Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐỖ VĂN DIỆM Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH TRỒNG RAU MUỐNG THUỶ CANH CÔNG NGHỆ CAO TRONG DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP SỐ 1 TẠI TRUNG TÂM ƯƠM TẠO CÔNG NGHỆ VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN CHUYỂN GIAO” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐỖ VĂN DIỆM Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH TRỒNG RAU MUỐNG THUỶ CANH CÔNG NGHỆ CAO TRONG DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP SỐ 1 TẠI TRUNG TÂM ƯƠM TẠO CÔNG NGHỆ VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN CHUYỂN GIAO” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K47 - KTNN - N02 Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Vũ Thị Hải Anh Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học với đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình rau muống thủy canh công nghệ cao trong dự án khởi nghiệp số 1 tại Trung Tâm Ươm Tạo Công Nghệ và Hỗ Trợ Khởi Nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên chuyển giao’’. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế và PTNT trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ và định hướng cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.s Vũ Thị Hải Anh - Bộ môn kinh tế chung - Khoa Kinh Tế và PTNT - trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo phó hiệu trưởng Nguyễn Thế Hùng, thầy giáo Th.s Hà Việt Long - khoa nông học, và các thầy cô trong Trung Tâm Ươm Tạo Công Nghệ và Hỗ Trợ Khởi Nghiệp - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các tập thể, cá nhân, bạn bè và người thân đã quan tâm giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019 Sinh viên Đỗ Văn Diệm
  4. ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải AVRDC Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau Châu Á HTX Hợp tác xã RTC Rau thủy canh RAT Rau an toàn ĐVDT Đơn vị diện tích FAO Tổ chức Nông lương quốc tế DN Doanh nghiệp BVTV Bảo vệ thực vật CNC Công nghệ cao GS.TS Giáo sư- Tiến sĩ HQKT Hiệu quả kinh tế HQ Hiệu quả Th.S Thạc sĩ TS Tiến sĩ PTNT Phát triển nông thôn T.X Thị xã T.P Thành phố NFT Kỹ thuật thủy canh tuần hoàn TNHH Trách nhiệm hữu hạn TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Uỷ ban nhân dân
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của Thành Phố Thái Nguyên năm 2017 .........39 Bảng 4.2: Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đã đạt được của Thành phố Thái Nguyên 2016 - 2017 ..............................................................................................41 Bảng 4.3: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của tỉnh Thái Nguyên năm 2017 .....45 Bảng 4.4: Lý do trồng RTC của các hộ điều tra năm 2018.......................................47 Bảng 4.5: Diện tích RTC của các hộ điều tra (n=20) ................................................48 Bảng 4.6: Tình hình tiêu thụ RTC tại Thái Nguyên năm 2018 .................................50 Bảng 4.7: Ý kiến về chất lượng RTC của các hộ điều tra .........................................51 Bảng 4.8: Chi phí trồng 1 vụ của 16 giàn rau muống thủy canh ..............................53 Bảng 4.9: Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của rau muống thủy canh trên 16 giàn của nhà kính trường đại học nông lâm Thái Nguyên tại thời điểm hòa vốn .............56 Bảng 4.10: Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của rau muống thủy canh trên 16 giàn của nhà kính trường đại học nông lâm Thái Nguyên .....................................56
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Bản đồ hành chính thành phố thái nguyên ................................................36
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .......................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iii DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iv MỤC LỤC ...................................................................................................................v Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2 1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và khoa học ...................................................................3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................4 2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4 2.1.1. Các lý thuyết về đánh giá ..................................................................................4 2.1.2. Hiệu quả kinh tế ................................................................................................6 2.1.3. Các loại hiệu quả .............................................................................................10 2.1.4. Giới thiệu chung về thủy canh ........................................................................10 2.1.5. Giới thiệu chung về cây rau muống ................................................................17 2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................18 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới và ở Việt Nam ......................18 2.2.2. Tình hình sản xuất và ứng dụng kỹ thuật thủy canh trong nước và thế giới...23 2.2.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật thủy canh ở Việt Nam ...............26 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......30 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................30 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................30 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................30 3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................30 3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................30
  8. vi 3.3.1. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..........................................................30 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................31 3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................32 3.4.1. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế ............................32 3.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất rau thủy canh ....................................32 3.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất rau thủy canh ..................................34 3.4.4. Chi phí và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích ...............................................35 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................36 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................36 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên của thành phố Thái Nguyên..............................................36 4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................................37 4.1.3. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ...........................................................................40 4.2. Đánh giá thực trạng sản xuất RTC tại tỉnh Thái Nguyên...................................44 4.2.1. Tình hình sản xuất rau và rau thủy canh trên địa bàn .....................................44 4.2.2. Thị trường tiêu thụ RTC khi trồng rau của các hộ ..........................................49 4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất rau muống thủy canh tại nhà kính do trung tâm Ươm Tạo trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên ................................................52 4.3.1. Hiệu quả kinh tế của rau thủy canh .................................................................52 4.3.2. Hiệu quả về mặt xã hội....................................................................................58 4.3.3. Hiệu quả về mặt môi trường ...........................................................................58 4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ ảnh hưởng tới sự phát triển rau thủy canh tại tỉnh Thái Nguyên ..................................................................58 4.4.1. Đối với mô hình nhà kính Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên ...........58 4.5. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất rau thủy canh, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người trồng rau .........................................................59 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................61 5.1. Kết luận ..............................................................................................................61 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................63 PHỤ LỤC
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài An toàn thực phẩm hiện đang là vấn nạn của xã hội, trong quá trình sản xuất, nhiều nhà nông đã lạm dụng hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Những thông tin hằng ngày về ngộ độc thực phẩm mà một phần nguyên nhân là do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng... trên các loại rau, quả đã gây ra sự lo lắng trong cộng đồng. Có thời điểm người tiêu dùng chọn rau quả theo tiêu chí rất ngược đời là... có sâu hoặc lá rau không có vẻ tươi mơn mởn. Chính vì nhu cầu rau sạch, rau an toàn rất lớn nên nhiều hợp tác xã, cơ sở sản xuất rau an toàn ra đời nhưng mới chỉ đáp ứng được một phần Thủy canh cây trồng - trồng rau không cần đất, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm sạch tươi ngon và an toàn với người tiêu dùng. Kỹ thuật thủy canh là một trong những kỹ thuật tiến bộ của nghề làm vườn hiện đại. Chọn lựa môi trường thích hợp cho cây phát triển bằng việc sử dụng những chất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây tránh được sự phát triển của cỏ dại, côn trùng và bệnh tật lây nhiễm từ đất. Công nghệ thuỷ canh đã và đang được ứng dụng ở nhiều nước để cung cấp thực phẩm cho con người đặc biệt khi tình hình dân số ngày càng tăng mà đất trồng thì ngày càng bị thu hẹp và bị ô nhiễm như hiện nay. Hiện nay sản xuất rau sạch bằng công nghệ thủy canh đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới như ở Nhật Bản, Isreal, các nước Châu Âu. Tại Việt Nam, mặc dù được đánh giá rất cao, tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, việc ứng dụng kỹ thật thuỷ canh trong sản xuất rau sạch cũng đã bắt đầu phát triển. Việt Nam thì trong vài năm gần đây mới triển khai sản xuất mô hình trồng rau thủy canh (RTC) tuy nhiên ban đầu được phát triển ở khu vực miền nam, như là TP HCM, Đà Lạt, Huế, Nha Trang và mới xuất hiện ra Hà Nội, và các tỉnh khác như Thái Nguyên thì còn rất mới mẻ, mới chính thức bắt đầu từ năm 2018. Đây là một khởi sắc mới cho tỉnh nhà trong phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (CNC), bởi vì phương pháp này hạn chế được những nhược điểm mà phương pháp trồng rau truyền thống đang gặp phải. Cho nên là thủy canh hiện nay vẫn là một
  10. 2 trong những phương pháp tối ưu nhất, mang lại hiệu quả nhất trong sản xuất rau an toàn (RAT) với nhiều ưu điểm nổi bật như: Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (thuốc hóa học, thuốc trừ sâu), cây vẫn sinh trưởng tốt bình thường. Không dùng chất tăng trưởng có hại cho người sử dụng (dung dịch là nước và các chất dinh dưỡng muối khoáng). Giảm tình trạng ô nhiễm môi trường ở các vùng nông thôn khi lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Không phải mất thời gian chăm sóc như tưới rau, làm cỏ, tiết kiệm thời gian cho người trồng. Trồng rau không dùng đất nên không sợ các loại sán, sâu bệnh khác có trong đất, không tốn nhiều diện tích có thể trồng ở nhiều địa hình khác nhau, đơn giản chăm sóc dễ. Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên là một trong những trường có đội ngũ thầy cô được đào tạo chuyên sâu về nông nghiệp CNC tại các nước phát triển về nông nghiệp trên thế giới và hiện đang có ngành đào tạo về nông nghiệp CNC nên nhà trường đã tạo dựng nên một địa chỉ tin cậy tiên phong ứng dụng công nghệ này từ tháng 1 năm 2018 do Trung tâm ươm tạo và hỗ trợ khởi nghiệp số 1 của Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên ứng phụ trách với thí điểm ban đầu là mô hình trồng rau muống. Chính vì thế mà chúng tôi đã được tham gia thực hiện dự án và nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng muống thủy canh công nghệ cao trong dự án khởi nghiệp số 1 tại Trung Tâm Ươm Tạo Công Nghệ và Hỗ Trợ Khởi Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên’’. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả mô hình trồng rau muống thủy canh trong nhà kính tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Từ đó, đưa ra một số giải pháp phát triển sản xuất mô hình trồng rau muống nói riêng và các loại rau ăn lá và rau ăn quả nói chung, góp phần mở rộng chuyển giao nông nghiệp CNC tới các hộ gia đình, hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp và các sở khoa học công nghệ trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực miền Bắc. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến khóa luận.
  11. 3 - Tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá được hiệu quả mô hình sản xuất rau muống thủy canh tại nhà kính trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. - Đánh giá những thuận lợi, khó khăn khi triển khai mô hình sản xuất rau muống thủy canh tại nhà kính. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình trồng rau muống thuỷ canh trong nhà kính và trong thực tiễn sản xuất nói riêng và mô hình trồng các loại rau ăn lá và rau ăn quả phù hợp khác, đặc biệt là các loại rau trái vụ, rau gia vị và rau có giá trị kinh tế cao. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và khoa học Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với thực tế, giúp sinh viên củng cố thêm những kiến thức, kỹ năng đã học. Đồng thời có cơ hội vận dụng chúng vào sản xuất thực tế. Góp phần thu thập dữ liệu về thực tiễn sản xuất, là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan. Biết cách thực hiện một đề tài khoa học và hoàn thành một khóa luận. Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức cơ bản và những kiến thức đào tạo chuyên môn trong quá trình học tập trong nhà trường, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những kiến thức ngoài thực tế. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Có cái nhìn tổng thể về trồng rau Công Nghệ Cao trong nhà kính. Rút ra được những kinh nghiệm và số liệu để có kế hoạch phát triển những năm tiếp theo, là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu khoa học có liên quan. Làm cơ sở cho việc tham khảo, chuyển giao công nghệ trồng rau thủy canh tại khu vực thành phố Thái Nguyên và các tỉnh trong cả nước. Mang đến cho người dân cái nhìn mới cụ thể hơn về kỹ thuật trồng rau thủy canh và những ưu điểm nổi bật của công nghệ trồng rau thủy canh.
