Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TẠ THỊ THẢO Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN NUÔI TẠI TRẠI NGÔ THỊ HỒNG GẤM - HIỆP HÒA - TỈNH BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TẠ THỊ THẢO Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN NUÔI TẠI TRẠI NGÔ THỊ HỒNG GẤM - HIỆP HÒA – TỈNH BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K47 TY N01 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: GS.TS. Từ Quang Hiển Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Để trở thành một kỹ sư, bác sĩ giỏi được xã hội công nhận thì mỗi sinh viên khi ra trường cần trang bị cho mình vốn kiến thức khoa học, chuyên môn vững vàng và hiểu biết xã hội. Thực tập trước khi ra trường nhằm giúp cho sinh viên củng cố lại kiến thức đã học và bước đầu làm quen với công việc, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất. Xuất phát từ lý do đó BGH nhà trường, cùng các thầy cô trong khoa CNTY đã tạo điều kiện cho sinh viên khoa CNTY nói chung và bản thân em nói riêng được tham gia học tập và rèn luyện kỹ năng tay nghề tại cơ sở thực tập. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này lời đầu tiên cho em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt những năm học vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới GS. TS. Từ Quang Hiển đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang cùng toàn thể anh em kỹ thuật, công nhân trong trang trại đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em trong suốt quá trình thực tập. Trong quá trình thực tập vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa vào kiến thức đã học, thời gian ngắn nên khóa luận không tránh khỏi sai sót. Kính mong được sự góp ý nhận xét của quý thầy cô để giúp cho kiến thức của em ngày càng hoàn thiện và có nhiều kinh nghiệm bổ ích cho công việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 12 năm 2019 Sinh viên Tạ Thị Thảo
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 3 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. ....................................................................... 4 2.1.3. Cơ cấu tổ chức trại .................................................................................. 4 2.1.4. Cơ sở vật chất của trang trại.................................................................... 5 2.1.5. Đánh giá chung ....................................................................................... 6 2.2. Tổng quan tài liệu liên quan đến đề tài ...................................................... 7 2.2.1. Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái đẻ và lợn nái nuôi con ....................................................................................................... 7 2.2.2. Đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ .............................................. 12 2.2.3. Những hiểu biết về phòng và trị bệnh trong chăn nuôi......................... 17 2.2.4. Những hiểu biết về một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái đẻ và nuôi con ................................................................................................................... 21 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ... 33 3.1. Đối tượng và phạm vi............................................................................... 33 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 33
  5. iii 3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 33 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện...................................... 33 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 33 3.4.2. Phương pháp thực hiện.......................................................................... 34 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 34 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ........................................ 35 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại của Ngô Thị Hồng Gấm ........................ 35 4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái và lợn con.... 35 4.3. Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái tại trại............................ 39 4.4. Kết quả công tác phòng bệnh cho lợn tại trại .......................................... 41 4.4.1. Biện pháp vệ sinh phòng bệnh .............................................................. 41 4.4.2. Thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin ..................................................... 43 4.5. Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái và lợn con tại trại ........ 44 4.5.1. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái ............................ 44 4.5.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn con tại trại................. 47 4.6. Công tác chuyên môn khác ...................................................................... 49 Phần 5 KẾT LUẬN ĐỂ NGHỊ ..................................................................... 53 5.1. Kết luận .................................................................................................... 53 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 55 PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẬP TẠI TRẠI
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BGH: Ban giám hiệu CNTY: Chăn nuôi Thú y CP: Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam Cs: Cộng sự Kg: Kilogam LMLM: Lở mồm long móng Nxb: Nhà xuất bản STT: Số thứ tự TT: Thể trọng
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Ý nghĩa của dịch chảy ra từ âm đạo theo thời gian xuất hiện ........ 23 Bảng 4.1: Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại Ngô Thị Hồng Gấm............ 35 Bảng 4.2: Quy định khối lượng thức ăn chuồng đẻ ........................................ 36 Bảng 4.3: Kết quả trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái ............................. 38 Bảng 4.4: Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái ở trại .................... 40 Bảng 4.5: Lịch sát trùng áp dụng tại trại lợn nái ............................................. 42 Bảng 4.6: Kết quả vệ sinh, sát trùng tại trại .................................................... 42 Bảng 4.7: Lịch phòng bệnh áp dụng tại trại lợn nái ........................................ 43 Bảng 4.8: Kết quả tiêm phòng bệnh cho đàn lợn tại trại ................................ 44 Bảng 4.9: Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại .......... 46 Bảng 5.1: Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn con tại trại ................. 48 Bảng 5.2. Kết quả công tác chuyên môn khác ................................................ 51
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nước ta là một nước nông nghiệp, trong đó chăn nuôi là một ngành nghề rất quan trọng và thu hút được nhiều lao động. Chăn nuôi cung cấp một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như: thịt, trứng, sữa... cho con người, cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt; cung cấp các phụ phẩm: da, lông, sừng… cho công nghiệp chế biến. Chăn nuôi lợn theo quy mô hộ gia đình từ lâu đã gắn bó với người nông dân Việt Nam, bên cạnh đó thì hiện nay hình thức chăn nuôi trang trại đang có xu hướng tăng lên. Trong ngành này, ba yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của chăn nuôi là con giống, dinh dưỡng và quản lý vấn đề vệ sinh chuồng trại. Những năm gần đây, các trung tâm giống và các công ty liên doanh đã có nhiều nỗ lực trong việc nhập khẩu các giống lợn ngoại có năng suất cao để cải thiện đàn lợn hiện có ở nước ta. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về thức ăn, giống, chăm sóc quản lý, chuồng trại đã được các trại áp dụng thành công. Một trong các trại chăn nuôi thực hiện được theo phương châm đó là trại của bà Ngô Thị Hồng Gấm tại huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang. Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, trại đang ngày càng phát triển và ứng dụng được nhu cầu của thị trường. Là một kỹ sư tương lai, em rất muốn mình cũng làm được điều đó. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và áp dụng các quy trình nuôi dưỡng của công ty rất cần thiết đối với em. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của BCN khoa, thầy giáo hướng dẫn và cơ sở thực tập, em đã tiến hành thực hiện chuyên đề:
