Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– LÒ THỊ MAI TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRANG TRẠI CÀ TÍM CỦA ÔNG EZRA RAVINS TẠI KIBBUTZ YOTVATA VÙNG ARAVA, ISRAEL GIAI ĐOẠN 2018 – 2019 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên - năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– LÒ THỊ MAI TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRANG TRẠI CÀ TÍM CỦA ÔNG EZRA RAVINS TẠI KIBBUTZ YOTVATA VÙNG ARAVA, ISRAEL GIAI ĐOẠN 2018 – 2019 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. ĐỖ HOÀNG SƠN Thái Nguyên - năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Chương trình thực tập nghề nghiệp tại Israel là một Chương trình có ý nghĩa rất lớn trong quá trình học tập của mỗi sinh viên Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên. Quá trình thực tập nghề nghiệp tại nước ngoài là giai đoạn giúp sinh viên có điều kiện củng cố lại các kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, bước đầu tiếp cận với một nền nông nghiệp công nghệ cao từ nước ngoài. Thực tập nghề nghiệp sẽ giúp cho sinh viên hoàn thiện hơn về mặt kiến thức, củng cố những kỹ năng nghề nghiệp, ý thức cao trong công việc và đặc biệt là sự yêu nghề nông nghiệp hơn. Được sự giúp đỡ của Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Đào tạo và Phát triển Quốc tế, Trung tâm AICAT (Arava International Center of Agriculture Training) em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu mô hình tổ chức sản xuất trang trại cà tím của ông Ezra Ravins tại Kibbutz Yotvata vùng Arava, Israel giai đoạn 2018 - 2019”. Trong suốt quá trình thực tập tại Israel, em đã thường xuyên nhận được sự giúp đỡ của các Thầy cô giáo thuộc Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế Arava (AICAT). Giai đoạn học tập và lao động trang trại, em còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện của chủ trang trại ông Ezra Ravins, 02 quản lý và 15 anh chị em cùng làm việc tại đây. Đặc biệt, trong quá trình thực tập và viết báo cáo này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo ThS. Đỗ Hoàng Sơn. Nhân đây, em xin gửi lời cảm ơn đối với đối với mọi sự giúp đỡ của các Thầy cô giáo thuộc Nhà trường, Khoa, các trung tâm. Cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn đến chủ trang trại và các anh chị, các bạn tại trang trại trồng cà tím Kibbutz Yotvata, Arava, Israel đã giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình thực tập tại trang trại. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, bản thân em đã cố gắng khắc phục mọi khó khăn để hoàn thiện khóa luận. Tuy nhiên, trong một thời gian ngắn, kiến thức còn hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
  4. ii được những ý kiến đóng góp của quý thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 15 tháng 11 năm 2019 Sinh viên Lò Thị Mai
  5. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i MỤC LỤC ...................................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. iv DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi Phần 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập .............................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2 1.2.2.2. Về thái độ ....................................................................................................... 3 1.2.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc ............................................................... 3 1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện .................................................................... 4 1.3.1. Nội dung thực tập .............................................................................................. 4 1.3.2. Phương pháp thực hiện...................................................................................... 4 1.4. Thời gian và địa điểm thực tập............................................................................. 7 Phần 2. TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP ..................................................... 8 2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập ............................................................................ 8 2.1.1. Những thông tin khái quát về trang trại của ông Ezra Ravins .......................... 8 2.1.2. Mô hình tổ chức mô hình sản xuất kinh doanh của trang trại ........................... 8 2.1.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu: ............................. 10 2.2. Mô tả công việc tại trang trại nơi thực tập ......................................................... 13 2.3. Những quan sát, trải nghiệm được trong quá trình thực tập .............................. 15 2.3.1. Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của trang trại ..................... 15 2.3.2. Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh của trang trại ................................... 18 2.3.3. Đánh giá kỹ thuật công nghệ được áp dụng trong sản xuất của trang trại........... 23 2.3.4. Quy trình kỹ thuật trồng cà tím học được từ trải nghiệm tại trang trại ........... 27 2.3.5. Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm của trang trại ..................................... 30
  6. iii 2.4. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại ....................................... 32 2.4.1. Chi phí xây dựng và trang thiết bị cơ bản của trang trại: ................................ 32 2.4.2. Chi phí vật tư hàng năm của trang trại ............................................................ 33 2.4.3. Chi phí ban đầu cà tím và doanh thu của trang trại năm 2018-2019 .............. 34 2.4.4. Hiệu quả kinh tế về sản xuất kinh doanh của trang trại 2018-2019 ................ 35 Phần 3. Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP ......................................................................... 37 3.1. Giá trị cốt lõi của ý tưởng .................................................................................. 37 3.2. Khách hàng......................................................................................................... 37 3.3. Hoạt động chính ................................................................................................. 39 3.4. Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận: .............................................................. 43 3.5. Phân tích thể mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ ............................................. 46 3.6. Những rủi ro có thể gặp khi thực hiện ý tưởng/dự án và biện pháp giảm thiểu rủi ro ........................................................................................................ 47 3.7. Những kiến nghị nhằm hỗ trợ cho ý tưởng được thực hiện ............................... 48 Phần 4. KẾT LUẬN .................................................................................................. 49 4.1. Kết luận .............................................................................................................. 49 4.2. Các kết quả dự kiến đạt được của dự án kinh doanh ......................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 1
  7. iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Công việc cụ thể của các chức vụ trong trang trại......................................9 Bảng 2.2. Nội dung công việc được giao tại trang trại nơi thực tập .........................14 Bảng 2.3. Kế hoạch tiến độ sản xuất cụ thể của trang trại ........................................19 Bảng 2.4: Chi phí xây dựng cơ bản của trang trại ....................................................32 Bảng 2.5. Chi phí hàng năm của trang trại................................................................33 Bảng 2.6. Chi phí ban đầu của trang trại trong trồng cà ...........................................34 Bảng 2.7. Doanh thu cà tím của trang trại ................................................................34 Bảng 2.8. Hiệu quả sản xuất cà tím của trang trại ....................................................35 Bảng 3.1.Chi phí xây dựng chuồng trại ....................................................................43 Bảng 3.2. Chi phí máy móc, thiết bị: ........................................................................44 Bảng 3.3. Chi phí hàng năm cho chăn nuôi ..............................................................44 Bảng 3.4. Doanh thu hàng năm của trang trại ...........................................................45 Bảng 3.5. Bảng phân tích SWOT ..............................................................................46 Bảng 3.6. Những rủi ro và biện pháp giảm thiểu rủi ro ............................................47
  8. v DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của trang trại ........................................................................8 Hình 2.2. Sơ đồ dây chuyền phân loại bán tự động ..................................................24 Hình 2.3. Sơ đồ dây chuyền phân loại cà tím tự động ..............................................25 Hình 2.4. Kênh tiêu thị của trang trại ........................................................................30
  9. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tên đầy đủ 1 CT Cà Tím 2 BVTV Bảo vệ thực vật 3 GAP Good Agricultural Practice 4 GO Giá trị sản xuất 5 GTSX Giá trị sản xuất 6 HQKT Hiệu quả kinh tế 7 IC Chi phí trung gian 8 NN - PTNT Nông nghiệp – Phát triển nông thôn 9 NQ - CP Nghi quyết – Chính phủ 10 UBND Ủy ban nhân dân 11 TT - BNNPTNT Thông tư – Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn TTLT/BNN- Thông tư liên tịch/Bộ nông nghiệp – Tổng cục 12 TCTK thống kê 13 VA Giá trị gia tăng
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất đóng vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội. Trong khoảng 10 năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có bước tăng trưởng cao. Đây là tiền đề quan trọng để ngành Nông nghiệp những năm tới có những bứt phá hơn trước cơ hội lớn đến từ cuộc cách mạng 4.0. Bên cạnh việc đẩy mạnh tái cơ cấu trên tất cả các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản… thì một trong những điều kiện quan trọng để ngành nông nghiệp Việt Nam tạo được sự bứt phá, chúng ta cần phải đẩy mạnh việc tiếp cận và áp dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất. Trong những năm qua, tại Việt Nam đã có hàng loạt các khu nông nghiệp công nghệ cao đã hình thành và đi vào hoạt động tại nhiều địa phương như: Lâm Đồng, Hậu Giang, Phú Yên, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng,... Các khu nông nghiệp này được đầu tư bài bản với quy trình sản xuất hoàn toàn khép kín, ứng dụng máy móc hiện đại vào sản xuất, thay thế sức lao động của con người và đem lại năng suất cao. Khó khăn lớn nhất là vốn sản xuất hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao cũng đang được Nhà nước quan tâm và từng bước tháo gỡ. Đất nước Israel là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đáng học hỏi. Isarel là một quốc gia nằm ở vùng Trung Đông có diện tích 22.072 km2, với dân số 8.909.000 người. Hơn một nửa diện tích đất là sa mạc, chỉ có khoảng 24,2% diện tích Israel là đất có thể sản xuất nông nghiệp. Điều kiện khí hậu khô nóng quanh năm và thiếu nước do lượng mưa ở đây rất thấp chỉ dưới 200mm/năm không thích hợp cho nông nghiệp. Bất chấp điều kiện địa lý không thích hợp cho nông nghiệp, ngành nông nghiệp Israel vẫn phát triển ở trình độ cao do sự nghiên cứu áp dụng các công nghệ hiện đại và tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp. Israel là một nước xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông nghiệp. Hiện nay, nông nghiệp Israel chỉ
  11. 2 chiếm 2,5% tổng GDP và 3,6% giá trị xuất khẩu. Lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 3,7% tổng lực lượng lao động trong nước, nhưng Israel không chỉ tự túc “an ninh lương thực”, cung cấp được 95% nhu cầu thực phẩm chất lượng cao cho mình, mà mỗi năm nông nghiệp đem về 3,5 tỷ USD từ xuất khẩu. Trong quá trình thực tập nghề nghiệp tại Israel, được tiếp cận và học hỏi thực tế một nền nông nghiệp công nghệ cao từ nước ngoài, đã giúp em củng cố thêm về chuyên môn và trưởng thành hơn về nhận thức. Tuy nhiên, một vấn đề em rất muốn làm rõ là ngoài công nghệ tiên tiến thì các yếu tố con người, cách thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng như thế nào đến sự thành công trong sản xuất nông nghiệp tại Israel? Xuất phát từ vấn đề quan tâm trên của bản thân và được sự nhất trí của thầy giáo hướng dẫn, em đã lựa chọn thực hiện đề tài: “Tìm hiểu mô hình tổ chức sản xuất trang trại cà tím của ông Ezra Ravins tại Kibbutz Yotvata vùng Arava, Israel giai đoạn 2018 - 2019”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Thông qua thực tế nghiên cứu, học tập và trải nghiện tại trang trại trồng cà tím tại Kibbutz yotvata, Arava, Israel, giúp người học tăng cường hiểu biết về kỹ thuật sản xuất, có được những kinh nghiệm về tổ chức sản xuất quy mô trang trại, rèn luyện những kỹ năng chuyên môn và tăng cường ý thức kỷ luật trong lao động. Ngoài ra, người học còn đánh giá được những thành công và hạn chế của trang trại, phân tích để làm rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế trang trại nơi thực tập. Qua đó, có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất được các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trang trại tại Việt Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 1.2.2.1. Về chuyên môn - Đánh giá được thực trạng tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh từ của trang trại trồng cà tím tại Kibbutz Yotvata vùng Arava, Israel của ông Ezra Ravins.
  12. 3 - Phân tích đánh giá được về thực trạng các nguồn lực cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. - Học tập được các kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc của một trang trại công nghệ cao tại một đất nước có nền nông nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. - Rút ra được những bài học kinh nghiệm về tổ chức sản xuất kinh doanh từ thực tế trải nghiệm tại trang trại. - Đề xuất một được số giải pháp về mặt tổ chức sản xuất kinh doanh quy mô trang trại trong phát triển nông nghiệp tại Việt Nam những năm tới. 1.2.2.2. Về thái độ - Tạo mối quan hệ thân thiện, hòa nhã với mọi người trong trang trại. - Có trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn thành tốt mọi công việc được giao. - Chủ động trong các công việc, sẵn sàng trợ giúp, hỗ trợ mọi người trong trang trại để hoàn thành tốt các công việc chung bên cạnh đó cũng tự khẳng định được năng lực của một thực tập sinh Việt Nam. 1.2.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc * Kỹ năng sống - Biết thích nghi với cuộc sống của một nền văn hóa khác, sống hòa đồng, vui vẻ và tôn trọng sự khác biệt của mọi người tại trang trại nơi thực tập. - Xây dựng mối quan hệ tình cảm tốt đẹp, sự cộng tác chia sẻ hỗ trợ với chủ trang trại và những người lao động trong trang trại nơi thực tập. - Biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình của người khác - Giao tiếp ứng xử trung thực, lịch sự nhã nhặn, luôn giữ thái độ khiêm nhường và cầu thị. * Kỹ năng làm việc - Biết cách tổ chức, thực hiện các công việc tại trang trại theo kế hoạch, khoa học và chuyên nghiệp. Tuân thủ giờ giấc hoạt động của trang trại. - Có được khả năng quan sát, theo dõi những vấn đề phát sinh để cùng với ông chủ, người quản lý trang trại có biện pháp can thiệp kịp thời hạn chế thiệt hại.
  13. 4 - Thông qua hoạt động thực tế tại trang trại tạo cho sinh viên tác phong nhanh nhẹn, tự chịu trách nhiệm và chịu được áp lực cao trong công việc. - Học hỏi và thực hành tỉ mỉ các công việc kỹ thuật đã được giao, sinh viên nắm bắt được những kiến thức và kỹ năng cơ bản về các kỹ thuật trồng trọt nói chung và sản xuất cà tím nói riêng tại trang trại. - Có khả năng quản lý công việc và làm việc nhóm hiệu quả. 1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện 1.3.1. Nội dung thực tập - Tìm hiểu hệ thống tổ chức sản xuất của trang trại trồng cà tím tại Kibbutz Yotvata vùng Arava, Israel của ông Ezra Ravins. - Phân tích việc quản lý, sử dụng các yếu tố nguồn lực cho sản xuất cà tím tại Kibbutz Yotvata của ông Ezra Ravins. - Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh của trang trại - Đánh giá việc ứng dụng những kỹ thuật công nghệ đã được áp dụng trong sản xuất cà tím tại Kibbutz Yotvata của ông Ezra Ravins. - Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại trồng cà tím tại Kibbutz Yotvata của ông Ezra Ravins và bước đầu phân tích thị trường đầu ra. - Bước đầu đề xuất một ý tưởng khởi nghiệp cho bản thân. 1.3.2. Phương pháp thực hiện 1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin * Thu thập số liệu thứ cấp Thu thập những số liệu, thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức trên các trang thông tin mạng, tài liệu học tập liên quan trong quá trình thực tập tại trang trại, thu thập số liệu qua sách báo,... * Thu thập số liệu sơ cấp - Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ trang trại của ông Ezra Ravins trên địa bàn nghiên cứu thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trang trại. Để thu thập số liệu sơ cấp, khóa luận sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
