Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------o0o-------------- NGUYỄN BẢO TRUNG Tên khóa luận: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN KHU CÔNG NGHIỆP ĐIỀM THỤY (LÔ CN6) TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HỒNG TIẾN THỊ XÃ PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính và môi trường Lớp : K46 – DCMT – N02 Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên, năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------o0o-------------- NGUYỄN BẢO TRUNG Tên khóa luận: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN KHU CÔNG NGHIỆP ĐIỀM THỤY (LÔ CN6) TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HỒNG TIẾN THỊ XÃ PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính và môi trường Lớp : K46 – DCMT – N02 Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn : T.S Nguyễn Thanh Hải Thái Nguyên, năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Quản lý tài nguyên và thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh Hải, em tiến hành thực hiện đề tài: "Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khu công nghiệp Điểm Thụy (Lô CN6) trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên," Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Hải, sự giúp đỡ của lãnh đạo và cán bộ Ban bồi thường giải phóng mặt bằng và Quản lý dự án thị xã Phổ Yên. Nhân dịp này e xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Hải thầy giáo hướng dẫn luận văn tốt nghiệp Đại học. Em xin gửi lời cảm ơn trân thành nhất tới toàn thể cán bộ, nhân viên của Ban bồi thường GPMB và Quản lý dự án thị xã Phổ Yên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại cơ quan. Do thời gian có hạn, năng lực còn hạn chế nên bài luận văn không thể tránh khỏi những thiết sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để bản luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Nguyễn Bảo Trung i
  4. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA BT&GPMB Bồi thường và giải phóng mặt bằng BTV Ban thường vụ CNH - HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa GPMB Giải phóng mặt bằng GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HĐND Hội đồng nhân dân NĐ - CP Nghị định – Chính phủ QĐ - UBND Quyết định - Ủy ban nhân dân STT Số thứ tự TT - BTC Thông tư – Bộ tài chính TT - BTNMT Thông tư – Bộ Tài nguyên Môi trường BT&GPMB Bồi thường và giải phóng mặt bằng BTV Ban thường vụ CNH - HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ii
  5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. vi PHẦN 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2 2.1. Mục tiêu tổng quát...................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3 3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ......................................... 3 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ............................................................................... 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 2.1.1. Đất đai ..................................................................................................... 4 2.1.2. Thu hồi đất .............................................................................................. 5 2.1.3. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng ................................................................................................................... 7 2.1.4. Đặc điểm của quá trình bồi thường và giải phóng mặt bằng ................. 9 2.1.5. Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng10 2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài........................................................................... 11 2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................................ 13 2.3.1. Thực trạng bồi thường giải phóng mặt bằng tại Việt Nam ................... 13 2.3.2. Những ưu, nhược điểm về tình hình GPMB trong thời gian qua ........ 16 2.3.3. Một số khó khăn, hạn chế chung trong quá trình thu hồi đất để phát triển các khu đô thị và các công trình công cộng ........................................... 17 iii
  6. iv 2.3.4. Nghiên cứu trong nước về bồi thường giải phóng mặt bằng ............... 17 2.5. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thị xã Phổ Yên 20 2.5.1. Thuận lợi ............................................................................................... 21 2.5.2. Khó khăn, hạn chế ................................................................................. 21 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 23 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 23 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 23 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 23 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23 3.2.1. Khái quát về địa bàn và dự án nghiên cứu ........................................... 23 3.2.2. Đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại dự án nghiên cứu....................................................................................... 24 3.2.3. Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng qua ý kiến của người dân có đất bị thu hồi ............................................................................. 24 3.2.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng của dự án và đề ra các giải pháp khắc phục ......................................... 24 3.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 24 3.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu thứ cấp ................................... 24 3.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp ..................................... 25 3.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu................................................. 25 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 26 4.1. Khái quát về địa bàn và dự án nghiên cứu .............................................. 26 4.1.1. Sơ lược về thị xã Phổ Yên .................................................................... 26 4.1.2. Đặc điểm kinh tế.................................................................................... 27 4.1.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển của thị xã Phổ Yên .................................................................................. 29 iv
  7. v 4.1.4. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thị xã............................. 31 4.1.5. Khái quát chung về dự án ..................................................................... 33 4.2. Đánh giá công tác bồi thường dự án khu công nghiệp Điểm Thụy (Lô CN6) trên địa bàn xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên........................................... 33 4.2.1. Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng của dự án .............................. 33 4.2.2. Đánh giá công tác GPMB qua ý kiến của người dân có đất bị thu hồi 43 4.2.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng của dự án và đề ra các giải pháp khắc phục ......................................... 47 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................. 55 5.1. Kết luận..................................................................................................... 55 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 57 v
  8. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Cơ cấu các ngành kinh tế thị xã Phổ Yên đến năm 2020 ............... 28 Bảng 4.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thị xã Phổ Yên thời kỳ 2006-2015 ......... 29 Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất xã Hồng Tiến năm 2017............................. 32 Bảng 4.4. Đơn giá bồi thường các loại đất cùng thửa với đất ........................ 34 Bảng 4.5 Đánh giá bồi thường thiệt hại về đất ............................................... 36 Bảng 4.6: Đánh giá bồi thường thiệt hại về tài sản, vật kiến trúc ................... 38 Bảng 4.7: Bồi thường thiệt hại về cây cối, hoa màu ....................................... 39 Bảng 4.8: Kết quả hỗ trợ di chuyển mồ mả tại dự án ..................................... 40 Bảng 4.9: Tổng hợp số hộ gia đình, cá nhân từ kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ của dự án bị thu hồi đất ........................................................................ 41 Bảng 4.10. Tổng hợp kinh phí bồi thường của dự án ..................................... 42 Bảng 4.11: Tổng hợp ý kiến của các hộ dân về kết quả bồi thường, GPMB ....... 44 vi
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Nước ta đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiều dự án như các khu công nghiệp, các nhà máy, các khu đô thị mới, các khu dân cư... đang được triển khai xây dựng một cách mạnh mẽ. Để thực hiện được các nhiệm vụ trên và mang tính khả thi thì mặt bằng đất đai là một trong những nhân tố quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả trong công tác đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như ảnh hưởng đến cả tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng, trong các năm gần đây kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ ổn định, các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học, xã hội... ngày càng được cải thiện. Sự phát triển chung của hệ thống KT - XH cũng như của đất nước trước hết đặt ra phải xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống lưới điện quốc gia... đây chính là điều kiện rất cơ bản để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch. Để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, phát triển các ngành kinh tế, công nghiệp, giao thông, xây dựng, thương mại dịch vụ, giáo dục, y tế... Nhà nước phải thu hồi đất của người sử dụng đất và phải bồi thường cho người bị thu hồi. Việc thực hiện bồi thường giữ vị trí hết sức quan trọng, là yếu tố có tính quyết định trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Trong những năm vừa qua công tác BT & GPMB gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và thực hiện (Giá đất biến động, tiêu cực, ý thức của người dân chưa cao,...). Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các dự án được triển khai chậm là do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc. Các chính sách đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng, các văn bản 1
  10. 2 hướng dẫn thực hiện của Nhà nước còn chưa đầy đủ, cụ thể, chưa đồng bộ, hay thay đổi do đó gây nhiều khó khăn cho việc xác định và phân loại mức bồi thường, giá bồi thường. Việc tuyên truyền phổ biến các chính sách có liên quan đến công việc này chưa thực hiện tốt. Chưa có biện pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm mới cho người dân vùng di dời một cách cụ thể. Do đó đòi hỏi phải có các phương án bồi thường thật hợp lý, công bằng đảm bảo mọi người dân đều thấy thỏa đáng và phấn khởi thực hiện. Sau nhiều năm thực hiện theo các quy định của Chính phủ, việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất có tiến bộ hơn, đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước và phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nhân dân, khắc phục được nhiều tồn tại, vướng mắc trước đây. Tuy nhiên, việc triển khai cũng còn không ít khó khăn, vướng mắc do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy việc điều tra, khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá có cơ sở khoa học, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất, nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi, góp phần thiết lập trật tự, kỷ cương pháp luật, hạn chế tranh chấp, khiếu kiện về đất đai trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất là cần thiết. Với ý nghĩa thực tiễn đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khu công nghiệp Điểm Thụy (Lô CN6) trên địa bàn xã Hồng Tiến, Thị xã Phổ Yên". 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất của dự án trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên để thấy được những thành công, tồn tại và đề xuất một số giải pháp khắc phục. 2.2. Mục tiêu cụ thể 2
