Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM KHOA HÓA  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG SẮT HOÀ TAN TRONG NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG SỬ DỤNG THUỐC THỬ 1,10–PHENANTROLIN GVHD: ThS. Trần Thị Lộc SVTT: Chu Thị Kim Hương Lớp: Hóa 4A MSSV: 35201030 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - Tháng 5 Năm2013 LỜI CẢM ƠN Khóa luận được hoàn thành tại phòng thí nghiệm Hóa Công Nông – Môi Trường - khoa Hoá học - Trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. Bằng tấm lòng trân trọng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy Nguyễn Văn Bỉnh, Cô Trần Thị Lộc - người đã hướng dẫn khoa học, tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, tất cả các thầy cô trong khoa Hoá đã quan tâm, tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian qua, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Công Nông – Môi Trường, tổ Hữu cơ. Em xin chân thành cảm ơn cô Diệu đã giúp đỡ chúng em nhiệt tình về dụng cụ, trang thiết bị, hóa chất trong suốt thời gian làm khóa luận. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, những người đã đồng hành và luôn bên cạnh em trong suốt thời gian qua. Do thời gian, điều kiện, cũng như kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em xin chân thành ghi nhận những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn. Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện Chu Thị Kim Hương MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.................................................................................. 0 MỤC LỤC........................................................................................ 0 MỞ ĐẦU........................................................................................... 0 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC....................................... 3 1.1. PHÂN BỐ NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT [15] ...................................3 1.2. VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG SINH QUYỂN [25] .................3 1.3. CHU TRÌNH NƯỚC TOÀN CẦU [16].........................................5 1.4. PHÂN LOẠI NƯỚC [13, 14, 16]....................................................6 1.5. TÀI NGUYÊN NƯỚC SÔNG Ở VIỆT NAM [15].....................10 1.6. TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH [23].10 1.7. THÀNH PHẦN SINH HÓA CỦA NƯỚC [16] ..........................12 1.8. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC [16]......................................15 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ SẮT......................................... 18 2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN TỐ SẮT [11, 19]................................18 2.1.1 Vị trí, cấu tạo và tính chất của sắt........................................................................ 18 2.1.2 Trạng thái tự nhiên................................................................................................ 18 2.2. CÁC PHẢN ỨNG TẠO PHỨC CỦA SẮT VỚI MỘT SỐ THUỐC THỬ............................................................................................................18 2.3. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SẮT [8]...............................................20 2.4. SẮT VÀ SỰ CHUYỂN HÓA CỦA SẮT TRONG MÔI TRƯỜNG [3]................................................................................................................21 2.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SẮT........................................23 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TRẮC QUANG...................................................... 25 3.1. ĐỊNH NGHĨA [4]...............................................................................25 3.2. SỰ HẤP THỤ ÁNH SÁNG CỦA CÁC CHẤT VÀ CÁC ĐỊNH LUẬT HẤP THỤ CƠ BẢN [4, 7]............................................................25 3.3. NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐO ĐỘ HẤP THỤ QUANG ĐỂ XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ............................27 CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG SẮT TRONG NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG SỬ DỤNG THUỐC THỬ 1,10-PHENANTROLIN [17, 18, 21].................. 28 4.1. LẤY MẪU VÀ BẢO QUẢN MẪU...................................................28 4.1 NGUYÊN TẮC CỦA PHƯƠNG PHÁP.........................................28 4.2. HÓA CHẤT........................................................................................29 4.3. DỤNG CỤ...........................................................................................30 4.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH.................................................31 4.5. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN....................................................................32 CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH....................................... 33 5.1. CHỌN ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU............................................................33 5.2. PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG SẮT HÒA TAN TRONG NƯỚC SÔNG..........................................................................................................34 KẾT LUẬN .................................................................................... 51 PHỤ LỤC ....................................................................................... 53 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, cuộc sống con người ngày càng ổn định hơn, nhưng hậu quả không thể tránh khỏi, chính là môi trường sống càng trở nên ô nhiễm hơn. Bằng chứng là trong những năm gần đây, thảm họa thiên nhiên liên tục xảy ra trên toàn thế giới như động đất, sóng thần, lũ lụt gây thiệt hại lớn về con người và của cải. Chính vì thế việc nghiên cứu về ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường ngày càng cấp thiết. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, trong đó có thể kể tới ô nhiễm kim loại nặng trong nước. Vì vậy, xác định hàm lượng kim loại nặng trong nước là công việc vô cùng quan trọng. Một trong những kim loại được chú ý là sắt, do nếu hàm lượng sắt hòa tan quá cao thì không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của con người mà còn ảnh hưởng xấu tới các hoạt động sản xuất, du lịch, cấp nước… Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, có nhiều cách xác định hàm lượng sắt hòa tan trong nước khác nhau như: phương pháp trắc quang, phổ hấp thụ nguyên tử, cực phổ Von-Ampe hoà tan... Một trong những phương pháp phân tích phổ biến để xác định hàm lượng sắt hòa tan trong nước là phương pháp trắc quang. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều, tuy chưa phải hoàn toàn ưu việt nhưng xét về nhiều mặt có những ưu điểm nổi bật như: có độ lặp lại cao, độ chính xác và độ nhạy đạt yêu cầu của phép phân tích. Mặt khác, phương pháp này thao tác trên các phương tiện máy móc không quá đắt, dễ bảo quản và sử dụng, cho giá thành phân tích rẻ, phù hợp yêu cầu cũng như điều kiện của các phòng thí nghiệm trong nước hiện nay. Với lý do kể trên, em chọn đề tài: “Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước bằng phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử 1,10- phenantrolin” ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn