Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MAI VĂN CƯƠNG Tên chuyên đề : “ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN LỢN SINH SẢN TẠI TRẠI LỢN NGUYỄN VĂN TỨ XÃ LƯƠNG PHONG - HIỆP HÒA - BẮC GIANG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MAI VĂN CƯƠNG Tên chuyên đề : “ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN LỢN SINH SẢN TẠI TRẠI LỢN NGUYỄN VĂN TỨ XÃ LƯƠNG PHONG - HIỆP HÒA - BẮC GIANG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K47 - TY- N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Bích Đào Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Sau những năm tháng học lý thuyết trên ghế nhà trường thì không thể thiếu những lần đi thực tế để củng cố thêm kiến thức đã được học. Để không ngừng tích luỹ thêm kinh nghiệm thời gian thực tập tại các cơ sở thực tập mà Khoa và Nhà trường tổ chức liên kết đã giúp em củng cố kiến thức về chuyên môn và thực tế. Em xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Nguyễn Thị Bích Đào, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập, giúp em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty Greenfeed, các cán bộ kỹ thuật, công nhân viên tại trại lợn Nguyễn Văn Tứ xã Lương Phong - Hiệp Hòa - Bắc Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, dành nhiều thời gian, công sức để hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ cũng như động viên và đóng góp những ý kiến quý báu cho em thực hiện và hoàn thành khóa luận này. Và cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả bạn bè, người thân những người đã luôn bên em, giúp đỡ, động viên và khuyến khích em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 12 tháng 12 năm 2019 Sinh viên Mai Văn Cương
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Cơ cấu đàn lợn của trại Nguyễn Văn Tứ qua 3 năm (2017 – T5/2019)........................................................................................ 7 Bảng 2.2. Quy định khối lượng thức ăn chuồng bầu ...................................... 15 Bảng 2.3. Chế độ ăn của lợn mẹ trước và sau khi đẻ ...................................... 17 Bảng 3.3. Lịch phòng bệnh của trại lợn nái .................................................... 41 Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn tại trại năm 2018.................................................... 44 Bảng 4.2. Kết quả số lợn nái, lợn con trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng ...... 45 Bảng 4.4. Kết quả thực hiện hộ lý trên đàn lợn nái và lợn con ...................... 46 Bảng 4.5. Kết quả khử trùng tại cơ sở ............................................................ 47 Bảng 4.6. Kết quả tiêm phòng vắc xin tại trại ................................................ 49 Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái trong thời gian thực tập ....... 50 Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại ................................. 52
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa CP Cổ phần Cs Cộng sự ĐVT Đơn vị tính KL Khối lượng LMLM Lở mồm long móng NLTĐ Năng lượng trao đổi Nxb Nhà xuất bản TB Trung bình TT Thể trọng
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 2 DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề .......................................................... 2 1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2 1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3 2.1.1. Điều kiện của trang trại ........................................................................... 3 2.1.2. Điều kiện khí hậu .................................................................................... 3 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại............................................................................ 4 2.1.4. Cơ sở vật chất của trại ............................................................................. 5 2.1.5. Thuận lợi, khó khăn ................................................................................ 8 2.2. Tổng quan tài liệu về chăm sóc, nuôi dưỡng và một số bệnh thường gặp ở lợn nái và lợn con theo mẹ ................................................................................ 9 2.2.1. Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái ................................................................ 9 2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở lợn nái ........................................................ 26 2.2.3. Kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung của đề tài ................................................................................................................ 34 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .....37 3.1. Đối tượng ................................................................................................. 37 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 37