  11. 3 - Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khu công nghiệp Điềm Thụy (Lô CN6) trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến người dân trong khu vực thu hồi đất của dự án khu công nghiệp Điềm Thụy (Lô CN6) trên địa bàn xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Đề tài giúp cho người học tập nghiên cứu củng cố lại những kiến thức đã học, biết cách thực hiện một đề tài khoa học và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ trông nghiên cứu khoa học. Nắm chắc các quyết định về bồi thường và giải phóng mặt bằng bằng việc áp dụng trực tiếp vào thực tế. 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Đối với thực tiễn, đề tài góp phần đề xuất các giải pháp để thực hiện công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất ngày càng có hiệu quả hơn. - Đánh giá được thực trạng công tác giải phóng mặt bằng, xác định những tồn tại chủ yếu trong công tác thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục cho thị xã Phổ Yên trong việc thực hiện bồi thường và giải phóng mặt bằng đạt được hiệu quả cao nhất. - Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường. - Bổ sung tư liệu cho học tập. 3
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Đất đai 2.1.1.1. Khái niệm đất đai Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng của quốc gia. 2.1.1.2. Đặc điểm của đất đai Đất đai có vị trí cố định không thể di chuyển được, với một số lượng lớn có hạn trên phạm vi toàn cầu, quốc gia và khu vực. Tính cố định không di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác của đất đai đồng thời quy định tính giới hạn về quy mô và không gian gắn liền với môi trường mà đất đai chịu chi phối (nguồn gốc hình thành, sinh thái với những tác động khác của thiên nhiên). Vị trí của đất đai có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế trong quá trình khai thác và sử dụng đất đai. Khả năng phục hồi và tái tạo của đất đai chính là khả năng phục hồi và tái tạo độ phì thông qua tự nhiên hoặc do tác động của con người. Ngoài tính hai mặt trên, đất đai còn có những đặc điểm như là: Sự chiếm hữu, sở hữu đất đai và tính đa dạng phong phú của đất đai. Về sự chiếm hữu và sở hữu của đất đai ở nước ta đã được quy định rõ trong Luật Đất đai. Còn tính đa dạng và phong phú của đất đai thể hiện ở chỗ: Trước hết, do đặc tính tự nhiên của đất đai và phân bổ cố định từng vùng lãnh thổ nhất định, gắn liền với điều kiện hình thành của của đất đai quyết định. Mặt khác, tính đa dạng, phong phú còn do yêu cầu, đặc điểm và mục đích sử dụng khác nhau. Đặc điểm này của đất đai đòi hỏi con người khi sử dụng đất đai phải biết khai thác triệt để 4
  13. 5 lợi thế của mỗi loại đất một cách hiệu quả và tiết kiệm trên một vùng lãnh thổ. Để làm được điều này, phải xây dựng một quy hoạch tổng thể và chi tiết sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước và từng vùng khu vực.[7] 2.1.2. Thu hồi đất 2.1.2.1. Khái niệm về thu hồi đất Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. 2.1.2.2. Các trường hợp thu hồi đất Điều 61 và Điều 62 của Luật đất đai 2013 [10] quy định: - Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong các trường hợp sau đây: 1. Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc; 2. Xây dựng căn cứ quân sự; 3. Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; 4. Xây dựng ga, cảng quân sự; 5. Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; 6. Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân; 7. Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; 8. Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân; 9. Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; 10. Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý. 5
  14. 6 - Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong các trường hợp sau đây: 1. Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất; 2. Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất, bao gồm: a) Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); b) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp quốc gia; c) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý chất thải; 3. Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất bao gồm: a) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương; b) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải; 6
  15. 7 c) Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; d) Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; đ) Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản. 2.1.3. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng 2.1.3.1. Bồi thường Bồi thường là đền bù những tổn hại đã gây ra. Đền bù là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao. Như vậy, bồi thường là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì hành vi của chủ thể khác mang lại. Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất. [10] 2.1.3.2. Hỗ trợ Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển. [10] 2.1.3.3. Tái định cư Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinh sống và làm ăn. Tái định cư bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi 7
  16. 8 Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển. Tái định cư (TĐC) được hiểu là một quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất, tài sản; di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất tinh thần tại đó. Thu hồi đất, Bồi thường giải phóng mặt bằng là giải pháp quan trọng mang tính đột phá nhằm chủ động quỹ đất, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Quá trình thực hiện bồi thường GPMB phải đảm bảo hài hoà giữa các lợi ích: lợi ích của Nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp, của cộng đồng dân cư và đặc biệt là lợi ích của người dân [12]. 2.1.3.4. Một số khái niệm liên quan khác - Nhà nước giao đất là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. - Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất. - Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định. - Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất. - Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định.[10] 8
  17. 9 2.1.4. Đặc điểm của quá trình bồi thường và giải phóng mặt bằng Như chúng ta đã biết, để thực hiện được dự án theo đúng tiến độ thì trước hết các chủ đầu tư cần phải giải phóng được mặt bằng. Công việc này mang tính chất phức tạp, tốn kém nhiều thời gian, công sức và tiền của. Ngày nay, công việc này ngày càng trở nên khó khăn hơn do đất đai ngày càng có giá trị và khan hiếm. Bên cạnh đó công tác BTGPMB liên quan đến lợi ích của nhiều cá nhân, tập thể và của toàn xã hội. Ở các địa phương khác nhau thì công tác BTGPMB cũng có nhiều đặc điểm khác nhau. Chính vì vậy, công tác BTGPMB mang tính đa dạng và phức tạp: - Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện TN - KT - XH và trình độ dân trí nhất định. Đối với khu vực nội thành, khu vực ven đô, khu vực ngoại thành... mật độ dân cư khác nhau, ngành nghề đa dạng và đều hoạt động sản xuất theo đặc trưng riêng của vùng đó. Do đó, công tác BTGPMB cũng được tiến hành với những đặc điểm riêng biệt. - Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống KT - XH đối với mọi người dân. Ở khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn. Do đó, tâm lý người dân khu vực này là phải giữ được đất để sản xuất. Mặt khác, cây trồng vật nuôi trên vùng đó cũng đa dạng, không được tập trung một loại nhất định nên gây khó khăn cho công tác định giá bồi thường. Đối với đất ở lại càng phức tạp hơn do những nguyên nhân sau: + Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh hoạt của người dân mà tâm lý, tập quán là ngại di chuyển chỗ ở. + Do yếu tố lịch sử để lại nên nguồn gốc sử dụng đất phức tạp và do cơ chế chính sách chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế sử dụng đất nên chưa 9
  18. 10 giải quyết được các vướng mắc tồn tại cũ. + Việc quản lý đất đai chưa chặt chẽ dẫn đến các hiện tượng lấn chiếm, xây dựng nhà trái phép nhưng lại không được chính quyền địa phương xử lý dẫn đến việc phân tích hồ sơ đất đai và áp giá phương án bồi thường gặp rất nhiều khó khăn.[12] + Thiếu quỹ đất dành cho xây dựng khu tái định cư cũng như chất lượng khu tái định cư thấp, chưa đảm bảo được yêu cầu. + Việc áp dụng giá đất ở để tính bồi thường giữa thực tế và quy định của nhà nước có những khoảng cách khá xa cho nên việc triển khai thực hiện cũng không được sự đồng thuận của những người dân. 2.1.5. Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng BT&GPMB là hoạt động hết sức nhạy cảm và phức tạp do tác động tương hỗ qua lại với nhiều yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội... Chính vì vậy, tiến độ cũng như kết quả của quá trình BT&GPMB phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: - Chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư của Nhà nước: Chính sách của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư quy định về trình tự tiến hành GPMB, quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan, đồng thời cũng quy định cụ thể về mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Do đó, chính sách có ảnh hưởng trực tiếp và xuyên suốt trong quá trình BT&GPMB. - Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa bàn Quy mô, khối lượng GPMB, đặc điểm, tính chất, độ phức tạp trong công tác BT&GPMB của từng dự án chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa bàn. - Công tác quản lý Nhà nước về đất đai Khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư thì việc lập hồ sơ pháp lý về đất đai và tài sản là một yêu cầu không thể thiếu. Việc xác lập hồ 10
  19. 11 sơ không chỉ dựa vào đo vẽ, khảo sát thực tế mà còn dựa vào các loại hồ sơ lưu như: GCNQSDĐ, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, biên bản thống kê, kiểm kê đất đai... Do vậy, công tác quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện đúng, đầy đủ, thường xuyên sẽ giúp cho việc xác lập hồ sơ đơn giản, nhanh gọn, tránh sự tranh chấp giữa các bên và ngược lại. - Tổ chức thực hiện Đây là yếu tố quyết định đối với công tác BT&GPMB. Trên cơ sở các chính sách của Nhà nước, điều kiện thực tế của địa bàn và dự án, việc tổ chức thực hiện (Trình tự, thủ tục, cơ cấu nhân sự, phương pháp làm việc...) được tiến hành một cách hợp lý và khoa học sẽ mang lại kết quả cao, đảm bảo lợi ích các bên. - Ngoài các yếu tố trên còn nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc dán tiếp đến công tác BT&GPMB như: + Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. + Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất tác động đến công tác BT&GPMB. + Thanh tra chấp hành các chế độ, thể lệ quản lý và sử dụng đất. + Nhận thức và thái độ của người dân bị thu hồi đất, công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện theo chính sách pháp luật Nhà nước 2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài - Luật Đất đai năm 2013 ngày 29/11/2013. - Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013. - Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ Quy định về giá đất; - Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. 11
  20. 12 - Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất. Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 20/6/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường cây cối hoa màu gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định số 15/2012/QĐ-UBND ngày 11//7/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường nhà, công trình kiến trúc gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định số 36/QĐ-UBND ngày 21/12/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2014. - Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 22/8/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định số 57/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt bảng giá đất giai đoạn 2015 - 2019 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định số 56/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định số 55/2014/QĐ-UBND ngày 17/12/2014 năm 2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường nhà, công trình kiến trúc gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 12
nguon tai.lieu . vn