Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM MINH HỘI Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUI TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI CÔNG TY TNHH MTV CHĂN NUÔI HÒA PHÁT - BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM MINH HỘI Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUI TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI CÔNG TY TNHH MTV CHĂN NUÔI HÒA PHÁT - BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K47 - TY – N01 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Hoan Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập, rèn nghề dưới mái trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cũng như thực tập tốt nghiệp, em nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa Chăn nuôi Thú y cũng như các thầy cô giáo trong trường đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản, cho em được niềm tin vững bước trong cuộc sống và công tác sau này. Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y đã tận tình dạy bảo, chỉ dạy và giúp đỡ em trong toàn khóa học. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS. Trần Thị Hoan đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận này. Đồng thời, cho em gửi lời cảm ơn tới ban giám đốc, cán bộ công nhân viên Công ty TNHH MTV Hòa Phát – Bắc Giang đã tạo mọi điều kiện cho em thực tập và rèn luyện tại cơ sở. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em học tập và hoàn thành tốt quá trình thực tập. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Phạm Minh Hội
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii PHỤ LỤC ......................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................. v Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề .......................................................... 2 1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2 1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3 2.1.1. Điều kiện của trang trại ........................................................................... 3 2.1.3. Tình hình hoạt động của trại ................................................................... 7 2.1.4. Thuận lợi, khó khăn ................................................................................ 9 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài nước ........ 10 2.2.1. Những hiểu biết về sinh sản của lợn nái ............................................... 10 2.2.2. Những hiểu biết về đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ ............... 12 2.2.3. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn con và lợn nái sinh sản giai đoạn chửa, đẻ, nuôi con ........................................................................................... 16 2.2.4. Những hiểu biết về phòng và trị bệnh cho vật nuôi .............................. 24 2.2.5. Một số bệnh hay gặp ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ ................ 28 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH........36 3.1. Đối tượng ................................................................................................. 36 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 36 3.3. Nội dung tiến hành ................................................................................... 36
  5. iii 3.4. Các chỉ tiêu thực hiện và phương pháp tiến hành .................................... 36 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi nái đẻ ................................................................... 36 3.4.2. Các chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái. ....................................... 37 3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi bệnh sinh sản ....................................................... 37 3.4.4. Phương pháp tiến hành .......................................................................... 37 3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 37 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 39 4.1. Tình hình sản xuất chăn nuôi của cơ sở ................................................... 39 4.2. Kết quả thực hiện biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản .... 40 4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại cơ sở........................................... 40 4.4. Kết quả theo dõi công việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn con tại cơ sở ....... 41 4.5. Kết quả thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho lợn nái sinh sản tại cơ sở ........................................................................................................... 43 4.5.1. Thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh ............................................. 43 4.5.2. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con....... 44 4.6. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn nái và lợn con tại trại ........................... 46 4.6.1. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn nái ..................................................... 46 4.6.2. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn con .................................................... 48 4.7. Kết quả thực hiện các công tác khác ........................................................ 50 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 53 5.1. Kết luận .................................................................................................... 53 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55 PHỤ LỤC
  6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Những biểu hiện khi lợn nái sắp đẻ ................................................ 21 Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại ............................................. 39 Bảng 4.2. Số lượng lợn nái và lợn con trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập ........................................................................................ 40 Bảng 4.3. Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái ............................. 40 Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con sơ sinh/lứa của lợn nái .......... 42 Bảng 4.5. Kết quả khử trùng tại cơ sở ............................................................ 43 Bảng 4.6. Lịch phòng vắc xin cho lợn của trại ............................................... 45 Bảng 4.7 Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái..................................................... 46 Bảng 4.8. Kết quả chẩn đoán cho đàn lợn con tại trại .................................... 48 Bảng 4.9. Kết quả công tác chuyên môn khác ................................................ 51
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa ATSH An toàn sinh học CNTY Chăn nuôi thú y CP Cổ phần cs Cộng sự ĐVT Đơn vị tính LMLM Lở mồm long móng MTV Một thành viên NLTĐ Năng lượng trao đổi Nxb Nhà xuất bản TB Trung bình TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn chiếm một vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp của Việt Nam. Lợn được xếp đứng ở vị trí hàng đầu trong số các vật nuôi, cung cấp phần lớn thực phẩm cho nhân dân và phân bón cho sản xuất nông nghiệp. Ngày nay chăn nuôi lợn còn có tầm quan trọng đặc biệt nữa là tăng kim ngạch xuất khẩu, đây cũng là một trong những nguồn đem lại thu nhập ngoại tệ đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Để phát triển hơn nữa ngành chăn nuôi lợn ở nước ta, chăn nuôi lợn nái là một trong những khâu quan trọng góp phần quyết định đến sự thành công trong ngành chăn nuôi lợn. Đặc biệt là trong việc chăn nuôi lợn nái ở nước ta để có đàn con nuôi thịt sinh trưởng và phát triển tốt, cho tỷ lệ nạc cao và đây cũng chính là mắt xích quan trọng để tăng nhanh đàn lợn cả về số lượng và chất lượng, để chăn nuôi lợn không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh các trang trại luôn hướng tới việc xây dựng quy trình chăn nuôi khép kín. Ở mỗi dãy chuồng đều có lắp đặt hệ thống dàn mát, tạo mát mẻ mùa hè, ấm về mùa đông, có quạt thông gió để hút không khí và hơi nước từ dàn mát. Có hầm biogas xử lý chất thải và hệ thống nước máy tự động ở mỗi dãy chuồng để lợn uống nước. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa CNTY, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và cơ sở nơi thực tập, em đã thực hiện chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại công ty TNHH MTV chăn nuôi Hòa Phát – Bắc Giang”.
  9. 2 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục đích - Đánh giá chung tình hình chăn nuôi tại trại. - Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho lợn nái sinh sản tại trại. - Thực hiện quy trình phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Thực hiện được quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn nái sinh sản nuôi tại trại. - Thực hiện được quy trình phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại.
  10. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện của trang trại 2.1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện khí hậu tại trại * Vị trí địa lý: Trại lợn của công ty TNHH MTV Chăn nuôi Hòa Phát Bắc Giang thuộc địa phận của xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Là trại của công ty TNHH MTV chăn nuôi Hòa Phát Bắc Giang thuộc công ty Cổ phần Phát triển Chăn nuôi Hòa Phát - Tập đoàn Hòa Phát, trại được thành lập và đi vào sản xuất từ tháng 6 năm 2018. Trại nằm trên địa bàn thôn Đồng Chòi, xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang với tổng diện tích là 67ha. Khu vực trại cách Thị trấn An Châu, huyện Sơn Động khoảng 20km về phía Đông Nam. Trại nằm gần quốc lộ 279, tuyến đường liên tỉnh quan trọng của các tỉnh miền núi phía Bắc, nối Quốc lộ 31 với tỉnh lộ 326, giúp thông thương giữa thị trấn An Châu, huyện Sơn Động và xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Trại có tổng diện tích là 67ha, được bao quanh bởi đồi cao, cách xa khu dân cư khoảng 2 km về phía Đông Bắc, cách UBND xã Long Sơn 2,5 km về phía Đông Bắc. Điều kiện lý tưởng để đảm bảo ATSH trong chăn nuôi. Vị trí địa lý của trại: Phía Tây Nam: Giáp đất canh tác của nhân dân thôn Hạ, cách đường quốc lộ 279 khoảng 2,5 Km. Phía Đông Bắc: Giáp Sông Bè. Phía Đông Nam: Giáp cánh đồng thôn Bản Bầu, huyện Sơn Động Phía Tây Bắc: Giáp rừng trồng sản xuất thôn Đồng Chòi, huyện Sơn Động, huyện Sơn Động có diện tích 845,77km², dân số năm 2009 là 67.724 người.
  11. 4 * Điều kiện khí hậu: Trại lợn nằm trong vùng khí hậu đặc trưng, hàng năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân và mùa thu là 2 mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hòa, mùa hạ nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh khô hanh, ít mưa. Nhiệt độ trung bình: 22,60C Nhiệt độ trung bình cao nhất: 32,90C Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 11,60C Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.564mm 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của trại Trại hoạt động theo phương thức trại của công ty. Cán bộ kỹ thuật của Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Hòa Phát Bắc Giang chịu trách nhiệm và giám sát mọi hoạt động của trại. Cơ cấu tổ chức của trại gồm 2 nhóm gồm 79 cán bộ công nhân viên: Lao động gián tiếp có 16 người : Tổng giám đốc công ty : 1 người Kế toán: 1 người Nhân viên hành chính: 2 người Làm vườn, nấu ăn: 2 người Vệ sinh: 2 người Cơ điện: 4 người Bảo vệ: 4 người Lao động trực tiếp gồm có 63 người : Trưởng trại:1 người Phó trại: 1 người Trưởng khu: 3 người Kỹ sư chăn nuôi: 4 người Công nhân 3 khu :48 người Sinh viên thực tập: 6 sinh viên
  12. 5 2.1.2. Cơ sở vật chất của trại Trại lợn của công ty được xây dựng trên diện tích 67 ha, trong đó chuồng trại chăn nuôi 10ha, 5 ha là nhà điều hành, nhà ở cho công nhân, bếp ăn và các công trình phụ phục vụ cho công nhân và các hoạt động khác của trại và khu vực ngoài trại. Diện tích còn lại là hệ thống các hạng mục đường giao thông nội bộ, cây xanh và hệ thống các công trình phụ trợ như hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, phòng cháy chữa cháy... Hệ thống các công trình chuồng trại và các công trình phụ trợ được phân bổ thành từng khu vực chuyên biệt trên khu đất. Giao thông trong khu vực dự án được bố trí liên hoàn đảm bảo thuận tiện cho quá trình hoạt động. Ngoài ra, còn hệ thống cây xanh giúp tăng yếu tố cảnh quan và cải thiện điều kiện vi khí hậu cho khu vực dự án. Hệ thống cấp nước được bố trí đến từng trại, đảm bảo việc cấp nước đầy đủ cho công tác chăm sóc lợn. Đồng thời, để đảm bảo yếu tố môi trường chủ dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo nước thải sau khi xử lý đạt Quy chuẩn Việt Nam trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Trại chuyên nuôi lợn nái sinh sản, con giống do Công ty Cổ phần Phát triển Chăn nuôi Hòa Phát cung cấp từ các trại giống trong hệ thống thuộc công ty. Trại bố trí thanh 3 khu riêng biệt đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi: Khu cách ly: Cách ly người vào trại trước khi vào khu sản xuất Khu sinh hoạt: Gồm nhà điều hành + nhà ở + nhà ăn và khu sinh hoạt chung Khu sản xuất gồm 4 khu chuồng: Chuồng cách ly - chuồng phối + mang thai - chuồng đẻ - chuồng cai sữa, trong đó có: Chuồng cách ly: 1 chuồng Khu chuồng phối + mang thai có: 2 chuồng phối, 3 chuồng mang thai, 1 chuồng phát triển hậu bị.
  13. 6 Khu chuồng đẻ có: 3 chuồng đẻ mỗi chuồng có 184 ô chuồng. Khu chuồng cai sữa + chuồng thịt có: 4 chuồng cai sữa mỗi chuồng có 64 ô chuồng Các chuồng đẻ và chuồng cai sữa có sàn đan bằng nhựa cứng để tiện cho việc rửa chuồng và sát trùng còn chuồng thịt và chuồng phối - mang thai nền được đổ bê tông và thiết kế bán hầm. Trại phân ra nhiều khu chuồng trại liên hoàn nhau để nuôi lợn theo từng giai đoạn riêng và áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng loại lợn. Lợn được nuôi trong chuồng kín có hệ thống quạt thông gió, giàn mát, hệ thống sưởi ấm đủ về yêu cầu nhiệt độ. Trại áp dụng theo quy trình kỹ thuật cao từ khâu chọn giống, khẩu phần ăn và các quy trình chăm sóc lợn nái, lợn con do công ty đề ra. Thức ăn cho mọi giai đoạn lợn là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lượng cao do công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Hòa Phát Hưng Yên. Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều được đổ bê tông và có các hố sát trùng, hệ thống mương luôn được thông ra bể biogas để xử lý. Hệ thống nước trong trại chăn nuôi cho lợn uống là nước giếng khoan. Nước tắm cho lợn, nước xả gầm, rửa chuồng được bơm từ ao chứa nước trong trang trại lên bể chứa và theo hệ thống ống nước dẫn tới các chuồng khác nhau. Các công trình khác: Khu cổng trại có nhà bảo vệ, nhà sát trùng xung quanh trại là hệ thống tường rào bằng bê tông và thép. Gần khu chăn nuôi trại xây dựng 1 nhà cách ly có hệ thống sát trùng, 1 phòng làm việc cho các cán bộ kỹ thuật trại, 1 nhà ăn, 2 dãy nhà ở, nhà vệ sinh cho cán bộ công nhân viên trong trại, 1 nhà kho UV, 1 kho thuốc, 1 kho cám, 1 nhà sát trùng thay đồ và tắm giặt cho công nhân.
  14. 7 Bên cạnh đó trại còn xây dựng 2 giếng khoan, 2 bể chứa để cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong trại. Trang trại đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong vùng còn nhiều khó khăn này. Với việc chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi của trại được thực hiện chủ động và tích cực. Kỹ sư của trại đã chủ động tổ chức tiêm phòng đầy đủ cho đàn lợn. Mỗi con lợn đều có một hồ sơ riêng cho việc phối tinh, đẻ, xuất chuồng, nhập chuồng…chính xác tới từng ngày. Để phòng tránh dịch bệnh, khu chuồng nuôi được quản lý nghiêm ngặt. Mọi nhân viên trong trại cho đến khách, muốn vào chuồng lợn đều phải đi qua hệ thống sát trùng, tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo và đi ủng chuyên dụng. Trong các chuồng lợn, ngày vài lần, công nhân làm vệ sinh cũng như phun thuốc sát trùng xuống nền chuồng. Xung quanh trạng trại được trồng cây xanh để tạo môi trường tự nhiên thông thoáng cho lợn sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Hàng ngày, toàn bộ phân mà đàn lợn thải ra đều được đóng bao, chuyển ra khu để chất thải để bán ra cho người dân trồng rau, lúa quanh vùng. Nhau thai và lợn bệnh chết được đưa đến nhà nhà xác để tiêu hủy. Nguồn nước thải được xử lý tại các khu dành riêng cho chất thải và thải xuống hầm biogas. 2.1.3. Tình hình hoạt động của trại Tháng 6 năm 2018 trại có 875 con nái sinh sản (con lai F1(L x Y) 535 con và F1(Y x L) 340 con) và 35 đực giống Duroc. Đến tháng 5 năm 2019 tổng nái sinh sản có 4511 con (con lai F1(L x Y) 3500 con và F1(Y x L) 1011 con), đực giống 38 con Duroc và 10756 heo con. Các giống lợn ngoại hướng nạc được nuôi trong công ty để sản xuất ra lợn thương phẩm: là con lai giữa lợn nái F1(LY), F1(YL) với lợn bố Duroc. Để phát triển và đảm bảo chất lượng đàn giống, chi nhánh đã nâng cấp cơ sở vật chất ngày càng tốt hơn. Với từng loại lợn khác nhau thì kiểu chuồng
  15. 8 cũng được thiết kế phù hợp, mỗi dãy chuồng đều có hệ thống làm mát vào mùa hè, hệ thống sưởi ấm vào mùa đông. Bên cạnh đó công ty có hệ thống cho ăn theo silo tự động giúp căn chỉnh chính xác cho ăn theo nái cũng như giảm nhân công lao động. Lợn con theo mẹ được nuôi đến 21- 28 ngày tuổi thì cai sữa và chuyển sang khu nuôi sau cai sữa. Sau khi được nuôi ở khu cai sữa 7 tuần thì được chuyển sang khu thịt hoặc bán ra ngoài tùy vào thời gian và giá cả của thị trường. Lợn hậu bị sau khi được đưa về từ trại giống được chuyển đến khu cách ly nuôi, sau khi nuôi ở khu cách ly trên 1 tháng được chuyển sang chuồng nuôi lợn hậu bị chờ phối. Sau khi phối đạt và siêu âm có thai thì chuyển sang chuồng mang thai, đến khoảng trước ngày đẻ 7 -10 ngày thì chuyển lên khu nái đẻ. Lợn nái tách con được chuyển xuống chuồng chờ phối, thường sau khoảng 3-7 ngày là cho phối giống trở lại. Các dãy chuồng tách biệt nhau, có hố sát trùng khi ra vào các chuồng, nhằm hạn chế dịch bệnh giữa các chuồng. Lợn đực được thay phiên nhau khai thác và bảo quản tinh chủ động nguồn tinh dịch cho công tác phối giống của đàn lợn trong trang trại. Trang trại nằm ở vị trí xa khu dân cư và thuận lợi về giao thông, nguồn nước, có địa hình khá bằng phẳng và khí hậu thuận lợi. Trại bao gồm: khu văn phòng, khu cách ly, kho thuốc, kho cám, khu chuồng lợn nái đẻ, khu chuồng phối - mang thai, khu chuồng cách ly, khu chuồng cai sữa, khu lợn đực, phòng sản xuất tinh. Ngoài ra có khu sinh hoạt chung phục vụ công tác chăn nuôi, có khu ăn uống và nghỉ ngơi cho công nhân, kỹ sư và sinh viên thực tập. Khu chuồng lợn nái đẻ: bao gồm 5 chuồng kép và 1 chuồng đơn, mỗi chuồng có 92 ô, thiết kế các ô chuồng dành riêng cho nái đẻ và nuôi con. Nái trước khi đẻ từ 7-10 ngày sẽ được chuyển đến đây và sau khi lợn con cai sữa sẽ
  16. 9 được chuyển lên chuồng phối. Khu chuồng cách ly: là nơi nuôi lợn nái hậu bị chưa được lên giống, sau khi xác định được thời điểm có thể phối giống được thì đưa lên chuồng phối. Khu chuồng phối - mang thai: gồm 4 chuồng, gồm có 2 chuồng phối(mỗi chuồng 6 dãy) và 2 chuồng mang thai (mỗi chuồng 6 dãy), là nơi nuôi dưỡng lợn nái chờ phối, lợn nái mang thai. Đến trước khi đẻ 7-10 ngày thì chuyển lên khu nái đẻ. Chuồng phối là các ô chuồng dành cho lợn nái hậu bị sau khi nuôi cách ly, đủ điều kiện phối giống và nái sau khi cai sữa. Theo dõi lợn lên giống, thử lợn và thụ tinh nhân tạo cũng ở dãy chuồng này. Chuồng mang thai là các ô chuồng nuôi lợn mang thai,sau khi siêu âm xác định lợn có thai, lợn được đuổi từ chuồng phối sang chuồng mang thai. Phòng sản xuất tinh gồm các dụng cụ để pha tinh, sổ sách theo dõi ở chuồng phối - mang thai, sau khi lấy tinh, tinh sẽ được pha và bảo quản ở phòng này. Tất cả các chuồng đều được thiết kế với hệ thống chống nóng: dàn mát và quạt thông gió tự động điều chỉnh theo nhiệt độ chuồng, hệ thống bạt chống gió lùa để tận dụng ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra trại còn có khu kho vôi, nhà bao, bể biogas, vườn cây, vườn rau để tận dụng phụ phẩm của chuồng nuôi lợn. 2.1.4. Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi - Trại được xây dựng ở vị trí cách xa khu dân cư, thuận tiện đường giao thông. - Đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. - Công nhân có tay nghề cao, năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc.
  17. 10 - Trại được xây dựng theo mô hình công nghiệp, trang thiết bị hiện đại, do đó rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp hiện nay. * Khó khăn - Trại được xây dựng trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết diễn biến phức tạp nên khâu phòng trừ dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. - Số lượng lợn nhiều, lượng nước thải lớn, việc đầu tư công tác xử lý nước thải của trại gặp nhiều khó khăn. 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài nước 2.2.1. Những hiểu biết về sinh sản của lợn nái Theo Nguyễn Quang Linh (2005) [11]: Thời gian chửa của lợn trung bình là 114 ngày, dao động trong vòng từ 112 ngày đến 116 ngày chia làm hai giai đoạn: + Giai đoạn chửa kỳ I: Từ lúc phối giống có chửa đến ngày chửa thứ 84. Bào thai phát triển chậm, chỉ chiếm 1/4 khối lượng lợn con sơ sinh. + Giai đoạn chửa kỳ II: Từ ngày 84 đến khi đẻ, bào thai lớn nhanh chiếm 3/4 trọng lượng sơ sinh. Mỗi giai đoạn này đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc là khác nhau. Đặc biệt chú ý trong 2 tuần cuối (100 - 114 ngày) dinh dưỡng và chăm sóc phải thật hợp lý. Đây là thời kỳ lợn mẹ cần nhiều chất dinh dưỡng nhất cho sự phát triển của bào thai. Tuy nhiên, thể tích bào thai lớn làm giảm lượng thức ăn thu nhận, vì vậy cần phải cho nái ăn nhiều bữa và đảm bảo chất dinh dưỡng. Trong thời kỳ mang thai tính thèm ăn của nái bị giảm xuống, để khắc phục điều này cần chế biến và bảo quản thức ăn thật tốt, kích thích tính ngon miệng cho nái thu nhận thức ăn cao. Giai đoạn này lợn mẹ cần sự yên tĩnh, những tác động kích thích từ bên ngoài dễ dẫn đến hiện tượng đẻ non hay xáo trộn sinh lý lợn mẹ, gây khó khăn khi đẻ. Khi thai đã thành thục sẽ được cơ thể mẹ đẩy ra ngoài (trong khoảng 113 - 116 ngày), lợn thường đẻ vào ban đêm, thời gian đẻ trung bình từ 2 - 6 giờ.
  18. 11 Nếu sức khoẻ của lợn mẹ và các thai bình thường thì không cần can thiệp nhiều trong khi lợn đẻ.  Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái - Số con sơ sinh còn sống đến 24h/lứa đẻ Lợn con mới sinh có thể chia thành 3 dạng dưới đây: Loại thai non: Là loại thai phát triển không hoàn toàn, chết trong thời gian có chửa và trước khi sinh ra. Loại thai gỗ: Là loại thai chết trong tử cung lợn mẹ lúc 25 - 90 ngày tuổi. Dịch thai và tất cả các dịch trong tế bào tổ chức bào thai được cơ thể mẹ hấp thụ qua niêm mạc tử cung, các tổ chức khác của thai rắn lại, thể tích co nhỏ thành cục màu nâu đen, cứng. Loại đẻ ra còn sống: Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, những lợn con không đạt khối lượng sơ sinh trung bình của giống, không phát dục hoàn toàn, dị dạng... thì sẽ bị loại thải. Ngoài ra, một số lợn con mới sinh chưa nhanh nhẹn dễ bị lợn mẹ đè chết. Số con chết lúc sơ sinh, số thai non, số thai gỗ là nguyên nhân làm giảm số lượng lợn con sơ sinh sống đến 24 giờ/lứa. - Số con cai sữa/nái/năm Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [16] hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản được đánh giá bằng số lợn con cai sữa/nái/năm. Các nhà nghiên cứu tập trung vào vấn đề lợn con chết từ sơ sinh đến cai sữa đã thống kê khoảng 3 - 5% số lợn con chết khi sơ sinh, bao gồm: Lợn chết do lợn mẹ đẻ khó và lợn con chết trong giai đoạn chửa kỳ cuối. Các nguyên nhân chủ yếu lợn con chết trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa là bị lợn mẹ đè và không bú được chiếm 50%, nhiễm khuẩn 11,1%, dinh dưỡng kém 8%, di truyền 4,5%, các nguyên nhân khác 26,4%. Do đó, cùng với việc cải tạo điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, tích cực kiểm tra thành tích sinh sản của lợn nái thì khả năng truyền
