Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG HỒNG NHUNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỀN DU LỊCH TRẢI NGHIỆM TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : QLTNTN & DLST Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2016 - 2020 Thái Nguyên, năm 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG HỒNG NHUNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỀN DU LỊCH TRẢI NGHIỆM TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : QLTNTN & DLST Lớp : K48 QLTNTN &DLST Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông Thái Nguyên, năm 2020
  3. 1 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Qua đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô trong khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, trong thời gian vừa qua các thầy, cô khoa Quản lý Tài nguyên đã tạo điều kiện cho em được trải nghiệm thực tế rất nhiều về ngành nghề mà mình đang học. Trên cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường mã SV2019-47 do tập thể gồm ba sinh viên Nguyễn Văn Công, Hoàng Hồng Nhung và Đoàn Nguyễn Anh Tú nghiên cứu, đã nghiệm thu và được đánh giá loại B em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch trải nghiệm tại huyện Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên”. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS.Nguyễn Ngọc Nông đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, đóng góp của bạn bè để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 16, tháng 7, năm 2020 Sinh viên Hoàng Hồng Nhung
  4. 2 DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Các loại hình dân ca, dân vũ tiêu biểu của Định Hóa .................... 19 Bảng 4.2. Các làng nghề truyền thống của Định Hóa..................................... 21 Bảng 4.3. Danh sách các Homestay xã Điềm Mặc huyện Định Hóa ............ 26 Bảng 4.4. Lượng du khách tới homestay tại huyện Định Hóa từ năm 2016- 2018 ................................................................................................................. 27 Bảng 4.5: Phân kỳ khách du lịch Quốc tế đến tham quan Định Hóa. ............ 38 Bảng 4.6. Tỷ lệ du khách theo mục đích du lịch............................................. 40 Bảng 4.7: Mức độ hài lòng của khách du lịch về giá cả chất lượng dịch vụ lưu trú..................................................................................................................... 41
  5. 3 DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Khai mạc lễ hội Lồng Tồng ............................................................ 18 Hình 4.2. Đặc sản cơm lam Định Hóa ............................................................ 20 Hình 4.3. Lễ vinh danh các làng nghề chè huyện Định Hóa. ......................... 22 Hình 4.4. Du lịch Định Hóa ............................................................................ 22 Hình 4.5. Làng du lịch homestay tại huyện Định Hóa.................................... 25 Hình 4.6. Homestay hộ gia đình ông Hoàng Thanh Sáu ................................ 26 Hình 4.7. ATK Định Hóa ................................................................................ 27 Hình 4.8. Bản đồ Khu du lịch huyện Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên. [4] ....... 30 Hình 4.9: Dấu tích nhà tù chợ Chu ................................................................. 32 Hình 4.10. Lán Nà Mòn .................................................................................. 33 Hình 4.11. Di tích Đồi Khau Tý...................................................................... 34 Hình 4.12. Ngôi lán Bác ở và làm việc tại Đồi Khau Tý ................................ 35
  6. 4 DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của cụm từ ATK : An Toàn Khu BQL: Ban quản lý UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc UBND: Ủy ban nhân dân CNH - HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
  7. 5 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 1 DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... 2 DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... 3 MỤC LỤC ......................................................................................................... 5 PHẦN I. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2 3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .................................. 3 2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu, cơ sở lí luận về hiệu quả kinh doanh du lịch tại huyện Định Hóa .................................................................................... 3 2.1.1. Khái niệm về du lịch ............................................................................... 3 2.1.2. Các loại hình du lịch ............................................................................... 4 2.1.3. Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch .............................................. 6 2.2. Khái quát về du lịch trải nghiệm ................................................................ 6 2.2.1. Khái niệm và sự khác biệt của du lịch trải nghiệm ................................. 6 2.3. Những nghiên cứu và hoạt động về du lịch trải nghiệm ............................ 7 2.3.1 Những điều cần lưu ý, chuẩn bị khi chọn du lịch trải nghiệm ................. 8 PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 10 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 10 3.2. Nội dung của nghiên cứu ......................................................................... 10 3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 10 3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ............................................... 10 3.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ................................................ 10 3.3.3. Phương pháp tổng hợp, xử lí và biểu đạt thông tin ............................... 11
