Xem mẫu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi thông tin tham khảo, số liệu trong nghiên cứu sử dụng đều được ghi nguồn rõ ràng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đều đã được cảm ơn. Kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được sử dụng trong các công trình nghiên cứu nào. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015 Sinh viên Lục Văn Luật LỜI CẢM ƠN i Sau hơn 5 tháng nỗ lực thực hiện khóa luận nghiên cứu về đề tài “Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo trên địa bàn xã Cát Tân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa” đã được hoàn thành. Ngoài sự cố gắng hết mình của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp rất nhiều từ phía nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè. Để có được kết quả này tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo – CN. Nguyễn Thanh Phong thuộc Bộ môn Nông Nghiệp & Chính Sách­ Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ tôi hoàn thành một cách tốt nhất khóa luận tốt nghiệp trong suốt thời gian làm đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực tập Và không thể không nhắc tới sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ Ủy Ban nhân dân xã Cát Tân, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại đó. Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kiến thức thực tế về vấn đề nghiên cứu còn hạn chế nên khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn bè để đề tài được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015 Sinh viên Lục Văn Luật ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên và lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều hạn chế: thu nhập của người dân chủ yếu là xoay quanh mức cận nghèo, kết quả giảm nghèo thì không được bền vững, đặc biệt với những vùng cao, vùng dân tộc thiểu số thì giảm nghèo lại chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nguyên nhân chính của kết quả đó là do sự tham gia của cộng đồng vào giảm nghèo còn quá hạn chế. Họ gần như chỉ tham gia một cách thụ động chứ chưa tham gia một cách toàn diện và chủ động. Vậy vấn đề đặt ra là phải làm cách nào để tăng cường sự tham gia của người dân vào giảm nghèo, để họ tham gia một cách chủ động và đầy đủ. Vì chỉ có như thế thì công tác giảm nghèo với đạt được hiệu quả và bền vững. Cát Tân là một xã nghèo thuộc huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích đất là 1655,11 ha, có điều kiện tự nhiên phức tạp, chủ yếu là đồi núi. Xã cũng là địa bàn tập trung khá đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống gồm Thái, Thổ và Mường, trong đó chiếm đại đa số là đồng bào dân tộc Thổ và Thái. Tuy có nhiều cố gắng, nỗ lực giảm nghèo của chính quyền và người dân nhưng tỷ lệ hộ nghèo ở xã vẫn cao, năm 2014 là 32,93%, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước là 5,8% (2014). Điều đáng nói ở đây là trong số hộ nghèo của xã thì có tới 76% số hộ nghèo là dân tộc Thổ và Thái. Cái nghèo đã thành vòng luẩn quẩn và theo bám họ suốt những năm tháng qua cho đến tận bây giờ vẫn chưa có những giải pháp hiệu quả và bền vững. Đặc biệt công tác xóa đói giảm nghèo triển khai xuống xã còn quá hạn chế, chưa tập trung vào các nhu cầu thiết yếu iii của cộng đồng, chưa huy động được sự tham gia một cách tích cực của người dân. Bên cạnh đó là trình độ của cán bộ còn thấp, nhận thức của người dân còn chậm cũng làm cho công tác giảm nghèo của xã đạt hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân sâu xa chính là sự tham gia của người dân vào công tác xóa đói giảm nghèo còn yếu. Chính vì vậy mà tôi chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo trên địa bàn xã Cát Tân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa” Khóa luận nêu lên những vấn đề cơ bản về sự tham gia, cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo. Qua đó có những cơ sở lý thuyết để đánh giá được thực trạng sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã Cát Tân còn yếu, dẫn đến hiệu quả của các chương trình giảm nghèo là không cao. Từ thực trạng đó ta có thể thấy nguyên nhân chính dẫn đến sự tham gia thiếu tích cực đó là do trình độ cán bộ triển khai chính sách hạn chế về các mặt như: thông tin, sự hỗ trợ về vốn, các tiêu chí chưa rõ ràng,… . Về các hoạt động phát triển kinh tế hộ thì người dân tham gia hết sức tích cực tuy nhiên kết quả lại chưa đáng kể. Nguyên nhân là do trình độ học vấn còn thấp, giao thông đi lại phức tạp, hệ thống thủy lợi tạm bợ, chưa kiên cố đã dẫn đến việc trồng trọt, chăn nuôi không đạt hiệu quả, ngoài ra phải kể đến sự thiếu thông tin thị trường đầu vào và đầu ra của người dân. Qua đây ta có thể thấy rằng bộ phận lớn người dân ở đây rất muốn mình được tham gia một cách đầy đủ và toàn diện, tuy nhiên đã có rất nhiều nguyên nhân làm giảm sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong các hoạt động giảm nghèo. Vậy vấn đề cấp thiết được đặt ra đó là: các cấp chính quyền từ trung ương đến đại phương cần đưa ra các giải pháp để tăng cường sự tham gia của người dân trong các hoạt động giảm nghèo. Cụ thể: với nhà nước bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các CT, DA đang có, cải cách cách thức thực hiện cũng như huy động nguồn lực cho iv phù hợp với từng địa phương, từng hạng mục công trình. Cần tăng cường các hỗ trợ PTKT, XĐGN cho các vùng kinh tế khó khăn, có tỉ lệ đói nghèo cao. Đối với cấp xã, thôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và các tổ chức kinh tế, chính trị ­ xã hội về mục đích, vai trò và ý nghĩa của việc huy động sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động kinh tế để giảm nghèo. Đối với cộng đồng phải nhận thức đúng đắn xóa đói giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của cộng đồng mà phải có sự nỗ lực tự giác vươn lên của chính bản thân hộ nghèo. Tóm lại cần phải có sự vào cuộc hết sức mạnh mẽ và tích cực của cả người dân và chính quyền thì công tác giảm nghèo mới đạt được hiệu quả và bền vững. v ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn