Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG ---------***--------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI EU MỞ RỘNG – TÁC ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học : GS,TS Hoàng Văn Châu Sinh viên thực hiện : Hà Minh Chí Lớp : Trung 1 - K41E - KTNT HÀ NỘI - 10/2006
  2. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: EU mở rộng vào ngày 1-5-2004 là lần mở rộng lớn nhất trong lịch sử của EU từ trƣớc tới nay. Với việc kết nạp thêm 10 nƣớc thành viên mới, dân số tăng thêm khoảng 75 triệu ngƣời, bằng 20% dân số hiện có, diện tích lãnh thổ tăng thêm 23% so với hiện nay. Tổng sản phẩm quốc nội của EU 15 hiện chiếm 26,5% GDP của thế giới còn EU 25 chiếm 27,8% GDP thế giới. 25 quốc gia thành viên EU chia sẽ chính sách chung về nông nghiệp, an ninh, đối ngoại hợp tác tƣ pháp và nội vụ, áp dụng một chế độ thƣơng mại và chính sách chung về lao động, bảo hiểm môi trƣờng, năng lƣợng, giáo dục và y tế. Sự kiện EU mở rộng lần này đã thu hút sự quan tâm to lớn của các nƣớc, đặc biệt là những nƣớc lớn, bởi vì nó tác động không chỉ tới bản thân EU mà còn đến nhiều nƣớc, nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Liên minh Châu Âu hiện là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Mặc dù quan hệ kinh tế thƣơng mại Việt Nam – EU trong thời gian qua đã phát triển khá nhanh, nhƣng vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và yêu cầu của cả hai phía. EU mở rộng hiện nay, với việc kết nạp các thành viên mới hầu hết là những bạn hàng truyền thống của Việt Nam từ khi tồn tại Hội đồng tƣơng trợ kinh tế, sẽ tạo ra động lực mới thúc đẩy quan hệ kinh tế thƣơng mại Việt Nam – EU lên tầm cao mới. Việc nhận thức đẩy đủ những cơ hội và thách thức của sự kiện này, cũng nhƣ chủ động tìm kiếm những giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam – EU trong bối cảnh mới có ý nghĩa rất quan trọng đối với nƣớc ta hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu EU mở rộng hiện nay không chỉ để rút ra đƣợc bài học kinh nghiệm quý báu từ cải cách hội nhập của các nƣớc Đông Âu, mà còn 1
  3. nhằm tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy quan hệ Việt Nam với các nƣớc các nƣớc này nói riêng và với EU nói chung. Với tầm quan trọng của sự kiện này mà tôi chọn đề tài: “ EU mở rộng – tác động và các giải pháp đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam”. 2. Mục đích của đề tài: - Nghiên cứu những thay đổi của EU sau khi mở rộng, đặc biệt là những thay đổi về chính sách kinh tế. Tác động của những thay đổi đó đến bản thân các nƣớc EU và đến quan hệ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU. - Phân tích đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU thời gian qua. Nghiên cứu những bài học quý giá từ nỗ lực hội nhập của các nƣớc Đông Âu, những cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU mở rộng. - Đề xuất những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả nhập khẩu của Việt Nam với các nƣớc EU mở rộng 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU. Cụ thể là những tác động của EU mở rộng đến hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU. - Phạm vi nghiên cứu là hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU trƣớc và sau khi mở rộng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ thống kê, phân tích, so sánh, phân tích vĩ mô, dự báo... Các nguồn tài liệu đƣợc thu thập theo: - Những tài liệu báo chí chuyên ngành, sách, báo cáo của các Bộ, ngành liên quan nhƣ: Bộ thƣơng mại, Bộ ngoại giao, Bộ kế hoạch và đầu tƣ, Tổng cục thống kê, Tổng cục hải quan. 2
  4. - Số liệu mới nhất của các nhà báo, các chuyên gia nghiên cứu Châu Âu trên các trang Web thông tin điện tử nhƣ www.vneconomy.com.vn, www.europa.eu.int . 5. Bố cục của đề tài: Luận văn có tên: “EU mở rộng – Tác động và các giải pháp đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam” và đƣợc chia làm 3 chƣơng nhƣ sau: - Chương 1: EU mở rộng và một số thay đổi về thể chế và chính sách thương mại - Chương 2: Tác động của EU mở rộng đối với hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU - Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước EU mở rộng Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Giáo sƣ, Tiến sĩ Hoàng Văn Châu để tôi có thể hoàn thành khoá luận này. Tôi hy vọng những nghiên cứu của mình có thể góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp Công nghiệp hoá Hiện đại hoá đất nƣớc. Do trình độ còn hạn chế nên khoá luận của tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn. 3
  5. CHƢƠNG 1: EU MỞ RỘNG VÀ MỘT SỐ THAY ĐỔI VỀ THỂ CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI I. QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG CỦA EU 1. Sự ra đời và phát triển của EU 25 Liên minh Châu Âu (EU) là một tổ chức gồm các quốc gia Châu Âu, đƣợc thành lập với mục đích đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế và tăng cƣờng hợp tác giữa các nƣớc thành viên. Trụ sở của EU đóng tại Brussel, Bỉ. Ý tƣởng thống nhất châu Âu đã xuất hiện từ rất sớm và bắt đầu trở thành hiện thực từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 với việc thành lập Cộng đồng than và thép Châu Âu (ECSC : Eropean Coal and Steel Community) vào năm 1951, với 6 thành viên sáng lập là Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Lucxămbua, nhằm điều hành việc sản xuất và tiêu thụ thép của các nƣớc thành viên và đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, phân phối tiêu thụ và nâng cao năng suất lao động. Và sau đó, tháng 7 năm 1957, với việc ký kết hiệp định Rome, Cộng đồng năng lƣợng nguyên tử Châu Âu (EURATOM : European Economic Community) cũng chính thức đƣợc thành lập trong đó EURATOM điều hành sản xuất năng lƣợng nguyên tử và EEC điều hành toàn bộ lĩnh vực sản xuất ở 6 nƣớc này. Tuy nhiên, nhằm tránh sự chồng chéo trong hoạt động của 3 cộng đồng, đến năm 1957 các quốc gia này lại nhất trí hợp nhất các thiết chế của cả 3 cộng đồng trên thành Cộng đồng Châu Âu (EC). Cùng với quá trình hình thành và phát triển, EC cũng đã xúc tiến việc phát triển sâu hơn nữa liên kết kinh tế. Và việc ký kết hiệp ƣớc Maastrich tháng 2/1992 đã khiến Châu Âu thay đổi một cách cân bằng đồng thời đổi tên cộng đồng Châu Âu (EC) thành Liên minh Châu Âu (EU : EUROpean Union). Qua bốn lần mở rộng với số thành viên là 15 nƣớc, ngoài 6 nƣớc thành viên sáng lập còn có Anh, Đan Mạch, Atlen, Hy lạp, Tây Ban Nha, áo, Phần 4
  6. Lan, Thuỵ Điển và Bồ Đào Nha. Cùng với quá trình phát triển mở rộng, EU cũng đã không ngừng tăng cƣờng liên kết kinh tế về chiều sâu, từ thị trƣờng chung (a common market) đến thị trƣờng thống nhất (a single market) và liên minh kinh tế – tiền tệ (Economic and Monetary Union) với sự ra đời của đồng tiền chung EURO và đƣợc chính thức lƣu hành từ ngày 01/01/2000. Bảng 1 : Quá trình hình thành và phát triển của EU Năm Sự kiện Số thành viên kết nạp 1951 Cộng đồng than và thép Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà La và (ECSC) Lucxămbua 1957 Cộng đồng năng lƣợng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) 1967 Thống nhất Cộng đồng châu Âu (EC) 1973 Liên hiệp Anh, Ailen, Đan Mạch 1981 Hy Lạp 1986 Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha 1992 Đổi tên EC thành EU 1995 áo, Thuỵ Điển, Phần Lan 2000 Đồng tiền chung Châu Âu đƣợc lƣu hành trong 12/15 nƣớc thành viên 2004 Kết nạp thêm 10 nƣớc thành Ba Lan, Hunggari, Cộng Hoà viên Séc, Xlovakia, Látvia, Lýtva, Extonia, Xlôvenia, và hai quốc đảo Sáp và Manta 5
  7. Nguồn: www.europa.eu.int EU mở rộng vào tháng 5/2004 là lần mở rộng lớn nhất trong lịch sử của EU từ trƣớc tới nay. Với việc kết nạp thêm 10 nƣớc thành viên mới, dân số tăng thêm khoảng 75 triệu ngƣời, bằng 20% dân số hiện có, diện tích lãnh thổ tăng thêm 23% so với hiện nay, và tổng thu nhập quốc nội tăng thêm chƣa đầy 5% năm 2002 (GDP tăng từ 8.562,6% tỷ USD lên 8971,8tỷ USD). Tổng sản phẩm quốc nội của EU 15 chiếm 26,5% GDP của thế giới còn EU 25 chiếm 27,8% GDP thế giới. 25 quốc gia thành viên EU chia sẽ chính sách chung về nông nghiệp, an ninh, đối ngoại hợp tác tƣ pháp và nội vụ, áp dụng một chế độ thƣơng mại và chính sách chung về lao động, bảo hiểm môi trƣờng, năng lƣợng, giáo dục và y tế. Đã có 12 nƣớc quốc gia thành viên tham gia vào Liên minh tiền tệ và các nƣớc thành viên còn lại cũng sẽ gia nhập trong thời gian tới. Nhƣ vậy, EU trở thành một khối kinh tế và thị trƣờng lớn nhất thế giới, điều đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các thành viên mới tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế nói riêng, cả Liên minh Châu Âu nói chung. Tốc độ tăng trƣởng của EU khá ổn định, GDP hàng năm tăng từ 1,8% đến 2,7% và không bị ảnh hƣởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998. Đây là nguyên nhân làm cho thƣơng mại và kinh tế của EU phát triển chắc chắn, tạo sức mạnh cho nền kinh tế thế giới. Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu của EU 25 đạt 2.441,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng hoá nội khối khoảng 1.502,2 tỷ USD, xuất khẩu hàng hoá ngoại khối khoảng 938 tỷ USD, EU 25 đang đứng đầu thế giới về xuất khẩu hàng hoá ngoại khối, bằng 14,6% tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá của thế giới. Về nhập khẩu hàng hoá, năm 2002 EU 25 đạt 2.437 tỷ USD, trong dó nhập khẩu nội khối đạt 1.506 tỷ USD, ngoại khối đạt 931,2 tỷ USD, chiếm 13,9% giá trị nhập khẩu thế giới, đứng sau Mỹ (17,9%). Tổng cộng, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ của EU25 chiếm 22% thế giới, còn kim ngạch nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ chiếm 21,9%. 6
  8. Về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của EU25 (không kể đầu tƣ nội khối năm 2002 chiếm 47% tổng FDI toàn thế giới và EU thu hút 20% FDI của thế giới. 2. Chính sách thƣơng mại của EU 25 2.1. Chính sách thƣơng mại nội khối Chính sách thƣơng mại nội khối của EU tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị trƣờng chung Châu Âu nhằm xoá bỏ việc kiểm soát biên giới quốc gia, biên giới hải quan mà cụ thể là việc xoá bỏ tất cả các hàng rào thuế quan để tự do lƣu thông hàng hoá, dịch vụ, vốn và lao động, điều hoà các chính sách kinh tế và xã hội của các nƣớc thành viên. Để hàng hoá tự do lƣu thông trong thị trƣờng chung, các nƣớc thuộc EU đều thoả thuận tiến hành phƣơng 4 xoá. Đó là: (1) xoá bỏ hoàn toàn mọi loại thuế quan đánh vào hàng xuất nhập khẩu giữa các nƣớc thành viên: (2) xoá bỏ hạn ngạch áp dụng trong thƣơng mại nội khối (3) xoá bỏ tất cả biện pháp tƣơng tự hạn chế số lƣợng, các biện pháp hạn chế dƣới hình thức là các quy chế và quy định về cấu thành sản phẩm, đóng gói, tiêu chuẩn công nghệ và an toàn kỹ thuật thông qua vận dụng hai nguyên tắc điều hoà và công nhận lẫn nhau; (4) xoá bỏ tất cả các rào cản về thuế giữa các nƣớc thành viên thực chất là việc đổi mới thủ tục thuế, chuyển chức năng kiểm soát từ biên giới tới các hãng. Để thực hiện việc tự do lƣu chuyển về vốn trong nội bộ khối, EU áp dụng các biện pháp nhƣ: Tháo dỡ tất cả các hạn chế về ngoại hối, thống nhất luật pháp và các nguyên tắc quản lý thị trƣờng vốn của các thành viên; thanh toán tự do. 2.2. Chính sách thƣơng mại ngoại thƣơng Tất cả các thành viên EU đều cùng áp dụng một chính sách ngoại thƣơng đối với các nƣớc ngoài khối, uỷ ban Châu Âu là ngƣời đại diện duy nhất cho liên hiệp trong đàm phán, ký kết các hiệp định thƣơng mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này. 7
  9. Chính sách ngoại thƣơng của EU đƣợc dựa trên các nguyên tắc không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại, và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp đƣợc áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu. Chính sách nhập khẩu: - Về thủ tục thông quan hàng hoá: tất cả mọi hàng hoá nhập vào lãnh thổ của EU đều phải chịu sự giám sát của hải quan và phải kê khai với hải quan bằng văn bản. Theo thủ tục hải quan thông thƣờng, các chứng từ thƣờng yêu cầu bao gồm hoá đơn hoặc các chứng từ khác để xác định thuế, các chứng từ để áp dụng các loại thuế quan ƣu đãi (nhƣ Chứng nhận xuất xứ “mẫu A” để áp dụng GSP) hoặc hàng hoá đƣợc giảm thuế so với thuế cơ bản, và bất cứ các chứng từ khác theo quy định cụ thể phù hợp với việc nhập khẩu các hàng hoá đƣợc đề cập trong thủ tục thông quan hàng hoá (ví dụ nhƣ: giấy phép, chứng nhận về tính phù hợp, chứng nhận tính xác thực đối với những loại đồ uống có cồn…) Các cơ quan hải quan có thể thẩm tra bản khai bằng các kiểm tra các chứng từ hay hàng hoá, hoặc có thể chấp nhận mà không cần thẩm tra. Bản khai hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu phải ghi rõ giá trị thuế quan, xuất xứ hàng hoá, và phân loại hàng hoá theo Biểu thuế quan thống nhất (TARIC) hay hệ thống hỗn hợp (CN). - Quy tắc xuất xứ: quy định của EU về xuất xứ hàng hoá gồm hai loại: (a). Đối với sản phẩm hoàn toàn đƣợc sản xuất tại lãnh thổ nƣớc đƣợc hƣởng ƣu đãi nhƣ: khoáng sản, động thực vật, thuỷ sản đánh bắt trong lãnh thổ và hàng hoá sản xuất từ sản phẩm đó đƣợc xem là có xuất xứ và đƣợc hƣởng ƣu đãi GSP. (b) Đối với các sản hẩm có thành phần nhập khẩu: EU quy định hàm lƣợng giá trị giá sản phẩm sáng tạo tại nƣớc hƣởng GSP (tính theo giá xuất xƣởng) phải đạt 60% tổng trị giá hàng liên quan. Tuy nhiên, đối với một số nhóm hàng thì hàm lƣợng này thấp hơn. EU quy định cụ thể tỷ lệ trị giá và 8