  9. 2 “Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại Ngô Thị Hồng Gấm - Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu - Hiểu rõ tình hình chăn nuôi tại trại. - Thực hiện được quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho lợn nái sinh sản tại trại. - Nắm được các loại thức ăn dành cho lợn nái sinh sản, khẩu phần ăn và cách cho lợn nái sinh sản qua từng giai đoạn. - Nắm được quy trình phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị được các bệnh hay xảy ra đối với lợn nái sinh sản. 1.2.2. Yêu cầu - Tìm hiểu, nắm vững quy trình chăn nuôi, phòng bệnh cho lợn tại trại. - Tham gia đầy đủ, làm việc tích cực trong thời gian thực tập tại trại. - Hòa nhập tốt với cán bộ, công nhân của trại.
  10. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý - Vị trí địa lý Trang trại chăn nuôi lợn Ngô Thị Hồng Gấm 2 thuộc thôn Hà Nội, xã Đại Thành, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Huyện Hiệp Hòa là huyện cửa ngõ kết nối giữa TP Hà Nội và tỉnh Bắc Giang. Trang trại được đặt ở thôn Hà Nội, xã Đại Thành có địa hình bằng phẳng, đường xá, phương tiện giao thông thuận tiện cho việc di chuyển. - Phía bắc giáp với huyện Tân Yên (Bắc Giang) - Phía đông giáp với huyện Việt Yên (Bắc Giang) - Phía nam giáp với huyện Yên Phong (Bắc Ninh) - Phía tây nam giáp huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội, phía tây bắc giáp với huyện Phổ Yên và Phú Bình của tỉnh Thái Nguyên Đây là điều kiện khá thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán giữa các xã, huyện thành bên cạnh và với thủ đô Hà Nội – trung tâm kinh tế chính trị lớn của cả nước. - Điều kiện khí hậu Khí hậu là yếu tố quan trọng trong đời sống sinh hoạt của người dân cũng như trong chăn nuôi, nó quyết định đến sự phát triển của ngành nông nghiệp trong đó có trồng trọt và chăn nuôi, mà hiện nay chăn nuôi đang có xu hướng tăng mạnh. Xã Đại Thành cũng như huyện Hiệp Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
  11. 4 Nhìn chung điều kiện khí hậu của xã khá thuận lợi cho nông nghiệp phát triển cả về trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên có những tháng bất lợi như mùa hè nhiệt độ, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh. Sự biến đổi phức tạp của thời tiết gây nhiều khó khăn trong công tác chăn nuôi, đặc biệt nhiệt độ cao về mùa hè, lạnh giá về mùa đông ảnh huởng lớn tới khả năng sinh trưởng và mức chịu đựng của vật nuôi. Chính vì vậy việc phòng và trị bệnh cho đàn gia súc là rất quan trọng. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. Sản xuất nông nghiệp là ngành chủ đạo trong đời sống kinh tế, xã hội của người dân Hiệp Hòa. Trong quá trình sản xuất, trước những tác động khó lường của thiên nhiên, người dân luôn giữ vững truyền thống, những phẩm chất tốt đẹp, đó là: Cần cù, chịu thương, chịu khó, tiết kiệm, vượt qua khó khăn. Hiệp Hòa là một huyện chủ yếu làm nông nghiệp, phát huy những điều kiện thuận lợi của huyện, đã có nhiều phương án được tiến hành, tổ chức hiệu quả. Đó là việc phát triển nền nông nghiệp đa dạng, về trồng trọt và cả chăn nuôi, phát triển những làng nghề truyền thống. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức trại Trại Ngô Thị Hồng Gấm mới được xây dựng xong đầu năm 2008 nên cơ sở vật chất vẫn còn mới. Cơ cấu của trại được tổ chức như sau: - 01 quản lý trại - 01 kĩ thuật trại - 01 tổ trưởng chuồng đẻ - 01 tổ trưởng chuồng bầu - 13 công nhân làm ngày và 02 công nhân trực đêm.
