Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LĂNG THANH TỨ Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA MÔ HÌNH TRỒNG RAU TẠI TRANG TRẠI SHINOHARA MASAHITO LÀNG KAWAKAMI NHẬT BẢN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên - năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LĂNG THANH TỨ Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA MÔ HÌNH TRỒNG RAU TẠI TRANG TRẠI SHINOHARA MASAHITO LÀNG KAWAKAMI NHẬT BẢN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý tài nguyên Lớp : K46 QLĐĐ N03 Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Ngọc Anh Thái Nguyên – năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em ðã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với tên ðề tài: ” Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của mô hình sản xuất rau tại trang trại Shinohara Masahito làng Kawakami Nhật Bản” Có được kết quả này lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS:Nguyễn Ngọc Anh - Giảng viên Khoa Quản lý tài nguyên - giáo viên hướng dẫn em trong quá trình thực tập đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm khóa luận. Xin cảm ơn Ban Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,Trung tâm Đào tạo và phát triển quốc tế ITC đã tạo cơ hội và điều kiện để em đi thực tập tại Nhật Bản. Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới ông Senki Yasuyui chủ trang trại đã giúp đỡ em hoàn thành công việc và cung cấp thông tin, kiến thức để hoàn thành đề tài. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ của các thầy cô trong khoa quản lý tài nguyên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Do kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện đề tài em đã gặp không ít những khó khăn, do vậy mà đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn! Thái Nguyên,thángnăm 2019 Sinh viên Lăng Thanh Tứ
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Sản lượng xà lách và cải thảo của TT Shinohara Masahito năm 2018........................................................................................... 29 Bảng 4.2: Doanh thu của TT Shinohara Masahito năm 2018 .......................... 29 Bảng 4.3: Chi phí sản xuất hàng năm của TT Shinohara Masahito năm 2018........................................................................................... 30 Bảng 4.4: Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của TT Shinohara Masahit0o ......................................................................................... 31 Bảng 4.5: Hiệu quả kinh tế trồng trọt xà lách và cải thảo của TT Shinohara Masahito năm 2018 ......................................................... 32
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ quy trình tạo ra sản phẩm của TT Shinohara Masahito........ 22 Hình 2.2: Sơ đồ mô hình tổ chức TT Shinohara Masahito ............................. 25
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế ĐVT : Đơn vị tính SXKD : Sản xuất kinh doanh TSCĐ : Tài sản cố định TT : Trang Trại
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết .......................................................................................... 1 1.2 . Mục tiêu ................................................................................................. 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học................................ 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................. 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 3 2.1. Cơ sở khoa học ....................................................................................... 3 2.2. Tổng quan về nền nông nghiệp Nhật Bản .............................................. 4 2.3. Một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam ..... 9 2.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về đánh giá hiệu quả sử dụng đất . 9 2.3.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................... 11 PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 14 3.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ......................................................... 14 3.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 14 3.3 Nội dung nghiên cứu.............................................................................. 14 3.3.1: Giới thiệu chung về đất nước Nhật Bản và trang trại .................... 14 3.3.2: Đánh giá về mô hình tổ chức và cách quản lý nguồn lực .............. 14 3.3.3: Đánh giá hiệu quả kinh tế tại trang trại Mashahito Shinohara ...... 14 3.3.4: Thuận lợi ,khó khăn và giải pháp khi áp dụng mô hình sản xuất rau ở Nhật Bản vào Việt Nam ........................................................................ 14
  8. vi 3.4. Phương pháp thực hiện ......................................................................... 14 3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp ................................ 14 3.4.2.Thu thập số liệu sơ cấp:................................................................... 15 3.4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .......................................... 15 3.4.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất ...................... 15 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 17 4.1. Giới thiệu chung về đất nước Nhật Bản và trang trại ........................... 17 4.1.1. Giới thiệu chung về đất nước Nhật Bản ......................................... 17 2.1.2. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 17 4.1.2 Giới thiệu về trang trại .................................................................... 22 4.1.3. Quy trình sản xuất .......................................................................... 22 4.2. Đánh giá về mô hình tổ chức và cách quản lý nguồn lực.................... 25 4.2.1.Phân tích mô hình tổ chức của trang trại......................................... 25 4.2.2 Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của cơ sở .......... 26 4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất rau tại trang trại Shinohara Masahito....................................................................................................... 29 4.4. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp khi áp dụng mô hình sản xuất vào Việt Nam ...................................................................................................... 33 4.4.1. Thuận lợi ........................................................................................ 33 4.4.2. Khó khăn ........................................................................................ 33 4.4.3. Đề xuất giải pháp............................................................................ 33 PHẦN 5: dKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 36 5.1. Kết luận ................................................................................................. 36 5.2 Kiến nghị................................................................................................ 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 38
  9. 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết Nằm ở khu vực Đông Á với diện tích 377.972,75 km2, Nhật Bản có một ngành nông nghiệp phát triển ở trình độ cao. Bất chấp điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt và là một trong những quốc gia xảy ra nhiều thiên tai nhất thế giới . Mặc dù lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 3% dân số nhật Bản làm nông nghiệp nhưng cung cấp đầy đủ thức ăn chất lượng cao cho hơn 127 triệu dân. Tại Việt Nam nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu, trong đó ngành trồng trọt chiếm 75% giá trị sản lượng nông nghiệp. Sự phát triển của ngành trồng trọt có ý nghĩakinh tế rất to lớn….vậy chúng ta cần sử dụng đất sao cho hợp lý? Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế, với nền kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão cùng với đời sống người dân không ngừng được nâng cao. Trong bối cảnh đó, việc không ngừng sáng tạo và áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất là hướng đi tất yếu để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến trên thế giới, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đời sống của người dân. Chính vì vậy việc học hỏi, tham khảo kinh nghiệm của Nhật Bản quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là vô cùng cấp thiết Do đó em đã tiến hành thực hiện đề tài ” Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của mô hình sản xuất rau tại trang trại Shinohara Masahito làng Kawakami Nhật Bản” tại trang trại Shinohara Masahito. Một trong những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển bậc nhất thế giới. Để tìm hiểu về mô hình tổ chức sản xuất, cách thức và cách sử dụng đất một cách hợp lý mà họ
  10. 2 áp dụng trong nông nghiệp để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu của thị trường khó tính trên thế giới. Từ đó tìm ra các giải pháp trong sử dụng đất nông nghiệp ứng dụng được ở Việt Nam. 1.2 . Mục tiêu  Tìm hiểu mô hình tổ chức, kế hoạch tổ chức kinh doanh của trang trạiShinohara Masahito  Tìm hiểu các ứng dụng khoa học công nghệ được sử dụng tại trang trại  Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của mô hình sản xuất rau tại trang trại Shinohara Masahito làng Kawakami Nhật Bản 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường làm quen với thực tế. - Nâng cao kiến thức thực tế. - Tích luỹ được kinh nghiệm phục vụ cho công việc sau này. - Bổ sung tư liệu cho học tập. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Để góp phần bảo vệ bền vững và hiệu quả đất nông nghiệp thì công tác xây dựng báo cáo hiện trạng đất sản xuất là rất cần thiết, nhằm giúp cho chủ trang trại, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách về kinh tế, về đất đai chủ động nắm vững diễn biến đất nông nghiệp tại từng nơi, từng khu vực. - Biết được mặt mạnh, mặt yếu kém, những khó khăn và tồn tại trong công tác quản lý, sử dụng tài đất nông nghiệp ở trang trại. - Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất hợp lí, hiệu quả sao cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của trang trại trên cơ sở phát triển bền vững.
  11. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1 khái niệm về đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là tất cả những diện tích được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, diên tích nghiên cứu thí nghiệm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Kể cả diện tích đất lâm nghiệp và các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp. 2.1.2. Tầm quan trọng của đánh giá đất Đánh giá đất đai là một phần quan trọng của việc đánh giá tài nguyên thiên nhiên và cũng là cơ sở để định hướng sử dụng đất hợ lý, bền vững trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Hiện nay trên thế giới có khoảng 3.3 tỷ ha đất nông nghiệp, trong đó đã khai thác đươcc 1.5 tỷ ha, còn lại đa phần là đất xấu, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trong 45 năm qua, theo kết quả đánh giá của Liên hợp quốc về “Chương trình môi trường” cho thấy: 1,2 tỷ ha đất đang bị thoái hóa ở mức trung bình hoặc nghiêm trọng do những hoạt động của con người. Hằng năm có khoảng 6-7 triệu ha đất nông nghiệp bị loại bỏ do xói mòn và thoái hóa. Để giải quyết được nhu cầu về lương thực không ngừng gia tăng con người phải tiến hành thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc ngăn chặn được những suy thoái về tài nguyên đất đai gây ra do sự thiếu hiểu biết của con người và hướng tới việc sử dụng và quản lý đất một cách có hiệu quả trong tương lai thì công tác nghiên cứu về đánh giá đất là rất quan trọng và cần thiết .
  12. 4 Như vậy, đánh giá đất đai gắn liền với sự tồn tại của loài người và khoa học công nghệ: gắn liền với việc sử dụng đất hiện tại và tương lai: là cơ sở cốt lõi để sử dụng đất bền vững. Việc đánh giá đất phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian, thời gian, các yếu tố tự nhiên và xã hội. Đánh giá đất đai không chỉ là lĩnh vực khoa học tự nhiên mà còn mang tính kinh tế và kỹ thuật nữa. Vì vậy, cần kết hợp chuyên gia của nhiều ngành tham gia đánh giá đất . 2.1.3. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong nông nghiệp Đất đai đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. C.Mác đã nhấn mạnh “Đất là mẹ, lao động là cha của mọi của cải vật chất xã hội”, “Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể” Các Mac (1949). Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành và phát triển mọi nền văn minh vật chất, văn hóa tinh thần, các thành tựu khoa học công nghệ đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản - sử dụng đất. Trong sản xuất nông lâm nghiệp đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Ngoài vai trò là cơ sở không gian, đất còn có hai chức năng đặc biệt quan trọng: Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản xuất: Là nơi con người thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng vật nuôi để tạo ra sản phẩm. 2.2. Tổng quan về nền nông nghiệp Nhật Bản Là một nền kinh tế thị trýờng phát triển. Năm 2016, quy mô nền kinh tế này theo thước đo GDP danh nghĩa lớn hàng thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, còn theo thước đo GDP ngang giá sức mua thì lớn thứ tư sau Mỹ, Trung Quốc và Ấn Ðộ.
  13. 5 Trải qua nhiều biến động trong suốt lịch sử, cuối cùng, kinh tế Nhật Bản đã và đang tăng trưởng, nhưng cũng nảy sinh không ít vấn đề. Vào thế kỉ 16 - 17, kinh tế Nhật Bản chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước và đánh bắt cá. đầu thếkỉ 20, các ngành công nghiệp được ưa chuộng và phát triển nhất là sắt thép, đóng tàu, chế tạo vũ khí, sản xuất xe cộ. Do nhu cầu tài nguyên để phục vụ các ngành này, quân đội Nhật Bản bắt đầu bành trướng và xâm chiếm nước ngoài. Trong số những vùng mà Nhật chiếm được, đáng chú ý nhất là Mãn Châu Lý của Trung Quốc và Triều Tiên. Trong thế chiến 2, mặc dù ưu thế ban đầu nghiêng về Nhật Bản. Tuy nhiên, đến năm 1945, nước này nằm trong tầm ném bom của đối phương. Máy bay ném bom của quân Đồng minh đã tàn phá nhiều thành phố. Đáng chú ý nhất là vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki đã gây ra sức tàn phá lớn trên quy mô rộng. Sau chiến tranh, các thành phố và nhà máy bắt đầu tái thiết lại, nhưng khá chậm do thiếu vốn. Vận mệnh của Nhật thay đổi sau khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào năm 1950. Mỹ muốn Nhật sản xuất vũ khí để cung cấp cho lực lượng Mỹ ở Nam Triều Tiên. Sản lượng công nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực như sắt thép và đóng tàu, tăng nhanh chóng. Nhờ nguồn tài chính từ các đơn hàng của Mỹ và quyết tâm khôi phục lại đất nước, đến khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953, nhiều nhà máy mới đã được xây dựng. Sau sự bùng nổ kinh tế, các hang điện tử xuất hiện như Sony , Panasonic, Toshibahay Honda. Nền kinh tế của Nhật Bản phát triển nhanh chóng trong thập niên 1960- 1970, nhưng đến năm 1990 thì lâm vào suy thoái. Trong những năm gần đây, rất nhiều công ty bị phá sản - hơn 17.000 công ty. Đây cũng là điều dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp tăng. So với các nước phương Tây thì tỉ lệ thất nghiệp của Nhật ít hơn nhiều, nhưng nếu xét theo tiêu chuẩn Nhật Bản thì con số đó lại cao - 5,2% vào năm 2003. Trong số những người bị thất nghiệp, rất nhiều người đã
  14. 6 phải ngủ ngoài đường vì không có nhà, hay thậm chí là tự tử. Trước tình hình đó, Nhật Bản đang cố khắc phục để xây dựng lại nền kinh tế tốt hơn. 1. Công nghệ nhà kính. Nhà kính trồng rau sạch là một trong những mô hình hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Sử dụng nhà kính để trồng hoa, rau, cây cảnh và cây thuốc đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới, do ưu điểm chế ngự được các hạn chế của thiên nhiên như đất, khí hậu, nước, gió mạnh, bão…cho năng suất cao gấp 3 – 4 lần so với trồng ngoài trời theo phương thức cũ. Nhà kính phù hợp với yêu cầu để phát triển nông nghiệp bền vững, cho phép kiểm soát đầy đủ và chặt chẽ hầu hết các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, khí carbonic, khí ôxy…, kể cả việc sử dụng tối ưu đất canh tác để đáp ứng cho sự sinh trưởng, phát triển tốt nhất của cây trồng và kiểm soát được sâu bệnh hại để đạt sản lượng cao nhất.  Mẫu nhà kính trồng rau sạch phù hợp khí hậu nóng ẩm,đáp ứng đầy đủ yêu cầu khắt khe của quy trình trồng rau sạch (lực treo,ánh sáng,ngăn côn trùng…)  Mái mở cố định 1 bên nhờ đó tăng được hiệu quả làm mát vào mùa hè, kiểm soát tốt sự ngưng tụ của hơi nước..  Đặc điểm thiết kế này có khả năng kết nối liên hoàn với các dạng nhà kính khác. Tạo thành một hế thống liên hoàn với mọi qui mô, diện tích trồng trọt rộng lớn. Khi xây dựng nhà kính dạng này người trồng trọt cần phải chú đến hướng gió.  Khung sườn nhà lưới trồng rau sạch được chế tạo bằng thép mạ kẽm bảo đảm độ chịu lực cần thiết. Những ưu điểm của trồng rau theo mô hình nhà kính trồng rau sạch :  Khắc phục được điều kiện khí hậu và thời tiết  Mở rộng mùa vụ trồng trọt