  19. 12 giống của lợn đực rất cần thiết, có ý nghĩa trong công tác giống và thực tiễn sản xuất. 2.2.2. Những hiểu biết về đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ  Đặc điểm về sinh trưởng, phát dục Đối với lợn con nối riêng và gia súc nói chung, thời kỳ gia súc mẹ mang thai được chăm sóc chu đáo, bào thai sẽ phát triển tốt sinh con khoẻ mạnh. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [16] so với khối lượng sơ sinh thì khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi tăng gấp 5 - 6 lần, lúc 40 ngày tuổi tăng gấp 7 – 8 lần, lúc 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 12 – 14 lần. Lợn con bú sữa sinh trưởng và phát triển nhanh nhưng không đồng đều qua các giai đoạn, nhanh trong 21 ngày đầu sau đó giảm dần. Có sự giảm này là do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do lượng sữa mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemoglobin trong máu của lợn con bị giảm. Thời gian bị giảm sinh trưởng kéo dài khoảng 2 tuần hay còn gọi là giai đoạn khủng hoảng của lợn con. Chúng ta hạn chế sự khủng hoảng này bằng cách cho ăn sớm. Do lợn con sinh tưởng nhanh nên quá trình tích luỹ các chất dinh dưỡng mạnh. Lợn con sau 3 tuần tuổi mỗi ngày có thể tích lũy 9 – 14 gam protein/1kg khối lượng cơ thể, trong khi đó lợn con trưởng thành chỉ tích lũy được 0,3 – 0,4 gam protein/1kg khối lượng cơ thể, lợn con cần ít năng lượng nghĩa là tiêu tốn năng lượng ít hơn lợn trưởng thành. Vì vậy, cơ thể của lợn con chủ yếu là nạc, mà để sản xuất ra 1kg thịt nạc cần ít năng lượng hơn để tạo ra 1kg mỡ.  Đặc điểm tiêu hoá Đặc điểm giải phẫu cơ quan tiêu hoá của lợn con: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
  20. 13 Cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn chỉnh, các tuyến tiêu hoá phát triển chưa đồng bộ, dung tích của bộ máy tiêu hoá còn nhỏ, thời kỳ bú sữa cơ quan phát triển hoàn thiện dần. Dung tích bộ máy tiêu hoá tăng nhanh trong 60 ngày đầu: dung tích dạ dày lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần, lúc 20 ngày tuổi gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần so với lúc sơ sinh (dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng 0,12 lít). Còn dung tích ruột già lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần so với lúc sơ sinh. Sự tăng về kích thước cơ quan tiêu hoá giúp lợn con tích luỹ được nhiều thức ăn và tăng khả năng tiêu hoá các chất. Mặc dù vậy, ở lợn con, các cơ quan chưa thành thục về chức năng, đặc biệt là hệ thần kinh. Do đó, lợn con phản ứng rất chậm chạp đối với các yếu tố tác động lên chúng. Do chưa thành thục nên cơ quan tiêu hoá của lợn con cũng rất dễ mắc bệnh, dễ rỗi loạn tiêu hoá. Một đặc điểm cần lưu ý ở lợn con là có giai đoạn không có axit HCl trong dạ dày. Giai đoạn này được coi như một tình trạng thích ứng tự nhiên. Nhờ vậy nó tạo được khả năng thẩm thấu các kháng thể có trong sữa đầu của lợn mẹ. Trong giai đoạn này dịch vị không có khả năng phân giải protein mà chỉ có khả năng làm vón sữa đầu và sữa. Còn huyết thanh chứa albumin và globulin được chuyển xuống ruột và thẩm thấu vào máu. Ở lợn con từ 14 – 16 ngày tuổi, tình trạng thiếu axit HCl ở dạ dày không còn gọi là trạng thái bình thường nữa. Việc tập cho lợn con ăn sớm có tác dụng thúc đẩy bộ máy tiêu hoá của lợn con phát triển nhanh và sớm hoàn thiện. Vì thế sẽ rút ngắn được giai đoạn thiếu HCl. Bởi vì khi được bổ sung thức ăn thì thức ăn sẽ kích thích tế bào vách dạ dày tiết ra HCl ở dạng tự do sớm hơn và tăng cường phản xạ tiết dịch vị (giai đoạn con non khác với con trưởng thành là chỉ tiết dịch vị khi thức ăn vào dạ dày).
nguon tai.lieu . vn