Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------------------- DƯƠNG VĂN MINH Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH ĐƯA SẢN PHẨM THỨC ĂN CHĂN NUÔI HAPPY FEED VÀO CÁC TRANG TRẠI VÀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ ĐẠI LÝ TẠI HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K46 - Thú y - N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Hoan Thái Nguyên, năm 2018
  2. i LỜI CẢM ƠN Qua 4,5 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Chăn nuôi Thú y đã truyền đạt cho em những kiến thức về lý thuyết và thực hành trong suốt thời gian học tại trường và trong thời gian thực tập tại Công ty Tập Đoàn Đức Hạnh Marphavet (xã Trung Thành - Phổ Yên - Thái Nguyên) em đã có cơ hội áp dụng những kiến thức học ở trường vào thực tế ở Tập Đoàn, đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế tại Tập Đoàn. Cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Từ những kết quả đạt được này, em xin chân thành cảm ơn: Quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong thời gian qua. Đặc biệt là TS. Trần Thị Hoan đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo để em hoàn thành bài khóa luận này. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể BLĐ Tập Đoàn, cùng các phòng ban liên quan trong Tập Đoàn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, những người thân yêu luôn động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường cũng như trong quá trình thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Dương Văn Minh
  3. ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tỷ lệ năng lượng /protein và axit amin/năng lượng trong thức ăn hỗn hợp của gà sinh sản hướng thịt................................................................. 12 Bảng 2.2. Nhu cầu dinh dưỡng cho vịt C.V.Super M bố - mẹ ....................... 12 Bảng 2.3. Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn cái hậu bị ngoại (con/ngày) ............. 13 Bảng 4.1. Cơ cấu tổng số đàn lợn năm 2017-2018 tại huyện Yên Thế .......... 28 Bảng 4.2. Cơ cấu tổng số đàn gà năm 2017 - 2018 tại huyện Yên Thế ......... 29 Bảng 4.3. Cơ cấu tổng số đàn vịt năm 2017 - 2018 tại huyện Yên Thế ......... 29 Bảng 4.4. Chế độ ưu đãi riêng cho đại lý (đ/kg) ............................................. 32 Bảng 4.5. Bảng sản phẩm thức ăn chăn nuôi Happyfeed ............................... 34 Bảng 4.6. 25 Ưu Việt của HAPPY FEED....................................................... 37 Bảng 4.7. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của HAPPY FEED từ tháng 11/2017 - 5/2018 tại huyện Yên Thế - Bắc Giang........................................................... 38 Bảng 4.8. Danh sách các đại lý và trang trại phân phối và sử dụng sản phẩm Happy feed trong 6 tháng vừa qua .................................................................. 39 Bảng 4.9. Lượng thức ăn cho lợn nái chửa giống ngoại (kg thức ăn /nái/ngày) ....44 Bảng 4.10. Định mức ăn của vịt thịt ............................................................... 46 Bảng 4.11. Tình hình mắc bệnh ở đàn gia súc, gia cầm tại các trang trại huyện Yên Thế sử dụng sản phẩm Happy feed ......................................................... 54 Bảng 4.12. Kết quả điều trị bệnh trên đàn vật nuôi ........................................ 55 Bảng 4.13. Kết quả tiêm vaccine cho đàn gia súc, gia cầm sử dụng sản phẩm Happy feed ...................................................................................................... 57
  4. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT CP: Cổ phần NLTĐ: Năng lượng trao đổi TĂCN: Thức ăn chăn nuôi TT: Thể trọng VD: Ví dụ
  5. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu ................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập............................................................................. 3 2.1.1. Vài nét về Công ty Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet .............................. 3 2.1.2. Vị trí địa lý Huyện Yên Thế – Bắc Giang .............................................. 4 2.1.3. Điều kiện khí hậu .................................................................................... 5 2.1.4. Cơ cấu khu vực chăn nuôi ....................................................................... 7 2.1.5. Tình hình phát triển ................................................................................. 7 2.1.6. Thuận lợi và khó khăn của công ty ......................................................... 8 2.2. Tổng quan tài liệu....................................................................................... 9 2.2.1. Đặc điểm tổng quan về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi .......................... 9 2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi ........................ 11 2.2.3. Phân loại thức ăn chăn nuôi .................................................................. 13 2.2.4. Một số bệnh thường gặp khi gia súc, gia cầm mắc bệnh thiếu dinh dưỡng .. 14 2.2.5. Danh mục các chất cấm trong thức ăn chăn nuôi ................................. 19 2.2.6. Hiện tượng tồn dư kháng sinh và kháng kháng sinh............................. 21 2.3. Tình hình nghiên trong và ngoài nước ..................................................... 23
  6. v Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 26 3.1. Đối tượng ................................................................................................. 26 3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện ............................................................... 26 3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 26 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện .................................................... 26 3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện ............................................................................ 26 3.4.2. Phương pháp thực hiện.......................................................................... 27 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 27 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 28 4.1. Tình hình chăn nuôi tại huyện Yên Thế từ năm 2017-2018 .................... 28 4.2. Kết quả công tác chăm sóc đại lý, khách hàng và phát triển thị trường ........ 30 4.2.1. Công tác tìm hiểu thi trường tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của công ty ... 32 4.2.2. Thực hiện chăm sóc khách hàng và phát triển thị trường ..................... 32 4.3. Công tác hỗ trợ chăm sóc và tư vấn kỹ thuật cho trại.............................. 41 4.3.1. Đối với lợn ............................................................................................ 41 4.3.2. Đối với vịt ............................................................................................. 46 4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho một số đàn gia súc, gia cầm sử dụng sản phẩm Happyfeed .............................................................................. 50 4.4.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn vật nuôi sử dụng sản phẩm Happy feed ..... 50 4.4.2. Kết quả điều trị bệnh tại các trang trại sử dụng sản phẩm Happy feed 55 4.5. Kết quả tiêm phòng vaccine phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm sử dụng sản phẩm Happy feed ............................................................................. 57 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 59 5.1. Kết luận .................................................................................................... 59 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61
  7. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của nhà nước ngành chăn nuôi đang ngày càng phát triển, nó cung cấp một lượng lớn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại thu nhập cho người chăn nuôi, góp phần vào ổn định đời sống người dân. Cùng với xu hướng phát triển của xã hội thì chăn nuôi cũng chuyển từ loại hình chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung trang trại, từ đó đã giúp cho ngành chăn nuôi nước ta đạt được bước phát triển không ngừng cả về chất lượng và số lượng. Mặt khác, nước ta cũng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn như có nguồn nguyên liệu dồi dào cho chế biến thức ăn, sự đầu tư của nhà nước… Để nữa ngành chăn nuôi phát triển hơn ở nước ta, thức ăn chăn nuôi là một trong những khâu quan trọng góp phần quyết định đến sự thành công trong ngành chăn nuôi. Đặc biệt là trong việc chăn nuôi ở nước ta để có những sản phẩm sạch nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước, để đạt được như vậy, chúng ta phải có những nguyên liệu đầu vào và sản phẩm thức ăn chăn nuôi sạch và chất lượng cao không có chất cấm gây độc hại cho người tiêu dùng … Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và cơ sở nơi thực tập em đã thực hiện chuyên đề: “Thực hiện quy trình đưa sản phẩm thức ăn chăn nuôi Happy feed vào các trang trại và hỗ trợ phát triển một số đại lý tại huyện Yên Thế - Bắc Giang”.
  8. 2 1.2. Mục tiêu và yêu cầu 1.2.1. Mục tiêu - Đánh giá thực trạng tình hình chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm tại huyện Yên Thế - Bắc Giang. - Áp dụng sản phẩm Happy feed vào một số trang trại trong vùng - Xác định được sự ảnh hưởng của sản phấm cám Happy feed khi gia súc, gia cầm sử dụng. - Đánh giá chất lượng sản phẩm khi được gia súc, gia cầm sử dụng tại huyện Yên Thế - Bắc Giang. 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá được chất lượng của sản phẩm khi gia súc, gia cầm sử dụng. - Áp dụng được đúng quy trình khi sử dụng thức ăn Happy feed tại trại sử dụng sản phẩm. - Đánh giá được trọng lượng của gia súc, gia cầm trong các giai đoạn, và lượng tiêu tốn thức ăn (FCR).
