Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- KHUẤT VĂN MINH Tên đề tài: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN GÀ HẬU BỊ TẠI TRẠI PHẠM ĐÌNH DỪA XÃ YẾT KIÊU, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2018 Thái Nguyên - năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- KHUẤT VĂN MINH Tên đề tài: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN GÀ HẬU BỊ TẠI TRẠI PHẠM ĐÌNH DỪA, XÃ YẾT KIÊU, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K46 -TY - N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Thị Lan Phương Thái Nguyên - năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, để hoàn thành Khóa luận của mình, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của các thầy, các cô trong Khoa Chăn nuôi Thú y, và Tập đoàn Olmix và Viphavet cùng chú Phạm Đình Dừa chủ trang trại. Em cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của người thân trong gia đình. Em xin cảm ơn Trường Đại học Nông Lâm -Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo điều kiện thuận lợi và cho phép em thực hiện Khóa luận này. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới lãnh đạo tâp đoàn Olmix và Viphavet, cùng toàn thể anh chị em công nhân trong về sự hợp tác giúp đỡ, theo dõi các chỉ tiêu và thu thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này. Nhân dịp này em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S Đỗ Thị Lan Phương đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn em thực hiện thành công khóa luận này. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè đã giúp đỡ động viên em trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận. Thái nguyên,ngày 10 tháng 12 năm 2018 Sinh viên Khuất Văn Minh
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Lịch sử dụng vaccine của Công ty.................................................. 22 Bảng 4.2. Lịch dùng vaccine cho gà Lương Phượng ...................................... 36 Bảng 4.3. Kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng ......................................... 39 Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) .............. 40 Bảng 4.5. Kết quả phòng bệnh bằng thuốc và vaccine cho gà ....................... 42 Bảng 4.6. Kết quả điều trị bệnh....................................................................... 44
  5. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Cs: Cộng sự G: Gam FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc TP: Thành phố
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .............................................................. 2 1.2.1. Mục đích .......................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu ............................................................................................ 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập................................................................... 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của trại............................................................... 3 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................ 3 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty.............................................................. 4 2.1.4. Cơ sở vật chất của trại: .................................................................... 4 2.2. Tổng quan tài liệu ................................................................................... 5 2.2.1 . Đặc điểm của gà Lương phượng .................................................... 5 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của gia cầm sinh sản ............. 6 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng và chất lượng trứng của gia cầm .............................................................................................. 13 2.2.4. Những hiểu biết về quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng gia cầm:...... 18 2.2.5. Những hiểu biết về công tác phòng bệnh cho gia cầm:................. 22 2.2.6. Những hiểu biết về một số bệnh thường gặp ở gia cầm ................ 23 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước .................................. 29 2.3.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước .......................................... 29
  7. v 2.3.2. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước .......................................... 31 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .....33 3.1. Đối tượng .............................................................................................. 33 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ........................................................... 33 3.3. Nội dung thực hiện ............................................................................... 33 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện ................................................ 33 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi ...................................................................... 33 3.4.2. Phương pháp theo dõi .................................................................... 34 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................. 37 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 38 4.1. Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc đàn gà.............................................. 38 4.1.1. Công tác chăn nuôi ........................................................................ 38 4.1.2. Kết quả về tỷ lệ nuôi sống ............................................................. 39 4.1.3. Công tác phòng bệnh bằng thuốc và vaccine cho gà ..................... 41 4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh trên một đàn gà hậu bị ..... 42 4.5. Các công tác khác ................................................................................. 45 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 46 5.1. Kết luận ................................................................................................ 46 5.2. Đề nghị ................................................................................................. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 48
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 80% dân số sống ở nông thôn. Thu nhập chính của họ là từ ngành trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó, ngành chăn nuôi gia cầm được ưu tiên phát triển hàng đầu do khả năng đáp ứng nhanh về nhu cầu thịt, trứng. Ngoài ra, chăn nuôi gia cầm còn đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển công nghiệp nước ta như công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc. Tập quán chăn nuôi gia cầm đã gắn bó với nhân dân ta từ lâu đời. Ở nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, hầu như gia đình nào cũng có nuôi một vài con. Trước đây, chăn nuôi gia cầm thường theo phương thức quảng canh tận dụng. Những năm gần đây, xu hướng phát triển ngành chăn nuôi nói chung đã theo con đường thâm canh công nghiệp hóa, chăn nuôi tập trung. Nhiều gia đình chăn nuôi với số lượng lên đến hàng vạn con. Đặc biệt là chăn nuôi gà công nghiệp đã khắc phục được nhiều đặc điểm của gà ta như về tốc độ sinh trưởng và khả năng sinh sản. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, nước ta đã nhập nhiều giống gà mới như các giống chuyên dụng hướng trứng, hướng thịt có giá trị cao với các dòng ông, bà, bố, mẹ nhằm thay đổi cơ cấu đàn giống gia cầm, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, bước đầu đạt kết quả tốt. Hiện nay, bên cạnh những giống gà hướng thịt, các giống gà hướng trứng cũng ngày càng được quan tâm chú trọng đầu tư phát triển. Một trong những giống gà sinh sản có năng suất cao, chất lượng trứng tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu của Việt Nam là giống gà Lương Phượng.
  9. 2 Chăn nuôi gà hướng trứng theo con đường thâm canh công nghiệp hóa, chăn nuôi tập trung ở nước ta đã trở thành một trong những nghề phát triển khá nhanh. Với những thuận lợi có được như hiện nay về các giống gà chuyên dụng, những tiến bộ của ngành chăn nuôi gia cầm đòi hỏi phải có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý. Vấn đề đặt ra là phải tìm ra phương thức nuôi phù hợp mà vẫn đảm bảo khả năng sản xuất của giống. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà hậu bị tại trại Phạm Đình Dừa, Xã Yết Kiêu, Huyện Gia Lộc, Tỉnh Hải Dương”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích - Đánh giá tình hình chăn nuôi gà tại trại Phạm Đình Dừa, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. - Tìm hiểu và thực hiện quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà. - Rèn luyện tay nghề, nâng cao hiểu biết và kiến thức thực tế. - Góp phần giúp cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng chăn nuôi. 1.2.2. Yêu cầu - Biết và thực hiện được đúng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà hậu bị tại trại. - Đánh giá quá trình sinh trưởng và phát triển của gà ở từng giai đoạn khác nhau. - Biết đánh giá hiệu quả kinh tế của một giống thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật. - Bản thân sinh viên có cơ hội rèn luyện kỹ năng và thái độ nghề nghiệp.
  10. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của trại 2.1.1.1.Vị trí địa lý Trại Phạm Đình Dừa thuộc xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, xã Yết Kiêu nằm trên trục đường 39C cách trung tâm huyện khoảng 3 km về phía Tây Bắc, phía Đông giáp xã Gia Hoà, phía Tây giáp xã Cổ Bì (huyện Bình Giang), phía Bắc giáp xã Trùng Khánh, phía Nam giáp xã Lê Lợi. 2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu Hải Dương nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Nhiệt độ trung bình 23,30C, Số giờ nắng trong năm: 1.524 giờ, Độ ẩm trung bình 85 - 87%. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Yết Kiêu là xã có từ lâu đời, người dân địa phương qua các thế hệ nối tiếp nhau đã tạo nên, giữ gìn và phát huy những giá trị của các di sản văn hoá do các thế hệ người Yết Kiêu để lại cho đến ngày nay còn khá phong phú, như hệ thống đình, đền, chùa, miếu thờ các vị thần, các danh tướng, đặc biệt xã có ngôi đền Quát thờ danh tướng Yết Kiêu có từ thời Trần được nhân dân lập lên ngay trên chính mảnh đất của gia đình Yết Kiêu xưa, Đền Quát đã được nhà nước xếp hạng công nhận di tích lịch sử quốc gia. Năm 2004 đã được tỉnh đầu tư trùng tu tôn tạo với quy mô lớn, tạo cho Yết Kiêu trở thành nơi du lịch văn hoá trong tương lai. Xã có môn thể thao truyền thống đua thuyền trải, tương truyền có từ thời Yết Kiêu để lại nay đã trở thành một hoạt động văn hoá phát triển mạnh ở địa phương, xã còn có nghề đan lưới vó, ấp trứng vịt và nghề chài lưới.
  11. 4 Đời sống văn hoá xã hội được nâng lên, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Năm 1998 làng Khuông Phụ được công nhận làng văn hoá. Xã có 1 trạm y tế, 3 trường học (mầm non, tiểu học, THCS). Nghĩa trang liệt sỹ của xã có đài Tổ quốc ghi công, văn bia khắc tên, tuổi, ngày hy sinh và 162 phần mộ các liệt sỹ. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty Công ty TNHH Olmix Asialand Việt Nam thuộc Tập đoàn Olmix của Pháp đã tổ chức khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi với công suất 5.000 tấn/năm. -Với nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO và vận hành theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, Olmix Asialand Việt Nam tự hào mang đến nhà chăn nuôi nhóm sản phẩm thành phẩm nhập khẩu được san lẻ tại Olmix Asialand, góp phần hạ giá thành sản phẩm: bằng qui trình sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt, sản phẩm được kiểm soát chất lượng từ đầu vào, trên chuyền sản xuất đến hoàn tất qui trình sản xuất. Sản phẩm chỉ được xuất xưởng khi đã hoàn tất khâu kiểm tra chất lượng thành phẩm tại phòng kiểm tra chất lượng. 2.1.4. Cơ sở vật chất của trại: - Trên khuôn viên chuồng trại rộng 1.200 m2, trại nuôi khoảng 4.000 gà mái đẻ trứng và 400 gà trống. Mỗi lứa, trại chỉ nuôi đẻ trứng trong 10 tháng rồi thay lứa gà mới. Bên cạnh chuồng nuôi gà đẻ, còn có chuồng nuôi gà hậu bị để thay thế kịp thời. - Bên cạnh hệ thống chuồng trại chuyên nuôi gà đẻ trứng, trại còn có xưởng ấp trứng với 14 buồng ấp trứng tự động hóa, mỗi buồng ấp được 1,6 vạn trứng. Trung bình khoảng 4 ngày trại lại xuất xưởng khoảng 2 vạn gà con, có lúc cao điểm còn 3 vạn gà con/3 ngày. - Được đánh giá chất lượng ngon hơn so với các loại gà thông thường, do đó, thị trường gà lai chọi của trại hiện nay trải khắp từ Bắc chí Nam. Để
  12. 5 đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng mở rộng, trại đang gấp rút hoàn thiện một trang trại mới với diện tích khoảng 2.400m2 dự kiến sang tháng 4/2017 hoàn thiện, có thể nuôi khoảng 1,7 vạn gà bố mẹ. 2.2. Tổng quan tài liệu 2.2.1 . Đặc điểm của gà Lương phượng Gà Lương Phượng hay còn gọi là gà lông vàng (chữ Hán: 黃毛雞) hay còn gọi là Lương Phượng hoa là một giống gà xứ từ vùng ven sông Lưỡng Phượng của Trung Quốc, đây là giống gà thịt cao sản và có năng suất cao. Chúng là là một phẩm giống mới, nuôi chăn thả lấy thịt đã nhà được các nhà tạo giống gà tại Nam Ninh (Quảng Tây-Trung Quốc) nghiên cứu và chọn lọc trong thời gian dài. Tên của gà Lương Phượng hình chung chúng có cơ thể to, khỏe mạnh, ý nghĩa tinh thần là nuôi giống gà này sẽ mang lại niềm hạnh phúc, giàu có và phú quý cho gia đình. Gà Lương Phượng có mào, tích, tai đều màu đỏ. Gà có thân hình chắc, gà có hình dáng bên ngoài giống với gà Ri, bộ lông có màu vàng, dày, bóng, mượt. Mào và phần đầu màu đỏ. Gà có màu lông đa dạng vàng đốm đen ở vai, lưng và lông đuôi. Lông cổ có màu vàng ánh kim, búp lông đuôi có màu xanh đen. Da gà màu vàng. - Gà trống có mào cờ đứng, ngực rộng dài, lưng phẳng, chân cao trung bình, lông đuôi vươn cong. Gà trống còn có màu vàng hoặc tía sẫm, mào đơn, hông rộng, lưng phẳng, lông đuôi dựng đứng, đầu và cổ gọn, chân thấp và nhỏ. Dòng trống chủ yếu có màu vàng nâu nhạt đốm đen. Chân màu vàng, mào đơn đỏ tươi. Thân hình cân đối. - Gà mái đầu thanh tú, thể hình chắc, rắn, chân thẳng, nhỏ. Màu lông đa phần ma hoàng, lông cú sẫm, số ít màu sẫm điểm lông đen rất hấp dẫn với người chăn nuôi và tiêu dùng. Dòng mái có màu đốm đen, cánh sẻ là chủ yếu.
  13. 6 - Chất lượng thịt: Thịt ngon, da màu vàng, chất thịt min, vị đậm. Gà giết mổ, da vàng, thịt ngon, đậm đà. Khối lượng cơ thể lúc mới sinh: 34,5 g, lúc 8 tuần tuổi đạt 1,2 - 1,3 kg. Khối lượng gà lúc 20 tuần tuổi con trống 2,0 - 2,2 kg, gà mái 1,7 - 1,8 kg/con. Gà xuất chuồng lúc 70 ngày tuổi cân nặng 1,5 - 1,6 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,4 - 2,6 kg. Tỷ lệ gà thương phẩm xuất chuồng đều đạt 95% trở lên. Tốc độ sinh trưởng nhanh, khối lượng cơ thể lúc 70 tuần tuổi đạt 1,5 - 1,6 kg. Tiêu tốn thức ăn /kg tăng trọng là 2,4 - 2,6 kg. Chúng to con nuôi lấy thịt 3.4 kg cho con trưỡng thành, một số có chân lông. quả/mái/năm. - Chăn nuôi: Gà Lương Phượng dễ nuôi, có tính thích nghi cao, chịu đựng tốt với khí hậu nóng ẩm, đòi hỏi chế độ dinh dưỡng không cao, có thể nuôi nhốt (kiểu nuôi công nghiệp), bán công nghiệp (vừa nhốt, vừa thả) hoặc nuôi thả ở vườn, ngoài đồng, trên đồi. Giống gà này rất phù hợp với điều kiện chăn thả tự do. Khả năng sinh sản của gà Lương Phượng rất tốt. Tuổi vào đẻ là 24 tuần, khối lượng cơ thể gà mái đạt 2.100 g, gà trống đạt 2.700 g. Tuổi đẻ đầu tiên 140 - 150 ngày, sản lượng trứng 150 - 170. Sản lượng trứng/66 tuần đẻ đạt khoảng 171 quả, tỷ lệ phôi đạt 92%. Gà Lương Phượng có sức kháng bệnh tốt, thích hợp với các điều kiện chăn nuôi, nuôi công nghiệp, bán chăn thả và chăn thả. Gà thịt nuôi đến 70 ngày tuổi đạt 1,8 kg. Tiêu tốn thức ăn 2,4 - 2,6 kg thức ăn/kg tăng trọng nuôi sống trên 95%. Khối lượng gà thịt lúc 12 tuần tuổi: 2,0 - 2,5 kg, Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng: 2,4 - 2,6 kg 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của gia cầm sinh sản Để duy trì và phát triển đàn gia cầm thì khả năng sinh sản là yếu tố cơ bản quyết định đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất đối với gia cầm. Sản phẩm chủ yếu là thịt và trứng, trong đó sản phẩm trứng được coi là hướng sản xuất chính của gà hướng trứng. Còn với gà hướng thịt (cũng như gà hướng trứng) khả năng sinh sản hay khả năng đẻ trứng quyết định đến sự
  14. 7 nhân đàn, di truyền giống mở rộng quy mô đàn gia cầm. Từ đó, quyết định tới năng suất, sản lượng sản phẩm của chăn nuôi gia cầm. Con người chú trọng đến sinh sản của gia cầm, vì không những chức năng đó liên quan đến sự sinh tồn của loài cầm điểu mà từ đó con người mới có số lượng đông đảo gia cầm để sử dụng 2 sản phẩm quan trọng trứng và thịt. Sinh sản là chỉ tiêu cần được quan tâm trong công tác giống nói chung và công tác giống gia cầm nói riêng. Ở các loại gia cầm khác nhau thì đặc điểm sinh sản cũng khác nhau rõ rệt. 2.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của gia cầm * Tuổi thành thục về tính dục Ở gà, tuổi thành thục về tính dục được tính từ khi gà đẻ bói đối với từng cá thể hoặc lúc tỷ lệ đẻ đạt 5 %, đối với đàn quần thể. Tuy nhiên xác định tuổi đẻ của gà dựa trên số liệu của từng cá thể trong đàn là chính xác nhất. Tuổi thành thục về tính dục chịu ảnh hưởng bởi giống và môi trường. Các giống khác nhau thì tuổi thành thục về tính dục cũng khác nhau. * Tuổi đẻ đầu: Đó là tuổi bắt đầu hoạt động sinh dục và có khả năng tham gia quá trình sinh sản. Đối với gia cầm mái tuổi thành thục sinh dục là tuổi bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trứng. Đối với một đàn gà cùng lứa tuổi thì tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là thời điểm tại đó đàn gà đạt tỷ lệ đẻ 5 %. Tuổi đẻ quả trứng đầu của gà Lương Phượng Hoa khoảng 157 - 160 ngày (Trần Công Xuân và cs, 2004) [17], của gà Sasso SA31L là 150 ngày (Đoàn Xuân Trúc và cs, 2004) [4], của gà Isa color là 154 ngày (Phùng Đức Tiến và cs, 2004) [15], gà Kabir giao động từ 179-187 ngày (Lê Thị Nga, 2004) [8], gà lai TP1 (trống LV3 x mái SA31) là 172 ngày (Phùng Đức Tiến và cs, 2007) [14] Theo Brandsch H. và cs (1978) [1] tuổi đẻ quả trứng đầu tiên và khối lượng cơ thể có tương quan với nhau.
  15. 8 * Tuổi gà đẻ đạt đỉnh cao: Đây là chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng của đàn gia cầm. Đỉnh cao của tỷ lệ đẻ cho biết mối tương quan với năng suất trứng. Tỷ lệ đẻ cao, thời gian đẻ kéo dài trong thời kỳ sinh sản chứng tỏ là giống tốt. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng đảm bảo thì năng suất sinh sản sẽ cao và ngược lại. Gà chăn thả sẽ có tỷ lệ đẻ thấp trong mấy tuần đầu của chu kỳ đẻ, sau đó tăng dần và tỷ lệ đẻ đạt cao ở những tuần tiếp theo rồi giảm dần ở cuối kỳ sinh sản. Theo Khavecman, 1972 [6] năng suất trứng trên năm của một quần thể gà mái cao sản được thể hiện theo quy luật, cường độ đẻ trứng đạt cao nhất vào tháng thứ hai, thứ ba sau đó giảm dần đến hết năm đẻ. * Cường độ đẻ trứng - Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian ngắn. Trong thời gian này có thể loại trừ ảnh hưởng của môi trường. Thời gian kéo dài sự đẻ có liên quan tới chu kỳ đẻ trứng. Chu kỳ đẻ kéo dài hay ngắn phụ thuộc cường độ và thời gian chiếu sáng. Đây là cơ sở để áp dụng chiếu sáng nhân tạo trong chăn nuôi gà đẻ. Giữa các trật đẻ, gà thường có những khoảng thời gian đòi ấp. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền vì ở các giống khác nhau có bản năng đòi ấp khác nhau. - Chu kỳ đẻ trứng: Chu kỳ đẻ trứng được tính từ khi đẻ quả trứng đầu tiên đến khi ngừng đẻ và thay lông, đó là chu kỳ thứ nhất. Chu kỳ thứ hai bắt đầu từ khi gia cầm bắt đầu đẻ lại (sau khi thay lông) tới khi ngừng đẻ và thay lông lần thứ hai. Cứ như thế có thể xác định tiếp tục các chu kỳ tiếp theo. Chu kỳ đẻ trứng liên quan tới vụ nở gia cầm con mà bắt đầu và kết thúc ở các tháng khác nhau thường ở gà là một năm. Nó có mối tương quan thuận với tính thành thục sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ trứng, yếu tố này do hai gen P và P điều hành. Sản lượng trứng phụ thuộc vào thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng.
  16. 9 * Khối lượng trứng Là chỉ tiêu đánh giá năng suất trứng tuyệt đối của một cá thể, một đàn hay một giống gia cầm. Nó là tính trạng có hệ số di truyền cao. Do đó người ta có thể cải thiện di truyền bằng cách chọn lọc giống. Trong chọn lọc cần chú ý tới chỉ số trung bình chung. Khối lượng trứng phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, giống, tuổi đẻ, tác động dinh dưỡng tới gà sinh sản. Đồng thời khối lượng trứng lại quyết định tới chất lượng trứng giống, tỷ lệ ấp nở, khối lượng và sức sống của gà con. Nó là chỉ tiêu không thể thiếu của việc chọn lọc con giống. Theo Trần Thanh Vân và cs, 2015 [19] trong cùng một độ tuổi thì khối lượng trứng tăng lên chủ yếu do khối lượng lòng trắng lớn hơn nên giá trị năng lượng giảm dần. Giữa khối lượng trứng ấp và khối lượng gà con khi nở thường bằng 62 % - 78 % khối lượng trứng ban đầu. Khối lượng trứng của các loại giống khác nhau thì khác nhau. Khối lượng trứng gia cầm là tính trạng do nhiều gen quy định, nhưng hiện còn chưa xác định rõ số lượng gen quy định tính trạng này. Khối lượng trứng của gia cầm tăng nhanh trong giai đoạn đẻ đầu, sau đó chậm lại và ổn định khi tuổi gia cầm càng cao. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng trứng gà. Trứng của gia cầm mới bắt đầu đẻ thường nhỏ hơn trứng gia cầm trưởng thành 20 - 30 %. Khối lượng gia cầm mới nở thường bằng 62 - 78 % khối lượng trứng khi ấp. Ảnh hưởng của dinh dưỡng đối với khối lượng trứng của gà rất rõ. Trong khẩu phần ăn của gà mái đẻ thiếu lysine hoặc methionine hoặc thiếu cả 2 loại acid amin trên thì khối lượng trứng sẽ nhỏ hơn. Thiếu lysine ảnh hưởng đến tỷ lệ lòng đỏ, thiếu methionin ảnh hưởng chủ yếu tới tỷ lệ lòng đỏ. Thiếu vitamin B ảnh hưởng đến sản lượng trứng, thiếu vitamin D ảnh hưởng đến chất lượng vỏ (Vũ Duy Giảng, 1998) [21].
  17. 10 Hệ số di truyền về khối lượng trứng của gà là 0,4 - 0,8 (Brandsch H. and B.llchel H. 1978) [1]; 0,3 - 0,8 (Trần Long, 1994) [18]; 0,6 - 0,74 (Nguyễn Văn Thiện, 1995) [13]. Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1999) [9] khối lượng trứng có tương quan âm (-) với sản lượng trứng (- 0,33 đến - 0,36), nhưng giữa khối lượng trứng và khối lượng cơ thể có tương quan dương (+): 0,31. 2.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của gia cầm * Những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính Thời gian chiếu sáng cũng ảnh hưởng lớn đến tuổi thành thục về tính dục. Thí nghiệm của Morris T. R. (1967 [24]) trên gà Legohrn được ấp nở quanh năm cho biết, những gà được ấp nở vào tháng 12 và tháng 1 thì nó có tuổi thành thục về tính là 150 ngày. Những gà được ấp nở từ tháng 4 đến tháng 8 thì tuổi thành thục trên 170 ngày. Những gà nở sau đó có tuổi thành thục về tính ngắn hơn vì thời gian sinh trưởng giai đoạn hậu bị của chúng diễn ra trong những ngày có thời gian chiếu sáng giảm dần, sau đó ánh sáng lại tăng dần lên, do vậy sẽ kích thích cơ quan sinh dục phát triển và rút ngắn tuổi thành thục về tính dục. Tuổi đẻ trứng đầu phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng và các yếu tố môi trường, đặc biệt là thời gian chiếu sáng, thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm. Tuổi đẻ đầu sớm hay muộn liên quan đến khối lượng cơ thể ở một thời điểm nhất định. Những gia cầm thuộc giống có khối lượng cơ thể nhỏ, tuổi thành thục sinh dục thường sớm hơn những gia cầm có khối lượng cơ thể lớn. Trong cùng một giống, cơ thể nào được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, điều kiện thời tiết khí hậu và độ dài ngày chiếu sáng phù hợp sẽ có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tuổi thành thục sinh dục sớm là trội so với tuổi thành thục sinh dục muộn.
  18. 11 * Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ đẻ trứng Thời gian nghỉ đẻ ngắn hay dài có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng trứng cả năm. Gà thường hay nghỉ đẻ mùa đông do nguyên nhân giảm dần về cường độ và thời gian chiếu sáng tự nhiên. Ngoài ra sự nghỉ đẻ này còn do khí hậu, sự thay đổi thức ăn, chu chuyển đàn. - Ảnh hưởng của tuổi thành thục về tính dục Tuổi thành thục về tính của gia cầm có ảnh hưởng rõ ràng đến sản lượng trứng trong chu kỳ đẻ đầu và chu kỳ đẻ tiếp theo. Gà thành thục về tính quá sớm sẽ đẻ trứng nhỏ với thời gian dài, ảnh hưởng xấu tới giá trị kinh tế vì không thu được trứng giống. Tuổi và năm đẻ của gia cầm có liên quan đến sản lượng trứng, gà đẻ năm thứ hai sản lượng trứng giảm khoảng 10 - 20 %. - Ảnh hưởng của bản năng đòi ấp: Bản năng đòi ấp là một đặc tính bẩm sinh của gia cầm để duy trì nòi giống. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc vào các yếu tố di truyền, ở các dòng, các giống khác nhau thì tỷ lệ xuất hiện bản năng đòi ấp cũng khác nhau, Các giống gà chuyên dụng qua quá trình lai tạo và chọn lọc thì bản năng đòi ấp hầu như không còn. Riêng đối với các giống gà địa phương bản năng đòi ấp vẫn còn và có tỷ lệ rất cao, ở gà Ri tỷ lệ đòi ấp trên 30%, chính vì vậy mà sản lượng trứng thấp hơn, Gà Ri nuôi đại trà trong nông thôn hộ chỉ đẻ 86,99 quả/mái (Hồ Xuân Tùng, 2009) [5], trong khi đó ở gà Lương Phượng là 168,73 quả/mái (Trần Công Xuân và cs, 2004) [17]. - Ảnh hưởng của sự thay lông Sự thay lông của gà là một quá trình sinh lý tự nhiên. Ở gia cầm hoang dã thì thời gian thay lông vào mùa thu. Thời gian thay lông càng dài, sản lượng trứng càng thấp. Sức đẻ trứng giảm ngay sau khi gà rụng lông. Trong thời kỳ thay lông buồng trứng bị thoái hóa và khối lượng của buồng trứng bị giảm đi khoảng đi khoảng 5% so với khối lượng lúc trước.
