuân, Xuân Diệu… Nguyễn Khải bắt đầu có truyện ngắn đăng báo. Năm 1955, ông về dự trại toàn quân để viết truyện anh hùng Mạc Thị Bƣởi. Kết thúc trại ông có tác phẩm Người con gái quang vinh. Năm 1956 ông chuyển công tác về Tạp chí Văn nghệ quân đội, ở đây ông làm việc cùng nhiều nhà văn nổi tiếng lúc bấy giờ nhƣ: Thanh Tịnh, Phùng Quán, Chính Hữu, Nguyên Ngọc… Năm 1957, ông trở thành một trong những thành viên trẻ nhất tham gia thành lập hội nhà văn Việt Nam. Tại đây ông đã phát biểu quan niệm nghệ 12
  18. thuật của mình: “Nghệ thuật là khoa học thể hiện lòng người, là lịch sử của lòng người”. Quan niệm này đã chi phối trực tiếp phƣơng hƣớng tiếp cận hiện thực, tƣ tƣởng các trạng thái tâm lí của con ngƣời làm đối tƣợng khám phá, để cuộc sống hiện lên trong tác phẩm nhƣ những dòng chảy, những sự va xiết của các nền tƣ tƣởng, các lối sống và một nghệ thuật màu sắc chính luận. Từ Đại hội lần thứ hai, Nguyễn Khải trở thành Ủy viên ban chấp hành, Ủy viên thƣờng vụ của Hội Nhà văn. Sau đó, ông còn giữ nhiều trọng trách quan trọng đối với quá trình phát triển của Hội Nhà văn. Sau năm 1975, ông cùng gia đình chuyển vào sinh sống ở Sài Gòn. Với những đóng góp của mình cho nền văn học nƣớc nhà, năm 2000 ông đƣợc tặng giải thƣởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật và giải thƣởng ASEAN cùng năm đó. Năm 2000 nhà văn qua đời tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Ông là nhà văn của lí tƣởng, của những triết lí nhân sinh, của khát khao vô tận, đƣợc sống để sáng tạo nên nhiều tác phẩm văn chƣơng đích thực phục vụ cho cuộc sống cách mạng của dân tộc cũng nhƣ nhiệm vụ xây dựng cuộc sống mới. 1.2.2. Quá trình sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Khải sau 1985 Nguyễn Khải đã tự phân chia quá trình sáng tác của mình thành hai giai đoạn : chặng đƣờng trƣớc năm 1978 và chặng đƣờng sau năm 1978. Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Khải chúng tôi phần nào hiểu đƣợc cơ sở của sự phân chia này. Tuy nhiên theo quan sát chủ quan chúng tôi đã tiến hành chia quá trình sáng tác của Nguyễn Khải thành hai giai đoạn đó là: giai đoạn trƣớc năm 1985 và giai đoạn sau năm 1985, nó thể hiện rõ đƣợc sự vận động trong tƣ duy của Nguyễn Khải. Bằng tài năng và sự mẫn cảm nghệ thuật, ông không ngừng điều chỉnh, làm mới và mỗi giai đoạn sáng tác của ông đều có những 13
  19. khám phá mới mẻ. Đặc biệt ở thể loại truyện ngắn, Nguyễn Khải đã đạt đƣợc những thành tựu riêng. * Chặng đƣờng trƣớc năm 1985 Trong chặng đƣờng này, truyện ngắn Nguyễn Khải tập trung chủ yếu vào hai đề tài chính: đề tài nông thôn và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc. Bên cạnh đó ông còn khai thác đề tài chiến đấu qua hai cuộc kháng chiến. Ở đề tài nông thôn và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tác giả tập trung khẳng định vẻ đẹp con ngƣời mới, những con ngƣời gắn kết cộng đồng trở thành nhu cầu máu thịt của mỗi cá nhân nhƣ nhân vật cô Đào (Mùa lạc); Tấm (Đứa con nuôi)… Nguyễn Khải đã miêu tả bộ mặt đầy sức sống của nông