Xem mẫu

Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Sản xuất nông nghiệp bên cạnh thu được sản phẩm chính như lúa gạo, còn tạo
ra một khối lượng rất lớn sản phẩm phụ nhưng giá trị rất thấp. Nhiều nước đã có nhiều
phương pháp để tăng giá trị nguồn phụ phẩm này bằng cách tận dụng nó làm phân
bón, làm chất độn trong chăn nuôi...nhưng vẫn chưa tận dụng hết giá trị của nguồn

uế

phụ phẩm này. Hiện nay, ở một số nước như: Trung Quốc, Inđônêsia, Thái Lan đã tận
dụng nguồn phụ phẩm này để sản xuất nấm rơm mang lại giá trị rất cao, vừa tăng thu

H

nhập cho người nông dân, vừa cung cấp nguồn thực phẩm quý cho con người.
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi đế sản xuất nấm đặc biệt là nấm rơm vì

tế

hàng năm có một lượng phụ phẩm nông nghiệp rất lớn như rơm rạ, trấu…lại có khí

h

hậu thuận lợi cho cây nấm phát triển. Hiện nay, nấm rơm được trồng ở nhiều tỉnh

in

mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo nâng
cao thu nhập cho người dân. Sản xuất nấm rơm vừa góp phần giải quyết việc làm, làm

cK

giảm tình trạng thất nghiệp ở nông thôn, lại vừa tận dụng được nguồn phụ phẩm nông
nghiệp giá trị thấp, làm tăng giá trị nguồn phụ phẩm này.
Xã Phú Lương là một xã thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế có diện

họ

tích đất tự nhiên 1788,49 ha, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp đa
dạng trong đó có nghề trồng nấm rơm . Bên cạnh việc trồng lúa nước, cây ăn quả, hoa

Đ
ại

màu như lạc, đậu, ngô, khoai, sắn... còn có một số bộ phận đáng kể các hộ gia đình
theo nghề trồng nấm rơm nhằm đa dạng hóa cơ cấu cây trồng và tăng thu nhập. Điều
này đã góp phần phát triển kinh tế tại địa phương, giải quyết nhiệm vụ chiến lược
trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống,
tạo công ăn việc làm cho người lao động ở xã Phú Lương nói chung và các hộ gia đình
trồng nấm nói riêng.
Để tìm hiểu hiệu quả của nghành nghề mới này, tôi đã quyết định chọn đề tài:
"Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm tại xã Phú Lương, huyện Phú
Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế", làm đề tài tốt nghiệp của mình.

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN

1

Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế
- Đánh giá thực trạng sản xuất nấm rơm của các nông hộ ở xã Phú Lương
- Phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất nấm rơm của các nông hộ điều tra ở xã
Phú Lương.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả sản xuất

Các hộ sản xuất nấm rơm ở xã Phú Lương.
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu

tế

Phạm vi nghiên cứu:

H

Đối tượng nghiên cứu:

uế

nấm rơm ở xã Phú Lương trong thời gian tới.

+ Phạm vi không gian: Do giới hạn về thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế

h

nên đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất nấm rơm của các hộ

in

thuộc 3 thôn: Vĩnh Lưu, Lê Xá Đông và Đông B ở xã Phú Lương
Lương năm 2010.

cK

+ Phạm vi thời gian: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm ở xã Phú
Phương pháp nghiên cứu:

họ

- Phương pháp so sánh: So sánh kết quả sản xuất nấm rơm của các hộ điều tra
giữa bốn mùa trong năm/lứa.

- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu:

Đ
ại

+ Số liệu thứ cấp: Là các số liệu đã công bố trên báo, mạng, internet và báo cáo

kết quả hàng năm của xã Phú Lương.
+ Số liệu sơ cấp: Là các số liệu được thu thập qua việc điều tra, phỏng vấn 45

hộ sản xuất nấm rơm ở 3 thôn Vĩnh Lưu, Lê Xá Đông và Đông B ở xã Phú Lương theo
phương pháp ngẫu nhiên, trên cơ sở phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân sản xuất nấm
rơm theo mẫu câu hỏi đã được chuẩn bị sẳn.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Phỏng vấn các hộ, các cán bộ trong xã
Phú Lương.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích: Tổng hợp và phân tích các số liệu thu
thập và điều tra được

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN

2

Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế
Ngày nay, trong bất kỳ một lĩnh vực sản xuất nào người ta điều luôn quan tâm
đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất đó. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh

uế

tế phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất, đo lường trình độ quản lý, trình độ tổ
chức đồng thời là cơ sở tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Mọi nổ lực trong

H

sản xuất kinh doanh đều nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả kinh tế để

tế

doanh nghiệp tồn tại, phát triển và cạnh tranh được trên thị trường. Vậy hiệu quả kinh
tế là gì ?

h

Theo TS. Nguyễn Tiến Mạnh thì: Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách

in

quan phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được những mục tiêu xác định.
Theo Farell (1957) và một số nhà kinh tế khác như Schultz (1964), Rizzo

cK

(1979), Ellis (1993) thì cho rằng: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi việc so sánh giữa
kết quả đạt được và chi phí bỏ ra (gồm nhân tài, vật lực và tiền vốn,…) để đạt được kết

họ

quả đó.