  7. v 3.3. Nội dung tiến hành ................................................................................... 37 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................... 37 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 37 3.4.2. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 38 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 43 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 44 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại ...................................................................... 44 4.2. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng. ........................................ 44 4.3. Kết quả thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho lợn nái sinh sản tại cơ sở ........................................................................................................... 47 4.3.1. Thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh ............................................. 47 4.3.2. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn nái sinh sản. ....................... 48 4.4. Kết quả chẩn đoán, điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại ................. 50 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 54 5.1. Kết luận .................................................................................................... 54 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56 PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH LÀM VIỆC TẠI TRANG TRẠI
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ở nước ta, nông nghiệp giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với trồng trọt ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng đang trên đà phát triển và dần trở thành ngành chính trong nền kinh tế nông nghiệp. Ngày nay con lợn không những giữ vị trí hàng đầu trong việc cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng cho mọi người mà còn là loại hàng hóa chủ lực của ngành nông nghiệp thu lại nhiều lợi nhuận. Vì vậy làm thế nào để chăn nuôi lợn đạt hiệu quả cao và trở thành hàng hóa chủ lực của ngành luôn là mối quan tâm lớn của nhà nước và người chăn nuôi. Trên thực tế ngành chăn nuôi lợn còn gặp nhiều khó khăn như quy mô nhỏ lẻ, khâu chọn giống còn nhiều bất cập…Ngoài ra sự diễn biến phức tạp của nhiều loại dịch bệnh cùng với sự ảnh hưởng trầm trọng của ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đã làm cho cả ngành chăn nuôi lợn lao đao. Để chăn nuôi lợn phát triển ổn định, có chiều sâu, chúng ta cần rà soát và quy hoạch lại đất đai, cần hình thành các khu chăn nuôi riêng biệt, mang tính công nghiệp. Do đó, chăn nuôi trang trại tập trung hiện nay được xem là con đường tất yếu để phát triển bền vững, chỉ có như vậy mới có đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu về an toàn dịch bệnh, an toàn cho môi trường và đảm bảo sản phẩm là nguồn thực phẩm sạch cho con người. Muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao thì chúng ta cần đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật như giống, thức ăn, biện pháp kỹ thuật chăm sóc. Đặc biệt chú trọng tới công tác giống, giống tốt thì vật nuôi mới tăng trọng nhanh, khả năng tận dụng thức ăn tốt, thích nghi và chống chịu bệnh cao. Bởi vậy cần phát triển chăn nuôi các giống lợn ngoại có năng suất và chất lượng thịt cao.
  9. 2 Để cung cấp giống cho nhu cầu chăn nuôi của các trang trại thì việc phát triển đàn lợn nái sinh sản cần đặc biệt được quan tâm. Tuy nhiên một trong những nguyên nhân làm hạn chế khả năng sinh sản của lợn nái đang nuôi ở các trang trại là bệnh còn xảy ra rất nhiều do khả năng thích nghi của những giống lợn nái ngoại với khí hậu nước ta còn kém, đặc biệt là bệnh ở cơ quan sinh dục: đẻ khó, viêm tử cung, viêm vú, mất sữa…Các bệnh này do nhiều yếu tố như điều kiện vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng kém, thức ăn nước uống không đảm bảo vệ sinh, do vi khuẩn, virus gây nên. Chính vì vậy mà việc chăm sóc nuôi dưỡng và tìm hiểu về bệnh của cơ quan sinh dục của đàn lợn nái là việc rất cần thiết. Từ thực tế trên, chúng em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại Nguyễn Văn Tứ xã Lương Phong - Hiệp Hòa - Bắc Giang”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục đích - Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trại Nguyễn Văn Tứ - Hiệp Hòa - Bắc Giang. - Biết được quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản. - Biết được được các loại thức ăn dành cho lợn nái sinh sản, chế độ ăn và cách cho lợn nái ăn qua từng giai đoạn mang thai. - Nhận biết được các bệnh hay xảy ra đối với lợn nái sinh sản và phương pháp phòng trị bệnh hiệu quả nhất. 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của trang trại. - Thực hiện các thao tác trong quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại trại Nguyễn Văn Tứ - Hiệp Hòa - Bắc Giang. - Chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại.
