Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH THỊ BÍCH THÚY Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ ÁP DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT TIẾN BỘ TRONG SẢN XUẤT RAU BẮP CẢI TẠI CÔNG TY TNHH KOLIA PHIA ĐÉN, NGUYÊN BÌNH, CAO BẰNG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Trồng Trọt Khoa : Nông học Khóa học : 2015-2019 THÁI NGUYÊN, 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH THỊ BÍCH THÚY Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ ÁP DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT TIẾN BỘ TRONG SẢN XUẤT RAU BẮP CẢI TẠI CÔNG TY TNHH KOLIA PHIA ĐÉN, NGUYÊN BÌNH, CAO BẰNG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Trồng Trọt Lớp : K47-TT-NO1 Khoa : Nông học Khóa học : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Hà Duy Trường THÁI NGUYÊN, 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là khâu cuối cùng của tất cả các sinh viên trước khi ra trường, nó như là 1 trang giấy cuối cùng để tổng kết lại tất cả những gì đã viết trong một cuốn sách cũng như là bài tổng kết lại quá trình học tập rèn luyện về đạo đức, kỹ năng và cùng những tư duy đó được áp dụng sáng tạo trên đồng ruộng, tránh sự xa rời giữa thực tiễn sản xuất đồng thời giúp cho sinh viên làm quen với thực tiễn sản xuất, nhằm nâng cao chuyên môn để khi ra trường trở thành một cán bộ kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Lời đầu tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Nông Học, các thầy giáo, cô giáo trong khoa. Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo: TS.Hà Duy Trường người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận này. Để hoàn thành được khóa luận này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến công ty TNHH Kolia, và toàn thể các anh chị tại công ty đã giúp đỡ và cho tôi nhiều kinh ngiệp quý báu. Trong suốt quá trình nghiên cứu, tôi nhận được sự quan tâm, sự động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cả vật chất và tinh thần của gia đình và bạn bè. Thông qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến những tấm lòng và sự giúp đỡ quý báu đó. Trong quá trình hoàn thành khóa luận, tôi đã có nhiều cố gắng.Tuy nhiên, khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, tôi kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Sinh viên Đinh Thị Bích Thúy
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình sản xuất cải bắp trên thế giới từ năm 2013 đến năm 2017 ......... 3 Bảng 2.2: Tình hình sản xuất cải bắp của một số nước trên thế giới ................ 4 Bảng 2.3. Tình hình sản xuất cải bắp ở Việt Nam trong những năm gần đây (2013 – 2017) .................................................................................................... 6 Bảng 4.1: Tình hình sản xuất của một số cây trồng chính của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây ........................................................................................ 23 Bảng 4.2: Số lượng gia súc, gia cầm của công ty ........................................... 25 Bảng 4.3: Vật liệu làm vòm che thấp ............................................................. 29 Bảng 4.4: Tần suất xuất hiện, mật độ sâu, tỷ lệ hại của sâu hại ..................... 31 Bảng 4.5: Kết quả hiệu quả kinh tế thực hiện trồng rau bắp cải của dự án ......... 33
  5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 2 DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 1.2. Mục đích ..................................................................................................... 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 3 2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau bắp cải trên thế giới và trong nước ............ 3 2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau bắp cải trên thế giới......................... 3 2.1.1.1 Tình hình sản xuất bắp cải trên thế giới ............................................... 3 2.1.1.2. Tình hình tiêu thụ rau bắp cải trên thế giới ......................................... 5 2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau bắp cải ở Việt Nam ......................... 5 2.1.2.1. Tình hình sản xuất bắp cải ở Việt Nam .............................................. 5 2.1.2.2.. Tình hình tiêu thụ rau bắp cải ở Việt Nam ......................................... 7 2.1.2.3. Tình hình nghiên cứu về giống rau bắp cải ở Việt Nam ..................... 9 2.2. Tình hình ứng dụng kỹ thuật tiến bộ liên quan đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây rau bắp cải ..................................................................... 11 2.3. Những khó khăn trong sản xuất kinh doanh rau bắp cải ...................... 13 2.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Kolia ............................................................................... 14 2.4.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 14 2.4.1. Điều kiện kinh tế- xã hội ....................................................................... 16 PHẦN 3: VÂT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ... 20 3.1. Địa điểm, thời gian nơi thực tập............................................................... 20 3.2. Nội dung thực hiện ................................................................................... 20 3.3. Phương pháp thực hiện............................................................................. 20