  15. 7  Tăng năng suất cây trồng  Kiểm soát được khí hậu và sâu bệnh 1. Ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Từ những năm 90, Chính phủ Nhật Bản đã không ngừng đầu tư mạnh để nông dân tiếp cận các ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản suất nông nghiệp.Cho đến nay, hầu như toàn bộ các khâu từ canh tác đến thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ hiện nay ở Nhật Bản đều được áp dụng công nghệ KHKT. Chỉ một người và một máy có thể hoàn thành công việc trên 1ha canh tác chỉ trong 1h30 phút đồng hồ giúp nâng cao hiệu quả công việc và giảm thiểu sức lao động. Chỉnh các chỉ tiêu nào và mọi hoạt động đều được điều khiển thông qua các thiết bị thông minh. Ngoài ra, để hỗ trợ nông dân xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới, Chính phủ nước này cũng chủ trương đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị trực tiếp sản phẩm sang các thị trường tiềm năng thông qua mạng Internet. Do đó, đến nay, khoảng 70% tổng sản lượng sản xuất ra được bán trực tiếp từ nông dân cho các nhà đấu giá. 2. Hạt giống chất lượng cao cho mùa vụ bội thu Chính phủNhật Bản rất chú trọng đầu tư vào phát triển nghiên cứu khoa học nông nghiệp, các nhà khoa học nông nghiệp Nhật Bản đã phát triển công nghệ, một công nghệ cho phép cấy ghép vật liệu di truyền vào hạt giống mà không sửa đổi cấu trúc DNA gốc của chúng. Phương pháp này đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng hạt giống cây trồng ngay trước khi chúng được gieo trồng. Với công nghệ này, các nhà khoa học có thể đưa các đặc tính về kháng sâu bệnh, tăng cường các đặc điểm thích nghi với thổ nhưỡng và khí hậu vào các hạt giống để nâng cao chất lượng cây trồng về sau. Công nghệ này mở ra các cơ hội cho việc phát triển các giống cây trồng chuyên biệt cho từng vùng khí hậu, thổ nhưỡng nhằm tối đa hóa năng suất, đảm bảo chất lượng. Điều này mang đến cơ hội cho các quốc gia đang phát
  16. 8 triển trong việc nang cao năng suất và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực và tạo ra lợi thế cạnh tranh. 3. Kiểm soát côn trùng theo phương pháp sinh học Các kỹ sư ở Nhật Bản đã lai tạo ra các giống có ích nhằm giải quyết vấn đề kiểm soát sâu bệnh tuân theo các nguyên lý sinh thái học tự nhiên, đã giúp giảm thiểu 75% lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đồng thời nâng cao chất lượng nông sản và môi trường. 4. Công nghệ sau thu hoạch Chính phủ Nhật Bản đã thành lập Viện nghiên cứu khoa học thực phẩm và sản phẩm sau thu hoạch, tại đây các nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu và cho ra đời nhiều công nghệ bảo quản giúp nông sản được tươi ngon trong thời gian dài và vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng cao chẳng hạn như phương pháp bảo quản không sử dụng hóa chất để giảm đáng kể tỉ lệ nảy mầm trong quá trình lưu trữ tăng thời hạn sự dụng cho rau tới 1 tháng mà vẫn duy tŕ lượng dinh dưỡng, sử dụng các túi khí vi đục, hay các hệ thống làm lạnhgiúp giải quyết vấn đề về hình thức cho rau tươi ngon. 5. Nghiên cứu và phát triển (R&D) Bất chấp các điều kiện khắc nghiệt về thời tiết, hạn chế về diện tích đất canh tác, sản lượng nông nghiệp củaNhật Bản liên tục tăng trưởng nhờ vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Lĩnh vực nông nghiệp hiện nay củaNhật Bản hầu như gắn chặt với sự liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nông dân và các doanh nghiệp). Tất cả phối hợp với nhau nhằm tìm kiếm các giải pháp để giải quyết các vấn đề trong nông nghiệp mà nước này gặp phải. Đối mặt với hàng loạt các vấn đề, từ giống di truyền, kiểm soát bệnh dịch tới canh tác trên đất cằn, R&D trong nông nghiệp của Nhật Bản đã phát triển các công nghệ để tạo ra sự biến chuyển ngoạn mục không chỉ trong số lượng mà cả chất lượng các sản phẩm nông nghiệp của đất nước.