  10. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện của trang trại Việc nắm bắt vị trí địa lý đối với chăn nuôi là một điều không thể thiếu, việc biết về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội tại địa phương từ đó có các phương pháp để chăn nuôi phù hợp. Trại lợn Nguyễn Văn Tứ nằm trên địa bàn xã Lương Phong - Hiệp Hòa - Bắc Giang có tổng diện tích là 7.000m2. Vị trí tiếp giáp của trại: - Phía Đông giáp xã Ngọc Vân huyện Tân Yên - Phía Tây giáp xã Danh Thắng, Thị trấn Thắng huyện Hiệp Hòa - Phía Bắc giáp xã Ngọc Sơn, Việt Ngọc huyện Hiệp Hòa - Phía Nam giáp xã Đoan Bái của huyện và xã Việt Tiến huyện Việt Yên Với vị trí như trên, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi của trại. Khu chăn nuôi của trại được xây dựng một cách hợp lý, xung quanh trại được bao bọc bởi tường vây kín, hệ thống mương máng được lưu thông.Vì vậy việc lan truyền dịch bệnh từ trại ra, từ khu dân cư vào trại được hạn chế một cách tối đa. 2.1.2. Điều kiện khí hậu Trại Nguyễn Văn Tứ thuộc xã Lương Phong - Hiệp Hòa - Bắc Giang là nơi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Đông Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa Đông có khí hậu khô, lạnh; mùa Hè khí hậu nóng, ẩm; mùa Xuân và Độ ẩm trung bình trong năm là 83%, một số tháng trong năm có độ ẩm trung bình trên 85%. Các tháng mùa khô có độ ẩm không khí dao động khoảng 74% - 80%. - Mùa xuân: Được tính từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, Nhiệt độ trung
  11. 4 bình là 20o - 24oC,mùa xuân thời tiết ấm áp có mưa phùn lên cũng tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.Nhất là bệnh đường hô hấp,đường tiêu hóa…gây khó khăn trong việc phòng dịch bệnh. - Mùa hạ: Từ tháng 4 đến tháng 6 âm lịch. Thời gian này thường nắng nóng, khô hanh, kèm mưa kéo dài.Do có mưa kéo dài lên vào mùa hạ lợn thường mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm phổi… đặc biệt đối với lợn con hay bị mắc bệnh. Nhiệt độ trung bình khoảng 22 - 30oC, có thể thời điểm cao lên tới 37 - 41oC. - Mùa thu: Từ tháng 7 đến tháng 9 âm lịch. Thời điểm này khí hậu mát mẻ thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của lợn. Nhiệt độ trung bình từ 24 -29oC. - Mùa đông: Từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch. Thời tiết lạnh giá, hanh khô, bên cạnh đó lại bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm cho lợn dễ bị nhiễm lạnh gây tiêu chảy và viêm phổi, đối tượng hay bị nhiễm bệnh thường là lợn con sau cai sữa và lợn mẹ đang mang thai. Mùa đông nhiệt độ giảm thấp làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của lợn. Do khí hậu nhiệt đới gió mùa nên việc xây dựng chuồng trại phải đảm bảo các yêu cầu như ấm về mùa đông, mát về mùa hè tạo được tiểu khí hậu chuồng nuôi tốt, dụng cụ chăn nuôi đầy đủ để đảm bảo sức khoẻ cho vật nuôi. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại Cơ cấu tổ chức của trại như sau: - 01 chủ trại - 01 quản lý trại - 01 kế toán - 02 kỹ thuật trại của công ty Greenfeed - 01 quản lý kỹ thuật hỗ trợ của công ty CP - 02 công nhân khu vực nuôi lợn nái - 01 công nhân khu vực nuôi lợn hậu bị
  12. 5 - 06 sinh viên thực tập tại trang trại - 01 công nhân khu vực lợn thịt Với đội ngũ trên, trại phân ra làm 2 khu vực: Khu vực nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái sinh sản bao gồm các tổ khác nhau gồm: Chuồng nái đẻ, chuồng nái chửa, chuồng nái hậu bị, chuồng cai sữa, chuồng lợn thịt và khu vực nuôi lợn hậu bị. Mỗi tổ thực hiện công việc chuyên biệt một cách nghiêm túc và đúng quy định của trang trại. 2.1.4. Cơ sở vật chất của trại Trại lợn Nguyễn Văn Tứ bắt đầu xây dựng và hoạt động từ năm 2003, là trại chăn nuôi tư nhân bao gồm lợn nái và lợn thịt. Ban đầu trại chăn nuôi nhỏ lẻ và dần dần phát triển trại vừa sản xuất giống để nuôi và cung cấp giống cho các hộ dân chăn nuôi xung quanh địa bàn. * Cơ sở vật chất kỹ thuật Bắt đầu chăn nuôi từ năm 2003 cho tới nay vấn đề cơ sở vật chất của trại dần được cải thiện và nâng cấp thuận tiện cho việc chăn nuôi và phát triển của trại. Điện: Hệ thống điện trong trại luôn được quan tâm một cách tốt nhất để đảm bảo cho việc chăn nuôi. Do chuồng kín nên hệ thống điện luôn được đặt lên hàng đầu, trại có một máy phát điện công suất lớn để dùng thay thế kịp thời cho các trường hợp mất điện đột xuất. Hệ thống cống rãnh thoát nước đảm bảo không bị ngập lụt ứ đọng trong mùa mưa lũ. Xung quanh trang trại còn có đất để trồng rau xanh, cây ăn quả. Hệ thống trại gồm có 2 nơi riêng biệt là khu sản xuất và khu nhà ở. + Khu nhà ở gồm: Nhà ở chính, nhà bếp, nhà sinh hoạt được quy hoạch gọn gàng và đảm bảo vệ sinh.
  13. 6 + Khu sản xuất: Nhà thuốc: thiết kế thoáng mát, sạch sẽ để dụng cụ thú y, thuốc, hóa chất phục vụ cho quá trình chăn nuôi. Một nhà kho: Dự chữ thức ăn, có các xe đẩy cám chuyên dụng để đảm bảo vận chuyện cám đến các chuồng thuận tiện. - Hệ thống chuồng nuôi gồm có: Tổng trại có 7 chuồng nuôi theo thứ tự chuồng đẻ 1, chuồng bầu 2, chuồng đẻ 2, chuồng đẻ 3, chuồng lợn con cai sữa, chuồng lợn thịt, chuồng bầu 1. Các dãy chuồng đều là chuồng kín. Đầu chuồng có hệ thống dàn mát, cuối chuồng có hệ thống quạt thông gió. Trong các chuồng đều có hệ thống cảm biến nhiệt độ để tiền theo dõi và xử lý khi cần thiết. Tất cả các máng ăn đều là máng đổ bằng tay và không có hệ thống tự động. Phòng pha tinh có các dụng cụ hiện đại phục vụ cho các công tác kiểm tra và pha chế tinh như : kính hiển vi, nồi hấp cách thủy, tủ sấy và các dụng cụ khác. Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu đều được đổ bê tông và có hố sát trùng. Khu chuồng nuôi được quản lý nghiêm ngặt. Mọi công nhân trong trại cho đến khách đều phải thay quần áo, đeo khẩu trang, ủng chuyên dụng và phải đi qua hệ thống sát trùng. * Cơ cấu đàn lợn nái bao gồm: nái hậu bị, nái kiểm định và nái cơ bản. Nái hậu bị là nái từ sau khi cai sữa được chọn để làm giống, nuôi cho đến khi phối giống lần đầu có chửa (tuổi chọn lợn để làm giống thường chọn ở tuần tuổi 21). Thời gian nuôi từ 60 ngày tuổi cho đến khi lợn nái động dục và cho phối giống lần đầu có chửa là thời gian nuôi nái hậu bị. Thời gian nuôi hậu bị dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, sự thành thục về tính dục và thể vóc của từng giống.
  14. 7 Chăn nuôi lợn hiện nay là một hướng chính để phát triển ngành chăn nuôi của cả nước nói chung và trại chú Nguyễn Văn Tứ nói riêng. Chăn nuôi lợn hiện nay đang được mở rộng theo phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp tại các trang trại có quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn xã. Do nhu cầu thị hiếu của người dân ngày càng cao nên vấn đề chăn nuôi luôn được bà con nông dân quan tâm và đẩy mạnh để tăng năng suất từ chăn nuôi lợn. Bên cạnh đó thì vấn đề chất lượng đàn lợn cũng được người dân rất chú trọng. Cơ cấu đàn lợn tại cơ sở qua 3 năm được thể hiện qua bảng 2.1: Bảng 2.1. Cơ cấu đàn lợn của trại Nguyễn Văn Tứ qua 3 năm (2017 – T5/2019) Loại lợn STT Năm 2017 Năm 2018 T5- Năm 2019 (con) Lợn đực giống 4 5 5 Lợn nái sinh sản 240 200 260 Lợn hậu bị 40 50 40 Lợn con 7950 7300 4275 Lợn thịt 500 500 500 Tổng 8734 8055 5080 Số liệu bảng 2.1 cho thấy số lượng các loại lợn trong những năm gần đây có sự tăng giảm lên xuống do giá lợn và dịch bệnh xảy ra. Cụ thể trong năm 2018 trại xảy ra dịch bệnh tai xanh và giá lợn giảm xuống mức trầm trọng gây ảnh hưởng đến chăn nuôi và sản xuất của trại lợn, năm 2019 trại phục hồi lại dần dần và giá lợn lên cao tạo lên sự bù trừ qua các năm với nhau.
  15. 8 2.1.5. Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi - Trại được xây dựng ở vị trí cách xa khu dân cư, thuận tiện đường giao thông. - Đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. - Công nhân có tay nghề cao, năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc. - Trại được xây dựng theo mô hình công nghiệp, trang thiết bị hiện đại, do đó rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp hiện nay. - Trang trại liên kết với công ty Greenfeed nên chủ động được nguồn thức ăn, thuốc điều trị. * Khó khăn Theo dịch bệnh xảy ra khó kiểm soát gây khó khăn cho chăn nuôi. Do đó đòi hỏi công tác phòng chống dịch bệnh và nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn cần phải được đẩy mạnh. Đội ngũ công nhân trong trại còn thiếu, do đó ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ công việc. Điều kiện thời tiết trong những năm gần đây diễn biến khá phức tạp kèm. Trang thiết bị vật tư, hệ thống chăn nuôi còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Ngoài ra, quy mô chăn nuôi lớn nên lượng chất thải nhiều, việc đầu tư cho công tác xử lý nước thải của trại còn nhiều khó khăn.
  16. 9 2.2. Tổng quan tài liệu về chăm sóc, nuôi dưỡng và một số bệnh thường gặp ở lợn nái và lợn con theo mẹ 2.2.1. Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái Quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái ảnh quyết định đến năng suất của một trang trại chính vì vậy phải thực hiện rất nghiêm ngặt, tỉ mỉ và chính xác mới đạt được năng suất cao. Để tăng năng suất chung của toàn trại cần làm tăng tỉ lệ đẻ, tăng số con/1nái/năm, đồng thời cần làm giảm tỉ lệ loại thải, tỉ lệ chết nái, chết con. Do đó, quy trình kỹ thuật tốt cần phải đáp ứng được 3 mục tiêu là: Con giống tốt; quản lý, chăm sóc tốt và phòng, trị bệnh nghiêm ngặt. * Giống: Theo Từ Quang Hiển và cs (2004) [9] Muốn chọn được con giống có chất lượng tốt thì từ khi sinh ra 21) lợn phải đạt khối lượng > 80 kg. Lợn phải được nuôi dưỡng trong điều kiện tốt, thức ăn chất lượng cao để lợn bộc lộ hết tiềm năng di truyền của giống. Tiến hành chọn giống theo các chỉ tiêu: ADG (bình quân tăng khối lượng/ngày), FCR (hệ số chuyển hóa thức ăn), BF (độ dầy mỡ lưng). - Chọn bộ phận sinh dục: Có số vú từ 12 đến 16 vú, cân đối, khoảng cách giữ các vú đều lộ rõ, không có vú lép, kẹ. Hai hàng vú cách đều nhau từng núm to đều, trơn, tròn bóng, hồng, chỉ chọn lợn hậu bị có vú 1 hoặc 2 tầng. - Lợn đực giống: 2 dịch hoàn to đều, không treo cao, không trễ thấp. Da dịch hoàn trơn nhẵn, không quá bóng và cũng không nhăn nheo, phụ dịch hoàn nổi rõ thể hiện tính hăng. Bao quy đầu to vừa, không tịt. - Lợn hậu bị: Âm môn hình trái tim (quả đào), xuôi không hất lên, âm môn to, mẩy, không đầu thừa của niệu quản. * Xác định tuổi và khối lượng phối giống lần đầu: Theo Phạm Hữu Doanh và cs (2003) [2], thì tuổi động dục đầu tiên ở lợn nội (Ỉ, Móng Cái) rất sớm từ 4 - 5 tháng, khi khối lượng đạt từ 20 - 25 kg. Ở lợn nái lai tuổi động