  6. iv PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 22 4.1. Hiện trạng sản suất, kinh doanh tại công ty ............................................. 22 4.2. Hiện trạng sản xuất, kinh doanh rau bắp cải của công ty ........................ 26 4.3. Đánh giá tình hình và kết quả áp dụng một số biện pháp kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất rau bắp cải tại công ty ............................................................. 28 4.3.1. Tình hình áp dụng một số biện pháp kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất rau bắp cải tại công ty ........................................................................................... 28 4.3.1.1. Giống trồng ........................................................................................ 28 4.3.1.2. Vườn ươm .......................................................................................... 28 4.3.1.3. Kỹ thuật trồng .................................................................................... 28 4.3.1.4. Bón phân ............................................................................................ 30 4.3.1.5. Chăm sóc ............................................................................................ 30 4.3.1.6. Phòng trừ sâu bệnh .............................................................................. 31 4.3.2. Kết quả ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất rau bắp cải tại công ty ........................................................................................................ 32 4.4. Thuận lợi, khó khăn và định hướng trong việc áp dụng một số kỹ thuật tiến bộ tại công ty. ........................................................................................... 34 4.5. Những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã tiếp thu được trong quá trình thực tập tại công ty. ......................................................................................... 35 4.6. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình đi thực tập tại công ty ............... 36 4.6.1. Điểm mạnh của bản thân ....................................................................... 37 4.6.2.Điểm yếu của bản thân ........................................................................... 37 4.6.3.Giải pháp nâng cao hiệu quả thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp của sinh viên .......................................................................................................... 38 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 40 5.1. Kết luận .................................................................................................... 40 5.2.Đề nghị ...................................................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42
  7. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của con người, vì rau cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như: vitamin, lipit, protein và các chất khoáng quan trọng như: canxi, photpho, sắt,... cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Ngoài ra rau còn cung cấp một lượng lớn các chất xơ có khả năng làm tăng nhu mô ruột và hệ tiêu hóa, là thành phần hỗ trợ sự di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa giúp cho hoạt đọng co bóp của đường ruột dễ dàng. Rau là nguyên liệu quan trọng trong ngành chế biến, đông thời là mặt hàng xuất khẩu co giá trị, góp phần làm tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Khi đời sống phát triển thì nhu cầu về rau ngày càng cao, vì nó không những chỉ cung cấp chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, mà rau còn là nguồn thức ăn giúp ngon miệng, dễ hấp thụ. Trong mâm cơm, rau quả tươi góp phần quan trọng để tăng sức hấp dẫn cho các món ăn. Khu vực Phia Đén - Phia Oắc là vùng nông thôn, miền núi cao, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, canh tác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên hiệu quả chưa cao. Mặt khác, phương thức sản xuất của người dân còn mang tính nhỏ lẻ thủ công. Việc bố trí mật độ trồng không khoa học, công tác bón phân, làm cỏ ít được quan tâm, bón không đúng quy trình nên không cung cấp đủ dinh dưỡng đúng thời điểm cây cần, thậm chí còn gây ngộ độc dinh dưỡng do bón không cân đối. Việc phòng trừ sâu bệnh hại cũng chưa được chú trọng, làm xuất hiện nhiều loài gây hại cho cây, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa hiệu quả, dẫn đến giảm giá trị kinh tế. Trước thực tế đó, công ty TNHH Kolia đã đi đầu trong áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, công ty đã xây dựng dự án: “Xây dựng mô hình rau hoa
  8. 2 ôn đới tăng thu nhập cho người dân khu vực Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” thời gian thực hiện từ tháng 11/2016 đến tháng 4/2019. Trong đó sản xuất 9ha rau bắp cải an toàn theo tiêu chuẩn VietGap áp dụng các kỹ thuật tiến bộ với hệ thống tưới tiêu tự động trong nhà có mái vòm thấp, nhà lưới, nhà màng nilon, trồng ngoài trời… Trong thời gian thực tập tại công ty thì công ty bắt đầu triển khai mô hình sản xuất rau bắp cải theo VietGap quy mô 0,4ha trồng trong nhà vòm thấp. Bản thân sinh viên khi thực tập tại công ty sẽ học hỏi được mô hình, kỹ thuật trồng rau bắp cải tại công ty để từ đó có đươc nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân. Xuất phát từ thực tế trên em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình sản xuất và ứng dụng một số kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất rau bắp cải tại công ty TNHH KOLIA, Phia Đén, Nguyên Bình, Cao Bằng”. 1.2. Mục đích - Đánh giá được hiện trạng sản xuất, kinh doanh rau bắp cải tại công ty. - Đánh giá được kết quả, thuận lợi, khó khăn, trong áp dụng kỹ thuật của sản xuất rau bắp cải tại công ty đồng thời xác định thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển rau bắp cải để tăng hiệu quả kinh tế. - Tìm ra bài học kinh nghiệm trong nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.
