Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- HOÀNG THẢO NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC TÀY TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG NGHIỆP XÃ LAM SƠN, HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- HOÀNG THẢO NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC TÀY TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG NGHIỆP XÃ LAM SƠN, HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Lớp : K47 – PTNT – N01 Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Dương Thị Thu Hoài Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Đề tài tốt nghiệp “Vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông nghiệp xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn”, chuyên nghành Phát triển nông thôn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, đề tài đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin có sẵn được trích rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa ra trong đề tài này là trung thực và chưa được sử dụng trong bất kì một công trình nghiên cứu khoa học nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện đề tài này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đề tài này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Hoàng Thảo Nguyên
  4. ii LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn thành khóa học ở trường tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn với đề tài: “Vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông nghiệp xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn”. Khóa luận được hình thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, cá nhân, cơ quan và nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nơi đào tạo, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Dương Thị Thu Hoài, giảng viên khoa Kinh tế và PTNT, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND xã Lam Sơn, các ban ngành cùng nhân dân trong xã đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Thái nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Hoàng Thảo Nguyên
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Sự khác nhau về đặc trưng cơ bản giữa giới và giới tính............................ 5 Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất xã Lam Sơn giai đoạn 2016 - 2018 ......................31 Bảng 4.2: Tình hình phát triển một số cây trồng trên địa bàn xã Lam Sơn ..............33 Bảng 4.3: Tình hình sản xuất chăn nuôi giai đoạn 2016 – 2018 ...............................34 Bảng 4.4: Tình hình dân số và lao động của xã Lam Sơn giai đoạn 2016 – 2018 ...35 Bảng 4.5: Cơ cấu dân số phân theo dân tộc và giới tính của xã Lam Sơn năm 2018 ........................................................................................... 36 Bảng 4.6: Phụ nữ tham gia lãnh đạo cấp Đảng ủy, chính quyền và đoàn thể năm 2018 .........................................................................................................37 Bảng 4.7: Thông tin chung về các nhóm hộ điều tra..................................................43 Bảng 4.8: Thông tin về phụ nữ ở các hộ điều tra........................................................45 Bảng 4.9: Phân công lao động trong hoạt động trồng trọt ở các hộ điều tra.............47 Bảng 4.10: Phân công lao động trong hoạt động chăn nuôi của các hộ điều tra ......49 Bảng 4.11: Phân công lao động trong hoạt động buôn bán, dịch vụ của các hộ điều tra ................................................................................... 50 Bảng 4.12: Nguồn vay vốn của các hộ điều tra ..........................................................52 Bảng 4.13: Tình hình quản lý vốn vay của các hộ điều tra ........................................53 Bảng 4.14: Phụ nữ dân tộc Tày đối với hoạt động tái sản xuất .................................55 Bảng 4.15: Phụ nữ dân tộc Tày với vai trò cộng đồng...............................................57 Bảng 4.16: Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình ...........................................................................................59
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 4.1: Biểu đồ người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.........53
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa DTT : Dân tộc Tày DT : Dân tộc DTTS : Dân tộc thiểu số UBND : Ủy ban nhân dân GDP : Thu nhập bình quân ĐVT : Đơn vị tính GAD : Gender and development: Giới và phát triển WAD : Women and development: Phụ nữ và phát triển WID : Women in development: Phụ nữ trong phát triển BQ : Bình quân KHKT : Khoa học kỹ thuật TT : Thị trường KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình SKSS : Sức khỏe sinh sản TC – CĐ – ĐH : Trung cấp – Cao đẳng – Đại học
  8. vi MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v MỤC LỤC ........................................................................................................ vi Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3 Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 4 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 4 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 4 2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình ................................................................................................ 13 2.1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về giải phóng phụ nữ ................................................................................... 15 2.1.3. Quan điểm về nâng cao vai trò của phụ nữ ........................................... 17 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 18 2.2.1. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ ở một số nước trên thế giới .. 18 2.2.2. Vai trò của phụ nữ dân tộc trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam. 20 2.2.3. Kinh nghiệm trong phát huy vai trò của phụ nữ dân tộc Tày ở Việt Nam .... 21
  9. vii 2.2.4. Những chính sách trong phát triển phụ nữ dân tộc ở Việt Nam ........... 21 2.2.5. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc Tày .............................. 22 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .25 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 25 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 25 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25 3.4.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu............................................................ 25 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 27 3.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................ 28 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 29 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 29 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 29 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội xã Lam Sơn ................................................. 32 4.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Lam Sơn ........................................................................................ 42 4.2.1. Thông tin chung về các hộ điều tra ....................................................... 42 4.2.2. Phụ nữ dân tộc Tày đối với sản xuất ..................................................... 46 4.2.3. Phụ nữ dân tộc Tày đối với vai trò tái sản xuất .................................... 55 4.2.4. Phụ nữ dân tộc Tày đối với vai trò cộng đồng ...................................... 56 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình ........................................................................................... 58 4.3.1. Những yếu tố khách quan ..................................................................... 59 4.3.2. Những yếu tố thuộc về bản thân phụ nữ ............................................... 63 4.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình ................................................................. 64 4.4.1. Giải pháp đối với địa phương................................................................ 64 4.4.2. Giải pháp đối với bản thân người phụ nữ ............................................. 69
  10. viii Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 70 5.1. Kết luận .................................................................................................... 70 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 71 5.2.1. Đối với Đảng và Nhà nước ................................................................... 71 5.2.2. Đối với các cấp chính quyền và đoàn thể địa phương .......................... 71 5.2.3. Đối với bản thân người phụ nữ dân tộc Tày ......................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73
  11. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử loài người từ trước đến nay, phụ nữ giữ một vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bằng sự lao động sáng tạo của mình, họ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người. Không chỉ sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn đóng vai trò chính trong công việc sinh sản và nuôi dưỡng con người để duy trì và phát triển xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hóa nhân loại. Nền văn hóa dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức của đông đảo phụ nữ. Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta nói chung và nền kinh tế nông thôn nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Để đạt được những thành tựu đó, các thành phần kinh tế đã không ngừng vươn lên và có nhiều đóng góp to lớn. Kinh tế hộ nông nghiệp là là một bộ phận không thể thiếu được trong các thành phần kinh tế đó. Từ những trang sử xưa của dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã giữ vị trí và vai trò quan trọng trong việc dựng nước và giữ nước. Những tấm gương, hình ảnh của Bà Trưng, Bà Triệu, Nguyễn Thị Minh Khai, các mẹ Việt Nam anh hùng,… đã trở thành biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần bất khuất. Ngày nay, phụ nữ Việt Nam tiếp tục kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp ấy và ngày càng khẳng định được vai trò to lớn của mình trong xã hội. Ở nông thôn nước ta, phụ nữ chiếm gần 50% dân số. Người phụ nữ hết sức quan trọng trong xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ và hạnh phúc. Tuy nhiên, phụ nữ nông thôn còn chịu nhiều thiệt thòi, họ tham gia vào hầu hết các khâu trong sản xuất nông nghiệp nhưng vai trò của họ vẫn chưa được nhìn nhận đúng đắn. Phụ nữ có tác động trực tiếp đến sự phát triển mọi mặt của địa phương. Có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của gia đình và xã hội. Nhưng thực trạng hiện nay cho thấy, vấn đề việc làm, thu nhập, địa vị của người phụ nữ dân tộc Tày là vấn đề bức xúc. Do
  12. 2 vậy, việc giúp đỡ, tạo điều kiện để người phụ nữ phát huy vai trò của mình là trách nhiệm của các cấp, các ngành và địa phương. Lam Sơn là một xã thuộc địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, có cơ sở hạ tầng còn kém phát triển. Đây là khu vực sinh sống của 4 dân tộc anh em là: Tày, Dao, Kinh, Nùng. Trong đó, dân tộc Tày chiếm đông nhất (49,59%). Trình độ dân trí chưa cao, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, một vấn đề hiện nay là bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình còn phổ biến, phụ nữ DTTS nhất là phụ nữ DTT trên địa bàn xã chưa được tham gia vào quá trình ra quyết định và các nguồn thông tin mới về kỹ thuật canh tác. Trong khi họ lại là người trực tiếp tham gia sản xuất, do đó hiệu quả canh tác không cao, đời sống chưa được cải thiện. Xuất phát từ tính cấp thiết trên và sự nhận thức sâu sắc về những tiềm năng to lớn của người phụ nữ DTT, những khó khăn đang cản trở sự tiến bộ của họ, những người có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông nghiệp xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu được thực trạng , vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông nghiệp trên địa bàn xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm phát huy vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong các hoạt động tăng thu nhập cải thiện đời sống gia đình, đồng thời, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích và đánh giá được thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông nghiệp tại xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
  13. 3 - Phân tích được các yếu tố ảnh hường đến vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông nghiệp tại xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông nghiệp tại xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Củng cố kiến thức đã học với thực tiễn trong quá trình đi thực tập tại cơ sở. - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin kỹ năng nghề nghiệp. - Là tài liệu tham khảo cho nhà trường, cho khoa và các sinh viên khóa tiếp theo. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp nhìn nhận đúng hơn về vai trò của người phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế gia đình. Từ đó, nâng cao nhận thức của chính người phụ nữ dân tộc Tày và người dân về vai trò của phụ nữ, góp phần phát huy hơn nữa vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế của chính gia đình họ, đóng góp vào sự phát triển của địa phương.
  14. 4 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Khái niệm về giới và giới tính * Khái niệm về giới Khái niệm về “Giới” được xuất hiện ban đầu là ở các nước nói tiếng Anh, vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX cho đến những thập kỷ 80 nó được xuất hiện tại Việt Nam. Có nhiều khái niệm về giới, sau đây là khái niệm của một số tác giả khác nhau: Giới trước hết không phải là phụ nữ. Giới liên hệ đến vai trò của nam và nữ do xã hội hoặc do một nền văn hóa xác lập nên. Giới có thể khác nhau giữa nơi này với nơi khác, giữa nền văn hóa này so với nền văn hóa khác và có thể thay đổi theo thời gian (Feldstein H.S và Jinggins J. 1994). Giới không nói đến nam hay nữ mà chỉ mối quan hệ giữa họ. Giới không phải là sự xác định sinh học - như kết quả của những đặc điểm về giới tính của nam hay nữ, mà giới là do xã hội xác lập nên. Nó là một nguyên tắc tổ chức xã hội có thể kiểm soát tiến trình sản xuất, tái sản xuất, tiêu thụ và phân phối (FAO, 1997). Giới là sự khác biệt giữa nam và nữ về góc độ xã hội, các đặc điểm khác nhau do xã hội quyết định, các mối quan hệ giữa nam và nữ do xã hội lập nên. Các vai trò của giới được xác định bởi các đặc tính xã hội, văn hóa và kinh tế, được nhận thức bởi các thành viên trong xã hội đó. Do đó, vài trò của giới có sự biến động và thay đổi qua các thời gian và không gian (Trần Thị Quế,1999 và Nancy J. Hafkin, 2002).
  15. 5 * Khái niệm về giới tính Giới tính là một thuật ngữ được các nhà khoa học xã hội và các nhà sinh học dùng để chỉ một phạm trù sinh học, trong ý nghĩa đó nam và nữ khác nhau về mặt sinh học, tạo nên hai giới tính: nam giới và nữ giới. Hay nói cách khác: Giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ. Giới tính là những đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta sinh ra đã có và không thể thay đổi được. Sự khác biệt này chủ yếu liên quan đến quá trình tái sản xuất con người và di truyền nòi giống. Ví dụ như: sự khác nhau về hình dạng cơ thể bên ngoài (nam giới cao to hơn, nặng hơn, giọng nói trầm hơn,...), khác nhau về cấu tạo NST, hormone,… khác nhau về chức năng sinh học, tạo nên vai trò của giới tính (phụ nữ mang thai, sinh con và cho con bú; nam giới sản xuất ra tinh trùng để thụ thai ). Những đặc trưng mang tính sinh học này có ngay từ khi con người được sinh ra, chúng ổn định và hầu như không biến đổi ở cả nam và nữ. * Phân biệt giữa giới và giới tính Bảng 2.1: Sự khác nhau về đặc trưng cơ bản giữa giới và giới tính Giới Giới tính Đặc trưng xã hội Đặc trưng sinh học Do dạy và học mà có Bẩm sinh Đa dạng Đồng nhất Biến đổi theo hoàn cảnh xã hội Không biến đổi Thay đổi theo không gian và thời gian Không thay đổi (Nguồn: Bài giảng Giới trong phát triển nông thôn) [6] - Sự khác biệt về giới Phụ nữ được xem là phái yếu vì một mặt thể lực họ yếu hơn nam giới, họ sống thiên về tình cảm. Vì vậy phân công lao động giữa hai giới cũng có sự khác biệt. Người phụ nữ có thiên chức là làm vợ, làm mẹ, chăm sóc con cái
  16. 6 và gia đình. Còn nam giới được coi là phái mạnh, là trụ cột gia đình. Họ có thể lực tốt hơn phụ nữ, cứng rắn, nhanh nhẹn hơn trong công việc. Đặc trưng này khiến nam giới ít bị ràng buộc bởi con cái và gia đình, họ tập trung hơn vào công việc tạo ra của cải vật chất và các công việc xã hội. Chính điều này đã làm tăng thêm khoảng cách khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong xã hội. Hơn nữa do các tác động của định kiến xã hội, hệ tư tưởng, phong tục tập quán đối với mỗi giới khác nhau nên phụ nữ thường ít có cơ hội tiếp cận cái mới, trong học tập và tìm kiếm việc làm. Mặt khác, phụ nữ thường bị ràng buộc bởi gia đình và con cái, do đó họ ít có cơ hội tham gia các công việc xã hội và cơ hội thăng tiến trong công việc. Sự khác biệt về giới tạo nên khoảng cách giữa hai giới trong xã hội. - Nguồn gốc giới Trong gia đình, từ khi sinh ra đứa trẻ đã được đối xử và dạy dỗ khác nhau tùy theo nó là trai hay gái. Đó là sự khác biệt về trang phục, hành vi, cách ứng xử mà cha mẹ, gia đình, nhà trường và xã hội trông chờ ở con trai và con gái. Đồng thời họ cũng hướng dẫn, dạy dỗ trẻ trai và gái theo những quan điểm riêng và cụ thể. Đứa trẻ phải học để trở thành con trai hay con gái và phải luôn điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với khuôn mẫu cụ thể của mỗi giới đã được quy định. Sau khi đã hình thành các đặc điểm như vậy, nhà trường và các tập quán xã hội lại tiếp tục củng cố các khuôn mẫu cụ thể của mỗi giới (ví dụ: nam thì học thêm các môn kỹ thuật, xây dựng; nữ thì học thêm các môn nữ công, may thêu,...). Các thể chế xã hội như: chính sách, pháp luật,... cũng có ý nghĩa làm tăng hoặc giảm sự khác biệt giữa hai giới (ví dụ: ưu tiên nữ trong các nghề y tá, thư ký,... nam trong nghề lái xe, cảnh sát,...). * Vai trò của giới - Vai trò sản xuất: là những hoạt động do phụ nữ và nam giới thực hiện để làm ra của cải vật chất hoặc tinh thần đem lại thu nhập hoặc để tự tiêu dùng. Ví dụ: trồng lúa, nuôi gà, dạy học,…