  17. 10 dục lần đầu muộn hơn so với lợn nội thuần, ở lợn lai F1 (có sẵn máu nội) động dục bắt đầu lúc 6 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 50 - 55 kg. Lợn ngoại động dục muộn hơn từ 6 - 8 tháng khi đạt 65 - 80 kg, các giống lợn ngoại Yorkshire, Landrace muộn hơn từ 7 - 8 tháng tuổi. * Xác định lợn lên giống (động dục): Khi lợn lên giống sẽ xuất hiện các biểu hiện khác thường như: Bồn chồn, đứng nằm không yên, có thể cắn phá chuồng, một số con bỏ ăn, ăn ít, quay đầu, có biểu hiện nghe ngóng … Đặc biệt cơ quan sinh dục biểu hiện rất rõ: - Những ngày đầu: Âm hộ sưng to, đỏ gấp 2 - 3 lần bình thường, niêm mạc đỏ, có dịch nhày. - Những ngày sau: Dịch đặc dính ở ngày thứ 3. Lúc này âm hộ héo chuyển dần từ màu đỏ sang màu mận chín, niêm mạc ít sưng hơn. - Để kiểm tra cũng như để kích thích lợn động dục, tăng sự hưng phấn và hiệu quả của phối giống, hàng ngày ta nên cho lợn đực làm việc (chú ý nên sử dụng các lợn đực từ 2 tuổi trở lên) hoặc dùng lợn đực thí tình. Bằng cách cho lợn đực đi qua các khu vực nhốt lợn hậu bị hoặc lợn nái khô theo lịch: 2 lần/ ngày, mỗi lần 30 - 45 phút. - Khi lợn cái có những biểu hiện như đái dắt, đứng im (đứng chôn chân), tai dựng ngược, đuôi vắt lệch sang 1 phía, sờ vào hoặc ngồi lên lưng lợn - lợn không có bất kì phản ứng gì thì đây là thời điểm phối giống thích hợp nhất, hoặc nếu kiểm tra bằng mắt thường thấy âm hộ của lợn héo dần, chuyển sang màu mận chín, dịch tiết ra từ âm đạo đặc dính (vắt thành võng) thì gieo tinh vào thời điểm này sẽ đem lại kết quả cao. Thời điểm phối: khi lợn nái còn chịu đực (còn mê ì), thì còn rụng trứng và còn phối giống, số lần phối có thể lên tới 3 - 4 lần. - Cơ chế động dục: Theo Hà Thị Hảo và cs (2004) [9], cơ chế động dục của lợn nái: khi lợn nái đến tuổi thành thục về tính dục, các kích thích bên
  18. 11 ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn, pheromone của con đực và các kích thích nội tiết đi theo dây thần kinh li tâm, đến vỏ đại não qua vùng dưới đồi (Hypothalamus) tiết ra kích tố FRF (Folliculin Releasing Factors), có tác dụng kích thích tuyến yên tiết ra FSH (Folliculin-Stimulating Hormone), làm cho bao noãn phát dục nhanh chóng. Trong quá trình bao noãn phát dục và thành thục, thượng bì bao noãn tiết ra oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn, làm cho lợn nái có biểu hiện động dục ra bên ngoài. Theo Hoàng Toàn Thắng và cs (2005) [13]: Chu kỳ động dục của gia súc được chia làm 4 giai đoạn: + Giai đoạn trước chịu đực: Bao noãn phát triển, các tế bào vách ống dẫn trứng tăng sinh. Hệ thống mạch quản trong dạ con phát triển. Các tuyến trong dạ con bắt đầu tiết dưới tác dụng của hormone oestrogen. Thay đổi của đường sinh dục: tử cung, âm đạo, âm hộ bắt đầu xung huyết. + Giai đoạn chịu đực: Bao noãn phát triển mạnh nổi lên bề mặt buồng trứng. Bao noãn tiết nhiều oestrogen và đạt cực đại. Các thay đổi ở đường sinh dục cái càng sâu sắc hơn, để chuẩn bị đón trứng. Biểu hiện của con vật: hưng phấn về tính dục, đứng yên cho con khác nhảy, kêu rống, bồn chồn, thích nhảy lên lưng con khác, ít ăn hoặc bỏ ăn, tìm đực. Âm hộ ướt, đỏ, tiết dịch nhày, càng tới thời điểm rụng trứng thì âm hộ đỏ tím, dịch tiết keo lại, mắt đờ đẫn. Cuối giai đoạn này thì trứng rụng. + Giai đoạn sau chịu đực: Thể vàng bắt đầu phát triển và tiết ra progesteron có tác dụng ức chế sự co bóp của đường sinh dục. Niêm mạc tử cung vẫn còn phát triển, các tuyến dịch nhờn giảm bài tiết, mô màng nhầy tử cung bong ra cùng với lớp tế bào biểu mô âm đạo hóa sừng thải ra ngoài. Biểu hiện hành vi về sinh dục: con vật không muốn gần con đực, không muốn cho con khác nhảy lên và dần trở lại trạng thái bình thường. + Giai đoạn yên tĩnh: Thể vàng teo dần đi, con vật trở lại trạng thái bình thường, biểu hiện hành vi sinh dục không có. Đây là giai đoạn nghỉ ngơi,