  9. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau bắp cải trên thế giới và trong nước 2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau bắp cải trên thế giới 2.1.1.1 Tình hình sản xuất bắp cải trên thế giới Xu hướng sản xuất của rau quả nói chung và rau cải bắp nói riêng là áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Bảng 2.1: Tình hình sản xuất cải bắp trên thế giới từ năm 2013 đến năm 2017 Chỉ tiêu Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (nghìn ha) (tấn/ha) (triệu tấn) 2013 2387,1 28,8 68,7 2014 2445,2 29,1 71,1 2015 2493,1 28,3 70,6 2016 2490,1 28,5 71,0 2017 2513,7 28,4 71,4 Nguồn: FAO Stat Database Results, 2018[11] Trong những năm trở lại đây từ năm 2013 – 2017 diện tích trồng cải bắp có xu hướng tăng nhẹ dao động từ 2387,1 – 2513,7 nghìn ha. Năng suất cải bắp của thế giới năm 2013 là 28,8 tấn/ha nhưng đến năm 2017 lại có dấu hiệu giảm nhẹ xuống 28,4 tấn/ha, cùng với đó thì sản lượng tăng rõ rệt từ 68,7 triệu tấn năm 2013 lên sản lượng 71,4 triệu tấn ở năm 2017, trong 05 năm tăng 2,6 triệu tấn. Có được kết quả như vậy cũng nhờ vào việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt đặc biệt trong sản xuất cây cải bắp.
  10. 4 Bảng 2.2: Tình hình sản xuất cải bắp của một số nước trên thế giới Tên nước Việt Nam Nhật Bản Trung Quốc Israel Chỉ tiêu Diện 2015 32,5 34,7 994,9 5,1 tích 2016 34,6 34,6 998,9 4,5 (nghìn 2017 37,4 35,6 1001,9 3,3 ha) Năng 2015 26,7 42,3 34,2 10,9 suất 2016 25,9 41,8 33,9 14,1 (tấn/ha) 2017 26,1 38,8 33,9 16,5 Sản 2015 0,86 1,46 34,1 0,055 lượng 2016 0,89 1,44 33,8 0,063 (triệu 2017 0,97 1,38 34,1 0,054 tấn) Nguồn: FAO Stat Database Results, 2018[11] Qua bảng 2.2 ta thấy: Về diện tích, Trung Quốc có diện tích trồng cải bắp lớn nhất là 1001,9 nghìn ha năm 2017, đứng thứ hai là Việt Nam với 37,4 nghìn ha và Israel là nước có diện tích trồng cải bắp thấp nhất 3,3 nghìn ha. Nhìn chung, từ năm 2015 đến năm 2017 diện tích trồng cải bắp tăng nhẹ, chỉ riêng Israel có dấu hiệu giảm ở năm 2017. Về năng suất, xu hướng giảm nhẹ từ năm 2015 đến năm 2016 nhưng đến năm 2017 lại có dấu hiệu tăng ở các nước Trung Quốc, Việt Nam . Tuy nhiên, riêng Israel năng suất tăng qua các năm, cụ thể là năng suất là 10,9 tấn/ha năm 2015 đến năm 2017 thì tăng 16,5 tấn/ha, tăng 5,6 tấn/ha. Riêng Nhật Bản lại có xu hướng giảm rõ rệt. Về sản lượng, xu hướng tăng giảm qua các năm ở các nước Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản cũng giống như xu hướng tăng giảm của năng suất.