  12. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Các lý thuyết về đánh giá 2.1.1.1. Khái niệm đánh giá Đánh giá là nhìn nhận và phân tích toàn bộ quá trình triển khai thực hiện, các kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế đạt được trong mối quan hệ với nhiều yếu tố, so sánh với mục tiêu ban đầu [8]. Đánh giá để khẳng định những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của gia đình, thôn bản và những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đã đạt được. Trong đánh giá quá trình sản xuất người ta có thể hiểu như sau: - Là quá trình thu thập và phân tích thông tin để khẳng định: + Liệu mô hình có đạt được các kết quả và tác động hay không? + Mức độ đạt được so với mục tiêu thông qua các hoạt động đã chỉ ra. - Đánh giá sử dụng các phương pháp để điều tra một cách có hệ thống các kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất. Đồng thời phân tích những vấn đề có thể làm chậm tiến độ thực hiện sản xuất nếu như các vấn đề này không được giải quyết kịp thời. - Trong quá trình đánh giá yêu cầu phải lập kế hoạch chi tiết và có khoa học, lấy mẫu theo phương pháp thống kê. - Việc đánh giá sẽ tiến hành đo đếm định kỳ theo giai đoạn - Việc đánh giá sẽ tập trung vào các chỉ số kết quả và đánh giá tác động [8]. 2.1.1.2. Các loại đánh giá Đánh giá có nhiều loại khác nhau. Phạm vi ở đây có thể sắp xếp thành 2 loại chính như sau: * Đánh giá tiền khả thi/khả thi Đánh giá tiền khả thi là đánh giá tính khả thi của hoạt động hay sản xuất, để xem xét liệu hoạt động hay sản xuất có thể thực hiện được hay không trong điều kiện cụ thể nhất định. Loại đánh giá này thường do tổ chức tài trợ thực hiện. Tổ
  13. 5 chức tài trợ sẽ phân tích các khả năng thực hiện hay hoạt động để làm căn cứ cho phê duyệt xem hoạt động sản xuất có được đưa vào thực hiện hay không? [8]. * Đánh giá thực hiện - Đánh giá định kỳ: Là đánh giá từng giai đoạn thực hiện, có thể là đánh giá toàn bộ các công việc trong một giai đoạn, nhưng cũng có thể đánh giá từng công việc ở từng giai đoạn nhất định. Nhìn chung đánh giá định kỳ thường áp dụng cho dài hạn. Tùy theo hoạt động sản xuất mà có thể định ra các khoảng thời gian để đánh giá định kỳ, có thể là ba tháng, sáu tháng hay một năm một lần. Mục đích của đánh giá định kỳ là tìm ra những điểm mạnh, yếu, những khó khăn, thuận lợi trong một thời kỳ nhất định để có những thay đổi hay điều chỉnh phù hợp cho những giai đoạn tiếp theo. [8]. - Đánh giá cuối kỳ: Là đánh giá cuối cùng khi kết thúc hoạt động. Đây là đánh giá toàn diện tất cả các hoạt động và kết quả của sản xuất. Mục đích của đánh giá cuối kỳ nhằm nhìn nhận lại toàn bộ quá trình thực hiện. Những thế mạnh, điểm yếu, những thành công và hạn chế, nguyên nhân của từng vấn đề, đưa ra những bài học cần phải rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho sản xuất hay hoạt động khác phù hợp hơn. [8]. - Đánh giá tiến độ thực hiện: Là việc xem xét thời gian thực tế triển khai thực hiện các nội dung hay nói cách khác là xét xem hoạt động có đúng thời gian dự định hay không, nhanh hay chậm thế nào…. - Đánh giá tình hình chi tiêu tài chính: Là xem xét lại việc sử dụng kinh phí chi tiêu có đúng theo nguyên tắc đã được quy định hay không để có điều chỉnh và rút kinh nghiệm. - Đánh giá về tổ chức thực hiện: Đánh giá về việc tổ chức phối hợp thực hiện giữa các thành phần tham gia, xem xét và phân tích công tác tổ chức, cách phối hợp các thành phần tham gia. Ngoài ra có thể xem xét việc phối kết hợp giữa các mô hình hay hoạt động trên cùng một địa bàn và hiệu quả của sự phối hợp đó [8]. - Đánh giá kỹ thuật: Là xem xét lại các kỹ thuật mà sản xuất đã đưa vào có phải là mới không, quá trình thực hiện các khâu kỹ thuật có đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật đã đặt ra không.