  12. 5 Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các tổ nhóm khác nhau như tổ chuồng đẻ, tổ chuồng nái chửa. Mỗi một khâu trong quy trình chăn nuôi, đều được khoán đến từng công nhân, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, thúc đẩy sự phát triển của trang trại. 2.1.4. Cơ sở vật chất của trang trại Cơ sở vật chất ở trại tương đối đầy đủ và hoàn thiện. Về thiết kế xây dựng: Tổng diện tích là 3 ha. Trước cổng có hệ thống phun sát trùng cho phương tiện ra vào trại. Tiếp đến là phòng hành chính để tiếp khách, phòng họp, rồi đến khu nhà tập thể và nhà ăn cho công nhân của trại. Khu vực sản xuất theo thứ tự: khu vực xuất lợn con và chuồng cai sữa, sau đó lần lượt là các chuồng nái đẻ (1 - 2 - 3). Phòng pha chế và bảo quản tinh được trang bị kính hiển vi, tủ lanh, nhiệt kế. Tiếp theo là chuồng lợn bầu rồi chuồng cách ly. Trại có 1 nhà kho để dự trữ cám ở đầu khu vực sản xuất. Ở khu vực cuối trại có hệ thống biogas để xử lí phân và nước tiểu. Điện, nước: Có hệ thống lưới điện được kéo khắp khu vực trại, có một máy phát điện được dùng khi mất điện. Nước được cung cấp bởi hệ thống giếng khoan, nước được bơm từ giếng lên bể chứa và được xử lí với clo. Chuồng bầu: Có 1 chuồng bầu chia làm 8 dãy, có sức chứa tối đa là 600 con. Ở đầu mỗi chuồng có hệ thống dàn mát và 8 quạt hút gió phía cuối chuồng. Sàn toàn bộ là bê tông, cao hơn hơn so với nền chuồng thuận tiện cho công việc vệ sinh, khử trùng. Ở đầu dãy 1 có 3 ô rộng là nơi để kiểm tra lên giống và ép
  13. 6 giống, cuối dãy 1 cũng có 3 ô rộng tương tự dùng để ép giống. Đầu dãy 2 là 14 ô lợn đực. Còn lại là các ô lợn nái. Các ô trong chuồng đều có vòi uống tự động cao 50 - 55 cm. Chuồng có hệ thống ống dẫn nước dọc hai bên dãy chuồng để thuận tiện phục vụ cho công việc vệ sinh, rửa máng, xịt gầm. Chuồng nái nuôi con: Có 3 chuồng nái nuôi con, mỗi chuồng chia làm 4 dãy, có sức chứa tối đa là 56 con/chuồng. Ở đầu mỗi chuồng có hệ thống dàn mát và 6 quạt hút gió phía cuối chuồng. Sàn cho lợn mẹ là sàn bê tông còn lại toàn bộ sàn cho lợn con là sàn nhựa, sàn cao hơn so với nền chuồng. Mỗi ô để có vòi uống tự động cho cả lợn con và lợn mẹ, có hệ thống máng tập ăn cho lợn con được lắp vào lúc 3 - 5 ngày tuổi. Có hệ thống ống dẫn nước dọc hành lang hai bên để phục vụ cho công việc vệ sinh, xịt gầm. Chuồng cai sữa: Có 1 chuồng cai sữa gồm 4 ô, có sức chứa tối đa là 200 con. Ở đầu chuồng có hệ thống dàn mát và 3 quạt hút gió phía cuối chuồng. Toàn bộ sàn cho lợn cai sữa là sàn bê tông, có hệ hống máng ăn tự đông và vòi uống tự động, có 2 ống dẫn nước dọc hành lang hai bên để phục vụ cho công việc vệ sinh, rửa chuồng. Chuồng cách ly: Gồm có 3 ô có sức chứa tối đa là 60 con. Ở đầu chuồng có hệ thống dàn mát và 3 quạt hút gió phía cuối chuồng. Có hệ thống máng ăn và vòi uống tự động, có hệ thống thoát nước tại bể tắm thuận tiện cho việc về sinh chuồng. 2.1.5. Đánh giá chung 2.1.5.1. Thuận lợi Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân xã tạo điều kiện cho sự phát triển của trang trại.
  14. 7 Trang trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: Xa khu dân cư, thuận tiện đường giao thông. Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân. Con giống tốt, thức ăn, thuốc chất lượng cao, quy trình chăn nuôi khép kín và khoa học đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trang trại. 2.1.5.2. Khó khăn Do thời tiết thay đổi, khắc nhiệt nên bệnh dịch trong trại ngày càng phức tạp gây khó khăn cho công tác điều trị. Đặc biệt lợn rớt giá còn kéo theo nhiều hệ lụy, đó là tồn lợn, chết lợn kèm theo nguy cơ bùng phát dịch bệnh và chi phí dành cho phòng, trị bệnh lớn. Từ đó tình hình phát triển chăn nuôi của trại có nhiều thay đổi, trại đã tiến hành cắt giảm công nhân, không nhập thêm lợn hậu bị… 2.2. Tổng quan tài liệu liên quan đến đề tài 2.2.1. Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái đẻ và lợn nái nuôi con 2.2.1.1. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ Mục đích chăn nuôi lợn nái đẻ nhằm đảm bảo cho lợn đẻ an toàn, lợn con có tỷ lệ sống cao, lợn mẹ có sức khỏe tốt, đủ khả năng tiết sữa nuôi con. Chính vì vậy quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe lợn mẹ và lợn con. - Quy trình nuôi dưỡng Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [19], thức ăn dùng cho lợn nái đẻ phải là những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa. Không cho lợn nái ăn thức ăn có hệ số choán cao gây chèn ép thai sinh ra đẻ non, đẻ khó, hoặc ép thai chết ngạt.