  9. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 2.1.1. Vài nét về Công ty Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet 2.1.1.1. Lịch sử hình thành - Công ty CP thức ăn chăn nuôi Happy feed là một công ty thành viên của Công ty Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet được thành lập tháng 10 năm 2016, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực: Thức ăn chăn nuôi. Với 5 nhà máy sản xuất thức ăn được đặt tại 5 tỉnh thành khác nhau trong cả nước. Trong đó hiện có 4 nhà máy đang sản xuất là: - Nhà máy Hà Nam, đặt tại KCN Đồng Văn - Duy Tiên - Tỉnh Hà Nam. - Nhà máy Yên Bái, đặt tại KCN Nam Thành Phố Yên Bái - tỉnh Yên Bái. - Nhà máy Hải Dương, đặt tại Phường Cẩm Thượng - Thành Phố Hải Dương - Tỉnh Hải Dương. - Nhà máy Bonbon, đặt tại Hợp Thành - Hợp Châu - Huyện Tam Đảo - Vĩnh Phúc. Nhà máy đang được xây dựng tại KCN Lệ Trạch - Thị xã Phổ Yên - Thái Nguyên. Tập thể ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty Happy feed quyết tâm xây dựng một thương hiệu Happy feed với chiến lược sản phẩm có chiều sâu mang lại hệu quả kinh tế cao cho người sử dụng. Tại đây có một tập thể các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành. Có đội ngũ bác sĩ thú y giỏi, đội ngũ công nhân tay nghề cao. Cùng với sự phát triển của chăn nuôi cả nước, Happy feed không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, phát triển các loại thức ăn đảm bảo được về chất lượng, sự an toàn của sản phẩm và giá thành thấp, đang tìm tòi, nghiên cứu, phát triển các loại thức mới. Sau hơn 12 năm tìm tòi, nghiên cứu, phát triển,Tập đoàn đã sản xuất được các
  10. 4 loại thức ăn đảm bảo được về chất lượng, sự an toàn của sản phẩm và giá thành thấp. Tập đoàn có đội ngũ cán bộ kỹ thuật chăn nuôi nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành, có đội ngũ bác sĩ thú y giỏi, đội ngũ công nhân tay nghề cao. 12 chi nhánh tại các thành phố lớn gồm: Công ty CP thuốc thú y MPV, Công ty cổ phần Nanovet, Công ty cổ phần BMG, Công ty HDH và công ty BMG, cùng phát triển các loại thức ăn đảm bảo được về chất lượng, sự an toàn chiều nhà máy có dây truyền sản xuất công nghệ cao. 2.1.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Tập Đoàn - Tập đoàn có đội ngũ nhân sự chuyên môn trình độ cao với hơn 1.000 CBNV bao gồm 2 Giáo sư, 5 Phó Giáo sư, 8 Tiến sỹ, 29 Thạc sỹ, trên 500 bác sĩ thú y và kĩ sư chăn nuôi, 15 dược sĩ nhân y, 12 cử nhân công nghệ sinh học có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành, hơn 250 cử nhân kinh tế, kế toán, luật, nhân văn, quản trị kinh doanh, marketing, cơ khí chế tạo máy, điện lạnh…có trình độ chuyên môn thường xuyên được tập huấn ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài sang đào tạo, đội ngũ công nhân thâm niên lành nghề, môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến. Ngoài ra Công ty đang hợp tác tốt với các Bộ, Cục, Vụ, Viện, Liên hiệp, Hội, Trung tâm và các trường đại học trong và ngoài nước. Happy feed hiện nay là một trong các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn trong nước. Sản phẩm của công ty Happy feed hiện đã có