  11. 5 Tuy nhiên ở Israel sản lượng năm 2016 tăng lên so với năm 2015 nhưng đến năm 2017 lại giảm. Như vậy, hướng sản xuất cải bắp của một số nước trên thế giới trong những năm tới sẽ phát triển nhanh hơn so với những năm trước. Diện tích trồng cải bắp sẽ có thay đổi nhiều do các chính sách quản lý và thương mại. Năng suất là chỉ tiêu để phản ánh tiến bộ nghiên cứu về cây cải bắp và chính sách là yếu tố quyết định tương lai của cây trồng này. 2.1.1.2. Tình hình tiêu thụ rau bắp cải trên thế giới Về nhu cầu tiêu thụ rau trên thế giới, theo Tổ chức nông lương liên hợp quốc năm 2010 tăng bình quân 3,6%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng về sản lượng chỉ khoảng 2,8%, như vậy thị trường rau trên thế giới chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Trong những năm qua nhu cầu nhập khẩu rau bình quân trên thế giới tăng 1,8% mỗi năm. Các nước và vùng lãnh thổ có nhu cầu nhập khẩu rau cao đó là Pháp, Đức, Canada khoảng 155.000 tấn mỗi năm; Anh, Mỹ, Bỉ, Hồng Công, Singapo khoảng 120.000 tấn mỗi năm. Một số nước có lượng rau xuất khẩu lớn trên thế giới đó là: Trung Quốc (609.000 tấn/năm); Italia, Hà Lan mỗi nước xuất khẩu khoảng 140.000 tấn/năm. Năm 2014, giá trị xuất khẩu rau xanh các loại đạt 3.921 triệu USD.[12] 2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau bắp cải ở Việt Nam 2.1.2.1. Tình hình sản xuất bắp cải ở Việt Nam Ở nước ta, cải bắp là loại rau được trồng phổ biến nhất để làm thực phẩm và chăn nuôi. Trước hết là giá trị dinh dưỡng với hàm lượng vitamin A, C, giàu sắt và Iốt rất tốt cho cơ thể. Khí hậu của nước ta có 4 mùa rõ rệt, cải bắp là cây trồng vụ đông có thể sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện lạnh của miền bắc, ngoài ra do sự phân cắt của địa hình thì ở Sa Pa, Đà Lạt là các vùng trồng rau lớn nước ta cũng phát triển mạnh loại cây trồng này. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật sản xuất rau công nghệ cao nên bắp cải có thể trồng quanh năm cung cấp rau cải bắp cho thị trường cũng như
  12. 6 tăng thu nhập cho người trồng rau, đặc biệt là trồng rau trái vụ đang là xu hướng sản xuất hiện nay. Tính đến năm 2014, Việt Nam có diện tích gieo trồng rau các loại khoảng 873 nghìn ha, năng suất tính bình quân cho các loại rau nói chung cả nước mới đạt khoảng 175 tạ/ha, sản lượng rau các loại cũng ước đạt 15,3 triệu tấn tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2013. Diện tích trồng rau quả của nước ta đã tăng lên nhanh chóng trong khoảng 5 năm trở lại đậy. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, khu vực Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng sản xuất rau lớn nhất nước, tiếp đó là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Những tỉnh có năng suất đạt cao nhất là Lâm Đồng, Đắk Lắk (Tây Nguyên), Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng (Đồng bằng sông Hồng), Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang (Đồng bằng sông Cửu Long), Tp. Hồ Chí Minh, năng suất rau trung bình đạt trên 200 tạ/ha.[12] Bảng 2.3. Tình hình sản xuất cải bắp ở Việt Nam trong những năm gần đây (2013 – 2017) Chỉ tiêu Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (nghìn ha) ( tấn/ ha) (triệu tấn) 2013 35,3 24,4 0,86 2014 36,0 25,2 0,90 2015 32,5 26,7 0,86 2016 34,6 25,9 0,89 2017 37,4 26,1 0,97 Nguồn: FAO Stat Database Results, 2018[11] Qua bảng 2.3 cho ta thấy: Diện tích trồng rau màu nói chung và cây bắp cải nói riêng tăng nhẹ từ 35,3 nghìn ha ở năm 2013 lên 36,0 nghìn ha năm 2014. Điều đáng chú ý là năm 2015 diện tích lại giảm sâu xuống còn 32,5 nghìn ha, tuy nhiên lại có dấu hiệu tăng đều đến năm 2017 đạt 37,4 nghìn ha.
  13. 7 Cùng với đó thì năng suất cũng tăng nhẹ từ 24,4 tấn/ha năm 2013 lên 26,7 tấn/ha năm 2015. Nhưng đến năm 2016 năng suất lại giảm xuống 25,9 tấn/ha rồi lại có dấu hiệu tăng lên ở năm 2017. Thế nhưng sản lượng lại khác, tăng từ 0,86 triệu tấn năm 2013 lên 906705 tấn năm 2014, đến năm 2015 lại giảm xuống còn 0,86 triệu tấn. Tuy nhiên lại có dấu hiệu tăng nhẹ lên 0,97 triệu tấn năm 2017. Như vậy, có thể nói năng suất và sản lượng cải bắp của nước ta tăng mạnh như vậy là do điều kiện khí hậu thích hợp cho sản xuất cải bắp và việc sử dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất; sử dụng giống rau cải bắp phù hợp; bố trí thời vụ trồng hợp lý góp phần tăng năng suất cải bắp. 2.1.2.2.. Tình hình tiêu thụ rau bắp cải ở Việt Nam - Theo Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 6 năm 2016, kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam ước đạt 351,2 triệu USD, tăng 39,5% so với cùng kỳ năm 2015.[12] - Hiện nay cả nước có khoảng 100 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp với tổng công suất 300.000 tấn sản phẩm/năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có đủ giấy phép xuất khẩu lại không lớn, các doanh nghiệp vẫn chủ yếu làm đầu mối thu mua và bán lại cho các thương lái nước ngoài để ăn chênh giá nên chưa có chiến lược xâm nhập thị trường bài bản đến từng thị trường. [13] - Tiêu thụ trong nước không nhiều và giá cả thất thường phụ thuộc vào lượng hàng nông sản cung cấp trong khi mức tiêu thụ hạn chế dẫn đến tình trạng một mặt hàng nông sản có năm rất đắt, có năm lại rất rẻ ảnh hưởng đến tính bền vững trong sản xuất. - Với nhu cầu tăng mạnh cùng với thói quen tiêu dùng hiện đại đang được hình thành, Việt Nam sẽ là thị trường hấp dẫn không thua kém bất cứ một thị trường nào trên thế giới về thực phẩm sạch. Một số tập đoàn lớn đã quay sang đầu tư rất mạnh cho các sản phẩm rau quả sạch như: Vingroup, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai,... Công ty Cổ phần rau quả thực phẩm An
  14. 8 Giang, cùng với việc quay về thị trường nội địa, hàng năm các sản phẩm rau quả sạch phục vụ cho thị trường nội địa của công ty chiếm tỷ trọng đến 30%. Các sản phẩm rau sạch và một số các loại rau khác có doanh thu từ 3 - 5 tỷ đồng/năm trước đây đã nâng lên 50 tỷ đồng/năm.[14] Dự án phát triển VietGap của Metro cho nông dân cũng đã cho thấy tiềm năng của ngành sản xuất rau quả sạch. Hiện nay, mỗi ngày hệ thống 19 trung tâm của Metro đã thu mua 35 tấn rau củ cho nông dân Lâm Đồng và các tỉnh miền Tây.[14] Tháng 4/2015 tập đoàn Showa Denko (Nhật Bản) đã đầu tư 1 triệu USD xây dựng nhà máy rau sạch tại tỉnh Hà Nam bằng công nghệ đèn led – công nghệ giúp rau tăng trưởng nhanh gấp 2,15 lần so với trồng bằng ánh sáng tự nhiên. Hiện Showa Denko đã có 21 nhà máy trồng rau sạch theo công nghệ đèn led tại Nhật Bản.[14] Trước đó giữa tháng 3/2015, UBND tỉnh Đồng Tháp và Tập đoàn phát triển nông thôn Hàn Quốc đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư hạ tầng phát triển nông nghiệp, nông thôn, thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển nông nghiệp. Dự án dự kiến được thực hiện trong 50 năm với diện tích 28.000 ha.[14] Ngoài Đà Lạt, năm 2014, hai Công ty Always và Veggy của Nhật Bản cũng đã đến Vĩnh Phúc đặt vấn đề phát triển dự án cung cấp rau sạch cho hệ thống nhà hàng Nhật tại Việt Nam và xuất khẩu sang Nhật. Sản xuất rau tại Hà Nội đạt gần 600.000 tấn/năm, tương đương 1.644 tấn/ngày. Với mức tiêu dùng khoảng 1 triệu tấn hàng năm, Hà Nội phải nhập thêm một lượng lớn rau từ các tỉnh khác. Nguồn cung bổ sung chủ yếu đến từ các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hổng như: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang và Hòa Bình. Nhu cầu nhập thêm rau của Hà Nội được dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới do tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn tới thu hẹp đất cho sản xuất nông nghiệp tại Thành Phố Thủ Đô.[14]
