Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------- NÔNG THU HẰNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ CÂY DƯỢC LIỆU (LÂM SẢN NGOÀI GỖ) TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHIA OẮC - PHIA ĐÉN, HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------- NÔNG THU HẰNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ CÂY DƯỢC LIỆU (LÂM SẢN NGOÀI GỖ) TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHIA OẮC - PHIA ĐÉN, HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : QLTNR Lớp : K47 - QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giáo viên hướng dẫn : ThS. TRẦN ĐỨC THIỆN Thái Nguyên, 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Trần Đức Thiện. Các số liệu kết quả nghiên cứu trong khóa luận của tôi hoàn toàn trung thực và chưa hề công bố hoặc sử dụng để bảo vệ học vị nào. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí,…đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng năm 2019 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên ThS. Trần Đức Thiện Nông Thu Hằng XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN (Ký, ghi rõ họ tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng kiến thức đã học được trong nhà trường. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại Vườn Quốc gia Phia Đén- Phia Oắc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp, bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của tôi đã hoàn thành. Vậy tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn chúng tôi. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Trần Đức Thiện đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn các ban ngành lãnh đạo VQG Phia Đén cùng người dân trong xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Nông Thu Hằng
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Bảng các loài thực vật được khai thác và sử dụng làm thuốc tại Phia Oắc-Phia Đén. ................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 4.2. Tên cây thuốc được người dân nhắc đến với số lần nhiều nhất từ cao xuống thấp .................................................................................. 25 Bảng 4.3: Đặc điểm hình thái và phân bố của một số loài tiêu biểu được người dân tại Phia Đén-Phia Oắc sử dụng làm thuốc ................................. 27 Bảng 4.4 Cách sử dụng và bảo quản của các loài cây thuốc được người dân sử dụng tại địa phương .......................................................................... 38 Bảng 4.5. Một số bài thuốc của người dân địa phương .................................. 42 Bảng 4.6: Các loài thực vật được người dân khai thác và sử dụng làm thuốc quan trọng cần được ưu tiên bảo tồn và nhân rộng. ......................... 48 Bảng 4.7: Một số bài thuốc cần ưu tiền bảo tồn và nhân rộng ....................... 50
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Tỷ lệ về cách sử dụng của các thực vật được người dân sử dụng làm thuốc ................................................................................................ 41
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA CREDEP Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền Sp Chưa xác định rõ tên, họ theo khoa học STT Số thứ tự UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc USD Đồng đô la Mỹ UBND Uỷ ban nhân dân WHO Tổ chức Y tế thế giới WWF Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................. v MỤC LỤC ........................................................................................................ vi Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.................................... 4 2.1. Cơ sở thực hiện đề tài................................................................................. 4 2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu về cây dược liệu trong và ngoài nước ..... 5 2.2.1. Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu trên thế giới .............................. 5 2.2.2. Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu ở Việt Nam ............................... 9 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ........................................................... 13 2.3.1. Vị trí địa lý. ........................................................................................... 13 2.3.2. Địa hình địa thế ..................................................................................... 14 2.3.3. Khí hậu- thuỷ văn .................................................................................. 14 2.3.4. Điều kiện dân sinh - kinh tế - xã hội ..................................................... 15 2.3.5. Thành phần dân tộc, trình độ học vấn ................................................... 16 2.3.6. Đất đai tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp ............................................... 16