  17. 7 - Vai trò tái sản xuất (còn gọi là công việc gia đình): như sinh con, nuôi dưỡng trẻ nhỏ, làm công việc nội trợ, chăm sóc người già, người ốm. - Vai trò cộng đồng: + Những hoạt động tự nguyện mang lại phúc lợi cho cộng đồng như: dọn đường xá cho sạch sẽ, bảo vệ nguồn nước sạch, hoạt động từ thiện,… + Hoạt động lãnh đạo ra quyết định như: tham gia cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, lãnh đạo đoàn thể,… * Lồng ghép giới trong các chương trình, dự án Lồng ghép là tập hợp những ý tưởng, các giá trị, các cách làm, các thể chế và các tổ chức nổi trội có mối quan hệ tương tác lẫn nhau để quyết định “ai được cái gì” trong xã hội. Các ý tưởng và thực tế trong việc lồng ghép phản ánh và củng cố lẫn nhau, qua đó đưa ra luận chứng cho bất kỳ sự phân bố các nguồn lực và cơ hội nào của xã hội - Lồng ghép giới được hiểu là: Lồng ghép giới là một quá trình hay chiến lược hướng tới mục đích bình đẳng giới. Đây là một quá trình diễn ra liên tục. Nó là một phương pháp để quản trị nhằm làm cho các mối quan tâm và kinh nghiệm của phụ nữ và nam giới trở thành một bộ phận không thể thiếu trong quá trình thiết kế, thực hiện kiểm tra và đánh giá các chính sách và chương trình trong tất cả các lĩnh vực của xã hội. Lồng ghép giới liên quan đến việc thay đổi các chính sách và thể chế nhằm thúc đẩy bình đẳng giới một cách tích cực hơn. Đó là một quá trình chuyển đổi lâu dài nhằm xem xét lại các giá trị văn hóa – xã hội và các mục tiêu phát triển. - Đối tượng để thực hiện lồng ghép giới Dòng chảy chủ đạo là một tập hợp mang tính chi phối, bao gồm các ý tưởng, giá trị, quan niệm, thái độ, mối quan hệ và cách thức tiến hành mọi việc trong xã hội. Dòng chảy chủ dạo bao trùm các thể chế chính của xã hội
  18. 8 (gia đình, nhà trường, chính quyền, tổ chức xã hội,…) quyết định ai được coi trọng và cách thức phân bổ nguồn lực, quyết định ai được làm gì và ai nhận được gì trong xã hội, và cuối cùng quyết định chất lượng cuộc sống của mọi thành viên trong xã hội. - Tại sao lồng ghép giới lại quan trọng? Lồng ghép giới là một khía cạnh quan trọng trong quản trị hữu hiệu. Nó đảm bảo rằng các thể chế, chính sách và chương trình đều đáp ứng các nhu cầu và mối quan tâm của phụ nữ cũng như nam giới và phân bố các lợi ích một cách công bằng giữa phụ nữ và nam giới. Lồng ghép giới sẽ góp phần vào sự tiến bộ xã hội, kinh tế, văn hóa, mang lại sự công bằng hơn cho phụ nữ và nam giới, qua đó nâng cao trách nhiệm của chính quyền nhằm mang lại thành tựu cho mọi công dân. * Nhu cầu, lợi ích, bình đẳng, giới và phát triển giới - Nhu cầu giới thực tế Là những nhu cầu của phụ nữ và nam giới cần được đáp ứng để thực hiện tốt các vai trò được xã hội công nhận. Nhu cầu này nảy sinh trong đời sống hằng ngày, là những thứ nhìn thấy được, thiết thực, cụ thể. Có liên quan đến trách nhiệm và nhiệm vụ gắn với các vai trò truyền thống. Khác với nhu cầu giới chiến lược, nhu cầu giới thực tế được chính người phụ nữ đưa ra từ vị trí của họ chứ không phải qua can thiệp từ bên ngoài. Ví dụ: phụ nữ có nhiều nhu cầu giới gắn với vai trò nuôi dưỡng của mình như củi, nước, thực phẩm, thuốc men...nếu những nhu cầu này được đáp ứng thì họ sẽ làm tốt hơn vai trò của mình. - Lợi ích giới (nhu cầu giới chiến lược) Là những nhu cầu của phụ nữ và nam giới xuất phát từ sự chênh lệch về địa vị xã hội của họ. Những lợi ích này khi được đáp ứng sẽ thay đổi vị thế của phụ nữ và nam giới theo hướng bình đẳng. Nhu cầu giới chiến lược được