  15. 8 Một tuần trước khi lợn đẻ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe cụ thể của lợn nái để có kế hoạch giảm dần lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức khỏe tốt thì một tuần trước khi đẻ giảm 1/3 lượng thức ăn, đẻ trước 2 - 3 ngày giảm 1/2 lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức khỏe yếu thì không giảm lượng thức ăn mà giảm dung tích của thức ăn bằng cách tăng cường cho ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa. Những ngày lợn đẻ phải căn cứ vào thể trạng của lợn nái, sự phát dục của bầu vú mà quyết định chế độ dinh dưỡng cho hợp lý. Ngày lợn nái cắn ổ đẻ, cho lợn nái ăn ít thức ăn tinh (0,5kg) hoặc không cho thức ăn tinh nhưng uống nước tự do. Ngày lợn nái đẻ có thể không cho lợn nái ăn mà chỉ có uống nước ấm có pha muối hoặc ăn cháo loãng. Sau khi đẻ 2 - 3 ngày không cho lợn nái ăn nhiều một cách đột ngột mà tăng từ từ đến ngày thứ 4 - 5 thì cho ăn đủ tiêu chuẩn. Thức ăn cần chế biến tốt, dung tích nhỏ, có mùi vị thơm ngon để kích thích tính thèm ăn cho lợn nái. - Quy trình chăm sóc Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, cần chuẩn bị chuồng đẻ. Tẩy rửa vệ sinh, khừ trùng toàn bộ chuồng và để trống chuồng từ 3 - 5 ngày trước khi chuyển lợn vào. Chuồng phải khô ráo, sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát, có đầy đủ ánh sáng. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng và mỗi nái chửa có một phiếu theo dõi về tình hình chửa được kẹp vào bảng. Chuẩn bị ô úm lợn con: ô úm rất quan trọng đối với lợn con, nó có tác dụng phòng ngừa lợn mẹ đè chết lợn con, đặc biệt những ngày đầu mới sinh lợn con còn yếu ớt, mà lợn mẹ mới đẻ xong sức khỏe còn rất yếu chưa hồi phục. Ô úm tạo điều kiện để khống chế nhiệt độ thích hợp cho lợn con, đặc biệt là lợn con đẻ vào những tháng mùa đông. Ngoài ra, ô úm tạo điều kiện
  16. 9 thuận lợi cho việc tập ăn sớm cho lợn con (để máng ăn vào ô úm cho lợn con lúc 7 - 10 ngày tuổi) mà không bị lợn mẹ húc đẩy và ăn thức ăn của lợn con. Vào ngày dự kiến đẻ của lợn nái, cần chuẩn bị xong ô úm cho lợn con. Kích thước ô úm: 1,2 m x 1,5 m. Ô úm được cọ rửa sạch, phun khử trùng và để trống từ 3 - 5 ngày trước khi đón lợn con sơ sinh - Những hiểu biết về sinh lý mang thai và đẻ + Quá trình mang thai Thời gian mang thai của lợn trung bình là 114 ngày (113 - 116 ngày), khi mang thai thì thể vàng tồn tại và tiết ra kích tố Progesteron ức chế sự phát triển của noãn bao. Do đó con vật có chửa sẽ không động dục và không rụng trứng. Thời gian chửa của lợn nái được chia làm hai thời kì: + Chửa kỳ I: là thời gian lợn có chửa từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 84 + Chửa kỳ II: là thời gian lợn chửa từ ngày 85 đến khi đẻ. + Quá trình đẻ Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [7] gia súc cái mang thai trong một thời gian nhất định tùy từng loài gia súc, khi bào thai phát triển đầy đủ, dưới tác động của cơ chế thần kinh - thể dịch, con mẹ sẽ xuất hiện những cơn rặn để đẩy bào thai, nhau thai và các sản phẩm trung gian ra ngoài. Đẻ là quá trình đưa thai đã phát triển thành thục theo đường sinh dục của mẹ ra ngoài. Nếu không đủ hai điều kiện trên tức là đẻ không bình thường. Trước khi đẻ, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi quan trọng có liên quan tới việc đẩy thai ra ngoài như: dây chằng xương chậu giãn, gia tăng chiều dài từ 25 - 30% so với bình thường (người ta gọi là hiện tượng sụt lưng), nút cổ tử cung loãng. Trước khi đẻ từ 12 - 48 giờ thân nhiệt hơi hạ xuống. Cổ tử cung mở, sữa bắt đầu tiết. Ở lợn, sữa đầu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để xác định gia súc đẻ:
  17. 10 + Trước khi đẻ 3 ngày, hàng vú giữa vắt ra nước trong. + Trước khi đẻ 1 ngày, hàng vú giữa vắt được sữa đầu. + Trước khi đẻ 1/2 ngày, hàng vú trước vắt được sữa đầu. + Trước khi đẻ 2 - 3 giờ, hàng vú sau vắt được sữa đầu. Đẻ là một quá trình sinh lý phức tạp chịu sự điều hòa của cơ chế thần kinh - thể dịch. Khi lợn đẻ toàn thân co bóp, lúc này áp lực bên trong tăng cao đẩy thai ra ngoài. Lợn là một loài đa thai nên đẻ từng con một, cách khoảng 10 - 20 phút đẻ 1 con. Thời gian đẻ của lợn trung bình kéo dài từ 1 - 6 giờ, nếu quá 6 giờ mà thai chưa ra thì cần xem xét để có biện pháp tác động ngay. Theo dõi thường xuyên sức khỏe của lợn mẹ, quan sát bầu vú, thân nhiệt lợn mẹ liên tục trong 3 ngày đầu sau khi đẻ nhằm phát hiện sót nhau, sốt sữa hoặc nhiễm trùng... để có biện pháp xử lý kịp thời. 2.2.1.2. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái nuôi con - Quy trình nuôi dưỡng Trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản thì thức ăn rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Đó là các loại thức ăn xanh non như các loại rau xanh, các loại củ quả như bí đỏ, cà rốt... Thức ăn tinh tốt như gạo tấm, cám gạo, bột mỳ, các loại thức ăn bổ sung đạm động, đạm thực vật, các loại khoáng, vitamin... Không cho lợn nái nuôi con ăn các loại thức ăn thối mốc, biến chất, hư hỏng. Thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con dùng trong chăn nuôi công nghiệp phải đảm bảo đủ protein, năng lượng và các thành phần vitamin, khoáng theo đúng tiêu chuẩn quy định như năng lượng trao đổi 3100 kcal, protein 15%, Ca từ 0,9 - 1,0%, phospho 0,7%. Lượng thức ăn cho lợn nái nuôi con cũng đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng tiếp đến sinh trưởng và khả năng điều tiết sữa của lợn mẹ, chính vì vậy ta cần phải có một khẩu phần ăn hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng cho lợn mẹ.
  18. 11 Trong quá trình nuôi con, lợn nái được cho ăn như sau: - Đối với lợn nái ngoại + Ngày cắn ổ đẻ: Cho lợn nái ăn ít thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (0,5 kg) hoặc không cho ăn, nhưng cho uống nước tự do. + Sau ngày đẻ thứ 1, 2 và 3 cho ăn thức ăn hỗn hợp với lượng thức ăn từ 1 - 2 - 3kg tương ứng. + Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: Cho ăn 4kg thức ăn hỗn hợp/nái/ngày. + Từ ngày thứ 8 đến cai sữa cho ăn theo công thức: Lượng thức ăn/nái/ngày = 2kg + (số con x 0,35kg/con). + Số bữa ăn trên ngày: 2 (sáng và chiều). + Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5 kg, lợn mẹ béo thì giảm 0,5 kg thức ăn/ngày. + Ngoài ra cho lợn nái ăn từ 1 - 2 kg rau xanh/ ngày sau bữa ăn tinh (nếu có rau xanh). + Một ngày trước ngày cai sữa lượng thức ăn của lợn mẹ giảm đi 20 - 30% + Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn, hạn chế uống nước. - Đối với lợn nái nội + Công thức tính nhu cầu thức ăn cho lợn nái nội nuôi con/1 ngày đêm Lợn nái nội có khối lượng cơ thể dưới 100 kg, mức ăn trong 1 ngày đêm được tính như sau: Thức ăn tinh = 1,2 kg + (số lợn con theo mẹ x 0,18 kg). Thức ăn thô xanh: 0,3 đơn vị. Lợn nái nội có khối lượng cơ thể từ 100 kg trở lên, mức ăn cho 1 ngày đêm giai đoạn nuôi con được tính như sau: Thức ăn tinh = 1,4 kg + (số con theo mẹ x 0,18 kg).