mặt tại hầu hết các tỉnh thành miền Bắc và miền Trung, mặc dù sản phẩm mới được ra mắt trong thời gian ngắn (hơn 1 năm ra mắt thị trường) sản phẩm được giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng và giá rẻ. Hệ thống phân phối có gần 1000 đại lý trên khắp 2 miền. 2.1.2. Vị trí địa lý Huyện Yên Thế – Bắc Giang - Yên Thế là huyện Miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, có diện tích trên 303 km2, trong đó diện tích đất lâm nghiệp (chủ yếu
  11. 5 là đồi núi thấp) 13.285,11 ha chiếm 43,36% so với tổng diện tích tự nhiên; đất nông nghiệp 25.874,8 ha chiếm 84,55%; đất phi nông nghiệp 4.664,8 ha chiếm 15,2%; đất chưa sử dụng 97,44 ha chiếm 0,32%. Huyện Lạng Giang phía Tây Bắc giáp huyện Phú Bình, Đồng Hỷ và Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên; phía Nam giáp huyện Tân Yên. Toàn huyện có 21 xã, thị trấn với 3 trung tâm kinh tế xã hội là thị trấn Cầu Gồ, thị trấn Bố Hạ và trung tâm cụm xã vùng cao Mỏ Trạng, có khoảng 10 vạn dân với 14 dân tộc cùng nhau chung sống gồm: Kinh, Tày, Nùng, Mường, Dao, Cao lan, Hoa, Sán Dìu…. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Cầu Gồ cách thành phố Bắc Giang 27 km và cách thủ đô Hà Nội 75 km. Trên địa bàn huyện có các trục đường chính gồm: Tuyến Quốc lộ 17 (từ Nhã Nam - Yên Thế - đi Xuân Lương - Tam Kha); tuyến đường tỉnh lộ 242 (từ thị trấn Bố Hạ - Đèo Cà đi Hữu Lũng - Lạng sơn); tuyến đường tỉnh lộ 292 (từ thị trấn Cầu Gồ đi Bố Hạ - Kép); tuyến đường tỉnh lộ 294 (từ ngã ba Tân Sỏi - Yên Thế đi Nhã Nam huyện Tân Yên - Cầu Ca huyện Phú Bình); tuyến đường 268 Mỏ Trạng - Bố Hạ đi Thiện Kỵ - Lạng Sơn. Các tuyến đường tỉnh lộ nối liền hệ thống đường trục xã tạo thành mạng lưới đường bộ phân bố hợp lý thuận lợi cho giao thông trong và ngoài huyện. 2.1.3. Điều kiện khí hậu - Yên Thế nằm trong vòng cung Đông Triều, có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ bình quân cả năm là 23,40C. Nhiệt độ trung bình cao nhất năm 26,90C, nhiệt độ trung bình thấp nhất năm 20,50C; tháng có nhiệt độ cao nhất là các tháng 6, 7, 8; tháng có nhiệt độ thấp nhất là các tháng 12, 1, 2 (có khi xuống tới 0 – 100C)... - Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.518,4 mm, Yên Thế thuộc vùng mưa trung bình của trung du Bắc Bộ. Lượng mưa phân bố không đều
  12. 6 trong năm chiếm tới 85% tổng lượng mưa của cả năm. Lượng mưa tập trung nhiều vào các tháng 6, 7, 8, dễ gây ngập úng ở những nơi địa hình thấp, tuy thời gian ngập không kéo dài nhưng thường có lũ ống, lốc xoáy. Ngược lại, trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm. Trong mùa này lượng nước bốc hơi mạnh, ảnh hưởng lớn tới trồng trọt nếu không có hệ thống tưới. Lượng bốc hơi trung bình năm 1012,2 mm, tập trung nhiều vào các tháng 5, 6 ,7, các tháng còn lại lượng bốc hơi phân bố khá đều. * Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí bình quân cả năm là 81%, cao nhất là 86% (tháng 4) và thấp nhất là 76% (tháng 12). * Gió: Trong vùng có hai mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc thịnh hành trong mùa khô, với tốc độ gió trung b́ nh 2,2 m/s. Trong mùa mưa, hướng gió chủ yếu