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng đều thống nhất ở
bản chất của nó. Người sản xuất muốn thu được kết quả phải bỏ ra một khoản chi phí

Đ
ại

nhất định. Đó là nhân lực, vật lực, tư liệu sản xuất, vốn…Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh
tế là tối đa hoá đầu ra với một lượng đầu vào nhất định và tối thiểu hoá chi phí với một
lượng đầu ra nhất định. Các học giả trên đều cho rằng hiệu quả kinh tế là phạm trù
kinh tế mà trong đó sản xuất đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Điều
đó có nghĩa là khi tiến hành xem xét việc sử dụng các yếu tố nguồn lực phục vụ sản
xuất chúng ta phải tính đến cả hai yếu tố hiện vật và giá trị.
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí
đầu vào hay nguồn lực được sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về nguồn lực
hay công nghệ áp dụng. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN

3

Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại them
bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Hiệu quả phân phối (hay còn gọi là hiệu quả về giá) là chỉ tiêu hiệu quả trong
đó cả yếu tố giá sản phẩm và giá các yếu tố đầu vào được tính đến để phản ánh giá trị
sản phẩm thu thêm được trên một đồng chi phí về đầu vào hay nguồn lực được sử
dụng. Thực chất của hiệu quả phân phối là hiệu quả kỹ thuật có tính đến giá của các
yếu tố đầu vào, giá sản phẩm bán ra. Hay nói cách khác, trên cơ sở giá cả các yếu tố

uế

đầu vào, giá cả sản phẩm bán ra để phân bổ các yếu tố đầu vào theo tỷ lệ hợp lý để tối
đa hóa lợi nhuận thu được. Tức giá trị biên của sản phẩm sản xuất ra phải bằng giá trị

H

biên của các nguồn lực sử dụng vào sản xuất.

1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

tế

Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ tổng hòa giữa hai yếu tố hiện vật và giá trị
trong việc sử dụng nguồn lực vào sản xuất, là một phạm trù kinh tế - xã hội vừa thể

h

hiện tính lý luận khoa học sâu sắc, vừa là yêu cầu đặt ra của thực tiễn xã hội. Có nhiều

in

phương pháp để xác định hiệu quả kinh tế:

cK

- Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt
được và chi phí bỏ ra. Điều đó có nghĩa là một đơn vị chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu

họ

đơn vị sản phẩm.

H = Q/C

Trong đó:

Đ
ại

H: Là hiệu quả kinh tế

Q: Là khối lượng sản phẩm thu được
C: Là chi phí bỏ ra
Phương pháp này phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực của cả quá trình sản

xuất kinh doanh nhất định, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao
nhiêu kết quả. Trên cơ sở đó người ta đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các đơn vị sản
xuất với nhau, giữa các ngành sản phẩm khác nhau và giữa các thời kỳ khác nhau.
- Phương pháp 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả tăng
thêm với chi phí tăng thêm, nghĩa là nếu tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tăng thêm
bao nhiêu đơn vị kết quả thu được

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN

4

Chuyên đề tốt nghiệp

Đại học Kinh tế

H = Q/C
Trong đó:
H

: Là hiệu quả kinh tế

Q

: Là kết quả tăng thêm

C

: Là chi phí tăng thêm

Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả mà một đồng chi phí
đầu tư thêm mang lại. Từ đó xác định được hiệu quả trong đầu tư thâm canh, đặc biệt

uế

là xác định được khối lượng tối đa hóa kết quả sản xuất tổng hợp.
Tuy nhiên, khi sử dụng hai phương pháp trên ta không thấy được quy mô của

H

hiệu quả là bao nhiêu. Do đó khi xác định hiệu quả kinh tế, người ta thường dùng thêm
chỉ tiêu lợi nhuận hay thu nhập. Nếu chỉ sử dụng chỉ tiêu tuyệt đối thì không thể thấy

tế

được cái giá phải trả cho quy mô của kết quả. Sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu trên là
phương pháp tốt nhất khi đánh giá hiệu quả kinh tế.

h

1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nấm

in

- Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và

cK

dịch vụ được sáng tạo ra trong nông nghiệp trong một thời gian nhất định thường là
một năm. Do đặc điểm của ngành sản xuất nấm rơm hiện nay sản xuất ra chủ yếu để

họ

tiêu thụ nên tổng giá trị sản xuất cũng chính là doanh thu của hộ.
GO =

n

 Pi *Qi
i 1

Đ
ại

Trong đó:
Pi

: Đơn giá/sản phẩm

Qi

: Khối lượng sản phẩm thứ i

N

: Số sản phẩm

- Chi phí trung gian (IC): Là một bộ phận cấu thành của sản xuất bao gồm
những chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất sản phẩm nông nghiệp. Chi phí trung
gian trong sản xuất nông nghiệp bao gồm chi phí vật chất trực tiếp và chi phí dịch vụ
thuê (không kể khấu hao).
Chi phí trung gian (IC) = Chi phí vật chất + Chi phí dịch vụ (mua hoặc thuê ngoài)

SVTH: Trần Đình Phô – Lớp: K41A KTNN

5

nguon tai.lieu . vn