  14. 6 - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường: Hiện nay vấn đề môi trường là một vấn đề bức xúc của toàn cầu, vì vậy chúng ta cần phải quan tâm đến vấn đề môi trường. - Đánh giá khả năng mở rộng: Là quá trình xem xét kết quả sản xuất có thể áp dụng rộng rãi, đại trà hay không, nếu có áp dụng thì cần điều kiện gì không [8]. 2.1.2. Hiệu quả kinh tế 2.1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù kinh tế chung nhất có liên quan trực tiếp đến nền sản xuất hàng hoá cùng rất nhiều các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Có nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Khi đề cập đến hiệu quả các tác giả Farrell (1950), Schuhz (1964), Rizzo (1979), Đỗ Kim Chung (1997) (Phạm Vân Đình, 1997) đều thống nhất cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản là hiệu quả kĩ thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Đó là khả năng thu được kết quả sản xuất tối đa với việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỉ lệ nhất định. Theo Farrell chỉ đạt được HQKT khi và chỉ khi đạt được hiệu quả kĩ thuật và cả hiệu quả phân bổ (David Colman, 1994). Tiêu chuẩn để đánh giá HQKT là cơ sở để lựa chọn những chỉ tiêu kinh tế phù hợp nhằm đánh giá chất lượng của việc sử dụng nguồn lực [2]. Nền sản xuất của chế độ xã hội chủ nghĩa phát triển luôn vì mục đích thoả mãn ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và văn hoá của mỗi thành viên trong xã hội. Mức độ thoả mãn này về mặt kinh tế rõ ràng phụ thuộc đáng kể vào khối lượng cơ cấu và giá trị sử dụng các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp cũng như sự phù hợp của nó với nhu cầu của xã hội. Tiêu chuẩn cơ bản của sự lựa chọn các quyết định kinh tế sản xuất, trong điều kiện đó phải dựa vào hiệu quả kinh tế của sự phát triển [2]. Khái niệm HQKT mang tính chất tương đối về không gian và thời gian, phụ thuộc vào trình độ phát triển về kinh tế, xã hội, đặc điểm lịch sử và truyền thống cũng như những điều kiện tự nhiên của mỗi quốc gia, mỗi địa phương và vùng lãnh thổ ảnh hưởng bởi sự phát triển của khoa học và công nghệ, sự phát triển và biến động của nền kinh tế trong nước và quốc tế, sự thay đổi về nhu cầu và thị hiếu
  15. 7 người tiêu dùng. HQKT không phải là mục đích cuối cùng của sản xuất mà phải đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần cho toàn xã hội [2]. Khái niệm về hiệu quả sản xuất không chỉ đề cập đến kinh tế tài chính mà còn gắn với hiệu quả xã hội và môi trường. Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh là “sinh lời - lợi nhuận” (Lê Trọng, 1995). Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế mới chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì không nên đơn giản hoá coi lợi nhuận như là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá HQKT. Các nhà khoa học kinh tế đều thống nhất quan điểm đánh giá HQKT phải dựa trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội, môi trường [2]. Cơ sở cho sự phát triển xã hội là tăng lên không ngừng của lực lượng vật chất. Phát triển kinh tế có hiệu quả tăng khả năng tích luỹ và tiêu dùng, tạo điều kiện cho việc nâng cao trình độ văn hoá, khoa học, chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng… giải quyết tốt những vấn đề xã hội chẳng những là mục tiêu mà còn là động lực phát triển lâu dài nền kinh tế quốc dân [2]. 2.1.1.2. Hiệu quả kỹ thuật Theo Nguyễn Tiến Mạnh (1995), hiệu quả kỹ thuật được hiểu là trình độ kỹ thuật của người sản xuất trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật được xác định bằng tỷ số giữa năng suất thực tế đạt được của người sản xuất so với mức năng suất cao nhất có thể đạt được tại mỗi mức đầu vào nhất định trong điều kiện công nghệ sản xuất và giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra không đổi. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất đem lại cho bao nhiêu đơn vị sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật thường được phản ánh trong mối quan hệ về hàm sản xuất: Q=f(X1, X2…Xn ). Nó liên quan đến phương diện của sản xuất. Nó phụ thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật, trình độ công nghệ sản xuất, khoa học kỹ thuật được áp dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, kỹ năng của người sản xuất trong quá trình sản xuất.