  8. 6 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 12 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến phát triển du lịch trải nghiệm huyện Định Hóa....................................................... 12 4.1.1 Vị trí địa lí .............................................................................................. 12 4.1.2 Khí hậu ................................................................................................... 12 4.1.3 Địa hình, địa chất ................................................................................... 13 4.1.4 Hệ sinh thái ........................................................................................... 14 4.1.5 Thủy văn ................................................................................................. 14 4.1.6. Dân cư xã hội ........................................................................................ 15 4.2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch trải nghiệm tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. ................................................................................... 17 4.2.1. Thực trạng các điểm du lịch và giá trị lịch sử tại huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên .................................................................................................... 17 4.3. Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch trải nghiệm tại huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên................................................................................... 41 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 44 5.1. Kết luận .................................................................................................... 44 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46
  9. 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay du lịch là nhu cầu thiết yếu đối với mọi người trong xã hội, những năm qua du lịch là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trên toàn cầu và chiếm khoảng 65% tổng sản phẩm quốc dân của toàn thế giới, là ngành đóng vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm và đem lại nhiều lợi nhuận. Đất nước Việt Nam đang trên đà vươn lên mạnh mẽ cùng với khát vọng lớn lao. Không chỉ vậy, dải đất hình chữ S lại có một tiềm năng du lịch to lớn: thiên nhiên đẹp và thơ mộng, lịch sử hào hùng ngàn năm với nền văn hóa mang đậm chất Á Đông. Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới với sự thông thoáng của chính sách, cộng thêm vị trí địa lí thuận lợi khi nằm ở cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á, du lịch Việt Nam hội nhập với trào lưu chung trên thế giới đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đà phát triển của ngành du lịch Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng, Định Hóa được đánh giá là một trong những vùng đất có nguồn tài nguyên du lịch nổi bật và đặc sắc trong tỉnh Thái Nguyên. Du lịch Định Hóa được phát triển với bề dày lịch sử lâu đời. Chính nhờ những lợi thế này, trong những năm qua, ngành công nghiệp không khói của huyện Định Hóa cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Một trong những vùng đất đẹp với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú của Thái Nguyên hiện nay chính Định Hóa, nằm ở trung tâm vùng Việt Bắc có nhiều đường bộ đi các địa phương, có thể lên biên giới phía Bắc, đi Tây Bắc, Đông Bắc tới trung du, xuống đồng bằng thuận lợi. Với lợi thế đó, các loại hình du lịch sinh thái cũng là xu hướng bùng nổ trong thời gian gần đây như: du lịch tâm linh, du lịch thăm quan, đặc biệt là du lịch trải nghiệm. Huyện Định Hóa không những là một vùng đất có nguồn tài nguyên du lịch nổi bật và đặc sắc, nơi đây còn có nền văn hóa dân tộc bản địa đặc trưng,
  10. 2 cùng với đó là những lễ hội và văn hóa ẩm thực với những đặc sản như cơm lam, măng... Tuy nhiên, thực tế cho thấy du lịch tại huyện Định Hóa vẫn chưa thực sự phát triển, lượng khách tới tham quan trải nghiệm và lưu trú lại còn rất hạn chế. Xuất phát từ những vấn đề trên, em muốn chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch trải nghiệm tại huyện Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cùng với hi vọng rằng kết quả nghiên cứu này sẽ góp một phần nhỏ vào chiến lược kinh phát triển ngành du lịch của huyện. 2. Mục tiêu của đề tài - Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế xã có lien quan đến phát triển du lịch huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch trải nghiệm tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - Đề xuất giải pháp phát triển du lịch huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 3. Ý nghĩa của đề tài Kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở dữ liệu phục vụ sử dụng cho việc quản lý và là nguồn dữ liệu tin cậy để xây dựng các dự án khác. Đồng thời cung cấp nguồn tư liệu tin cậy để phát triển lĩnh vực du lịch trải nghiệm tại Định Hóa, Thái Nguyên.
