Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN SỰ HÒA HỢP GIỮA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ TRONG TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sinh viên thực hiện PHẠM VĂN THOẠI MSSV: 13D340301144 LỚP: ĐHKT8B Cần Thơ, 2017
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN SỰ HÒA HỢP GIỮA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ TRONG TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện THẦY HUỲNH TRUNG KIÊN PHẠM VĂN THOẠI MSSV: 13D340301144 LỚP: ĐHKT8B Cần Thơ, 2017
  3. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC LỜI CẢM ƠN Để có được một quyển luận văn đang cầm trên tay đó là điều mà làm cho tôi cảm thấy vô cùng tự hào và thật ý nghĩa vì nó không chỉ là một phương tiện giúp cho tôi có thể hoàn thành chương trình học của mình trong 4 năm trên giảng đường đại học mà nó còn là một sản phẩm cuối cùng của một thời sinh viên. Sản phẩm này không chỉ thể hiện tất cả những khó khăn trong quá trình làm mà còn thể hiện những được giá trị của bao thời gian, kiến thức và đặt biệt là không thể nào thiếu đi một công cụ hỗ trợ đó chính là sự quyết tâm. Bên cạnh đó, có được thành phẩm này cũng nhờ sự động viên từ thầy cô, bạn bè, gia đình và người thân. Đó là một món quà tinh thần vô cùng quý giá không chỉ trong cuộc sống mà còn dành cho cả trên con đường đi đến thành công. Để biết đến và làm nên đề tài này mà cụ thể là đề tài về “Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trình bày Báo cáo tài chính” thì người đầu tiên mà tôi xin tỏ lòng biết ơn đó chính là Thầy Huỳnh Trung Kiên. Người mà đã dạy cho tôi trên giảng đường đại học trong những năm qua và càng may mắn hơn khi tôi lại một lần nữa được sự chỉ dẫn của Thầy để giúp cho tôi hoàn thành khóa luận một cách tốt hơn. Thầy đã hướng dẫn và định hướng cho tôi từ khâu lựa chọn đề tài làm sao cho phù hợp cũng như từng bước để giải quyết các vấn đề. Tuy trong quá trình làm bài có gặp nhiều khó khăn nhưng Thầy vẫn luôn là người đầu tiên hổ trợ để tôi có một cái nhìn rõ hơn về vấn đề mà mình cần làm. Thầy ân cần, chu đáo giúp đỡ và luôn hỗ trợ khi tôi gặp phải vấn đề vướng mắt. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng đã cho tôi những góp ý chân thành cũng như đã dạy và xây dựng cho tôi một cơ sở nền tảng khá vững chắc về các kiến thức và kỹ năng điều này không chỉ giúp cho tôi làm phương tiện cho việc hoàn thành khóa luận một cách thuận tiện mà còn là hành trang để cho tôi cảm thấy tự tin hơn trên con đường đi đến thành công. Trong quá trình viết luận văn nhiều lần tôi đã muốn bỏ cuộc thế nhưng tôi đã nhận được sự giúp đỡ, cũng như sự động viên từ nhiều bạn bè. Nhờ những món quà tinh thần đó mà tôi đã cảm thấy có nhiều động lực hơn để có được một thành quả như hôm nay. Và cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến đấng sinh thành của tôi, người đã sinh ra tôi, không chỉ nuôi dưỡng, dạy dỗ tôi cho đến khi tôi trưởng thành, mà còn là nguồn động viên quý giá nhất dành cho tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống, luôn mang đến cho tôi những điều tốt đẹp cả vật chất lẫn tinh thần. Đồng thời, tôi xin cảm ơn anh, chị, em và các cháu của tôi đã luôn yêu thương tôi những lúc tôi gặp khó khăn, luôn cho tôi thêm niềm hy vọng hơn trong cuộc sống. Chính i
  4. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC vì điều đó mà tôi không thể nào chùng bước dở dang trên con đường này mỗi khi nhớ về 2 chữ “Gia đình”. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả! Sinh viên nghiên cứu PHẠM VĂN THOẠI ii
  5. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài “Sự hòa hợp chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trong trình bày BCTC” là một nghiên cứu của riêng tôi. Ngoại trừ một số khảo sát nghiên cứu và các kết luận đã được công bố trong các công trình nghiên cứu khoa học thì kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố trong bấy kỳ công trình nào khác. Sinh viên nghiên cứu PHẠM VĂN THOẠI GVDH: HUỲNH TRUNG KIÊN iii SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  6. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC TÓM TẮT KHÓA LUẬN Đến nay Việt Nam đã ban hành được 26 CMKT, chuẩn mực về trình bày BCTC – VAS 21 được ban hành ngày 30/12/2003, chuẩn mực liên quan đến trình bày BCTC là chuẩn mực báo cáo lưu chuển tiền tệ - VAS 24 được ban hành vào ngày 31/12/2002. Tuy nhiên, kể từ khi ban hành cho đến nay các CMKT Việt Nam vẫn chưa lần nào được sửa đổi và bổ sung. Chính vì vậy mà một số nội dung đã có phần lạc hậu so với các CMKT quốc tế cũng như những khác biệt mang tính trọng yếu. Do đó, mà việc tìm hiểu về sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế về trình bày báo cáo tài chính là thật sự cần thiết. Xuất phát từ lý do trên mà đề tài: “Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trình bày báo cáo tài chính” được chọn làm đề tài nghiên cứu . Mục tiêu của nghiên cứu là đo lường mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC, từ đó thấy được mức độ hòa hợp cũng như những tồn tại, đồng thời đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao quá trình hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS nói chung và trong trình bày BCTC nói riêng. Các phương pháp nghiên cứu được lựa chọn là: phương pháp thu thập thông tin để phân tích và so sánh; phương pháp đặt giả thuyết; và phương pháp định lượng. Thông qua các phương pháp trên đã cho thấy CMKT Việt Nam về trình bày BCTC có mức độ hòa hợp cao hơn so với các IAS/IFRS được ban hành trước năm 2002 và có mức độ hòa hợp thấp đối với các IAS/IFRS ban hành sau năm 2002. Mức độ hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS trong trình bày BCTC ngày càng giảm do Ủy Ban CMKT quốc tế (IASB) không ngừng nâng cao, cải tiến hệ thống CMKT để phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trước thực trạng như vậy để nâng cao quá trình hòa hợp cũng như làm nền tảng cho tiến đến hội tụ một cách thuận lợi thì Việt Nam cần có những chiến lược ban hành, sửa đổi, cập nhật lại hệ thống CMKT Việt Nam để mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế hơn. GVDH: HUỲNH TRUNG KIÊN iv SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  7. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC NHẬN XÉT CỦA GVHD ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ………..,ngày…..tháng…..năm….. (Ký và họ tên của GVHD) HUỲNH TRUNG KIÊN GVDH: HUỲNH TRUNG KIÊN v SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  8. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. iii TÓM TẮT KHÓA LUẬN .....................................................................................iv NHẬN XÉT CỦA GVHD………………………………………………………………………....v MỤC LỤC…………………………………………………………………………………………..…vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ .........................................xi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………………………...xii Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ................................................2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................2 1.2.1.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 2 1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................2 1.3. Phương pháp nghiên cứu và khung nghiên cứu...........................................2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................3 1.4.1. Nội dung nghiên cứu .................................................................................3 1.4.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................3 1.4.3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................4 1.4.3.1. Về không gian.................................................................................................. 4 1.4.3.2. Về thời gian ..................................................................................................... 4 1.5. Cấu trúc của khóa luận.................................................................................4 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÒA HỢP CHUẨN MỰC KẾ TOÁN TRONG TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH.................................................... 5 2.1. Tổng quan về hòa hợp kế toán .....................................................................5 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hòa hợp kế toán ..........................5 2.1.1.1. Hòa hợp kế toán, chuẩn mực hóa kế toán, hội tụ kế toán ............................. 5 2.1.1.2. Hòa hợp chuẩn mực kế toán và hòa hợp thực tế kế toán .............................. 5 GVDH: HUỲNH TRUNG KIÊN vi SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  9. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC 2.1.1.3. Phân biệt hòa hợp về mặt trình bày và đo lường BCTC............................... 6 2.1.2. Lược sử tiến trình phát triển của CMKT quốc tế ......................................7 2.1.3. Tình hình áp dụng IFRS trên thế giới ........................................................8 2.1.4. Sơ lược về CMKT Việt Nam .....................................................................9 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKT quốc tế ....................11 2.1.5.1. Tổng quan các nghiên cứu ............................................................................11 2.1.5.2. Các nhân tố ảnh hướng đến tiến trình áp dụng IAS/IFRS tại Việt Nam ...13 2.2. Tổng quan về báo cáo tài chính .................................................................15 2.2.1. Khái niệm về báo cáo tài chính ...............................................................15 2.2.2. Mục đích của báo cáo tài chính ...............................................................16 2.2.3. Vai trò của báo cáo tài chính ...................................................................16 2.2.4. Các yếu tố của báo cáo tài chính .............................................................16 2.2.4.1. Tình hình tài chính ........................................................................................16 2.2.4.2. Tình hình kinh doanh ....................................................................................17 2.2.5. Hệ thống báo cáo tài chính ......................................................................18 2.2.5.1. Bảng cân đối kế toán .....................................................................................18 2.2.5.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................19 2.2.5.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ............................................................................21 2.2.5.4. Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu .................................................................22 2.2.5.5. Thuyết minh báo cáo tài chính .....................................................................22 2.2.6. Các yêu cầu và nguyên tắc chung trong lập và trình bày BCTC .............23 2.3. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu cũng như đánh giá về hòa hợp kế toán trong trình bày BCTC ...........................................................................................25 2.3.1. Kết quả nghiên cứu về sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và Quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC Hợp nhất - Từ chuẩn mực đến thực tiễn ......................25 2.3.2. Kết quả nghiên cứu đo lường mức độ hòa hợp giữa BCTC của Tunisia và Chuẩn mực BCTC Quốc tế (IFRS) .......................................................................25 2.3.3. Kết quả nghiên cứu đo lường sự hòa hợp kế toán và CMKT ..................26 2.3.4. Đo lường sự hòa hợp CMKT giữa Úc và New Zealand ..........................26 2.4. Những vấn tiếp tục nghiên cứu ..................................................................27 GVDH: HUỲNH TRUNG KIÊN vii SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  10. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC 2.5. Giả thuyết về sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và Quốc tế trong trình bày BCTC .............................................................................................................27 3.1. Đo lường mức độ hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và Quốc tế trong trình bày BCTC .............................................................................................................29 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu lựa chọn ..........................................................29 3.1.1.1. Hệ số Jaccard có điều chỉnh .........................................................................30 3.1.1.2. Chỉ số Absence ..............................................................................................30 3.1.1.3. Khoảng cách Average ...................................................................................31 3.1.1.4. Đánh giá sự thay đổi mức độ hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam với CMKT Quốc tế trong việc trình bày BCTC.................................................................31 3.1.1.5. Dữ liệu cần thiết ............................................................................................32 3.2. Kiểm định giả thuyết về sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và Quốc tế về trình bày BCTC .....................................................................................................32 3.3. Kết luận về giả thuyết ................................................................................45 Chương 4: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ .................. 46 4.1. Đánh giá chung ...........................................................................................46 4.2. Một số giải pháp cụ thể ...............................................................................47 4.2.1. Hoàn thiện hệ thống BCTC .....................................................................47 4.2.2. Trình bày các thông tin về thay đổi VCSH thành một báo cáo riêng........48 4.2.3. Các thông tin cần được trình bày trên BCLCTT .....................................49 4.2.4. Nghiên cứu và cung cấp thêm các thông tin trên TMBCTC ...................49 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 50 5.1. Kết luận ......................................................................................................50 5.2. Kiến nghị....................................................................................................50 5.2.1. Đối với Quốc Hội ...................................................................................50 5.2.2. Đối với Bộ Tài chính ..............................................................................51 5.2.3. Đối với Hội nghề nghiệp.........................................................................51 5.2.4. Đối với cơ sở đào tạo ..............................................................................51 5.2.5. Đối với các DN Việt Nam ......................................................................51 5.3. Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .........................52 GVDH: HUỲNH TRUNG KIÊN viii SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  11. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................i PHỤ LỤC .............................................................................................................vi GVDH: HUỲNH TRUNG KIÊN ix SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  12. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thống kê áp dụng IFRS theo khu vực địa lý Bảng 2.2. Sự khác nhau về BCĐKT giữa VAS và IAS Bảng 2.3. Sự khác nhau về BCKQHĐKD giữa VAS và IAS Bảng 2.4. Sự khác nhau về BCLCTT giữa VAS và IAS Bảng 3.1. Các loại yêu cầu áp dụng của nguyên tắc kế toán Bảng 3.2. Các nội dung về nguyên tắc, phương pháp trình bày BCTC Bảng 3.3. Mức độ hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế năm 1997 Bảng 3.4. Mức độ hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế năm 2005 Bảng 3.5. Mức độ hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế năm 2007 Bảng 3.6. Mức độ hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế năm 2014 Bảng 3.7. Bảng tổng hợp mức độ hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS Bảng 3.8. Thử nghiệm Wilcoxon cho JACC, ABSE và AD giữa CMKT Việt Nam với IAS 1997 và IAS/IFRS 2014 Bảng 3.9. Chi tiết sự thay đổi mức độ hòa hợp trong từng nội dung kế toán giữa CMKT Việt Nam với IAS 1997 và IAS/IFRS 2014 GVDH: HUỲNH TRUNG KIÊN x SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  13. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ Biểu đồ 2.1. Thống kê tình hình áp dụng IFRS theo khu vực địa lý Sơ đồ 2.3. Ảnh hưởng của lợi nhuận tổng hợp trên BCĐKT Hình 1.1. Khung nghiên cứu của luận văn GVDH: HUỲNH TRUNG KIÊN xi SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  14. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC C DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ Tiếng Việt Tên đầy đủ Tiếng Anh BCTC Báo cáo tài chính BCĐKT Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh BCKQHĐKD doanh BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BCTĐVCSH Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu TMBCTC Thuyết minh báo cáo tài chính CMKT Chuẩn mực kế toán DN Doanh nghiệp IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế International Accounting Standard International Accounting IASC Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế Standard Committee International Accounitng IASB Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế Standar Board International Financial IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế Reporting Standart International Organization of IOSCO Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán Securities Commissions CM BCTC Chuẩn mực báo cáo tài chính VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam Vietnamese Accounting Standart QĐ-BTC Quyết định - Bộ tài chính Association of South East ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Asian Nations AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN ASEAN Economic Community xii
