Xem mẫu

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được chuyên đề khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin trân
trọng cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Quảng Bình đã tận tình truyền đạt
kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học đại học vừa qua. Đặc biệt tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Trần Lý Tưởng người đã trực tiếp hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Lâm trường cùng toàn thể các cô
chú, đặc biệt là cô chú trong phòng Kỹ thuật ở Lâm trường Kiến Giang đã tạo
điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn, cung cấp số liệu cho tôi hoàn thành đợt thực tập
này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song ngoài sự nổ lực của bản thân thì kinh
nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên báo cáo này không tránh khỏi những sai sót
nhất định. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để
tôi có những kiến thức vững vàng hơn sau đợt thực tập này.
Xin chân thành cảm ơn !
Quảng Bình, ngày 28 tháng 04 năm 2017
Tác giả

Võ Văn Diệu

MỤC LỤC

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
FAO

Tổ chức lương thực của Liên Hợp Quốc

QĐ-TTg

Quyết định Thủ tướng

UBND

Ủy ban nhân dân

BVR

Bảo vệ rừng

QLR

Quản lý rừng

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CNVC

Công nhân viên chức

CP

Chính phủ

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

QĐ-CP

Quyết định chính phủ

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

TNHH 1TV LCN

Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

CT-BNN-KL

Chỉ thị Bộ Nông nghiệp- Kiểm lâm

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Cây thông nhựa trên Lâm trường
Hình 2.2: Khai thác thông nhựa
Hình 2.3: Cây cao su
Hình 2.4: Người dân khai thác mủ cao su

Hình 2.5: Mốc ranh giới cây keo của lâm trường
Hình 2.6: Khai thác keo
Hình 4.1: Nhà của người dân sinh sống trên địa bàn
Hình 4.2: Đường khai thác và vận chuyển lâm sản
Hình 4.3: Người dân rào, đốt, phát rừng
Hình 4.4: Sâu rơi chết sau khi phun thuốc sâu róm thông
Hình 4.5: Cán bộ Lâm trường tuần tra, bảo vệ rừng

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Hiện trạng rừng và đất rừng của lâm trường
Bảng 4.2: Diện tích cao su được giao nhận từ năm 2009- 2017
Bảng 4.3: Danh sách lực lượng bảo vệ rừng
Bảng 4.4: Một số hình thức tuyên truyền pháp luật bảo vệ rừng
Bảng 4.5: Tổng hợp phương tiện, dụng cụ bảo vệ rừng
Bảng 4.6: Biểu thống kê địa danh, diện tích giao khóa quản lý BVR cụ thể
cho các phân trường, trạm, đội cơ động
Bảng 4.7: Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng năm
2017

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Rừng là nguồn tài nguyên quý báu của mỗi quốc gia. Rừng là thành tố quan
trọng nhất trong hệ sinh thái, môi trường. Rừng có vai trò to lớn trong nền kinh tế
quốc dân, an ninh quốc phòng, rừng đóng vai trò đặc biệt đối với con người và
thiên nhiên, nó có vai trò và ý nghĩa to lớn không thể thay thế được trong nhiều
lĩnh vực như: Bảo vệ môi trường, phòng hộ, duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ
nguồn gen động thực vật quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học, tôn tạo cảnh quan,
cung cấp nhiều lâm đặc sản cho con người. Rừng còn là nơi nghỉ mát, vui chơi giải
trí, du lịch, đóng góp một phần đáng kể cho nền kinh tế quốc gia....
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị
thu hẹp dần, là do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân đốt rừng làm
nương rẫy và một số người khi vào rừng do thiếu ý thức đã vô tình làm xảy ra cháy
rừng, làm giảm diện tích rừng, gây ảnh hưởng đến môi trường như ô nhiễm không
khí, ô nhiễm nguồn nước, làm thay đổi khí hậu, ảnh hưởng đến đời sống của con
người.
Cả thế giới đang chung tay để hạn chế những tác động xấu đến hệ sinh thái
môi trường. Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ con người, bảo vệ hành tinh
xanh của nhân loại.

nguon tai.lieu . vn