  19. 9 xác định để khắc phục tình trạng thấp kém hơn của mỗi giới, chúng có thể thay đổi theo hoàn cảnh xã hội, chính trị và văn hóa cụ thể. - Công bằng giới Là sự đối xử công bằng với cả nam giới và phụ nữ. Để bảo đảm có sự công bằng, luôn phải có nhiều biện pháp để điều chỉnh những khuyết thiếu của lịch sử và xã hội mà đã cản trở phụ nữ và nam giới tham gia vào các hoạt động xã hội dưới hình thức này hay hình thức khác. Công bằng sẽ dẫn tới sự bình đẳng. - Bình đẳng giới Là những nhu cầu của phụ nữ và nam giới xuất phát từ sự chênh lệch về địa vị xã hội của họ. Những lợi ích này khi được đáp ứng sẽ thay đổi vị thế của phụ nữ và nam giới theo hướng bình đẳng. Nhu cầu giới chiến lược được xác định để khắc phục tình trạng thấp kém hơn của mỗi giới, chúng có thể thay đổi theo hoàn cảnh xã hội, chính trị và văn hóa cụ thể. - Bất bình đẳng giới Là một trong những cản trở to lớn trong sự phát triển của từng nước và toàn cầu. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra đói nghèo, mù chữ. Nó là hiện tượng không thể chấp nhận được trong thế giới văn minh, vì quyền và hạnh phúc của con người.Vì sự bất bình đẳng giới còn thể hiện trong các phong tục tập quán, lối sống của người dân với những định kiến giới từ hàng ngàn năm để lại. Phụ nữ là những người coi là có số xấu, đem lại không may cho người khác như quan niệm “Ra ngõ gặp gái”. Họ bị coi là “ngu dốt, thiếu kiến thức, suy nghĩ nông cạn”. Và họ được coi là những người có giá trị thấp: “Một trăm con gái không bằng cái con trai”, “Đàn ông rộng miệng thì sang, đàn bà rộng miệng thì tan hoang cửa nhà”. Trong hoàn cảnh như vậy thì người phụ nữ sẽ không đủ tự tin và điều kiện để vươn lên như nam giới và sự cam chịu của nhiều phụ nữ khác.
  20. 10 - Giới và phát triển giới Xã hội loài người tồn tại và phát triển nhờ sự chiến đấu, lao động và hợp tác hai giống người: nam và nữ. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, phụ nữ đã sát cánh cùng với nam giới để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần xã hội. Về mặt sinh học (giới tính) hai giống người này không giống nhau trên nhiều phương diện như hình dáng, giọng nói và chức năng sinh sản, còn về mặt xã hội, (giới) thật khó có thể so sánh ai hơn ai vì nam và nữ đều đóng vai trò quan trọng không thể thiếu được trong gia đình và xã hội. Không thể nói rằng giới tính này là quan trọng giới tính kia là không quan trọng cũng không thể nói rằng giới tính này sinh ra để thống trị, giới tính kia là bị trị. Tuy nhiên, lịch sử đã không công bằng khi ghi chép về nam giới như là người sáng tạo ra tất cả còn phụ nữ chỉ đóng vai trò phụ giúp không đáng kể. Phụ nữ là người đảm nhiệm các vai trò sản xuất và đóng vai trò chính trong tái sản xuất: tái sản xuất sinh học, tái sản xuất ra sức lao động và tái sản xuất ra cơ cấu cộng đồng. Trong gia đình, họ là người sinh đẻ, nuôi dạy con cái, giữ gìn gia đạo, gia phong còn đối với dân tộc, phụ nữ đã đóng góp phần bảo lưu truyền thống văn hóa và hình ảnh của người mẹ luôn là biểu tượng của hòa bình, hạnh phúc. Mặc dù ở vị thế thấp nhưng trong lịch sử thế giới và Việt Nam, thời kỳ nào cũng có phụ nữ kiệt xuất trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao, du hành vũ trụ. 2.1.1.2. Khái niệm về dân tộc Dân tộc là một cộng đồng người ổn định được hình thành trong đời sống xã hội có chung tiếng nói, lãnh thổ, đời sống kinh tế và tâm lý đoàn kết dân tộc. Dân tộc thiểu số được hiểu là những người thiểu số sống trong một quốc gia. [5] 2.1.1.3. Khái niệm hộ gia đình, kinh tế hộ gia đình * Khái niệm về hộ Trong một số từ điển ngôn ngữ học cũng như một số từ điển chuyên ngành kinh tế, người ta định nghĩa về “hộ” như sau: Hộ là tất cả những người
nguon tai.lieu . vn