  15. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hệ thống CMKT quốc tế ban đầu ra đời với mục tiêu hòa hợp nhằm giảm bớt sự khác biệt trong hệ thống CMKT quốc gia, tức làm cho hệ thống CMKT quốc gia chạy trên hai đường thẳng song song nhau cùng với CMKT quốc tế, thì giờ đây lại chuyển sang mục tiêu hội tụ, tức muốn hệ thống CMKT quốc gia phải gặp hệ thống CMKT quốc tế tại một điểm chung. Mỗi quốc gia, khu vực đều thực hiện những chiến lược của mình để có thể hội tụ với CMKT quốc tế nhưng nhìn chung đều thực hiện chiến lược hội nhập từng phần với IFRS tức chỉ hội tụ những bộ phận mà có thể đáp ứng sự phát triển của thị trường vốn quốc tế. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài chiến lược trên. Chính vì vậy để đạt được mục tiêu “hội tụ” thì trước hết phải xây dựng một nền tảng thật sự vững chắc đó chính là “hòa hợp”. Đến nay, Việt Nam đã xây dựng và ban hành được 26 chuẩn mực kế toán. Việc xây dựng dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế là nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch trong BCTC của các doanh nghiệp, phản ánh được các giao dịch của nền kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Mặc dù vậy, VAS hiện nay vẫn bộc lộ nhiều điểm khác biệt với IAS/IFRS. Từ khi được chính thức áp dụng cho đến nay, về nội dung đã có những lạc hậu nhất định so với các IAS (International Accounting Standard – tạm dịch: CMKT quốc tế) và IFRS (International Financial Reporting Standard – tạm dịch: Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế) và các VAS vẫn chưa lần nào được sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của Việt Nam mà việc áp dụng toàn bộ các chuẩn mực kế toán quốc tế mà cụ thể là chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính vào thực tiễn hoạt động kinh doanh ở Việt Nam là chưa thể thực hiện được. Chính nguyên nhân đó khiến cho chuẩn mực kế toán Việt Nam dù được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn có nhiều điểm khác biệt mang tính trọng yếu. Do đó, mà việc tìm hiểu về sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trình bày báo cáo tài chính là thật sự cần thiết. Một mặt góp phần làm rõ thực trạng về sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế trong trình bày BCTC; mặt khác, góp phần làm sáng tỏ khoảng cách giữa VAS với IAS/IFRS, đồng thời đề xuất các giải pháp mang tính định hướng góp phần thúc đẩy sự phát triển chuẩn mực kế toán Việt Nam phù hợp quá trình hội nhập quốc tế. Xuất phát từ các lý do trên mà tôi chọn đề tài: “Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trình bày báo cáo tài chính” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 1 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  16. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1.1. Mục tiêu chung Mục tiêu của đề tài là đo lường mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC, từ đó thấy được mức độ hòa hợp cũng như những tồn tại, đồng thời đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao quá trình hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS nói chung và trong trình bày BCTC nói riêng. 1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống các cơ sở lý thuyết về sự hòa hợp kế toán trong trình bày BCTC và tổng quan sơ lược về các nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài. - Xây dựng giả thuyết về mức độ hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS trong trình bày BCTC. - Xây dựng phương pháp nghiên cứu phù hợp. - Kiểm định giả thuyết để đo lường mức độ hòa hợp. - Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao quá trình thực hiện hòa hợp VAS và IAS/IFRS trong trình bày BCTC. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu - Câu hỏi 1: Thực trạng cơ sở lý thuyết về sự hòa hợp kế toán trong trình bày BCTC và một số nghiên cứu có liên quan hiện nay? - Câu hỏi 2: Giả thuyết về sự hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS về trình bày BCTC được xây dựng như thế nào? - Câu hỏi 3: Phương pháp nghiên cứu nào đuợc lựa chọn? - Câu hỏi 4: Có kết luận như thế nào đối với giả thuyết về sự hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS trong trình bày BCTC đã được kiểm định? - Câu hỏi 5: Cần có giải pháp cũng như những kiến nghị như thế nào để góp phần tăng cường mức độ hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS trong trình bày BCTC? 1.3. Phương pháp nghiên cứu và khung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu đã đề ra thì việc xác định các phương pháp nghiên cứu là vô cùng quan trọng và góp phần rất lớn cho hiệu quả nghiên cứu. Việc đo lường mức độ hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS trong trình bày BCTC chủ yếu sử dụng phương pháp sau: - Phương pháp thu thập thông tin, phân tích, so sánh: Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được thực hiện về hòa hợp kế toán, sự hòa hợp về các chuẩn mực kế toán nói chung và chuẩn mực kế toán về lập BCTC nói riêng. Thu thập các thông tin về IAS/IFRS về trình bày BCTC qua từng thời kỳ, VAS về trình bày BCTC. GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 2 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  17. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC - Phương pháp đặt giả thuyết: Từ các nghiên cứu cũng như các thông tin có liên quan đến đề tài đã được thu thập ở trên được đưa vào làm nền tảng cho việc tiến hành đặt giả thuyết về sự hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS trong trình bày BCTC. - Phương pháp định lượng: Các công cụ dùng để đo lường mức độ hòa hợp như hệ số Jaccar có điều chỉnh, chỉ số Absence, khoảng cách Average và thống kê mô tả sẽ được sử dụng để đo lường mức độ hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS trong trình bày BCTC. Sau đó, kiểm định lại với mức ý nghĩa 5%. Để có một cái nhìn khái quát hơn về toàn bộ quá trình nghiên cứu của đề tài thì sơ đồ 01 sẽ thể hiện điều đó: Xác định vấn đề nghiên cứu Xác định mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Phương pháp định lượng Phương pháp quan sát và thu thập Hệ thống các lý thuyết về sự hòa Phương pháp đặt giả thuyết hợp kế toán trong trình bày BCTC Phương pháp thống kê Các kiến nghị và giải pháp để nâng cao tiến trình hòa hợp Kết quả nghiên cứu Hình 1.1. Khung nghiên cứu của luận văn 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Nội dung nghiên cứu Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC. 1.4.2. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế về trình bày BCTC qua từng giai đoạn (năm 1997, 2005, 2007 và 2014). GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 3 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  18. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC - CMKT Việt Nam (VAS 21, 24) và CMKT Quốc tế (IAS 01, 07). 1.4.3. Phạm vi nghiên cứu 1.4.3.1. Về không gian - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong việc trình bày BCTC cũng như các nghiên cứu có đề tài tương tự kể cả trong và ngoài nước. - CMKT quốc tế về Trình bày BCTC bao gồm: IAS 01, 07 và các IFRS cải tiến hai IAS trên. - CMKT Việt Nam có liên quan đến trình bày BCTC bao gồm: VAS 21, 24. 1.4.3.2. Về thời gian Căn cứ vào thời gian ban hành, sửa đổi, bố sung của các VAS và IAS/IIFRS cùng với thời điểm mà các IAS/IFRS bắt đầu có những thay đổi đáng kể, đề tài giả định rằng VAS về trình bày BCTC được lập trên cơ sở IAS được ban hành và có hiệu lực trước năm 2002 có mức độ hòa hợp cao hơn so với các IAS/IFRS có hiệu lực sau năm 2002. Dựa trên giả định này mà đề tài sẽ nghiên cứu các giai đoạn ban hành IAS về trình bày BCTC từ năm 1997 cho đến năm 2014. 1.5. Cấu trúc của khóa luận Ngoài lời cảm ơn, lời cam đoan, tóm tắt khóa luận, nhận xét của giảng viên hướng dẫn, mục lục, danh mục các bảng biểu, danh mục biểu đồ, sơ đồ và hình vẽ, danh mục các chữ viết tắt, phụ lục và tài liệu tham khảo, bao gồm có 5 chương như sau: Chương 1. Phần mở đầu Chương 2. Cơ sở lý thuyết về hòa hợp CMKT trong việc trình bày BCTC. Chương 3. Phân tích thực trạng về sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong việc trình bày BCTC. Chương 4. Đánh giá và đề xuất các giải pháp cụ thể. Chương 5. Kết luận và kiến nghị. GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 4 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  19. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÒA HỢP CHUẨN MỰC KẾ TOÁN TRONG TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.1. Tổng quan về hòa hợp kế toán 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hòa hợp kế toán 2.1.1.1. Hòa hợp kế toán, chuẩn mực hóa kế toán, hội tụ kế toán Hòa hợp kế toán hay thường được gọi là hòa hợp (harmonization) theo Tay & Parker (1990, p.73) thì hòa hợp là một tiến trình loại bỏ sự khác biệt hoàn toàn trong thực tế. Trạng thái hòa hợp có thể được nhận biết qua các nhóm công ty tập hợp xung quanh một hoặc một vài phương pháp có thể lựa chọn. Riêng Barbu (2004, pp. 4 – 5) thì cho rằng hòa hợp có thể được xem là giai đoạn đầu trong tiến trình thiết lập chuẩn mực. Mục tiêu của hòa hợp là giảm sự khác biệt trong thực tế kế toán, từ đó tăng tính có thể so sánh được. Chuẩn mực hóa kế toán có thể gọi tắt là chuẩn mực hóa (standardization) theo Barbu (2004, pp. 4 - 5) cho rằng chuẩn mực hóa dẫn đến sự đồng nhất hoàn toàn, kết quả là chỉ còn một nguyên