của vùng là gió mùa Tây Nam với tốc độ trung bình 2,4 m/s. Nhìn chung huyện Yên Thế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa Hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa Đông ít mưa, lạnh và khô. Có lượng mưa trung bình, với nền nhiệt độ trung bình khá cao, giàu ánh sáng. Đây là những điều kiện thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển và có thể làm nhiều vụ trong năm. * Thủy văn: Yên Thế có 2 con sông lớn (sông Thương chảy qua ranh giới phía Đông huyện dài 24 km từ Đông Sơn đến Bố Hạ; sông Sỏi chạy dọc huyện từ Xuân Lương đến Bố Hạ hợp lưu với sông Thương, dài 38 km) tổng lưu lượng nước khá lớn. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống các hồ chứa, ao và các suối nhỏ thuộc hệ thống sông Sỏi và sông Thương. Nguồn nước mặt được đánh giá là dồi dào, phân bố khá đều trên địa bàn, tạo thuận lợi cơ bản cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
  13. 7 2.1.4. Cơ cấu khu vực chăn nuôi - Các trang trại chăn nuôi còn nhỏ lẻ không tập trung một khu vực mà trải rộng khắp huyện. - Một số trại xây dựng ở gần khu đông dân cư. 2.1.5. Tình hình phát triển - Tình hình phát triển thị trường Nhiệm vụ chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi và chuyển giao đến các trang trại chăn nuôi trong khu vực. Hiện nay trong bộ sản phẩm thức ăn chăn nuôi Happy feed có 45 bộ sản phẩm thức ăn chăn nuôi (dành cho vật nuôi cho từng giai đoạn khác nhau). Nhằm mục đích đưa ra nhiều sự lựa chọn khác nhau cho từng khách hàng để có được sự hiệu quả nhất trong chăn nuôi. Thức ăn chăn nuôi được làm từ các nguyên liệu có hàm lượng dinh dưỡng cao cả về protein và vật chất khô, chính vì vậy bộ sản phẩm của Happy feed luôn là sản phẩm chất lượng cao. - Tình hình khách hàng Thức ăn chăn nuôi Happy feed được rất nhiều hộ trang trại chăn nuôi đón nhận và tin dùng. Cùng với một đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình tư vấn kỹ thuật về sử dụng đúng sản phẩm trong từng giai đoạn thích hợp và chặt chẽ. Chủ trang trại được tư vấn về kỹ thuật và cách phòng trị bệnh trong chăn nuôi, cách xây dựng chuồng trại đạt hiệu quả nhất. Sau mỗi lần tư vấn như vậy, chủ trang trại rất an tâm và hài lòng về cách chăm sóc khách hàng của công ty giúp cho người dân được hiểu biết hơn về công nghệ và khoa học nhằm tạo giá trị lợi nhuận cao nhất trong chăn nuôi. Hiện nay các sản phẩm được sử dụng từ thức ăn chăn nuôi Happy feed được người chăn nuôi đánh giá cao trong một thời gian sử dụng lượng tiêu tốn thức ăn ít hơn so với một số sản phẩm của công ty khác trên thị trường và chất lượng sản phẩm khi tiêu thụ cũng được đánh giá cao. Như vậy, có thể
  14. 8 thấy sản phẩm thức ăn chăn nuôi Happy feed là sản phẩm chất lượng cao, đem lại lợi nhận kinh tế cao cho chủ trang trại trong ngành chăn nuôi. 2.1.6. Thuận lợi và khó khăn của công ty - Thuận lợi: Thức ăn chăn nuôi Happy feed thuộc Công ty Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet. Công ty là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất thuốc thú y, vaccine, chế phẩm sinh học, thức ăn chăn nuôi, sản xuất các men sống hữu ích. Luôn đi