  15. 9 2.1.2.3. Tình hình nghiên cứu về giống rau bắp cải ở Việt Nam Theo Kurt (1957), Decandolle (1957), Lizgunova (1965) cải bắp có nguồn gốc ở châu Âu-vùng Địa Trung Hải, ven biển Đại Tây Dương và Bờ Biển Bắc. Theo Becker-Dillingen (1956), Lizgunova (1965) cải bắp còn có nguồn gốc từ sự biến đổi của một số loại rau ăn lá. Cải bắp có tên tiếng Anh: Head cabbage; tên khoa học: Brassica oleracea L.var.capitata thuộc giới (regnum): Plantae, ngành (divisio): Magnoliophita, lớp (class): Magnoliopsida, bộ (ordo): Brassicales, họ thập tự: Crucifereae. Trong sản xuất nông nghiệp giống là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng nông sản. Sử dụng các loại giống có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu cao là yêu cầu quan trọng, tuy nhiên mỗi loại giống có một yêu cầu riêng về sinh thái cũng như điều kiện canh tác. Do đó để phát triển một loại cây trồng bất kỳ thì việc lựa chọn giống thích hợp là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất. Cây cải bắp là loại cây trồng có nguồn gốc ôn đới được di nhập vào nước ta và thường được trồng vào vụ Đông Xuân bắt đầu gieo hạt từ tháng 8 và kết thúc thu hoạch vào tháng 3 năm sau. Có rất nhiều giống cải bắp đang được trồng ở Việt Nam, trong đó những giống được trồng phổ biến như: giống Green heat, giống Green Nova, giống CB 26, giống K 60 (King 60), giống F1 TN 278, giống KK cross, giống Newtop, giống Hà Nội (cải bắp Phù Đổng).[4] * Đặc điểm sinh học và nông học của cây cải bắp: Cải bắp có chỉ số diện tích lá cao, hệ số sử dụng nước rất lớn có bộ rễ chùm phát triển nên chịu hạn và chịu nước hơn su hào và súp lơ. Đặc biệt ở cải bắp khả năng phục hồi bộ lá khá cao. Hạt cải bắp nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 18 – 200C. Cây phát triển thuận lợi nhất ở 15 – 180C.
  16. 10 Nguồn gốc phát sinh của cải bắp từ vùng Địa Trung Hải, cải bắp thuộc nhóm cây ưa ánh sáng ngày dài nhưng cường độ chiếu sáng yếu. Do vậy, trong điều kiện vụ đông xuân ở nước ta, cây cải bắp thường rút ngắn thời gian sinh trưởng so với vùng nguyên sản. Độ ẩm thích hợp với cải bắp là từ 75 - 85%, ẩm độ không khí khoảng 80 - 90%. Đất quá ẩm (trên 90%) kéo dài 3 - 5 ngày sẽ làm rễ cây nhiễm độc vì làm việc trong điều kiện yếm khí. Cải bắp ưa đất thịt nhẹ, cát pha, tốt nhất là đất phù sa bồi, có độ pH= 5,6 - 6,0. Do có lượng sinh khối lớn nên cải bắp yêu cầu dinh dưỡng cao. Các nhà chuyên môn đã tính toán, để có năng suất 80 tấn/ha, cải bắp đã lấy đi của đất 214 kg đạm, 79 kg lân, 200 kg kali, tức là tương đương với 610 kg đạm urê, 400 kg supe lân, 500 kg clorua kali. Vì vậy, phải đảm bảo lượng phân bón sao cho cây có trạng thái tốt, chống chịu sâu bệnh và cho năng suất cao. Các yêu cầu này cần phải được tuân thủ thông qua biện pháp kỹ thuật. * Một số nghiên cứu về giống cải bắp trồng ở Việt Nam: Dẫn theo luận văn của Sa Nhật Tâm (2013) các giống cải bắp đang trồng ở nước ta hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ một số nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước thuộc Liên Xô cũ, diện tích cải bắp được phát triển trên địa bàn cả nước, đối với vụ Đông Xuân sớm thì chủ yếu tại các vùng như Đà Lạt – Lâm Đồng, Mộc Châu – Sơn La, Sa Pa – Lao Cai. Các giống phổ biến hiện nay gồm: + Giống Green heat (thời gian sinh trưởng 115 ngày), Caakacr1, Caakacr2 (106 ngày). + Giống Green Nova là giống lai F1 có thời gian sinh trưởng từ 90 - 95 ngày, có thể lưu gốc tới 110 ngày vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; khả năng chống chịu lạnh rất tốt; tỷ lệ cây bị bệnh sưng cổ rễ thấp, tỷ lệ cây phân ly thấp, dưới 1%; năng suất thu hoạch cao (60 - 65 tấn/ha), chất lượng tốt. Sau khi thu hoạch 3 - 4 ngày bắp Green Nova vẫn giữ được màu xanh; độ chặt bắp cao nên trong quá trình vận chuyển tiêu thụ ít bị dập, bầm lá ngoài.