  16. 8 2.1.1.3. Hiệu quả phân bổ Theo Nguyễn Tiến Mạnh (1995), hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả trong yếu tố sản xuất và giá đầu vào, được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của yếu tố đầu ra, vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá. Việc xác định hiệu quả này giống như các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hoá lợi nhuận, điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải tính bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất. Vì vậy khi nhấn mạnh HQKT cần phải đồng thời quan tâm đến giải quyết những vấn đề xã hội và môi trường, tạo nên môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh, môi trường sinh thái phát triển bền vững. 2.1.1.4. Quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế của sự phát triển kinh tế sản xuất Phạm trù HQKT xuất hiện trong các văn bản pháp quy vào năm 1920. Khi đó người ta mới chỉ nói đến HQKT của vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Đến nay đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về HQKT và nó trở thành một phạm trù rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Tiêu chuẩn để đánh giá HQKT sản xuất là vấn đề phức tạp và có nhiều ý kiến chưa thống nhất. Tuy nhiên, có thể tóm tắt theo 3 quan điểm sau: * HQKT theo hệ thống quan điểm thứ nhất cho rằng HQKT được xác định bởi tỉ số giữa kết quả thu được (như các nguồn lực, vật lực, tiền vốn…) và chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó. Theo quan điểm này HQKT được thể hiện qua công thức sau: Kết quả thu được Q HQKT = -------------------------- ≈ H = ----- Chi phí bỏ ra C Ưu điểm: Phản ánh rõ việc sử dụng nguồn lực thể hiện thông qua chi phí sản xuất. Nhược điểm: Không phản ánh được quy mô của HQKT, có thể trong thực tiễn tỉ lệ có đạt cao, song mức độ đạt được không đáng kể do lượng tuyệt đối nhỏ và lợi ích kinh doanh mang lại không nhiều. Theo quan điểm này cũng chưa phân tích được sự tác động, sự ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực tự nhiên.
  17. 9 * HQKT theo hệ thống quan đểm thứ hai cho rằng HQKT được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó. Theo quan điểm này mà thể hiện dưới dạng công thức tính của nó đó là: HQKT = Kết quả thu được - Chi phí bỏ ra ≈ H = Q - C Ở đây nó phản ánh quy mô HQKT song chưa rõ rệt và chưa phản ánh hết mong muốn của nhà sản xuất kinh doanh, chưa xác định được năng suất lao động xã hội và khả năng cung cấp sản phẩm cho xã hội của các cơ sở sản xuất có lợi nhuận như nhau. * HQKT hệ thống quan điểm thứ ba cho rằng khác với hai quan điểm trên, trước hết phải xem xét HQKT trong thành phần biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất. HQKT được biểu hiện bằng tỷ số giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, hay còn là quan hệ tỷ số giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. Theo quan điểm này được thể hiện qua công thức sau: Phần tăng thêm về kết quả thu được HQKT = ----------------------------------------------- ≈ H = ∆Q/∆C Phần tăng thêm chi phí Có nghĩa là so sánh giữa hai kỳ về chất lượng kết quả, chi phí (mỗi loại cây, con trên một vụ/diện tích…) nhưng vẫn chưa đầy đủ bởi vì trong thực tiễn kết quả sản xuất đạt được luôn là hệ quả của chi phí có sẵn cộng với chi phí bổ sung mà ở mức chi phí có sẵn khác nhau thì hiệu quả kinh tế của chi phí bổ sung cũng khác nhau. Tóm lại, các quan điểm về HQKT cuối cùng đều có chung một quan điểm đó là sự so sánh giữa: Toàn bộ yếu tố đầu vào và toàn bộ yếu tố đầu ra Phần tăng thêm tuyệt đối (hoặc tương đối) của yếu tố đầu ra. Một phương án, một giải pháp HQKT cao là phải đạt tương quan tương đối tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư. Việc xác định HQKT phải xem xét đầy đủ các mối quan hệ giữa hai đại lượng trên và thấy được tiêu chuẩn của HQKT là tối đa hoá kết quả và tối thiểu hoá chi phí trong điều kiện nguồn lực có hạn nhất định.