  11. 3 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu, cơ sở lí luận về hiệu quả kinh doanh du lịch tại huyện Định Hóa 2.1.1. Khái niệm về du lịch Ngày nay du lịch đang là một ngành kinh tế được sự quan tâm của nhiều người, khái niệm du lịch theo nghĩa rộng là các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn trong đó du lịch tồn tại và phát triển, tuy nhiên cho đến nay nhiều quan điểm và nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa được thống nhất do mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có mỗi cách hiểu khác nhau về du lịch, và hiện nay có rất nhiều định nghĩa về du lịch, theo một số tổ chức quốc tế và các nhà nghiên cứu từ các góc độ khác nhau đã đưa ra nhiều định nghĩa về du lịch. Du lịch là những hoạt động của con người đi đến nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời gian rảnh để vui chơi, giải trí, vì công việc hay vì mục đích khác mà ngoài mục đích kiếm tiền ở nơi mà họ đến. [1] Du lịch còn là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về mặt kinh tế đồng thời còn nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc. Sự tồn tại và phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế gắn liền với khả năng khai thác tài nguyên, chính vì vậy mà hoạt động du lịch liên quan một cách chặt chẽ với môi trường, du lịch không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho những nơi có những điểm đến hấp dẫn mà còn mang lại cho người tham quan những kiến thức bổ ích mà còn là nơi nghỉ ngơi, thư giản giúp con người thỏa mái sau những ngày dài lao động mệt mỏi. Hoạt động du lịch ở một chừng mực nhất định tạo nên một môi trường mới góp phần cải thiện môi trường, bên cạnh nếu việc khai thác, phát triển du lịch không hợp lý
  12. 4 có thể là nguyên nhân môi trường bị ô nhiểm, tài nguyên cạn kiệt, suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch. Do đó một loại hình du lịch mới đã xuất hiện và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của du lịch nhưng vẫn bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến cảnh quan thiên nhiên và đảm bảo phát triển du lịch lâu dài đó là du lịch. 2.1.2. Các loại hình du lịch Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tùy thuộc tiêu chí đưa ra. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây [1] - Phân loại theo môi trường – tài nguyên: + Du lịch giải trí. + Du lịch nghỉ dưỡng. + Du lịch khám phá. + Du lịch thể thao. + Du lịch lễ hội. + Du lịch tôn giáo. + Du lịch nghiên cứu (học tập). + Du lịch hội nghị. + Du lịch chữa bệnh. + Du lịch thăm thân nhân. + Du lịch công vụ. – Phân loại theo lãnh thổ hoạt động. + Du lịch quốc tế. + Du lịch nội địa. + Du lịch quốc gia. – Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch. + Du lịch miền biển. + Du lịch núi.
  13. 5 + Du lịch đô thị. + Du lịch thôn quê. – Phân loại theo phương tiện giao thông. + Du lịch bằng xe đạp. + Du lịch bằng ô tô. + Du lịch bằng tàu hoả. + Du lịch bằng tàu thuỷ. + Du lịch bằng máy bay. – Phân loại theo loại hình lưu trú. + Du lịch ở khách sạn. + Du lịch ở nhà trọ. + Du lịch ở lều trại. + Du lịch ở làng du lịch. – Phân loại theo lứa tuổi du lịch. + Du lịch thiếu niên. + Du lịch thanh niên. + Du lịch trung niên. + Du lịch người cao tuổi – Phân loại theo độ dài chuyến đi + Du lịch ngắn ngày. + Du lịch dài ngày. – Phân loại theo hình thức tổ chức. + Du lịch tập thể. + Du lịch cá nhân. + Du lịch gia đình – Phân loại theo phương thức hợp đồng. + Du lịch trọn gói. + Du lịch từng phần.
  14. 6 2.1.3. Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch – Tài nguyên du lịch: Du lịch là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt vì vậy “Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”. [1] – Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đây là điều kiện quan trọng để có thể tiếp cận khai thác các tiềm năng tài nguyên du lịch và tổ chức các dịch vụ du lịch. [1] – Đội ngũ lao động: Là yếu tố quản lý, vận hành hoạt động du lịch. Chất lượng của đội ngũ lao động trong hoạt động nghiệp vụ còn quyết định chất lượng sản phẩm du lịch. [1] – Cơ chế, chính sách: Là môi trường pháp lý để tạo sự tăng trưởng của “Cung” trong hoạt động du lịch. Trong du lịch đây cũng được xem là yếu tố quan trọng để tạo điều kiện cho khách đến. [1] – Thị trường khách du lịch : Du lịch không thể tồn tại và phát triển nếu không có khách du lịch. Chính vì vậy đây là điều kiện tiên quyết để hình thành “Cầu” du lịch và cũng có nghĩa là để hình thành hoạt động du lịch. [1] 2.2. Khái quát về du lịch trải nghiệm 2.2.1. Khái niệm và sự khác biệt của du lịch trải nghiệm * Khái niệm du lịch trải nghiệm: Du lịch trải nghiệm là hình thức du lịch giúp du khách có cơ hội trải nghiệm thực tế cuộc sống trong những môi trường mới. Tham gia du lịch trải nghiệm là hoạt động hòa mình vào thực tế cuộc sống tại các điểm đến du lịch của du khách thông qua việc tìm hiểu thông tin và tham gia vào các hoạt động cụ thể trong vai trò là những thành viên trực tiếp của môi trường và cộng đồng bản địa. Những hoạt động đó sẽ giúp du khách sẽ có thêm những trải nghiệm thú vị về cuộc sống trong những môi trường mới khác biệt với cuộc sống thường ngày.
  15. 7 Ngoài ra, du khách cũng sẽ tích lũy thêm những tri thức và kinh nghiệm thực tế về thiên nhiên, văn hóa, xã hội nhờ việc tham gia vào các hoạt động cụ thể cùng với cộng đồng tại địa phương. Sự khác biệt với các loại hình du lịch khác Du lịch trải nghiệm có thể là du lịch văn hóa, du lịch di sản, du lịch sinh thái hay du lịch mạo hiểm... Nói cách khác, du lịch trải nghiệm có thể là bất kì loại hình du lịch nào mà có thêm yếu tố "trải nghiệm". Sự trải nghiệm được thể hiện qua việc du khách trực tiếp tham gia hoạt động, cảm nhận bằng các giác quan của mình, sau đó tự rút ra kinh nghiệm hay tạo kỉ niệm riêng biệt cho bản thân. Với loại hình du lịch này du khách thường lưu trú tại homestay và hòa mình vào cuộc sống của người dân, trải nghiệm phong tục tập quán địa phương. Điểm khác biệt duy nhất và cũng là quan trọng nhất chính là du lịch trải nghiệm không đi theo lối mòn, không dựa trên bất kì tiêu chuẩn lựa chọn điểm thông thường hay các hoạt động nhàm chán, khác xa so với du lịch tham quan với mục đích hưởng thụ, nhìn ngắm phong cảnh, chụp ảnh lưu niệm là chính. Nó đòi hỏi du khách năng động hơn, chủ động hơn và phải tự mình làm tất cả. Hướng dẫn viên không còn là người thuyết trình xuyên suốt hay là hoạt náo viên thông thường mà lúc này, hướng dẫn viên đóng vai trò như một người khơi gợi, dẫn dắt du khách vào những hoạt động, quan sát, hỗ trợ khi cần thiết. 2.3. Những nghiên cứu và hoạt động về du lịch trải nghiệm Trên thế giới hình thức “du lịch trai nghiệm” này được được khai thác và phát triển khá lâu. Trong nhiều năm trở lại đây hình thức du lịch hấp dẫn này cung đang trở thành xu thế không chỉ của các bạn trẻ mà còn dành cho các gia đình ở mọi lứa tuổi. Tại chuỗi Hội thao về chủ đề xu hướng du lịch tự trai nghiệm (Solo Traveler) do Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các đơn vị