  14. 5 + Phương pháp điều tra trực tiếp chủ trang trại: Điều tra những thông tin về tình hình cơ bản của trang trại như: Họ tên, tuổi, giới tính, số điện thoại, diện tích, các loại cây trồng, sản lượng,.. Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại như: Tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá trị. Các yếu tố sản xuất như: Vốn sản xuất, kỹ thuật, lao động, giá cả thị trường,... + Phương pháp tiếp cận có sự tham gia: Trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của trang trại như: Dọn dẹp, làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch, phân loại và đóng gói sản phẩm. Từ đó đánh giá được những thuận lợi, khó khăn mà trang trại gặp phải trong quá trình phòng bệnh cho cây trồng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. + Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát trực tiếp trang trại, cách quản lý điều hành, kỹ thuật sản xuất khi tham gia các hoạt động trồng, chăm sóc, thu hoạch cây trồng của trang trại nhằm có cái nhìn tổng quát về trang trại, đồng thời cũng là những tư liệu để kiểm tra chéo thông tin nhằm đảm bảo độ chính xác. + Phương pháp thảo luận: Cùng với chủ trang trại, người quản lý thảo luận về những vấn đề phát sinh, những điểm chưa rõ trong quá trình sản xuất của trang trại. Ngoài ra, việc thảo luận để học hỏi, chia sẻ giữa những người lao động tại trang trại giúp gắn kết và tăng hiểu biết về nhau và về trang trại. 1.3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin * Phương pháp xử lý thông tin: Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, đồng thời được xử lý thông qua chương trình Excel. Việc xử lý thông tin là cơ sở cho việc phân tích. * Phương pháp phân tích thông tin: Toàn bộ số liệu thu thập được tổng hợp, tính toán từ đó phân tích hiệu quả, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại (vốn, đất đai, lao động, trình độ quản lý). Hạch toán các khoản chi, các khoản thu của trang trại làm cơ sở cho
  15. 6 việc đưa ra những nhận định, kết luận, bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của kinh tế trang trại. * Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất Hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại như: giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, cụ thể là: + Giá trị sản xuất (Gross Output): là giá trị bằng tiền của sản phẩm sản xuất ra ở trang trại bao gồm phần giá trị để lại để tiêu dùng và giá trị bán ra thị trường sau một chu kỳ sản xuất thường là một năm. Được tính bằng sản lượng của từng sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm. Chỉ tiêu này được tính như sau: GO = ∑ Pi.Qi Trong đó: GO: giá trị sản xuất Pi: giá trị sản phẩm hàng hóa thứ i Qi: lượng sản phẩm thứ i + Chi phí trung gian (Intermediate Cost) là toàn bộ các khoản chi phí vật chất bao gồm các khoản chi nguyên vật liệu, giống, chi phí dịch vụ thuê ngoài. Chỉ tiêu này được tính như sau: IC = ∑ Cij Trong đó: IC: là chi phí trung gian Cij: là chi phí thứ i cho sản phẩm thứ j + Giá trị gia tăng (Value Added) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cho các ngành sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức: VA = GO – IC Trong đó: VA : giá trị gia tăng GO: giá trị sản xuất IC : chi phí trung gian * Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất + GO/IC + VA/IC + VA/GO
  16. 7 * Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng: + Khấu hao TSCĐ: Là phần giá trị của TSCĐ bị hao mòn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải được trích rút để đưa vào chi phí sản xuất hàng năm và được xác định theo công thức. Nguyên giá tài sản cố định Mức trích khấu hao hàng năm = Thời gian trích khấu hao 1.4. Thời gian và địa điểm thực tập - Thời gian: Từ ngày 05/08/2018 – 17/06/2019. - Địa điểm: Trang trại trồng cà tím tại Kibbutz Yotvata vùng Arava, Israel của ông Ezra Ravins.