  17. 11 + Giống cải bắp CB 26 bắt đầu được chọn tạo từ năm 1981, được công nhận đưa vào sản xuất năm 1990. Những đặc tính chủ yếu: đường kính tán lá 40 - 50 cm, dạng bắp bánh dày cao 13 - 15 cm, đường kính bắp 15 -17 cm. Là giống cải bắp sớm, ngắn ngày, thời gian từ trồng đến thu hoạch 75 - 90 ngày, năng suất trung bình 30 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt 35 tấn/ha, tỷ lệ cuốn bắp 92 - 95%. Khối lượng trung bình/ bắp từ 1,2 - 1,5kg, cuốn khá chặt, phẩm chất tốt, giòn, kích thước bắp vừa phải, thuận tiện cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, cây chịu được nhiệt độ cao vào lúc cuốn, chống bệnh héo rũ và thối nhũn tốt. + Giống cải bắp K60 (King 60) được nhập nội từ Nhật Bản, được Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Trung ương tiến hành trồng khảo nghiệm từ năm 1998 và có triển vọng tốt, đặc tính chủ yếu: Lá xanh thẫm, to, dày, gân lá trắng. Bắp to, tròn, đường kính tán cây từ 50 - 60cm. Tỷ lệ cuốn bắp cao, đạt 96 - 98%, khối lượng 1 bắp từ 1,7 - 2,0kg, thời gian từ trồng đến thu hoạch khoảng 80 - 95 ngày. Là giống có tiềm năng năng suất cao, năng suất trung bình đạt 50 - 60 tấn/ ha, phẩm chất ngon, ăn giòn, ngọt. Dạng hình cây đẹp, khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh cũng như sâu bệnh tốt, là giống có khả năng chịu thâm canh cao. + KK cross: Là giống lai F1 của Nhật được trồng phổ biến ở vùng đồng bằng các tỉnh phía Nam từ lâu, thời gian thu hoạch 80 - 90 ngày, năng suất bình quân 30 - 40 tấn/ha. + Newtop: Là giống lai F1, thời gian từ cấy đến thu hoạch 75 - 85 ngày, năng suất bình quân 30 - 40 tấn/ha.[5] 2.2. Tình hình ứng dụng kỹ thuật tiến bộ liên quan đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây rau bắp cải * Những nghiên cứu về sâu tơ (Plutella xylostella) Sâu tơ (Plutella xylostella L) là một trong những loài sâu hại rau họ thập tự được nhiều nhà khoa học ở các quốc gia trên thế giới quan tâm nghiên cứu, do tính chất gây hại đối với sản xuất và tính kháng thuốc của nó.
  18. 12 Theo Lê Trịnh Thịnh (1996) cho biết sâu tơ là loài sâu hại rất nguy hiểm trên rau họ thập tự, sâu thuộc họ ngài đêm roctuidae, bộ cánh vẩy lepidoptera. Sâu tơ hại tất cả các loại rau trong họ thập tự có giá trị kinh tế như bắp cải, su hào, suplơ, ... Chúng được coi là đối tượng sâu hại quan trọng ở hầu hết tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong vùng Nam và Đông Nam Châu Á như Thái Lan, Malayxia, Indonexia, Philippin, Đài Loan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Dẫn theo tài liệu của Nguyễn Thị Thu Hằng (2001) các kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học của sâu tơ đã cho biết: Tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường ở từng nước khác nhau mà vòng đời sâu tơ cũng khác nhau như: ở Canada vòng đời của sâu khoảng 14 - 21 ngày; ở Hongkong 22 - 37 ngày; ở Malaysia 10,8 - 27,0 ngày. Theo tác giả Koshihara (1985) thì ở nhiệt độ khoảng 200C thì vòng đời của sâu tơ là 23 ngày nhưng khi nhiệt độ là 250C thì vòng đời rút ngắn lại 16 ngày. Theo Ong và Soon, (1990) cho rằng sâu non phân bố trên cây chủ yếu ở mặt dưới lá non và lá bánh tẻ để gây hại, đến cuối tuổi 4 thì di chuyển xuống mặt dưới của các lá già và kẽ lá để hoá nhộng. Như vậy việc tỉa bỏ lá già sẽ góp phần hạn chế số lượng sâu chuyển tiếp sang lứa sau trên ruộng rau. * Những nghiên cứu về Sâu xanh bướm trắng (Piesis sapae) Sâu xanh bướm trắng thuộc họ Pieridae, bộ cánh vẩy Lepidoptera cũng gây hại mạnh đến hầu hết khắp các nước trên thế giới, có phạm vi ký chủ rộng hơn sâu tơ gồm 9 họ và 35 loài thực vật khác nhau như: họ thập tự, họ cúc, họ bách hợp v.v. Tuy nhiên chúng phá hoại nặng trên họ rau thập tự. Các nghiên cứu của Liu.S.S, Brough E.J và Norton G.A,(1995) cho biết trong suốt thời kỳ sâu non, sâu xanh bướm trắng ăn được từ 14,5 – 50cm2 lá bắp cải, trong đó riêng tuổi 4 và tuổi 5 ăn từ 11,4 - 44cm2 lá, gấp 3,7 - 7,3 lần so với thức ăn tuổi 1 và tuổi 3.