đầu trong công nghệ, khoa học kỹ thuật, thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet. Thức ăn chăn nuôi Happyfeed là sản phẩm của công ty Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet. Nhắc đến công ty, thì hầu như tất cả các trang trại hộ chăn nuôi đều biết đến sản phẩm thuốc thú y, vaccine của công ty nên việc giới thiệu sản phẩm thức ăn chăn nuôi cũng gặp rất nhiều thuận lợi. Marphavet đã ăn sâu vào nhận thức của các nhà chăn nuôi vì hiệu quả của nó là rất tốt đã được người chăn nuôi tin dùng 10 năm nay giúp cho người chăn nuôi yên tâm hơn với sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty. Sản phẩm của công ty chất lượng được đánh giá là tốt sản phẩm có chất lượng cao trên thị trường, nhưng không vì đó mà công ty đẩy giá thành sản phẩm lên cao mà ngược lại giá thành của sản phẩm đó rất thấp khi bán cho người chăn nuôi nhằm tạo sự bù lỗ cùng người chăn nuôi trong giai đoạn khủng hoảng. Người chăn nuôi rất biết ơn đến công ty đã chung tay giúp đỡ trong lúc khủng hoảng người dân thua lỗ nặng không đủ khả năng tiếp tục chăn nuôi. - Khó khăn: Sản phẩm thức ăn chăn nuôi Happy feed được đưa ra thị trường đúng lúc người dân chăn nuôi thua lỗ gặp khủng hoảng về tài chính. Sản phẩm còn khá là mới trong ngành thức ăn chăn nuôi. Giới thiệu sản phẩm đến một số đại lý thức
  15. 9 ăn gặp cản trở bởi sản phẩm mới nên thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa có. Tỷ lệ cạnh tranh với sản phẩm của các công ty khác tồn tại trên thị trường lâu năm là rất khó. 2.2. Tổng quan tài liệu 2.2.1. Đặc điểm tổng quan về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi - Theo hiệp hội chăn nuôi gia cầm (2007) [3], nguyên liệu ( ngô, đậu tương, bột cá, premix, khô dầu,...), các giống vật nuôi cao sản vẫn phụ thuộc vào nước ngoài. Trước xu thế hội nhập quốc tế vào những năm tới, ngành chăn nuôi gà phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn của các công ty, tập đoàn nước ngoài với tiềm lực tài chính lớn, trình độ kỹ thuật cao, ưu thế chủ động về con giống, nguồn nguyên liệu giá rẻ... Đó thực sự là thách thức lớn của ngành chăn nuôi gia cầm trong tiến trình hội nhập sắp tới ở nước ta. - Theo Từ Quang Hiển và cs [11], thức ăn là sản phẩm của động vật, thực vật, vi sinh vật ....những sản phẩm này được cung cấp chất dinh dưỡng cho con vật, những chất dinh dưỡng này phải phù hợp với đặc tính sinh lý và cấu tạo của bộ máy tiêu hóa để con vật có thể ăn được, tiêu hóa,hấp thu được giúp con vật sống bình thường trong một thời gian thức ăn mà cơ thể con vật có thể chọn lọc, lợi dụng được. - Giá trị dinh dưỡng của thức ăn được thể hiện bằng khả năng thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của con vật đối với loại thức ăn đó. - Chất dinh dưỡng là những chất chứa trong thức ăn mà cơ thể động vật có thể chọn lọc và lợi dụng được. - Theo Lê Đức Ngoan (2008) [4], nhu cầu protein khác nhau có nhu cầu khác nhau, chức năng sản xuất. Động vật có tốc độ sinh trưởng nhanh có nhu cầu protein cao hơn động vật có tốc độ sinh trưởng thấp. Gia súc non có nhu cầu cao hơn gia súc trưởng thành lợn nái và gà mái.