  17. 8 Phần 2 TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP 2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập 2.1.1. Những thông tin khái quát về trang trại của ông Ezra Ravins - Tên cơ sở thực tập: Kibbutz Yotvata. - Địa chỉ: Kibbutz Yotvata, Arava, Israel. - Điện thoại: +972. 058.7859.259. - Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Trang trại trồng và kinh doanh các sản phẩm về cà tím. - Nhân sự của trang trại: Chủ trang trại, 2 người quản lý và 15 công nhân. 2.1.2. Mô hình tổ chức mô hình sản xuất kinh doanh của trang trại Chủ trang trại (1) Người quản lý (2) Công nhân (15) Công nhân người Công nhân Việt Nam Thái Lan: (10) sinh viên: (5 ) Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của trang trại Trong sản xuất kinh doanh cần xây dựng rõ được mô hình tổ chức sao cho phù hợp nhất, để mỗi bộ phận của tổ chức phát huy tốt trách nhiệm của mình
  18. 9 trong công việc. Trong một tổ chức mọi công việc cần được phân công rõ ràng, cụ thể để khi tiến hành công việc sẽ đạt hiệu quả cao tránh trường hợp đùn đẩy trách nhiệm trong nội bộ. Tại trang trại của ông Ezra Ravins gồm 17 nhân sự trong đó có 2 người quản lý, 15 công nhân (10 công nhân Thái Lan và 5 sinh viên thực tập của Việt Nam). Bảng 2.1. Công việc cụ thể của các chức vụ trong trang trại Chức vụ Quyền hành - Người điều hành , quản lý trang trại - Người trả lương cho công nhân - Người phân công lao động - Người ra các quyết định của trang trại Chủ trang trại - Quan hệ hợp tác với các đối tác làm ăn - Người giải quyết các vấn đề của trang trại - Đánh giá chất lượng sản phẩm công nhân làm - Người giám sát - Theo sự chỉ đạo của ông chủ làm các công việc được giao - Quản lý công nhân và làm cùng Người quản lý - Báo cáo cho chủ sau một ngày làm - Người thúc dục công nhân làm - Người phiên dịch cho công nhân - Đây là nguồn lao động chính cũng là lao động lâu năm Công nhân tham gia vào tất cả các hoạt động của trang trại từ khâu (người Thái Lan) làm đất , thu hoạch bảo quản sản phẩm của trang tại, tuân thủ theo tất cả các nguyên tắc của trang trại. - Đây là nguồn lao động không chính thức chỉ làm theo một thời gian ngắn, tuy theo mức độ công việc mà ông Công nhân chủ có thể nhận bao nhiêu người, cùng làm gia các hoạt (sinh viên Việt Nam) động như công nhân người thái lan,do chỉ là sinh viên và làm không lâu dài nên mức lương trả cho cũng ít hơn so với người thái lan.
  19. 10 Quá trình trải nghiệm tại trang trại, xét về mặt tổ chức sản xuất kinh doanh của họ bản thân em thấy rằng, để mọi công việc diễn ra đúng kế hoạch và đạt hiệu quả thì cần chú ý những điểm sau: + Mọi công việc của trang trại đều được lập kế hoạch từ trước cụ thể, đi cùng với kế hoạch là công tác chuẩn bị chi tiết, đầy đủ các yếu tố nguồn lực như: tài chính, máy móc, vật tư và đặc biệt là con người. + Chủ trang trại thường xuyên trao đổi với người quản lý về các hoạt động của trang trại. Trên cơ sở đó, những người quản lý chủ động trong điều hoành mọi công việc tại trang trại và chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng. + Có sự phân công, phân cấp và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng lao động tại trang