  19. 12 yên tĩnh để phục hồi lại cấu tạo, chức năng cũng như năng lượng để chuẩn bị cho chu kỳ động dục tiếp theo. * Sắp xếp lợn nái trong chuồng: - Lợn nái phối xong được xếp theo tuần phối hoặc hình vòng tròn (mô hình cuốn chiếu). - Lợn nái cai sữa từ chuồng đẻ xuống được sắp xếp nơi gần lợn đực nhất, có nhiều ánh sáng, tiếng ồn… - Những lợn nái có vấn đề: Đau chân, xảy thai, viêm có mủ cơ quan sinh dục… được sắp xếp vào một khu riêng cuối hướng gió. * Kiểm tra nái hàng ngày: - Theo dõi nái theo thời khoá biểu làm việc hàng ngày: sáng - trưa - chiều, kiểm tra nái lốc, bỏ ăn, đau chân, sảy thai ngày 1 lần. - Kích thích lợn nái lên giống: ngày cai sữa nên cho nái ăn một bữa 0,5kg thức ăn vào buổi sáng, chiều cho nhịn, đưa về khu nhốt nái chờ phối và hàng ngày cho lợn đực đi kiểm tra phát hiện động dục. Từ 1 - 2 ngày sau cai sữa nhốt lợn vào ô tập trung theo tuổi và thể trạng của lợn nái giúp nái nhanh lên giống. * Chuồng trại hợp lý: Kết cấu xây dựng chuồng trại đúng quy cách làm sao thuận tiện, đơn giản, dễ sử dụng, hiệu quả cao, … - Chỉnh nhiệt độ luôn luôn phù hợp, vào mùa hè ổn định nhiệt ở mức 25 - 28oC. Ngoài ra cần chú ý đến ẩm độ, tốc độ gió, mùa vụ, khí hậu. Phải thường xuyên kiểm tra chuồng trại: quạt hút, khe hở, nước làm mát, trần, bạt, ánh sáng, tiếng ồn. * Chế độ dinh dưỡng Yếu tố quan trọng đối với lợn nái mang thai và nuôi con là phải cung cấp đầy đủ số lượng và chất lượng dinh dưỡng cần thiết để có hiệu quả sinh sản cao. Chế độ dinh dưỡng bao gồm: Dinh dưỡng năng lượng, dinh dưỡng
  20. 13 protein, ảnh hưởng của khoáng chất, nguyên tố đa vi lượng và ảnh hưởng của vitamin. - Nhu cầu năng lượng Theo Từ Quang Hiển và cs, (2004) [9] thức ăn cho lợn nái nuôi con phải là những thức ăn có ảnh hưởng tốt đến sản lượng và chất lượng sữa. Nhu cầu năng lượng khác nhau tùy thuộc từng giai đoạn. Cần phải đủ nhu cầu về năng lượng cho lợn nái, tránh cung cấp thừa gây lãng phí thức ăn, tăng chi phí sản xuất. Nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến sinh lý bình thường của con vật. Năng lượng được cung cấp dưới hai dạng: Gluxit chiếm 70 - 80%, lipit 10 - 13% tổng số năng lượng cung cấp. - Ảnh hưởng của khoáng chất Trong cơ thể lợn khoáng chất chứa 3% trong đó có tới 75% là canxi và photpho, xấp xỉ 25% là natri và kali, cũng có một lượng nhỏ magie, sắt, kẽm, đồng, các nguyên tố khác ở dạng dấu vết. Ví dụ canxi làm ngăn trở việc hấp thu kẽm gây hiện tượng rối loạn ở da, gây sừng hóa. - Ảnh hưởng của vitamin Vitamin cần cho sự chuyển hóa bình thường của mô bào, cho sức khỏe, sinh trưởng và duy trì. Một số vitamin lợn có thể tự tổng hợp để đáp ứng nhu cầu như vitamin B12 và một số loại vitamin lợn hay thiếu cần phải bổ sung (A, D, E). Nếu bổ sung không đúng, thừa hoặc thiếu đều không tốt. + Thiếu vitamin A: Lợn con chậm lớn, da khô, mắt kém, lợn nái mang thai dễ xảy thai, đẻ non. + Thiếu vitamin D: Thai kém phát triển, dễ bị liệt chân trước và sau khi đẻ. + Thiếu vitamin E: Lợn có hiện tượng chết phôi, chết thai, lợn không động dục hoặc chậm động dục.
nguon tai.lieu . vn