  9. vii PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 17 3.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu ........................................................... 17 3.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 17 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17 3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 17 3.4.1. Kế thừa các tài liệu cơ bản .................................................................... 17 3.4.2. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 17 3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 18 3.4.4. Phương pháp nghiên cứu thực vật học .................................................. 20 3.4.5. Phương pháp nội nghiệp ....................................................................... 21 PHAGER. K_Toc993708IÊN Cghiệp thực vật ......................................... 22 4.1. Kết quả điều tra về kinh nghiệm kiến thức của người dân về sử dụng một số cây dược liệu tại địa phương ...................................................................... 22 4.2. Đặc điểm hình thái của một số cây dược liệu tiêu biểu được người dân tại Phia Oắc-Phia Đén sử dụng thường xuyên ..................................................... 25 4.3. Tri thức bản địa về sử dụng một số loài thực vật được người dân tại Phia Đén-Phia Oắc khai thác và sử dụng làm thuốc ............................................... 38 4.4. Một số bài thuốc của địa phương ............................................................. 42 4.5. Các loài thực vật và bài thuốc được người dân khai thác và sử dụng làm thuốc quan trọng cần được ưu tiên bảo tồn và nhân rộng ............................... 47 4.6. Thuận lợi, khó khăn và đề suất một số giải pháp trong việc bảo tồn và nhân rộng các loài cây dược liệu tại Phia Oắc-Phia Đén huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng .................................................................................................. 50 4.6.1. Thuận lợi ............................................................................................... 50 4.6.2. Khó khăn ............................................................................................... 51
  10. viii 4.6.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn và phát triển một số loài cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu .................................................................... 51 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 54 5.1. Kết Luận ................................................................................................... 54 5.2. Tồn tại....................................................... Error! Bookmark not defined. 5.3 Kiến nghị ................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56
  11. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề - Rừng được xem là "lá phổi" của trái đất, rừng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học. Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một một yêu cầu, nhiệm vụ không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đó là một thách thức vô cùng to lớn đòi hỏi mỗi cá nhân, tổ chức thuộc các cấp trong một quốc gia và trên thế giới nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong công tác phục hồi và phát triển rừng. Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng là hơi thở của sự sống, là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nó giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển và sinh tồn của loài người. Rừng điều hòa khí hậu (tạo ra oxy, điều hòa nước, ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, …) bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sống, Rừng còn giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế như: cung cấp nguồn gỗ, tre, nứa, đặc sản rừng, các loại động, thực vật có giá trị trong nước và xuất khẩu,… ngoài ra nó còn mang ý nghĩa quan trọng về cảnh quan thiên nhiên và an ninh quốc phòng. - Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, nước ta là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Với sự đa dạng về chủng loại, phong phú về thành phần động thực vật rừng đã cung cấp lâm sản, thuốc chữa bệnh cho con người. Về thực vật, theo số liệu thống kê gần đây thì có khoảng 12.000 loài thực vật, nhưng chỉ có khoảng 10.500 loài đã được mô tả (Hộ, 1991 - 1993), trong đó có khoảng 10% là loài đặc hữu, 800 loài rêu, 600 loài nấm, ... Khoảng 2.300 loài cây có mạch đã được dùng làm lương thực, thực phẩm, làm thức ăn cho gia súc. Về cây lấy gỗ gồm có 41 loài cho
  12. 2 gỗ quý (nhóm 1), 20 loài cho gỗ bền chắc (nhóm 2), 24 loài cho gỗ đồ mộc và xây dựng (nhóm 3), ... loại rừng cho gỗ này chiếm khoảng 6 triệu ha. - Ngoài ra rừng Việt Nam còn có loại rừng tre, trúc chiếm khoảng 1,5 triệu ha gồm khoảng 25 loài đã được gây trồng có giá trị kinh tế cao. Ngoài những cây làm lương thực, thực phẩm và những cây lấy gỗ ra, rừng Việt Nam còn có những cây được sử dụng làm dược liệu gồm khoảng 1.500 loài trong đó có khoảng 75% là cây hoang dại. Những cây có chứa hóa chất quý hiếm như cây Tô hạp (Altingia sp.) chứa nhựa thơm có ở vùng núi Tây Bắc và Trung bộ; cây Gió bầu (Aquilaria agalocha) sinh ra trầm hương, phân bố từ Nghệ Tĩnh đến Thuận Hải; cây Dầu rái (Dipterocarpus) cho gỗ và cho dầu nhựa. - Hiện nay nguồn tài nguyên rừng của chúng ta đang bị suy giảm nghiêm trọng, kéo theo đa dạng sinh học cũng bị giảm trong đó có cả cây thuốc bản địa có giá trị chưa kịp nghiên cứu cũng đã mất dần, việc nghiên cứu phát hiện và bảo tồn tiến đến sử dụng bền vững tài nguyên cây thuốc bản địa là một vấn đề rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, phía Tây giáp tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang; phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn; phía Bắc và phía Đông giáp Trung Quốc với sự đa dạng về thành phần dân tộc, kiến thức bản địa về các loài cây dược liệu ở đây vô cùng phong phú. Hiện nay các loài cây được sử dụng làm dược liệu ở đây rất lớn, để góp phần bảo tồn kiến thức về cây dược liệu được tích lũy, cũng như bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý các loài cây dược liệu, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại Phia Oắc-Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được tên các loài dược liệu phân bố trên địa bàn tại Phia Oắc- Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
  13. 3 Xác định được kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng của các loài cây, bộ phận được sử dụng để làm thuốc tại Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đề xuất một số biện pháp trong vấn đề sử dụng cây dược liệu tại địa phương. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Vận dụng kiến thức đã học làm quen với thực tế. - Tích lũy những kinh nghiệm cho công việc khi đi làm. - Nâng cao kiến thức thực tế. - Rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Góp phần vào việc quản lí tài nguyên rừng bền vững. - Phát hiện, bảo tồn và phát triển tiềm năng của thực vật rừng được cộng đồng dân tộc tại VQG Phia Oắc - Phia Đén khai thác và sử dụng làm thuốc. - Duy trì và phát huy hệ thống kiến thức bản địa về cây thuốc của cộng đồng dân tộc tại Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
  14. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở thực hiện đề tài Công việc nghiên cứu đối với bất kỳ loài cây rừng nào chúng ta cũng cần phải nắm rõ đặc điểm sinh học của từng loài. Việc hiểu rõ hơn về đặc tính sinh học của loài giúp chúng ta có những biện pháp tác động phù hợp, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và bảo vệ hệ động thực vật quý hiếm, từ đó giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về thiên nhiên sinh vật. Biến đổi khí hậu, chặt phá rừng làm cho nhiều loài động, thực vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng chính vì vậy công tác bảo tồn loài, bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng được quan tâm và chú trọng . Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Sách đỏ IUCN công bố văn bản năm 2004 (Sách đỏ 2004) vào ngày 17 tháng 11 năm 2004. Văn bản này đã đánh giá tất cả 38.047 loài, cùng với 2.140 phân loài, giống, chi và quần thể. Trong đó, 15.503 loài nằm trong tình trạng nguy cơ tuyệt chủng gồm 7.180 loài động vật, 8.321 loài thực vật, và 2 loài nấm. Nghị định 32/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm [12]. Căn cứ vào phân cấp bảo tồn loài và ĐDSH có rất nhiều loài động thực vật Nghị định 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, qúy, hiếm được ưu tiên bảo vệ [13]. được xếp vào cấp bảo tồn CR, EN và VU cần được bảo tồn, nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá cho thành phần đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, đây là cơ sở khoa học giúp tôi tiến hành đề tài này
  15. 5 2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu về cây dược liệu trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu trên thế giới - Hiện nay chữa bệnh bằng cây cỏ đang dần trở thành xu hướng của thế giới. Trong khoảng 30 năm gần đây, Viện Ung thư Hoa Kỳ (CNI) đã điều tra nghiên cứu sàng lọc hơn 40.000 mẫu cây thuốc, phát hiện hàng trăm cây thuốc có khả năng chữa trị bệnh ung thư, 25% đơn thuốc ở Mỹ sử dụng chế phẩm dược tính mạnh nguồn gốc từ thực vật. Ở Madagsaca người ta dùng cây Hồng hoa (Catharanthus roseus) để chữa bệnh máu trắng cho trẻ em và rất hiệu quả, đã làm tăng tỉ lệ sống của trẻ từ 10 lên đến 90% [17]. Nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của từng loài cây thuốc và bản chất hoá học của dược liệu được quan tâm trên quy mô rộng lớn. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định hầu hết các cây cỏ đều có tính kháng sinh là một trong những yếu tố miễn dịch tự nhiên. Tác dụng kháng khuẩn là do các hợp chất tự nhiên hay gặp: Sulfua, saponin (Allium odium); becberin (Coptis chinensis Franch.); tamin (Zizyphusjụuba Miller). Mỗi loài cây với từng công năng tác dụng, ở mỗi địa phương lại được sử dụng riêng theo một bản sắc dân tộc [17]. Ở Bangladesh có một số cây thuốc quý như Tylophora indica (dùng làm thuốc chữa hen), Zannica indica (thuốc tẩy xổ),… trước kia dễ tìm kiếm, nay đã trở nên hiếm hoi (A.S. Islam, 1991). Hoặc là loài Ba gạc - Rauvolfia serpentina vốn mọc tự nhiên khá phổ biến ở Ấn Độ, Srilanca, Bangladesh, Thái Lan,… mỗi năm khai thác được khoảng 1.000 tấn nguyên liệu xuất sang thị trường Âu - Mỹ, làm thuốc chữa cao huyết áp (riêng Ấn Độ chiếm 40 - 50%). Song, do bị khai thác liên tục nhiều năm đã làm cho cây thuốc này mau cạn kiệt. Một số bang ở Ấn Độ đã chính thức tạm đình chỉ khai thác loài Ba gạc kể trên (O. Akerele, 1991; L. de Alwis, 1991 và A.S. Islam,1991). Một loài cây thuốc quý khác là Coptis teeta mọc nhiều ở vùng Đông - Bắc Ấn Độ, trước kia khai thác hàng chục tấn mỗi năm bán sang các nước vùng Đông Nam Á, nay đã trở nên rất hiếm, thậm chí đang đứng trước nguy cơ tuyệt
  16. 6 chủng (O. Akerele,1991). Theo He Shan An và Cheng Zhong Ming, 1985 ở Trung Quốc vốn có một số loài Dioscorea spp, trữ lượng khá lớn, trong thập kỷ 50, đã từng khai thác tới 30.000 tấn, hiện đã bị giảm sút nhiều, có loài thậm chí phải trồng. Một vài loài cây dân tộc thuốc quí như Fritillaria cirrhosa (làm thuốc ho) phân bố phổ biến ở vùng Tây Bắc tỉnh Tứ Xuyên nay chỉ còn sót lại ở 1 - 2 điểm, với số lượng cá thể rất ít. Hoặc loài Iphigenia indica có tác dụng chữa ung thư, chỉ phân bố rất hẹp ở vùng Lijang và Dali tỉnh Vân Nam, do bị tìm kiếm khai thác gay gắt, hiện có thể đã bị tuyệt chủng. Một số loại cây thuốc quí khác như Paris polyphylla, Gastrodia elata, Nervilia fordii,… cũng là những ví dụ điển hình. Sara Oldfield, tổng thư ký của Tổ chức bảo tồn các vườn bách thảo quốc tế, nhận xét “Sự biến mất của các cây thuốc là một thảm họa thực sự”. Phần lớn dân số thế giới, trong đó có 80% người châu Phi, hoàn toàn phụ thuộc vào dược thảo để chữa bệnh. Theo một báo cáo của tổ chức bảo tồn quốc tế Plantlife, trên khắp thế giới có khoảng 50.000 loại cây có thể dùng làm thuốc, nhưng xấp xỉ 15.000 trong số đó đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Tình trạng thiếu dược thảo đã xảy ra ở Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya, Nepal, Tanzania và