thôn miền Bắc với những vẻ đẹp mới mẻ trong các mối quan hệ đầy tin cậy giữa tập thể với cá nhân, giữa cấp trên với cấp dƣới, tình đồng chí, tình bạn bè...vừa tỏ thái độ không khoan nhƣợng với những biểu hiện tiêu cực không mang tinh thần chủ nghĩa xã hội, nhƣ lối làm ăn kiểu phƣờng hội: Tuy Kiền, (Tầm nhìn xa), Mơ (Chủ tịch huyện) hay là những không gian mới mẻ của cuộc sống mới ở nông trƣờng Điện Biên, nông thôn miền Bắc. Ở đề tài chiến tranh và cách mạng, Nguyễn Khải khắc họa vẻ đẹp nổi bật của con ngƣời Việt Nam: lòng yêu nƣớc, tinh thần kỉ luật, niềm khát khao khẳng định phẩm giá trƣớc kẻ thù, tỉnh táo trong nhận thức, thông minh tháo vát trong hành động và đức tính kiên nhẫn, khiêm nhƣờng. Ông ít diễn tả khía cạnh mất mát hay mặt trái của chiến tranh mà khám phá sức mạnh tinh thần tiềm ẩn trong mỗi con ngƣời, đặt họ vào các tình huống thử thách để bắt họ bộc lộ tài trí và nhân cách. Các tác phẩm ít nhiều tạo đƣợc không khí nhờ các chi tiết đặc sắc và nhờ giọng kể sôi nổi, hóm hỉnh giàu màu sắc hùng biện. Nguyễn Khải đặc biệt nhạy cảm với những thân phận nhỏ bé, những tính cách khiêm nhƣờng, nhƣng khao khát thầm lặng về hạnh phúc. Đồng thời 14
  20. thói háo danh, sự ích kỉ, dù có ngụy trang kĩ lƣỡng đến đâu cũng bị ông vạch ra thật sắc sảo. Ông nồng nhiệt khẳng định vẻ đẹp của những ngƣời lao động kiểu mới, những con ngƣời làm cho sự gắn kết cộng đồng trở thành nhu cầu của mỗi cá nhân . Các tác phẩm tiêu biểu thời kì này nhƣ: Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Một chặng đường (truyện ngắn, 1962), Tầm nhìn xa (1963), Họ sống và chiến đấu (1966), Đường trong mây (tiểu thuyết, 1970), Ra đảo (tiểu thuyết, 1970), Chủ tịch huyện (truyện, 1972)... * Chặng đƣờng sau năm 1985 Do đòi hỏi của hoàn cảnh lịch sử và thị hiếu về công chúng, văn học sau năm 1985 có nhiều biến đổi, chủ nghĩa đề tài mất ý nghĩa khi quan niệm về hiện thực đƣợc mở rộng. Thay vì coi trọng biến cố lịch sử, văn học lấy con ngƣời làm tâm điểm khám phá, ngòi bút Nguyễn Khải trẻ lại với niềm say mê “Cái hôm nay ngổn ngang bề bộn”. Ông chiếm lĩnh nhiều vùng đất mới mà vùng đất nào cũng để lại cho ông những suy nghĩ, trăn trở về số phận con ngƣời, về giá trị làm ngƣời. Bên cạnh đó thì cái “tôi” tiểu sử của tác giả cũng xuất hiện đem lại hiệu quả cao góp phần vào việc đổi mới văn học. Tiểu thuyết và truyện ngắn là hai thể loại sáng tác tiêu biểu cho chặng đƣờng sáng của Nguyễn Khải. Ở chặng đƣờng sáng tác này truyện ngắn của Nguyễn Khải có nhiều khởi sắc. Đó là thế giới phong phú những cảnh ngộ cá biệt, những không gian sống đầy nhọc nhằn, những cuộc vật lộn kiên cƣờng của con ngƣời với hoàn cảnh để bảo vệ một niềm tin cá nhân. Đất nƣớc tiến hành đổi mới, đặc biệt sự xuất hiện của nền kinh tế thị trƣờng đem lại nhiều biến đổi tốt đẹp cho xã hội, những quan niệm, tình cảm đẹp đẽ trƣớc đây của con ngƣời. Mọi thứ dần thay đổi cùng với sự hiểu biết và kinh nghiệm vốn sống của mình, Nguyễn Khải tái hiện trong các truyện ngắn của mình. Ông có khả năng chớp 15
nguon tai.lieu . vn