trại hàng ngày, hàng tuần. + Người lao động tại trang trại được quan tâm chu đáo về đời sống, nhưng trong công việc đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm kỷ luật lao động và có chế độ thưởng phạt rất rõ ràng dựa trên kết quả công việc được giao. + Tinh thần đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ nhau vì mục tiêu hiệu quả tốt nhất cho trang trại giữa những người lao động là một trong những yếu tố đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc. 2.1.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu: 2.1.3.1. Điều kiện tự nhiên của trang trại  Điều kiện của trang trại - Trang trại Ông Ezra Ravins tổng diện tích gồm 5,2 ha. Chia ra làm 4 farm - Các farm ở ngoài mặt đường, rất thuận tiện cho việc đi lại chăm sóc và thu hoạch cũng như vận chuyển.  Vị trí địa lý - Kibbutz Yotvata nằm ở trung tâm Arava. Có khoảng 120 gia đình sống ở Kibbutz, hầu hết họ kiếm sống bằng nghề nông trong những tháng mùa đông. Sống ở Arava đã được thực hiện nhờ các hồ chứa nước ngầm và năm mươi giếng khoan cung cấp nước sạch và nước cho nông nghiệp cho các cộng đồng ở Arava, trong đó có Kibbutz Yotvata. Kibbutz nằm cách Biển Chết khoảng
  20. 11 135 km về phía Nam, khoảng 25 km. Từ Eilat, khoảng 100 km. từ Beer-Sheva, và gần biên giới Jordan. Trong những năm gần đây, ngành du lịch bắt đầu phát triển trong cộng đồng. Cần lưu ý rằng mùa đông - kể cả mùa xuân và thu - là thời gian rất thích hợp cho việc đi lưu diễn khắp Arava và phía đông Negev do điều kiện khí hậu tuyệt vời. Gần khu định cư có nhiều lựa chọn du lịch khác nhau như khu bảo tồn thiên nhiên Shizaf, Springs Route, Ma'ale Akrabim, cũng như miệng núi lửa và hẻm núi phía bắc Negev - Ashalim, Paras, Tamar , Tsafit, Gov, và nhiều hơn nữa. Ngoài ra, khu định cư nằm gần Spice Route và hẻm núi ở trung tâm Negev, trong đó có: Barak Canyon, Vardit Canyon, Ada và các khu khác. Có rất nhiều lựa chọn cho các chuyến lưu diễn trong khu vực, ví dụ như đi bộ đường dài, đi xe đạp, xe off-road - hoặc bạn có thể chọn chỉ đơn giản là thư giãn. 2.1.3.2. Đặc điển địa hình, khí hậu  Khí hậu Israel có khí hậu Địa Trung Hải đặc trưng bởi mùa hè dài, nóng và khô cùng với mùa đông ngắn, lạnh và nhiều mưa, thay đổi theo vĩ độ và độ cao. Mùa hè ở vùng dọc bờ biển Địa Trung Hải rất ẩm nhưng tại Negev thì khô. Khí hậu được xác định bởi vị trí của Israel giữa đặc điểm khô cằn cận nhiệt đới của Ai Cập và ẩm cận nhiệt đới của Levant hay phía đông Địa Trung Hải. Tháng 1 là tháng lạnh nhất, với nhiệt độ trung bình thay đổi từ 5 °C tới 12 °C (41 °F tới 54 °F), và tháng 8 là tháng nóng nhất ở nhiệt độ 18 °C tới 38 °C (64 °F tới 100 °F). Tại Eilat, thành phố sa mạc, trong mùa hè nhiệt độ cao nhất nước. Nhưng không khí khô khiến nó rất dễ chịu. Hơn 70 phần trăm lượng mưa trung bình của đất nước rơi xuống trong khoảng giữa tháng 11 và tháng 3; từ tháng 6 đến tháng 9 thường không có mưa. Lượng mưa phân bố không đều, giảm nhiều khi đi về hướng nam. Tại điểm cực nam, lượng mưa trung bình nhỏ hơn 50 millimét (2 in) hàng năm; ở phía bắc, lượng mưa trung bình hàng năm vượt quá 900 millimét (35 in). Lượng mưa thay đổi theo từng mùa và theo
nguon tai.lieu . vn