  18. 10 2.1.3. Các loại hiệu quả * Hiệu quả sản xuất Hiệu quả sản xuất là khái niệm biểu thị hiệu quả của một thì trường trong việc sản xuất ra các sản phẩm với chi phí dài hạn thấp nhất bằng công nghệ hiện có. Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm một loạt sản lượng hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó. * Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ mô hình nào thì đó chính là khả năng làm việc thường xuyên, tạo cơ hội cho mọi người dân trong vùng đều có việc làm và từ đó tăng nguồn thu nhập. Không ngừng nâng cao mức sống cả về vật chất lẫn tinh thần, trên cơ sở đó thực hiện công bằng xã hội [5]. * Hiệu quả môi trường Hiệu quả môi trường trong sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo cho môi trường sinh thái ngày càng được bảo vê ̣và cải thiện phát triển nông, nghiệp nông thôn bền vững. Có nghĩa là phát triển liên tục trên cơ sở khai thác hợp lý các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu hiện tại và bảo tồn chúng cho các thế hê ̣tương lai [5]. 2.1.4. Giới thiệu chung về thủy canh 2.1.4.1. Khái niệm về thủy canh Thuỷ canh (hydroponic) là kỹ thuật trồng thực vật trong dung dịch dinh dưỡng. Bí quyết của kỹ thuật này là cung cấp đủ và đúng lúc cho cây trồng các nguyên tố khoáng cần thiết. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bảo đảm đủ ánh sáng, CO2 cho quá trình quang hợp, O2 cho quá trình hô hấp, cây trồng có thể phát triển khỏe mạnh theo ý muốn của người trồng. Công nghệ hydroponis đã được nghiên cứu từ thế kỷ XVII. Ðến nay, công nghệ này đã hoàn thiện, hướng đến những nông sản sạch, xanh, không ô nhiễm. Với quy mô gia đình nhỏ lẻ, những chậu hoa hay rau xanh có thể phát triển mạnh mẽ không cần đất nơi góc sân thượng, lan can, bậu cửa. Với quy mô thương mại, những nhà kính trồng hoa, rau, củ, quả… phát triển sạch, năng suất cao, chủ động, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn vì không bị ảnh hưởng của những nguồn ô nhiễm từ đất. Không những vậy, vì trồng không cần
  19. 11 đất nên có thể chia không gian thành nhiều tầng để nhân đôi, nhân ba diện tích sản xuất [3]. * Lợi ích của trồng cây bằng phương pháp thủy canh - Không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hộp dụng cụ trồng, do vậy có thể triển khai ở những vùng đất cằn cỗi như hải đảo, vùng núi xa xôi, cũng như tại gia đình trên sân thượng, balcon. Không phải làm đất, không có cỏ dại, không cần tưới. Trồng được nhiều vụ không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và các hóa chất độc hại khác. - Năng suất cao, vì có thể trồng liên tục - Sản phẩm hoàn toàn sạch, đồng nhất, giàu dinh dưỡng và tươi ngon. - Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường. - Không đòi hỏi lao động nặng nhọc, người già, trẻ em đều có thể tham gia hiệu quả. * Hạn chế của kỹ thuật thủy canh - Chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống cao, thời gian thu hồi vốn lâu. - Yêu cầu trình độ kỹ thuật cao: Khi sử dụng kỹ thuật thủy canh yêu cầu người thực hiện phải có kiến thức về sinh lý cây trồng, về hóa học và kỹ thuật trồng trọt cao hơn vì tính đệm hóa trong dung dịch dinh dưỡng thấp hơn trong đất, nên việc sử dụng