  16. 10 - Lợn nái chửa và tiết sữa nuôi con có nhu cầu cao hơn lợn đực giống, lợn ngoại có nhu cầu lớn hơn lợn nội. - Theo Từ Quang Hiển (2013) [11], chất khoáng không có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể con vật nhưng nó có vai trò rất lớn trong đời sống của động thực vật. Người ta đã chứng minh được vai trò không thể thiếu của hơn 40 nguyên tố khoáng đối với sự trao đổi chất của gia súc, gia cầm. Dựa vào hàm lượng các nguyên tố khoáng có mặt trong cơ thể vật nuôi hay khối lượng các nguyên tố khoáng mà cơ thể vật nuôi cần cung cấp hằng ngày người ta chia ra thành 2 nhóm. Khoáng đa lượng và khoáng vi lượng. + Khoáng đa lượng gồm: Ca, P, Mg, K, Na, Cl, S chúng có thể chiếm từ 0,04 đến 1,5% khối lượng VCK cơ thể. + Khoáng vi lượng gồm: Fe, Cu, Mn...Khoáng vi lượng thường có mặt trong cơ thể nhỏ hơn 50 mg/kg P. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn chăn nuôi, gồm: - Nước - Vật chất khô, trong vật chất khô gồm chất vô cơ và chất hữu cơ - Chất vô cơ - Khoáng vi lượng: Fe, Cu, Mn, Zn, l, se... - Khoáng đa lượng: Ca, P, Na, Cl.... - Chất hữu cơ Protein: Bao gồm protit và vật chất chứa Nitơ phi protit hay còn gọi là amit Lipít: Gồm lipít đơn giản và lipít phức tạp Hydrat cac bon: Gluxit (saccarit, polysaccarit), đường, xenluloze... Vitamin: Bao gồm 2 loại tan trong dầu mỡ và tan trong nước Vai trò của các chất dinh dưỡng: - Các chất cung cấp năng lượng cho con vật nuôi bao gồm gluxit, lipit
  17. 11 - Các chất đóng vai trò là nguyên liệu cho sinh trưởng của con vật bao gồm: Protein và lipit. Các chất như khoáng, vitamin và nước điều tiết sinh lý cho con vật Để cung cấp đầy đủ nhu cầu các chất cho con vật chúng ta cũng phải biết được hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn thực vật, động vật là bao nhiêu và nhu cầu của từng đối tượng. 2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi Chỉ tiêu đơn vị tính phương pháp phân tích 1. Độ ẩm (%) 2. Protein thô (%) 3. Protein tiêu hóa ăn (%) 4. Béo tổng số (%) 5. Xơ thô (%) 6. Canxi (%) 7. Photpho tổng số (%) 8. Khoáng tổng số (%) 9. Lysine tổng số (%) 10. Methionine + Cystine tổng số (%) 11. Threonine tổng số (%) 12. Các loại Vitamin có trong sản phẩm (%) - Theo Dương Thanh Liêm (2008) [1], nhu cầu protein của gia cầm gồm hai thành phần là nhu cầu protein cho duy trì và protein cho sản xuất. Nhu cầu protein của gia cầm được tính bằng gam protein thô cho mỗi con gia cầm trong một ngày đêm. Trong khẩu phần ăn của gia cầm, nhu cầu protein thường được được biểu thị bằng % protein thô. Từ số lượng protein cần cung cấp và khả năng thu nhận thức ăn hằng ngày của mỗi loại thức ăn cho mỗi loại gia cầm khác nhau.
  18. 12 Do cấu trúc và thành phần của protein của mỗi loại động vật là đặc thù, cho nên hiệu quả sử dụng protein phụ thuộc rõ rệt vào tỉ lệ của các axit amin cấu trúc lên protein có trong khẩu phần. Bảng 2.1. Tỷ lệ năng lượng /protein và axit amin/năng lượng trong thức ăn hỗn hợp của gà sinh sản hướng thịt Giai đoạn (tuần tuổi) Chỉ tiêu 0–6 9 - 19 20 - 22 23 - 66 2.700 - 2.600 - NLTĐ, kcal 2.600 - 2.800 2.600 - 2.800 2.900 2.800 Protein thô, % 20 - 21 14 - 15 14 - 15 15 - 16 ME/P,Kcal, % 135 - 138 186 - 187 186 - 187 173 - 175 Lysin, µcal µE 3,80 - 4,0 2,20 - 2,50 2,30 - 2,50 2,40 - 2,60 Meth+Cys, µcal µE 3,00 - 3,2 1,80 - 2,00 2,00 - 2,20 2,10 - 2,30 Threonin, µcal µE 2,60 - 2,8 1,60 - 1,80 1,70 - 2,00 1,70 - 2,00 Tryptophan, µcal 0,60 - 0,65 0,5 - 0,55 0,55 - 0,60 0,55 - 0,60 µE Nguồn: Từ Quang Hiển [11] Bảng 2.2. Nhu cầu dinh dưỡng cho vịt C.V.Super M bố - mẹ Vịt con 1 - 8 Vịt dò 9 - 22 Nhu cầu dinh dưỡng Vịt đẻ tuần tuổi tuần tuổi NLTĐ, kcal 2.890 2.890 2.700 Protein thô, % 22 15,5 19,5 Lysin, % 1,1 0,7 1,0 Methionin, % 0,5 0,3 0,4 Canxi, % 0,9 0,9 2,9 Photpho hấp thu, % 0,55 0,4 0,45 Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương, Viện chăn nuôi, 2014 [15]
  19. 13 Bảng 2.3. Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn cái hậu bị ngoại (con/ngày) Lượng Khối lượng cơ Lượng protein NLTĐ TĂ/con/ngày thể (kg) thô/con/ngày (g) (kcal/con/ngày) (kg) 20-25 1,0 - 1,2 160 - 204 3100 - 3720 25-30 1,3 - 1,4 208 - 238 4030 - 4340 31-40 1,4 - 1,6 210 - 240 4200 - 4800 41-45 1,7 - 1,8 255 - 270 5100 - 5400 46-50 1,9 - 2,0 285 - 300 5700 - 6000 51-65 2,1 - 2,2 315 - 330 6300 - 6600 66-80 2,1 - 2,2 273 - 286 6090 - 6380 81 - 90 2,2 - 2,3 286 - 299 6380 - 6670 Nguồn: Trần Văn Phùng ( 2004) [14] 2.2.3. Phân loại thức ăn chăn nuôi * Phân loại theo vật nuôi - Thức ăn cho lợn + Thức ăn cho lợn nái sinh sản. + Nái khô, nái chửa. + Nái nuôi con. + Đực giống. + Thức ăn cho lợn con. + Thức ăn cho lợn thịt phân theo giai đoạn. - Thức ăn cho gà + Thức ăn cho cho gà trắng. + Thức ăn cho gà lông màu. + Thức ăn cho gà đẻ, cút đẻ.
  20. 14 - Thức ăn cho ngan, vịt + Thức ăn cho ngan, vịt thịt theo giai đoạn. + Thức ăn cho ngan, vịt hậu bị. + Thức ăn cho ngan, vịt đẻ. * Phân loại theo dạng và cách sử dụng thức ăn - Thức ăn dạng bột. - Thức ăn dạng viên. - Thức ăn dạng mảnh. - Thức ăn dạng hỗn hợp hoàn chỉnh. - Thức ăn đậm đặc. 2.2.4. Một số bệnh thường gặp khi gia súc, gia cầm mắc bệnh thiếu dinh dưỡng * Bệnh còi xương ở lợn - Đặc điểm + Bệnh còi xương là một loại bệnh ở con vật non đang trong thời kỳ phát triển. Do trở ngại về trao đổi canxi, phốt pho và vitamin D gây ra. + Do thiếu canxi và phốt pho mà tổ chức xương không được canxi hóa hoàn toàn nên xương phát triển kém. + Bệnh phát triển vào mùa đông và những nơi có điều kiện vệ sinh, chăn nuôi kém. - Nguyên nhân + Do thức ăn (hoặc sữa mẹ) thiếu canxi, phospho, vitamin D. Hoặc tỷ lệ giữa Ca/P không thích hợp. + Do chuồng trại thiếu ánh sáng ảnh hưởng đến tổng hợp vitamin D. + Do con vật bị bệnh đường ruột kéo dài làm trở ngại đến hấp thu khoáng. + Gia súc thiểu năng tuyến phó giáp trạng gây mất cân bằng tỷ lệ canxi, phospho trong máu.
nguon tai.lieu . vn