  19. 12 - Ảnh hưởng của nhiệt độ Nhiệt độ môi trường xung quanh có liên quan mật thiết với sản lượng trứng. Nhiệt độ cao hoặc thấp đều ảnh hưởng đến sản lượng trứng thông qua mức độ tiêu thụ thức ăn. Khi được nuôi trong điều kiện nhiệt độ 20oC nhu cầu về năng lượng là thấp, mức tiêu thụ thức ăn cao, mức tiêu thụ thức ăn này sử dụng cho việc sưởi ấm cơ thể, do vậy tiêu thụ thức ăn và tiêu tốn nhiều cho quá trình hô hấp, lượng thức ăn ăn vào không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và sản lượng trứng sẽ giảm. - Ảnh hưởng của độ ẩm Độ ẩm quá cao (>80%) làm cho chất độn chuồng bị ướt, ẩm độ cao tạo thành một lớp hơi nước bao phủ không gian chuồng nuôi, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, đặc biệt là cầu trùng; tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến năng suất trứng và mức độ tiêu tốn thức ăn. Độ ẩm quá thấp (
  20. 13 gia cầm sinh sản thì lipit, năng lượng, acid amin (arginine, methionine), vitamin (A, D, B1, B2, B6 và acid pantothenic), khoáng vi lượng (đặc biệt là Mn) cần được chú ý nhất, vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến trứng. Ảnh hưởng của cường độ đẻ trứng và độ dài trật đẻ Cường độ đẻ trứng có ảnh hưởng lớn tới sản lượng trứng của gia cầm; cường độ đẻ trứng càng cao, sản lượng trứng càng cao và ngược lại. Bên cạnh việc nâng cao cường độ đẻ trứng, người ta còn chú ý đến độ dài trật đẻ, độ dài trật đẻ càng dài sản lượng trứng càng cao. Gà đẻ quanh năm có sản lượng trứng cao hơn gà đẻ theo mùa vụ. Độ dài trật đẻ phụ thuộc vào giống gia cầm và giai đoạn đẻ, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như thời tiết, khí hậu, dinh dưỡng, phương thức chăn nuôi… 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng và chất lượng trứng của gia cầm Khối lượng trứng phụ thuộc vào giống và tuổi thành thục về tính của gia cầm. Gia cầm đẻ càng sớm thì trứng càng nhỏ, tuổi gia cầm càng cao thì khối lượng trứng càng lớn. Hệ số di truyền về khối lượng trứng khá cao nên việc chọn lọc định hướng để nâng cao khối lượng trứng sẽ dễ có hiệu quả hơn. Hệ số di truyền về khối lượng trứng thường cao hơn hệ số di truyền về sản lượng trứng. Hệ số biến dị về khối lượng trứng ở gà nói chung là thấp chỉ đạt khoảng từ 3,97 % đến 4,37 % (Trần Long, 1994) [18]. Theo kết quả nghiên cứu của: Lê Hồng Mận và cs (1996) [7], Nguyễn Hoài Tao, Tạ An Bình (1985) [10] thì khối lượng trứng có tương quan âm (-) với sản lượng trứng và hệ số tương quan r nằm trong khoảng từ - 0,33 đến - 0,36 trong khi đó giữa khối lượng trứng và tuổi đẻ quả trứng đầu tiên và khối lượng cơ thể có tương quan dương (+) và hệ số tương quan r là 0,35 và 0,31 tương ứng.
nguon tai.lieu . vn