  16. 8 quốc tế tổ chức ngày 6/9, nhiều chuyên gia nhận định, Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến hấp dẫn về du lịch trai nghiệm trên thế giới, đang mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành du lịch nội địa phát triển. Đặc biệt, trong bối canh nhiều doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam, ngành du lịch mỗi địa phương cần có những giai pháp hấp dẫn về điểm đến để thu hút dòng vốn này. Cụ thể, công bố top 10 quốc gia có du lịch trai nghiệm tốt nhất thế giới của TripAdvisor - một công ty du lịch nổi tiếng ở Mỹ chuyên cung cấp những thông tin đánh giá liên quan đến du lịch, thì Việt Nam xếp thứ 3. Cùng với đó, sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều ứng dụng và công cụ đa năng hỗ trợ du lịch trai nghiệm của người dân toàn cầu dễ dàng hơn trước đây. Du lịch trai nghiệm thường tập trung ở phân khúc du khách mong muốn trai nghiệm, khám phá những điểm đến mới lạ, văn hóa ban địa độc đáo… Chính vì vậy, thách thức đặt ra cho các đơn vị lữ hành, doanh nghiệp là cần có chiến lược quang bá thông tin, hình anh… để thu hút khách du lịch trai nghiệm và tận dụng cơ hội từ xu hướng này. Đồng thời, những nhà đầu tư, kinh doanh nên kịp thời tiếp cận và ứng dụng công nghệ 4.0 mới có thể khai thác hiệu qua tiềm năng du lịch trai nghiệm tại Việt Nam, cung như giúp du khách thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm điểm đến du lịch trai nghiệm. Hiện nay, du lịch trai nghiệm đang được nhiều đơn vị lữ hành, doanh nghiệp nhận định là lĩnh vực tiềm năng cho ca phân khúc du khách chi tiêu tiết kiệm đến cao cấp. Hay nói cách khác, đơn vị lữ hành, doanh nghiệp cần làm sao để thỏa mãn những yêu cầu tự do trai nghiệm, khám phá điều mới lạ… thì sẽ thành công trong việc hấp dẫn khách du lịch trai nghiệm. Đặc biệt, sự chuyển dịch thói quen du lịch của người dân đang mở ra sân chơi mới các đơn vị lữ hành, doanh nghiệp trong ngành du lịch. 2.3.1 Những điều cần lưu ý, chuẩn bị khi chọn du lịch trải nghiệm Tuy chú trọng đến yếu tố trải nghiệm thực tế nhưng để cho chuyến đi trở nên hoàn hảo hơn, bạn cần lưu ý các điều sau đây: [7]
  17. 9 – Chuẩn bị kỹ lưỡng trước chuyến đi: bạn hãy tìm hiểu về phong tục, tập quán, văn hoá nơi mà bạn sắp đến. Điều này sẽ giúp ích bạn dễ tiếp cận, làm quen với người dân bản địa. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm kiếm các thông tin về địa hình, điều kiện khí hậu địa phương để có thể chuẩn bị quần áo, hành trang, dụng cụ… thích hợp ( ví dụ như nếu chỗ lạnh thì mang thêm nhiều áo ấm…). Tuy người dân sẵn sàng giúp đỡ bạn, nhưng có nhiều nơi sẽ không có sẵn các tiệm tạp hoá, siêu thị vì vậy chuẩn bị kỹ lưỡng là việc hết sức quan trọng. – Nhập gia tuỳ tục: khác với ở khách sạn, resort không gian sẽ là của riêng bạn thì khi ở chung với người dân bạn hãy “nhập gia tuỳ tục” và ứng xử như người dân bản địa. Hãy nhớ tôn trọng sự khác biệt của họ (nhất là về tôn giáo), hạn chế bày tỏ quan điểm riêng, luôn vui vẻ – tránh tỏ ra khó chịu, chê bai… – Sẵn sàng hỏi nếu không biết: nếu bạn còn phân vân loay hoay không biết làm sao cho đúng thì cứ mạnh dạn đặt câu hỏi cho chủ nhà. – Lịch sự, thân thiện, tôn trọng: hãy nhớ luôn tôn trọng không gian riêng tư của chủ nhà, sử dụng đồ đạc trong nhà một cách cẩn thận nhất. Và nếu bạn thân thiện, cởi mở với chủ nhà thì họ sẽ càng nhiệt tình, yêu quý bạn hơn.