  19. 12 Thức ăn thô xanh: 0,4 đơn vị. - Quy trình chăm sóc Vận động tắm nắng là điều kiện tốt giúp cho lợn nái nhanh hồi phục sức khỏe và nâng cao sản lượng sữa của lợn mẹ. Do vậy sau khi lợn đẻ được từ 3 -7 ngày, trong điều kiện chăn nuôi có sân vận động, nếu thời tiết tốt thì có thể cho lợn nái vận động, thời gian vận động lúc đầu là 30 phút/ngày, sau tăng dần số giờ vận động lên. Trong chăn nuôi công nghiệp, hầu hết lợn nái nuôi con đều bị nhốt trong các cũi đẻ, không được vận động, vì vậy cần phải chú ý đến thành phần dinh dưỡng của thức ăn, đặc biệt các chất khoáng và vitamin. Chuồng trại của lợn nái nuôi con yêu cầu phải đảm bảo luôn khô ráo, sạch sẽ, không có mùi hôi thối, ẩm ướt. Do vậy hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ. Chuồng lợn nái nuôi con phải có ô úm lợn con và máng tập ăn sớm cho lợn con. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp là 18 – 20oC, độ ẩm 70 - 75%. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu không thể thay thế được trong những giai đoạn đầu tiên sau khi sinh của lợn con, sản lượng của sữa mẹ và khối lượng của lợn con khi cai sữa liên quan mật thiết đến nhau, nếu lợn mẹ có sản lượng sữa cao thì khối lượng lợn con khi cai sữa cao và ngược lại. Do vậy việc áp dụng các biện pháp để nâng cao sản lượng sữa của lợn mẹ là rất quan trọng. Muốn đạt được mục đích trên yêu cầu phải nắm được quy luật tiết sữa và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của lợn nái, từ đó đề ra biện pháp kỹ thuật có hiệu quả. 2.2.2. Đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ * Đặc điểm về sinh trưởng, phát dục Đối với chăn nuôi lợn con nói riêng và gia súc nói chung, thời kỳ gia súc mẹ mang thai được chăm sóc chu đáo, bào thai sẽ phát triển tốt sinh con khỏe mạnh.
  20. 13 Theo Trần Văn Phùng và cs. 2004 [19] so với khối lượng sơ sinh thì khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi tăng gấp 5 - 6 lần, lúc 40 ngày tuổi tăng gấp 7 - 8 lần, lúc 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 12 - 14 lần. Lợn con bú sữa sinh trưởng và phát triển nhanh nhưng không đồng đều qua các giai đoạn, nhanh trong 21 ngày đầu sau đó giảm dần. Có sự giảm này là do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do lượng sữa mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemoglobin trong máu của lợn con bị giảm. Thời gian bị giảm sinh trưởng kéo dài khoảng 2 tuần hay còn gọi là giai đoạn khủng hoảng của lợn con. Chúng ta hạn chế sự khủng hoảng này bằng cách cho ăn sớm. Do lợn con sinh trưởng nhanh nên quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng mạnh. Lợn con sau 3 tuần tuổi mỗi ngày có thể tích lũy được 9 - 14 gam protein/1kg khối lượng cơ thể, trong khi đó lợn trưởng thành chỉ tích lũy được 0,3 - 0,4 gam protein/1kg khối lượng cơ thể (Trần Văn Phùng và cs. 2004) [19]. Hơn nữa, để tăng 1 kg khối lượng cơ thể, lợn con cần ít năng lượng nghĩa là tiêu tốn năng lượng ít hơn lợn trưởng thành. Vì vậy, cơ thể của lợn con chủ yếu là nạc, mà để sản xuất ra 1 kg thịt nạc cần ít năng lượng hơn để tạo ra 1 kg mỡ. * Đặc điểm về tiêu hóa Đặc điểm chung về giải phẫu cơ quan tiêu hóa của lợn: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn. Cơ quan tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn chỉnh, các tuyến tiêu hóa phát triển chưa đồng bộ, dung tích của bộ máy tiêu hóa còn nhỏ, thời kỳ bú sữa cơ quan phát triển hoàn thiện dần. Dung tích bộ máy tiêu hóa tăng nhanh trong 60 ngày đầu: Dung tích dạ dày lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần, lúc 20 ngày tuổi gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần so với lúc sơ sinh (dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng 0,03
nguon tai.lieu . vn