quá liều một chất dinh dưỡng nào đó có thể gây hại thậm chí có thể dẫn đến chết cây [9],[26]. Mỗi loại rau có yêu cầu về mặt dinh dưỡng khác nhau, chính vì vậy mà việc nghiên cứu từng loại dinh dưỡng phù hợp với từng loại rau gặp nhiều khó khăn, việc pha chế dung dịnh dinh dưỡng đối với người trồng rau lại càng khó khăn, nên người trồng rau phải mua dung dịch dinh dưỡng của người sản xuất với giá thành cao, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. - Sâu hại và dịch bệnh có thể lây lan một cách nhanh chóng: Canh tác thuỷ canh tuy đã giảm được rất nhiều về mặt số lượng các nguồn bệnh mà ở địa canh thường gặp phải, nhưng vấn đề bệnh cây trong kỹ thuật thuỷ canh vẫn xảy ra và thỉnh thoảng tổn thất do bệnh gây ra còn lớn hơn nhiều so với địa canh vì trong không khí luôn tồn tại mầm bệnh khi có điều kiện thuận lợi nó sẽ sinh sôi nảy nở. Khi mầm bệnh đã xuất hiện thì trong thời gian rất ngắn chúng đã có mặt ở toàn bộ
  20. 12 hệ thống, đặc biệt càng nhanh với các hệ thống kín hoặc dùng lại dung dịch dinh dưỡng [25]. 2.1.4.2. Lý luận về trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng Từ xưa người ta đã thấy được vai trò của nước đối với đời sống sinh vật nói chung và thực vật nói riêng. “Không có nước là không có sự sống”. Theo Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch và Trần Văn Phẩm (2000) [11] thì nước là một trong những thành phần cấu tạo nên keo nguyên sinh, thành phần của vật chất tươi trong cây bao gồm 80-95% nước. Mọi quá trình trao đổi chất trong cơ thể đều cần có nước tham gia. Nước lá môi trường vận chuyển của các chất và tham gia vào các phản ứng hóa sinh để tạo chất khử mang năng lượng lớn dùng để khử CO2 trong cơ thể thực vật. Bên cạnh đó, nước còn ảnh hưởng gián tiếp đến quang hợp như làm giảm nhiệt độ mặt lá, đóng mở khí khổng... Tuy nhiên, nhu cầu nước của cây nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây. Cùng với nước thì các chất khoáng cũng có vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của cây. Khi nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cây từ 1849 đến 1856, Salm - Horstmar đã chứng minh được rằng cây lúa mạch muốn sinh trưởng, phát triển bình thường phải cần đến những nguyên tố cơ bản như N, P, S, Ca, K, Mg, Si, Mn. Năm 1938, Sachs và Knop đã phát hiện rằng để cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường cần phải có 16 nguyên tố cơ bản là C, H, O, N, P, K, Ca, Mg, S, Fe, Cu, Mn, Zn, Mo, Bo, Cl. [9]. Từ đó, các ông đã đề xuất phương pháp trồng cây trong dung dịch. Trong 16 nguyên tố cơ bản kể trên thì có 3 nguyên tố H, C, O cây lấy chủ yếu từ khí cácbonnic và nước, 13 nguyên tố còn lại cây phải lấy từ đất là chính. Như vậy, cơ sở khoa học của kỹ thuật thủy canh là dựa vào bản chất sinh trưởng, phát triển của cây trồng phụ thuộc vào muối khoáng, ánh sáng, sự lưu thông không khí... mà không phụ thuộc vào môi trường trồng cây có đất hay không. Cho nên chúng ta có thể trồng cây mà không cần dùng đất, chỉ cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về dinh dưỡng. 2.1.4.3. Khái niệm công nghệ cao Công nghệ cao (CNC) là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất,
nguon tai.lieu . vn