  17. 9 2.3. Một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam 2.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về đánh giá hiệu quả sử dụng đất Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu út nhiều sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất để từ đó có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế của từng vùng. Hằng năm các Viện nghiên cứu nông nghiệp ở các nước trên thế giới cũng đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những công thức luân canh mới, các kỹ thuật canh tác mới. Xu hướng chung trên thế giới là tập trung mọi nỗ lực nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên những vùng đất bằng cách đưa them một số loại cây trồng vào hệ thống canh tác nhằm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm trên một đơn vị diện tích. Trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp, loài người đã chọn ra nhũng giống cây trồng phù hợp cho từng vùng sinh thái khác nhau. Lịch sử phát triển nông nghiệp thế giới cũng đã chỉ rõ việc chuyển biến mọi nền sản xuất nông nghiệp từ trình độ tự cấp, tự túc sang trình độ có tính chất hang hóa gắn liền với những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu cây trồng. Từ cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, cuộc cách mạng hệ thống cây trồng bắt đầu ở một số nước Tâu Âu, chế độ độc canh trong sản xuất nông nghiệp được thay thế bằng các chế độ luân canh cây ngũ cốc và đồng cỏ, đồng thời sử dụng các loại cây họ đậu làm thức ăn gia súc kết hợp với nông cụ cải tiến và phân bón đa thực sự nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp (Phạm Chí Thanh, 1996) [4]. Các chế độ luân canh này đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình phát triển nông nghiệp ở Châu Âu. Chế độ luân canh này đồng thời
  18. 10 với việc tang cường các biên pháp kỹ thuật như làm đất, bón phân … Chính vì vậy năng suất ngũ cốc được tăng lên gấp 2 lần so với chế độ luân canh cũ và sản phẩm lương thực, thực phẩm được tăng lên gấp 4 lần trên cùng một hecta đất canh tác (như các loại cây có củ, quả được đưa thêm vào hệ thống cây trồng và năng suất của chính cây ngũ cốc cũng được tăng lên). Chế độ luân canh mới này đã tạo ra những điểm đột phá thắng lợi ở Anh, Bỉ, Hà Lan, Pháp và tiếp theo là các nước Châu Âu khác (Bùi Huy Đáp) [2]. Châu Á là khu vực trồng lúa chủ yếu, khoảng 90% sản lượng lúa được sản xuất tại đây. Đất trông lúa của Châu Á chỉ có một phần rất nhỏ được tưới còn 70% điện tích đất trồng lúa là nhờ vào nước trời. Trước đây trên đất trồng lúa có tưới thường được trồng 2 vụ lúa trong năm và trên đất lúa nhờ nước thường được trồng lúa trong mùa mưa. Vào những năm 1960, các nhà khoa học của Viện Lúa Quốc Tế (IRRI) đã nhận thấy rằng các giống lúa thấp cây, lá đứng, đẻ nhánh khỏe, có tiềm năng năng suất cao. Do đó đầu thập kỷ 70 các nhà khoa học của các nước Châu Á tập trung nghiên cứu toàn bộ hệ thống cây trồng trên cơ sở lấy cây lúa làm nền, tăng cường phát triển các loại cây nghiên cứu: các vấn đề được các nhà khoa học quan tâm là: - Dùng giống ngắn ngày để tăng vụ. - Thử nghiệm tăng vụ màu bằng các cây trồng mới xen canh, luân canh. - Xây dựng hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh, của chế độ xen canh, trồng gối đồng thời khắc phục các yếu tố hạn chế (Vũ Văn Rung, 2001) [3]. Ở Thái Lan bằng việc chuyển vụ lúa xuân sang trồng đâu tương trong hệ thống lúa xuân – lúa mùa hiệu quả thấp do độc canh và thiếu nước tưới đã làm tăng hiệu quả kinh tếlên gấp đôi, đồng thời độ phì cũng được tăng lên (Dấn theo Nguyễn Hữu Tề, 2003) [5]. Mô hình sử dụng hợp lý đất dốc đã trồng cây họ đậu thành băng theo đường đồng mức để chống xói mòn. Hệ thống cây trồng xen cây họ đậu với cây lương thực trên đất dốc làm tang năng suất cây