  18. 10 PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện với đối tượng là tiềm năng du lịch trải nghiệm ở Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Phạm vi nghiên cứu: Các loại hình du lịch trải nghiệm thuộc khu vực huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Nội dung của nghiên cứu - Nội dung 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến phát triển du lịch trải nghiệm huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. - Nội dung 2: Thực trạng về du lịch và du lịch trải nghiệm tại huyện Định Hóa - Nội dung 3: Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch trải nghiệm huyện Định Hóa. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp - Thu thập thông tin thứ cấp từ: UBND xã Điềm Mạc, UBND huyện Định Hóa , người dân và du khách... đây là nguồn tài quan trọng nhằm xác định các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn hiện hữu, phục vụ cho quá trình tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch, xác định số lượng du khách đến tham quan, tạo cơ sở cho quá trình khảo sát tìm hiểu tình hình phát triển du lịch. - Thu thập thông tin liên quan tới đề tài từ các sách báo, tạp chí khoa học, mạng internet... 3.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa Là phương pháp tiếp cận trực tiếp, rõ ràng và thực tế. Nội dung khảo sát bao gồm: - Khảo sát các điều kiện tự nhiên của huyện Định Hóa
  19. 11 - Tham quan khảo sát các điểm du lịch - Khảo sát lượng khách du lịch đến du lịch Định Hóa - Khảo sát về đời sống của người dân trên huyện Định Hóa - Quan sát và thu thập các hình ảnh. Sử dụng hai mẫu phiếu điều tra dành cho khách du lịch(1) và cho người dân(2) tại khu du lịch. - Đối với mẫu phiếu khảo sát khách du lịch (50 phiếu): khảo sát khách du lịch vào 4 ngày cuối tuần của tháng 2(tháng có nhiều lễ hội) và tháng 3 tại các điểm ATK Định Hóa, Đồi Khau Tý - Đối với mẫu phiếu khảo sát người dân tại khu du lịch: khảo sát đối với 30 hộ dân kinh doanh sản phẩm du lịch như ẩm thực, lưu trú tại các điểm ATK Định Hóa, Làng văn hóa du lịch Bản Quyên và 20 hộ dân sinh sống tại các điểm du lịch nhưng không kinh doanh. 3.3.3. Phương pháp tổng hợp, xử lí và biểu đạt thông tin - Thống kê các thông tin, tài liệu đã thu thập được về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội, tổng lượng du khách tới huyện, những nhận định và đánh giá của người dân, chuyên gia và khách du lịch. - Biểu đạt thông tin đạt bằng câu văn viết, bảng số liệu, hình ảnh, bản đồ, đồ thị ... thông qua các phần mềm Microsoft office word, Microsoft office excel.
  20. 12 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến phát triển du lịch trải nghiệm huyện Định Hóa 4.1.1 Vị trí địa lí Định Hoá là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong khoảng toạ độ 105o29” đến 105o43” kinh độ đông, 21o45’ đến 22o30’ vĩ độ bắc;  Phía tây - tây bắc giáp tỉnh Tuyên Quang,  Phía bắc - đông bắc giáp tỉnh Bắc Cạn,  Phía nam - đông nam giáp huyện Đại Từ, Phú Lương; huyện lỵ là thị trấn Chợ Chu, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía tây bắc. [15] 4.1.2 Khí hậu Định Hoá có khí hậu nhiệt đới, chia làm hai mùa. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Tháng nóng nhất là tháng 8, nhiệt độ trung bình lên tới 280C. Mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình xuống tới 15 0C. Mùa nóng có những ngày nhiệt độ lên trên 41 0C, mùa lạnh có lúc nhiệt độ xuống tới 10C. Định Hoá có hai loại gió chính thổi theo mùa: gió mùa đông bắc, thời gian ảnh hưởng trùng với mùa lạnh. Mỗi khi có những đợt gió mùa đông bắc tràn về nhiệt độ thường hạ xuống đột ngột, làm cho thời tiết rất lạnh, đôi khi xuất hiện sương muối, rất có hại cho sức khoẻ con người và sự phát triển của cây trồng. Gió mùa đông nam, thời gian ảnh hưởng trùng với mùa nóng, mưang theo hơi nước từ biển Đông vào gây ra mưa lớn. Lượng mưa trung bình hàng năm của Định Hoá vào khoảng 1.655mm. Mùa mưa trùng với mùa nóng chiếm 85% đến 90% Lượng mưa cả năm. Mùa khô trùng với mùa lạnh, Lượng mưa ít, chỉ chiếm 10% đến 15% Lượng mưa cả năm. Những tháng đầu
nguon tai.lieu . vn