  10. công đoạn gia công đối với một số nhóm hàng mà yêu cầu phần trị giá sáng tạo thấp hơn 60% (điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh không dƣới 40%, đồ trang trí làm từ kim loại không dƣới 30%; giầy dép chỉ đƣợc hƣởng GSP nếu các bộ phận nhƣ: mũi giày, đế giày, .v.v… ở dạng rời có xuất xứ từ nƣớc thứ 3 cũng đƣợc hƣởng GSP hoặc nhập khẩu, v.v…) EU cũng quy định xuất xứ cộng gộp, theo đó hàng của một nƣớc có thành xuất xứ từ một nƣớc khác trong cùng một tổ chức khu vực cũng đƣợc hƣởng GSP thì các thành phần đó cũng đƣợc xem là có xuất xứ từ nƣớc liên quan. Ngoài ra còn có những quy định cụ thể khác về GSP của EU, nhƣ nguyên tắc tự vệ và loại trừ điều kiện hƣởng GSP, v.v.. cơ chế kinh tế thị trƣờng và nhóm có nền kinh tế phi thị trƣờng. Chế độ quản lý nhập khẩu của EU hết sức phức tạp, nên việc thu thập và phổ biến thông tin về thị trƣờng này đến các nhà sản xuất của các nƣớc thứ ba là việc làm có tầm quan trọng hàng đầu. Theo tính toán của UNCTAD, do thiếu thông tin và không hiểu rõ các quy định về thủ tục của EU, các nƣớc đang phát triển sử dụng đƣợc 45% ƣu đãi của EU trong GSP. - Về thuế quan: Hàng năm uỷ ban Châu Âu sẽ đăng trên Công báo của Cộng đồng về biểu thuế quan hƣởng theo Tối huệ quốc (MFN) đối với tất cả danh mục hàng nhập khẩu vào cộng đồng. Nếu so sánh theo mức tối thiểu và tối đa thì mức thuế cao nhất vẫn là các mặt hàng nhƣ thịt, sản phẩm sữa, ngũ cốc và rau quả chế biến và không chế biến. Đối với các hàng nông sản mức thuế từ 0% đến 470,8%; đối với hàng không phải nông sản có mức thuế từ 0% đến 36,6%. Thuế nhập khẩu đƣợc áp dụng cho tất cả các sản phẩm nhập khẩu đƣợc thống nhất áp dụng cho tất cả các nƣớc thành viên EU. Về cơ bản, biểu thuế quan đƣợc chia thành 3 nhóm: Nhóm thứ nhất áp dụng đối với nhập khẩu từ những nƣớc có thực hiện quy chế tối huệ quốc (MFN). 9
  11. Nhóm thứ hai, là thuế quan ƣu đãi, áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ cực nƣớc đang phát triển đƣợc hƣởng đơn thuần ƣu đãi GSP của EU. Nhóm thứ ba, đƣợc gọi là thuế quan đặc biệt, thực hiện đối với hàng nhập khẩu từ một số nƣớc đang phát triển đƣợc hƣởng ƣu đãi GSP kèm với những ƣu đãi theo hiệp định song phƣơng khác nhƣ các nƣớc trong Hiệp định Châu Âu, EC, acp và các nƣớc chậm phát triển. Một trong những kết quả đáng chú ý nhất của việc hình thành thị trƣờng chung là các thủ tục thông quan đồng nhất và thuế nhập khẩu chỉ phải thanh toán tại cảng vào EU. Khi hàng hoá đã vào EU thì không cần làm thêm các thủ tục thông quan tại biên giới nội địa. Bởi vậy, hàng rào có thể đƣợc vận chuyển nhanh và với giá cƣớc rẻ trong phạm vi EU. Thuế nhập khẩu đƣợc áp dụng đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu vào EU. Thuế hải quan chung của EU đƣợc xây dựng trên hệ thống Mã mô tả hàng hoá hài hoà (HS). Nhìn chung, thuế nhập khẩu không quá cao. Mức thuế trung bình thấp hơn 4% đối với các sản phẩm chế tạo. Các ngoại tệ áp dụng đối với sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm nhạy cảm (đặc biệt là hàng dệt may), kể từ hạn ngạch chuyển thành thuế quan theo vòng đàm phán uruguay. Do đó, thuế quan có thể vẫn cao đối với một số mặt hàng nông sản và hàng nhạy cảm trong vài năm tới. Tuy nhiên, những mức thuế quan này cũng đã giảm xuống. Thuế quan đối với hàng nông sản ôn đới là đa dạng, phụ thuộc vào mùa vụ nông nghiệp ở EU. Vì chƣơng trình ƣu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và các hiệp định thƣơng mại mà xuất khẩu từ các nƣớc đang phát triển có thể đƣợc miễn thuế nhập khẩu hoặc chịu một mức thuế thấp. Trong các trƣờng hợp đặc biệt, hàng hoá có thể đƣợc miễn thuế nhập khẩu vì các lý do khác, ví dụ: Vận chuyển hàng mẫu không có giá trị thƣơng mại, hàng hoá để sửa chữa hoặc các sản phẩm chỉ nhập khẩu tạm thời. 10
  12. - Về thuế bảo hộ: Để giảm bớt các biện pháp thƣơng mại không công bằng nhƣ phá giá hoặc trợ giá bất hợp pháp, EU đƣa ra các hình thức phạt thƣơng mại dƣới dạng phụ thuế, thuế đặc biệt, thuế chống bán phá giá hoặc các quy định mức giá tối thiểu cho nhà nhập khẩu. Một số loại thuế mà EU đƣa ra nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất của mình bao gồm: - Thuế thực phẩm: nhằm bảo vệ sản xuất thực phẩm trong Liên minh, EU ban hành chính sách nông nghiệp chung (CAP). Theo hệ thống CAP, nếu giá nhập khẩu thực phẩm nhỏ hơn thực giá tối thiểu, thì sẽ bị đánh thuế thêm, Hệ thống giá này đƣợc áp dụng với các loại quả quanh năm nhƣ: cà chua, bí xanh và theo mùa nhƣ cam, quýt, táo, mơ, mận, nho. Hệ thống thuế nhập khẩu không có hiệu lực với rau quả ngoại lai. - Thuế nông sản và hải sản: EU tham gia vòng đàm phán Uruguay nhằm huỷ bỏ mức thuế nhập khẩu nông sản trƣớc kia của mình và thay bằng các công cụ thuế đƣợc chấp nhận rộng rãi hơn. Thuế nông sản gồm nhiều phần khác nhau, thuế theo mùa và dựa trên giá thời điểm nhập khẩu. Các cơ quan thuế quan thuộc EU quản lý nhập khẩu và thu thuế trên các mặt hàng này. Hàng năm, uỷ ban châu Âu sẽ đăng trên Công báo của Cộng đồng về biểu thuế quan hƣớng theo quy chế Tối huệ quốc (MFN) đối với tất cả các danh mục hàng nhập khẩu vào Cộng đồng. Cụ thể đối với hàng nông sản đã giảm trung bình từ 17,3% năm 1999 xuống còn 16,1% năm 2002. Hàng nông sản xuất khẩu vào thị trƣờng EU đƣợc chia thành 2 nhóm: (1) Những mặt hàng EU không sản xuất: Cà phê, hạt tiêu, điều, cao su, nguyên liệu, dầu dừa đƣợc miễn thuế nhập khẩu = 0); (2). Nhóm những mặt hàng chịu thuế nhập khẩu là những mặt hàng EU sản xuất: Rau quả, thịt gia súc, gia cầm… Nếu so sánh theo mức tối thiểu và tối đa thì mức thuế cao nhất vẫn là các mặt hàng nhƣ thịt, sản phẩm sữa, ngũ cốc và rau quả chế biến và không chế biến. Đối 11
  13. với hàng nông sản, mức thuế từ 0 đến 470,8%: đối với hàng không phải nông sản có mức thuế từ 0 đến 36,6%. - Thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ nƣớc thứ ba (đã đƣợc thông báo cho WTO) đƣợc áp dụng đối với các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp. Còn các mặt hàng đƣợc đề cập trong Hiệp ƣớc Cộng đồng than thép Châu Âu thì có quy định riêng. Luật này sẽ đƣợc áp dụng cho tất cả các nƣớc thứ ba, kể cả các đối tác thƣơng mại đƣợc hƣởng ƣu đãi, trừ các thành viên của Khu vực Kinh tế Châu Âu (EFA) trong một số lĩnh vực chịu sự chi phối trong khuôn khổ chính sách cạnh tranh của EU. Quy định này có một số điều khoản đặc biệt áp dụng cho các nền kinh tế chuyển đổi, đã đƣợc sửa đổi vào tháng 10/2000 để tránh quy chế đối xử nhƣ với nền kinh tế thị trƣờng cho các nhà xuất khẩu từ An-ba-ni, Goóc –gla, Ka-dắc-stan, Ky-gy- stan, Mông Cổ, Ucrana và Việt Nam theo quy chế tạm thời để áp dụng trong việc điều tra chống bán phá giá (sau đó thêm Trung Quốc và Nga, tuy nhiên Nga đã chính thức đƣợc EU Công nhận có nền kinh tế thị trƣờng). Các nƣớc có nền kinh tế chuyển đổi khác sẽ tự động đƣợc hƣởng quy định này khi gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. Khi một mặt hàng nào đó đƣợc xác định là bán phá giá vào thị trƣờng EU và có đơn kiện của ngƣời sản xuất của Cộng đồng thì Uỷ ban EU sẽ xem xét việc bán phá giá đó có ảnh hƣởng đến lợi ích chung của Cộng đồng hay không. Có nhiều trƣờng hợp việc chống bán phá giá trở thành các cuộc thảo luận chính trị lớn ở cấp cao trong Cộng đồng. Thông thƣờng các thành viên gây áp lực chính trị buộc Uỷ ban phải đƣa ra giải pháp bảo vệ lợi ích cho Cộng đồng. - Thuế tiêu thụ đặc biệt: Thuế này áp dụng đối với một số sản phẩm phụ thuộc vào dung lƣợng đồng thời áp dụng phổ biến với các sản phẩm nội địa và hàng nhập khẩu. Ví dụ, các sản phẩm đang phải đƣơng đầu với loại thuế này là đồ uống có cồn và không có cồn, thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá, dầu khoáng đƣợc sử dụng làm nhiên liệu. Thuế tiêu thụ đánh vào dầu và 12
  14. các sản phẩm đầu vào gồm cả một loại “thuế xanh” để gây quỹ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trƣờng. Điều này, nhận mạnh rằng, thuế tiêu thụ không đƣợc hài hoà ở EU. Do vậy, mức thuế tiêu thụ đối với một sản phẩm nhất định có thể rất khác biệt giữa các nƣớc thành viên EU. - Thuế giá trị gia tăng: Tất cả các sản phẩm bán ở EU đều là đối tƣợng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT). Nhìn chung, mức thuế áp dụng đối với sản phẩm thiết yếu và mức thuế cao áp dụng đối với sản phẩm xa xỉ. Để có sự thống nhất trong chính sách thuế VAT, tháng 6/2001, Hội đồng Liên minh Châu Âu đã ban hành nghị định nhằm xoá bỏ những cản trở tiến tới sự hợp tác toàn diện giữa các nƣớc thành viên trong việc đấu tranh chống gian lận thƣơng mại. Thuế tiêu thụ áp dụng đối với một số sản phẩm phụ thuộc vào tác dụng của sản phẩm đó đối với công dân của cộng đồng và áp dụng đối với cả các sản phẩm nội địa và nhập khẩu. Các sản phẩm đang phải đƣơng đầu với các loại thuế này là đồ uống có và không có cồn, thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá. Ngoài ra, ở một số nƣớc thành viên, thuế tiêu thụ còn đánh vào dầu thực vật và các sản phẩm dầu dƣới hình thức nhƣ một loại “thuế xanh” để gây quỹ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trƣờng. Điều này nhấn mạnh rằng, thuế tiêu thụ chƣa đƣợc hài hoà trong toàn cộng đồng do có một số thành viên khác lại tiêu thụ đối với một số sản phẩm nhất định lại có thể khác nhau giữa các nƣớc thành viên. - Về giấy phép nhập khẩu: Giấy phép nhập khẩu có thể yêu cầu đối với hàng nhạy cảm và hàng chiến lƣợc. Trong số này, có hàng dệt (theo các quy tắc của Hiệp định đa sợi MFA), các sản phẩm thép, than đá và than cốc, vũ khí. Giấy phép nhập khẩu thông thƣờng đƣợc cấp không có quá nhiều khó khăn và nhà nhập khẩu có trách nhiệm viết đơn xin cấp giấy phép. Nếu số lƣợng giảm theo MFA và đối tƣợng của hạn ngạch nhập khẩu thì nhà sản xuất phải cung cấp cho nhà nhập khẩu giấy phép xuất khẩu hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu để nhà nhập khẩu xin đƣợc giấy phép nhập khẩu (hệ thống kiểm tra chéo). 13
  15. - Về hạn ngạch: EU đƣợc coi là đối tƣợng tự do trong kinh doanh thƣơng mại quốc tế. Tuy nhiên, cũng có một số sự hạn chế nhất định về hạn ngạch nhập khẩu, thủ tục giám sát và các biện pháp tự về khác nhằm chống lại bán phá giá và trợ giá. Nhập khẩu hàng hoá từ các nƣớc mà chi phí sản xuất thấp một cách bất thƣờng sẽ trở thành đối tƣợng bị áp dụng những hạn chế về số lƣợng hàng nhập. The đó, hàng nhập khẩu sẽ đƣợc áp dụng mức thuế quan thông thƣờng nếu đƣợc nhập vào EU với một số lƣợng quy định. - Về lệnh cấm: EU ban hành lệnh cấm đối với một số sản phẩm. Điều này có nghĩa là nhập khẩu bị cấm hoặc chỉ cho phép theo những điều kiện nhất định. Các lệnh cấm đƣợc áp dụng chủ yếu đối với việc mua bán các sản phẩm nguy hiểm nhƣ thuốc tân dƣợc, thuốc trừ sâu, phế thải hoá chất. Thực phẩm, sản phẩm điện, cây trồng và vật nuôi nhập khẩu có thể cũng là đối tƣợng bị cấm trên cơ sở sự cân nhắc về an toàn và sức khoẻ. Các luật quan trọng về những sản phẩm này là: Luật về chất thải và hoá chất và Công ƣớc về thƣơng mại quốc tế các loại hàng hoá gây nguy hiểm. Quy định và yêu cầu của thị trường: - Tiêu chuẩn hoá: Các tiêu chuẩn thƣờng đƣợc sử dụng để mô tả chất lƣợng và tính năng của hàng hoá dịch vụ và các tiêu chuẩn này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của thị trƣờng toàn cầu. Chúng cung cấp một hệ thống các tiêu chuẩn và ngôn ngữ chung cho việc phát triển thƣơng mại và kinh tế thế giới. Hầu hết các tiêu chuẩn này đều đƣợc xây dựng theo yêu cầu của nền công nghiệp. Tuy nhiên, uỷ ban Châu Âu cũng có thể yêu cầu các cơ quan tiêu chuẩn hoá xây dựng các tiêu chuẩn để thi hành luật pháp Châu Âu. Tiêu chuẩn hoá có ý nghĩa từ khi cộng đồng Châu Âu bắt đầu quá trình hoà hợp các tiêu chuẩn liên quan đến luật pháp để đảm bảo sự an toàn và sức khoẻ ngƣời tiêu dùng. Vì thế mà việc đáp ứng các tiêu chuẩn đã trở thành một điều quan trọng để thâm nhập thị trƣờng châu Âu. Hơn nữa, để thực hiện nguyên tắc tự do lƣu thông hàng hoá thì làm hoà hợp các tiêu chuẩn là việc 14
  16. làm rất cần thiết. Do đó, EU đang tạo ra những tiêu chuẩn thống nhất cho toàn Châu Âu trong các khu vực sản xuất sản phẩm mũi nhọn để thay thế hàng ngàn các tiêu chuẩn khác nhau của các quốc gia. Nhìn chung, các mức độ yêu cầu tối thiếu cho toàn châu Âu đang sẽ đƣợc đặt ra. Mỗi nƣớc thành viên đều đƣợc đặt ra các quy định bổ sung cho nền công nghiệp trong nƣớc. Tuy nhiên, bất cứ sản phẩm nào phù hợp với các quy định tối thiểu đều đƣợc phép tự do lƣu thông trong EU. - Tiêu chuẩn sức khoẻ và an toàn: Vấn đề sức khoẻ và an toàn ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi cá nhân tại EU. Việc áp dụng các tiêu chuẩn này chủ yếu liên quan đến phái khách hàng hơn là phía ngƣời lao động. Từ tháng 5 năm 1985, Hội đồng châu Âu đã duyệt phƣơng pháp tiếp cận mối liên quan đến bình thƣờng hoá và điều hoà hoá. Phƣơng pháp tiếp cận mới tiêu chuẩn hoá và quản lý chất lƣợng nhằm đảm bảo rằng chỉ có những sản phẩm an toàn và thoả mãn các yêu cầu bảo vệ sức khoẻ, môi trƣờng và ngƣời mới đƣợc ban hành nhƣ một kế hoạch cho việc phát triển thị trƣờng EU. Tuy vậy, cũng có hàng ngàn chỉ thị của EU đƣợc bãi bỏ do phƣơng pháp tiếp cận cũ về tiến trình hoà hợp hoá chi tiết đƣợc chấm dứt. Theo nhƣ phƣơng pháp mới này thì nhãn CE là một nhãn bắt buộc đối với nhiều sản phẩm công nghiệp. - Tiêu chuẩn môi trƣờng: Tại nhiều quốc gia châu Âu tiêu chuẩn môi trƣờng cũng là một tiêu chuẩn bắt buộc đối với hàng hoá khi nhập khẩu vào thị trƣờng này. Các tiêu chuẩn này không chỉ áp dụng cho sản phẩm mà cả bao bì của sản phẩm. Các nhà sản xuất phải tuân thủ những quy định về môi trƣờng để đƣợc xuất khẩu vào EU, còn các nhà nhập khẩu sẽ chuyển những yêu cầu này cho nhà xuất khẩu. II. NHỮNG THAY ĐỔI VỀ THỂ CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI CỦA EU 1. Điều chỉnh khuôn khổ chính trị - cải tổ thể chế 15
  17. Hiệp ƣớc Nice là một bƣớc tiến quan trọng của EU trong việc cải tổ thể chế cũng nhƣ hoạch định chính sách chuẩn bị cho đợt mở rộng lần này, với những nội dung liên quan tới cả những thành viên cũ và mới. - Mở rộng thủ tục bỏ phiếu đa số cho việc thông qua quyết định của Hội đồng trong các lĩnh vực chính sách mà trƣớc đây vẫn áp dụng thủ tục nhất trí. - Phân bổ lại số phiếu của các nƣớc thành viên cũ và mới trong thủ tục đa số đủ thẩm quyền; - Phân bổ lại số ghế trong Hội đồng Châu Âu; - Tăng cƣờng quyền hạn cho Uỷ ban châu Âu Các vấn đề liên quan tới mở rộng đối với từng thể chế cụ thể đƣợc trình bày chi tiết hơn ở phần dƣới đây. - Với Hội đồng Châu Âu: lần mở rộng này đặt ra những thách thức to lớn cho Hội đồng. Cho đến nay Hội đồng vẫn đƣợc xem nhƣ thể chế đạt đƣợc mức cân bằng hết sức nhạy cảm giữa đặc tính siêu quốc gia và quốc gia, giữa các nƣớc lớn và nƣớc nhỏ. Nhƣng khi có mƣời thành viên cả lớn lẫn nhỏ tham gia, việc phân chia lại quyền lực trong Hội đồng nhƣ thế nào để đảm bảo sự công bằng cũng nhƣ đạt đƣợc sự đồng thuận cao trong các quyết sách là một vấn đề. Việc phân bổ quyền lực giữa các nƣớc trong hoạch định chính sách chung đƣợc thể hiện qua số phiếu quy định cho mỗi nƣớc trong thủ tục đa số đủ thẩm quyền luôn là vấn đề căng thẳng trong cải tổ. Theo Hiệp định Gia nhập tháng 4/2003, quyết định của Hội đồng thông qua phải đạt ít nhất 232 phiếu thuận trong số 321 phiếu hay 72%, với 2/3 số thành viên và đạt tỷ lệ dân số 62% dân số EU trở lên. Những sửa đổi tại Hội nghị thƣợng đỉnh về tƣơng lai của Châu Âu tại Brussels tháng 12/2003 là việc thông qua quyết định chỉ cần 50% nƣớc thành viên đại diện cho 60% dân số EU ủng hộ là đƣợc. Pháp và Đức ủng hộ sáng kiến này vì tỷ lệ phiếu bầu tƣơng đối của họ giảm đi, nhƣng Tây Ban Nha và Ba Lan thì phản đối việc sửa đổi vì hò đang 16
  18. có số phiếu bầu khá cao, còn một số nƣớc nhỏ cũng không đồng tiền vì muốn duy trì quyền hạn của mình theo số lƣợng thành viên thông qua quyết định. Việc mở rộng các lĩnh vực chính trị cho thủ tục bỏ phiếu đa số cũng gặp khó khăn, Anh vẫn muốn duy trì những lĩnh vực nhạy cảm nhƣ thuế, an ninh, xã hội, chính sách ngoại giao và các thủ tục xét xử nhƣ cũ. Việc bất đồng ý kiến vừa rồi cũng làm cho việc cải tổ để đơn giản hoá các thủ tục bỏ phiếu là chƣa thể đƣa ra, mặc dù các chuyên gia đánh giá rằng nếu áp dụng các thủ tục phức tạp của Hiệp ƣớc Nice, thì có thể chỉ có 2% số công việc của EU đạt đƣợc thoả thuận, trong khi áp lực của mở rộng rất lớn, đòi hỏi phải giải quyết nhiều công việc liên quan tới ngân sách, thể chế, luật pháp... Hơn nữa, khi số thành viên tăng lên tới 25 và còn tiếp tục tăng nữa thì thời hạn luân phiên giữ chức chủ tục EU sẽ phải thay đổi nhƣ thế nào để không quá ngắn cho một phiên, nhƣng lại không bắt các nƣớc phải chờ đợi quá lâu mới đến lƣợt cũng đang là vấn đề. Ngoài ra việc soạn thảo các văn bản, biên dịch, phiên dịch theo ngôn ngữ của cả 25 thành viên cũng gây khó khăn cho hoạt động của Hội đồng. - Với uỷ ban châu Âu: Trƣớc đợt mở rộng, Uỷ ban cũng nhƣ các thể chế của EU cũng phải đổi mới theo tinh thần “hợp tác chặt chẽ hơn” của Hiệp ƣớc Nice, nhằm đảm bảo dân chủ và nâng cao tính minh bạch và hiệu quả hơn trong các chính sách. Trong khi đảm bảo dân chủ có thể làm tăng vai trò chính trị hay hoạch định chính sách của Uỷ ban, cho phép thể chế này có thêm quyền tự quyết định hơn thì thách thức về tính minh bạch hiệu quả đòi hỏi thể chế này phải có những cải tổ để nâng cao hơn nữa năng lực quản lý. Mặt khác cùng với việc mở rộng, cơ cấu của Uỷ ban sẽ phải có những thay đổi. Theo dự kiến, mỗi nƣớc thành viên sẽ chỉ đƣợc đề cử một uỷ viên, và phải đƣợc Hội đồng bổ nhiệm theo nguyên tắc đa số đủ thẩm quyền QMV, chức chủ tịch Uỷ ban sẽ do Hội đồng bầu ra theo nguyên tắc nhất trí. Việc các nƣớc lớn cũng chỉ đƣợc bầu một uỷ viên trong Hội đồng có thể làm cho các 17
  19. nƣớc “bình đẳng” hơn, tuy vậy các nƣớc lớn vẫn có cảm giác thiệt thòi hơn, mặc dù trong Hội đồng, số phiếu theo thẩm quyền đủ đã thay đổi. Hơn nữa, với dự kiến trong số 25 uỷ viên, sẽ có 15 uỷ viên chính thức và 10 uỷ viên dự khuyết để tập trung quản lý hiệu quả hơn, sẽ dẫn đến những nƣớc không phải là uỷ viên chính thức có cảm giác bị gạt ra ngoài lề, đặc biệt là các thành viên mới. - Với Quốc hội Châu Âu: Hiện nay đang diễn ra những chuyển biến lớn về quyền lực của Quốc hội châu Âu nhƣ một thể chế siêu quốc gia đƣợc bầu cử trực tiếp nhằm tăng tính dân chủ hợp pháp của Cộng đồng cũng nhƣ đƣa các thể chế EU gần gũi với ngƣời dân hơn. Đây cũng là những nỗ lực của Quốc hội gắn liền với quá trình cải tổ thủ tục hoạch định chính sách và phân bổ quyền lực giữa các thể chế nhằm đạt tới sự dân chủ, minh bạch và hiệu quả hơn. Việc mở rộng EU đòi hỏi phải tăng số ghế trong Quốc hội lên tới 732, và phân bổ lại số nghị sĩ của các nƣớc thành viên nhƣ Hiệp ƣớc Gia nhập quy định. Ngoài ra với số thành viên đông hơn, các lực lƣợng chính trị tham gia nhiều hơn, có thể dẫn tới những mâu thuẫn giữa tính hiệu quả và dân chủ. Dự thảo Hiệp ƣớc Hiến pháp quy định các sáng kiến của Uỷ ban Châu Âu phải đƣợc thông qua ở Quốc hội các nƣớc thành viên, sau đó mới phê chuẩn ở cấp siêu quốc gia, sẽ tăng tính dân chủ nhƣng có thể làm giảm hiệu quả vì thủ tục nhƣ vậy tốn rất nhiều thời gian, công sức. - Với toà án Châu Âu: Việc EU mở rộng sẽ buộc phải thay đổi cơ cấu của Toà án Châu Âu cũng nhƣ Toà án sơ thẩm. Hiệp ƣớc gia nhập quy định sẽ có sự thay đổi 3 năm một lần, 13 rồi 12 thẩm phán trong 25 thành viên. Toà sơ thẩm cũng sẽ tăng lên 25 thành viên. Ngoài ra việc tăng số lƣợng ngôn ngữ và phiên dịch trong hoạt động của toà án cũng là một vấn đề lớn. Một trong những thách thức lớn nhất là mặc dù các thành viên mới đã cam kết thông qua và sẽ áp dụng các acquis của Cộng đồng vào luật pháp nƣớc mình, nhƣng quá trình hoà hợp và hội tụ luật pháp này sẽ kéo dài. Sự khác biệt về luật pháp 18
  20. giữa các nƣớc thành viên cũ và mới cũng nhƣ giai đoạn quá độ này sẽ làm cho công việc của Toà án nặng nề hơn. Ngoài bốn thể chế chính trên, cải tổ cũng đƣợc thực hiện trong tất cả các thể chế còn lại của EU nhƣ Ngân hàng Trung ƣơng Châu Âu, Toà kiểm toán, Uỷ ban Kinh tế – xã hội, uỷ ban vùng. Những bất đồng mới đây giữa các thành viên tại Brussels và những trục trặc trong việc thông qua Hiệp ƣớc Hiếp pháp, cho thấy những kết quả đạt đƣợc tại Hiệp ƣớc Nice mới đơn thuần là sự xem xét một cách số học về số phiếu bầu và số ghế trong các thể chế của EU chứ chƣa phải là cách nhìn nhận lại thật sự cơ bản về hệ thống. Đó là những vấn đề liên quan tới dân chủ, minh bạch và hiệu quả, tới vai trò Quốc hội của các nƣớc thành viên, việc đơn giản hoá các Hiệp ƣớc, Hiến chƣơng về các quyền cơ bản và phân định rạch ròi quyền hạn giữa EU và các nƣớc thành viên. Đây mới thực sự là những thách thức to lớn về cải tổ thể chế, đảm bảo thành công cho đợt mở rộng lần này. Không chỉ cải tổ thể chế mà việc đảm bảo các chính sách và pháp luật của EU đƣợc thực hiện tốt trong một cộng đồng mở rộng là một thách thức to lớn đối với EU. Mặc dù các thành viên mới đã thông qua các acquis, nhƣng còn rất nhiều công việc mà EU phải làm để cải thiện khu vực hành chính của những nƣớc này, sao cho việc áp dụng các luật pháp và tiêu chuẩn của EU là công bằng và hiệu quả. Mặt khác EU cũng cần phải cải thiện việc thực thi luật pháp và chính sách sao cho phù hợp với cả thành viên cũ và mới. 2. Điều chỉnh chính sách kinh tế 2.1. Cải tổ chính sách ngân sách của Liên minh Đây luôn là lĩnh vực nhạy cảm gắn liền với nghĩa vụ và quyền lợi của các nƣớc thành viên và đã trải qua nhiều lần cải tổ nhƣ tôi đã trình bày ở phần trên. Đặc biệt trong đợt mở rộng lần này, cách biệt lớn về thu nhập bình quân đầu ngƣời, cũng nhƣ trình độ phát triển, tỷ trọng của lĩnh vực nông nghiệp 19
nguon tai.lieu . vn