  19. 11 trồng đất được cải tạo nhờ được tang cường them chất hữu cơ tại chỗ và tăng nguồn vi sinh vật có ích trong đất. mô hình canh tác ở vùng trũng bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, nghề cá, nghề phụ đã làm đa dạng hóa nguồn thu nhập. Đó là cách tốt nhất giúp người nghèo tránh được rủi ro, tăng nguồn thu tiền mặt hàng ngày nên mô hình lúa – cá – gia cầm – rau được gọi là ngân hàng sống (Living bank) của nhân dân sản xuất nhỏ (theo Janet) (Dẫn theo Trần Đức Viên, 1998) [8]. Đài Loan là một nước có diện tích đất sản xuất nông nghiệp rất thấp nhưng do cải tiến các biện pháp kỹ thuật, thực hiện các chính sách khuyến khích nên đã tạo cho nông nghiệp những bước phát triển vượt bậc, không những cung cấp dồi dào lương thực mà còn chuyển vốn cho các ngành khác đóng góp rất lớn cho công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa và thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển. Một số nước đã ứng dụng công nghệ thong tin xác định hàm lượng chất dinh dưỡng dựa trên phân tích lá, phân tích đất để bón phân cho cây ăn quả như ở Israel, Philipin, Hà Lan, Mỹ, Nhật…, kết hợp giữa phân bón vào đất, phun phân qua lá, phân vi lượng, chất kích thích, điều hòa sinh trưởng đã mang lại hiệu quả sản xuất rất cao (Viện quy hoạch và thiết ké nông nghiệp, 2006) Hiện nay, xu hướng trong nghiên cứu của các nhà khoa học nông nghiệp tập trung nghiên cứu, cải tiến hệ thống cây trồng trên các vùng đất bằng cách đưa them một số loại cây trồng mới vào hệ thống canh tác nhằm tăng sản lượng nông sản trên một đơn vị diện tích canh tác. Cải tiến cơ cấu cây trồng theo hướng kết hợp hiệu quả kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường nhằm xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phát triển bền vững (Nguyễn Hữu Tính, 1995) [6]. 2.3.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam Việt Nam là một nước nông nghiệp, đời sống, các hoạt động kinh tế - xã hội, thậm chí cả nền văn minh từ xa xưa đã gắn với trồng trọt, chăn nuôi.
  20. 12 Vì vậy, có thể nói rằng những nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất ở nước ta gắn liền với lịch sử hình thành, đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc. Những năm qua, nhờ sự đổi mới về chính sách của Đảng, Nhà nước và sự trú trọng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, đội ngũ khoa học của ngành đã nghiên cứu thành công trên nhiều lĩnh vự như: giống cây trồng vật nuôi, thú y, lâm nghiệp, thủy lợi, canh tác, bảo vệ thực vật, phân bón… Nhiều công trình nghiên cứu được hội đồng khoa học đánh giá cao, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là những tiến bộ khoa học kỹ thuật và đã đưa vào áp dụng trong sản xuất, đưa năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp không ngừng tăng trong những năm qua, đem lại hiệu quả kinh tế cao, được người sản xuất đánh giá cao. Năm 1996, Viện sĩ Đào Thế Tuấn đã cùng các nhà nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu cây lúa vụ xuân với các giống có tiềm năng năng suất cao và tập đoàn đã tạo ra bước chuyển biến rõ nét về lương thực, thực phẩm ở vùng Đồng bằng sông Hồng (Đào Thế Tuấn, 1978) [7]. Nhiều công trình nghiên cứu tổng hợp và chuyên đề về hệ thống canh tác, đặc biệt là hệ thống canh tác ở vùng đồi núi, phù hợp trên đất dốc với các loại cây vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế vừa bảo đảm bảo vệ được độ màu mỡ của đất. Có thể thấy công trình nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sử dụng đất ruộng một vụ vùng miền núi phía Bắc (Lê Quốc Doanh và cs, 2007) [1] cho thấy: bằng con đường chọn giống, che phủ đất có thể tăng vụ với 2 công thức: đâu tương xuân – lúa mùa giống ngắn ngày lợi nhuận đạt từ 16,8 triệu đồng/ha/năm nếu so sánh với 1 vụ lúa lợi nhuận chỉ đạt 8.0 triệu đồng/ha/năm. Công thức lac xuân – lúa mùa giống ngắn ngày lợi nhuận đạt 21,2 triệu đồng/ha/năm cao hơn đối chứng làm 1 vụ lúa là 9,6 triệu đồng/ha/năm.
nguon tai.lieu . vn