  19. 13 Các kết quả nghiên cứu về sâu xanh bướm trắng của tác giả Lê Văn Trịnh năm1998 cho biết, vòng đời của sâu xanh bướm trắng từ 19 - 30 ngày, tuỳ điều kiện nhiệt độ, ẩm độ khác nhau. Số trứng một bướm cái đẻ 120,5 - 141,6 và tỷ lệ nở của trứng là 90,2 - 95,5%. Mỗi năm có 15 lứa sâu phát sinh với khoảng cách giữa 2 lứa là 20 - 26 ngày. Theo Nguyễn Thúy Hà (2010) mật độ sâu phát sinh trên đồng ruộng có liên quan chặt chẽ với nhiệt độ, ẩm độ không khí và lượng mưa. Mưa phùn nhẹ hoặc độ ẩm cao kết hợp với nhiệt độ cao từ 25 - 280C, có nắng nhẹ là điều kiện thuận lợi cho sâu xanh bướm trắng phát triển và gây hại nặng trên họ rau thập tự.[10] Ứng dụng đồng bộ kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất rau trái vụ an toàn, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất tại Hải Phòng. Trong suốt quy trình sản xuất rau, người dân sẽ sử dụng chế phẩm hữu cơ, phân bón tạo sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà không sử dụng những chất hóa học nhân tạo. [15] - Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới và ở Việt Nam: qua tìm hiểu thì cần tăng diện tích trồng và nâng cao năng suất, chất lượng rau cải bắp trong tương lai và có các chính sách nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ đặc biệt là xuất khẩu nông sản ra nước ngoài. - Công tác nghiên cứu giống rau cải bắp: Tiếp tục có các công trình nghiên cứu khoa học về giống để có 1 bộ giống rau cải bắp tốt nhất đáp ứng nhu cầu của người sản xuất rau. - Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rau, cần tiếp tục được nghiên cứu và áp dụng trong thời gian tới. 2.3. Những khó khăn trong sản xuất kinh doanh rau bắp cải - Do thực trạng sản xuất còn nhỏ lẻ, chất lượng rau không đồng đều, thiếu kiến thức thị trường và khó khăn trong việc tiếp cận những thông tin
  20. 14 thị trường cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sau thu hoạch yếu kém. - Phòng trừ sâu bệnh tự phát không đồng đều dẫn đến hiệu quả không cao. - Áp dụng chưa đúng các kỹ thuật trong sản xuất. - Bón phân chăm sóc không đúng kỹ thuật trong sản xuất. - Điều kiện khí hậu không thuận lợi. 2.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Kolia 2.4.1. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến công việc sản xuất cũng như xuất khẩu bưởi tại công ty như vị trí địa lý, địa hình đất đai phù hợp với những giống bưởi được trồng tại trang trại , hệ thống sông ngòi đa dạng thuận lợi cho việc tưới tiêu, đồng thời cũng có mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc đi lại và buôn bán các sản phẩm của công ty. Dưới đây là một số điều kiện cụ thể có ảnh hưởng mật thiết đến sản xuất kinh doanh của trang trại: +) Vị trí địa lý Xã có tổng diện tích tự nhiên 8.157,33 ha. Trong đó: đất sản xuất nông nghiệp 756,00 ha chiếm 9,3%, đất lâm nghiệp 6.775,85 ha chiếm 83,06% và đất chưa sử dụng 532,10 ha chiếm 6,5%. Xã có địa hình đồi núi phức tạp, độ dốc cao, đường đi lại khó khăn đối với địa bàn xóm; gây khó khăn cho phát triển kinh tế ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trao đổi hàng hóa của bà con nhân dân. Thành Công là một xã vùng cao, nằm ở phía Nam của huyện Nguyên Bình. Cách trung tâm thị trấn Nguyên Bình 45 km và cách trung tâm Thành Phố Cao Bằng 90 km.[16] Có vị trí giáp danh như sau: Phía Bắc: giáp xã Phan Thanh, xã Quang Thành; Phía Tây: giáp xã Phan Thanh;
nguon tai.lieu . vn