tắc kế toán duy nhất áp dụng trên phạm vi toàn cầu. Đối với Tay & Parker (1990, p.73) thì chuẩn mực hóa là quá trình hướng tới trạng thái đồng nhất. Trạng thái đồng nhất được nhận biết tương tự như trạng thái hòa hợp nhưng các phương pháp có thể lựa chọn được thu hẹp. Tiến trình hòa hợp không thể chia tách khỏi tiến trình chuẩn mực hóa. Hội tụ kế toán có thể gọi tắt là hội tụ (convergence) là tiến trình chuyển động hướng về một điểm, đặc biệt là chuyển động hướng đến sự đồng nhất. Tiến trình hội tụ với IAS cũng chính là tiến trình chuẩn mực hóa. Hòa hợp và hội tụ chỉ là những giai đoạn phát triển khác nhau của tiến trình toàn cầu hóa kế toán (Qu & Zhang, 2008). Theo Herz & Petrone (2005) nhìn nhận “hội tụ” là quá trình mà tiền thân là “hòa hợp” rồi “quốc tế hóa” đến nay là hội tụ. Quá trình hội tụ kế toán quốc tế nhằm thiết lập chuẩn mực chất lượng cao để cải thiện só sánh phạm vi quốc tế về các thông tin tài chính. Qua những khái niệm trên đã cho ta thấy một cách khá đầy đủ về bản chất, hòa hợp kế toán là tiến trình loại bỏ sự khác biệt hoàn toàn giữa hai hay nhiều đối tượng (các đối tượng ở đây bao gồm: các nguyên tắc và luật lệ được quy định trong luật, trong CMKT, trong các văn bản khác có tính chất tương tự của các quốc gia; các nguyên tắc được quy định trong các IAS/IFRS; và các nguyên tắc được áp dụng trong thực tế kế toán tại các DN). Trạng thái hòa hợp được nhận biết thông qua sự tập trung vào một hoặc vài phương pháp có thể lựa chọn của các đối tượng được nghiên cứu. 2.1.1.2. Hòa hợp chuẩn mực kế toán và hòa hợp thực tế kế toán GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 5 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
  20. Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và quốc tế trong trình bày BCTC Hòa hợp kế toán gồm có hòa hợp chuẩn mực kế toán và hòa hợp thực tế kế toán. Theo Van der Tas (1988), Tay & Parker (1990), Qu & Zang (2008): - Hòa hợp chuẩn mực kế toán là hòa hợp về nguyên tắc và luật lệ đã được quy định trong luật, trong CMKT, và trong các văn bản khác có tính chất tương tự. - Hòa hợp thực tế kế toán là hòa hợp trong nguyên tắc lập và trình bày BCTC được tiến hành tại các DN. Trên thế giới, kế toán có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để ghi nhận một sự kiện tương tự. Sự linh hoạt của kế toán, bằng cách cung cấp nhiều phương pháp có thể chấp nhận thay thế đôi khi có thể dẫn đến sự khác biệt lớn trong thực tế kế toán cũng như kết quả từ các phương pháp này (Ding et al, 2007; Kollaritsch, 1965). Thực tế kế toán, tất cả những sự khác biệt nhau có thể ảnh hưởng đáng kể đến thông tin kế toán. Sự khác biệt giữa các thông tin kế toán có thể xuất hiện giữa các công ty khi người dùng BCTC của các công ty là khác nhau (Nobes & Parker, 2010; Nobes, 1983). Các thông tin trên BCTC của các công ty khó có thể so sánh được với nhau khi chúng vượt ra khỏi biên giới của quốc gia. Điều này là do mỗi nước đều xây dựng CMKT riêng, mặc dù đều dựa theo IAS/IFRS nhưng họ cũng có điều chỉnh lại cho phù hợp với quá trình quản lý của quốc gia cũng như phù hợp với môi trường kinh tế của mỗi nước. Điều này sẽ gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư, chủ nợ,…Tuy nhiên, ở gốc độ bên trong doanh nghiệp là các nhà quản lý thì việc để thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng thêm các khoản chi phí khi lập BCTC. Đặc biệt là các công ty đa quốc gia, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì khoảng chi phí cho việc lập BCTC được minh bạch thông tin sẽ rất đáng kể. Ở gốc độ bên ngoài là các nhà đầu tư, chủ nợ,…thì vấn đề về chi phí phân tích BCTC ở một nước khác và khả năng có thể nhầm lẫn là điều khó tránh khỏi. Do đó, vấn đề mang tính cấp thiết được đặt ra đó chính là đưa ra giới hạn về sự khác biệt nhằm làm gia tăng sự tương đồng trong CMKT giữa các nước, các khu vực và từ đó làm tăng tính so sánh được của các BCTC giữa các nước. 2.1.1.3. Phân biệt hòa hợp về mặt trình bày và đo lường BCTC Theo Van der Tas (1992), hòa hợp về mặt trình bày BCTC (disclosure harmonization) và hòa hợp về mặt đo lường (measurement harmonization) được định nghĩa như sau: - Hòa hợp về mặt trình bày BCTC: là hòa hợp về mức độ khai báo thông tin (số lượng và chi tiết của các thông tin được trình bày trên BCTC). Mục tiêu của hòa hợp thực tế về trình bày BCTC là một số các thông tin đã được xác định ở cùng một mức độ cụ thể và các thông tin này đều cùng được công bố trên các BCTC của các công ty, mức độ khai báo thông tin này buộc tất cả các BCTC GVHD: HUỲNH TRUNG KIÊN 6 SVTH: PHẠM VĂN THOẠI
nguon tai.lieu . vn