Uganda hình về sự tồn tại mong manh của chúng ở Trung Quốc (P.G. Xiao, 1991) [18]. Tư liệu của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên (IUCN) cho biết, trong tổng số 43.000 loài thực vật mà cơ quan này có thông tin, hiện có tới 30.000 loài được coi là đang bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau (World conservation monitoring centre - IUCN, 1992 và 1993). Trong tổng số 30.000 loài này, đương nhiên có rất nhiều loài được dùng làm thuốc. Nhiên (viết tắt là WWF), có từ 4.000 - 10.000 loài cây cỏ dùng làm thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng. Nguyên nhân không phải hoàn toàn do sự phát triển của Y học cổ truyền mà theo tác giả là do thị trường dược thảo ở Châu Âu và Bắc Mỹ tăng trưởng 10% mỗi năm trong vòng 10 năm nay. Trên quy mô toàn Tháng 3 năm 1988, tại Chiang Mai - Thái Lan, một số Tổ chức
  17. 7 quốc tế (WHO, IUCN, WWF) đã phối hợp với Bộ Y tế - Chính phủ Hoàng gia Thái Lan tổ chức một Hội thảo Quốc tế đầu tiên chuyên về bảo tồn cây thuốc. Từ diễn đàn của Hội thảo này, một lần nữa các nhà khoa học đã khẳng định về tầm quan trọng và vai trò to lớn của cây thuốc trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, kêu gọi Liên Hợp Quốc và các quốc gia thành viên cùng với các Tổ chức quốc tế khác cần có những hành động thiết thực để bảo tồn cây thuốc. Bảo tồn cây thuốc chính là bảo tồn giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH), trong các nền văn hóa của mỗi quốc gia [19]. Tiếp theo Hội nghị Quốc tế Bảo tồn cây thuốc, tổ chức ở Thái Lan năm 1988, năm 1993 WHO, IUCN và WWF đã đưa ra một tài liệu “Hướng dẫn bảo tồn cây thuốc” (Giudeline on Conservation of Medicinal Plants). Đây không phải là loại tài liệu về phương pháp nghiên cứu, nhưng những người biên soạn đã có chủ ý đề cập từ khâu điều tra nghiên cứu cho đến tiến hành khai thác sử dụng, phát triển trồng thêm và quản lý cây thuốc, đều là những hoạt động có liên quan và phục vụ cho mục đích bảo tồn. Tuy nhiên, để cho công tác bảo tồn cây thuốc có hiệu quả, cần phải căn cứ vào tình hình của mỗi quốc gia, từ đó đưa ra các giải pháp và chương trình hành động phù hợp [19]. Ngoài ra, các vườn thực vật cũng tham gia vào chương trình hồi phục các loài thực vật nguy cấp và các hệ sinh thái bị suy thoái. Sự đóng góp của các vườn thực vật đối với công tác bảo tồn loài mở rộng ra đối với các loài đang bị đe dọa ngoài tự nhiên. Theo hướng này, các vườn thực vật cung cấp cây giống cho các nghiên cứu và vùng trồng cấy cây thuốc. Chúng cũng là nơi triển khai các hoạt động giáo dục kỹ năng và ý thức bảo tồn cho cộng đồng.Tóm lại, bảo tồn cây thuốc trên thế giới hiện được triển khai theo hai hình thức chính:  Bảo tồn cây thuốc theo hình thức bảo tồn nguyên vị hay tại chỗ (in situ): Đây là hình thức bảo tồn thực hiện tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Theo hình thức này, các loài cây thuốc bị đe dọa được bảo tồn
  18. 8 ngay tại nơi chúng phân bố hay đã từng phân bố.  Bảo tồn cây thuốc theo hình thức chuyển vị (ex situ): Thường thực hiện tại các vườn thực vật, các trang trại hoặc vườn rừng. Hình thức này còn bao gồm cả các biện pháp bảo tồn trong các phòng thí nghiệm và viện nghiên cứu (các ngân hàng hạt, ngân hàng mô,...) Để hoạt động bảo tồn đạt kết quả, nhiều hoạt động khác được triển khai trong đó đặc biệt chú trọng tới công tác giáo dục về bảo tồn, nâng cao năng lực quản lý (hoạch định chính sách, pháp luật, tổ chức hoạt động) và kỹ thuật phục vụ công tác bảo tồn (kỹ thuật nhân giống, chăm sóc, bảo vệ cây trồng,…). Cho tới nay, công tác bảo tồn cây thuốc đã có nhiều thành quả, các phương pháp nghiên cứu và triển khai đã được thống nhất để áp dụng trên phạm vi thế giới. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp này cần có sự tính toán phù hợp với thực tế từng quốc gia. Theo hướng dẫn bảo tồn cây thuốc của WHO, IUCN và WWF, nhân giống cây thuốc là một hoạt động quan trọng trong công tác bảo tồn, nhằm tạo giống cây thuốc phục vụ hoạt động trồng trọt, bảo tồn chuyển vị, bảo tồn nguyên vị, phục tráng và nâng cao chất lượng giống cây thuốc... Ở Liên Xô (cũ) việc nhân giống bằng hom đã được tiến hành trên 50 năm trước, đã thí nghiệm nhân giống 260.000 hom của 240 loài cây thuộc 55 họ. Trong đó, có 47 loài lá kim, 113 loài lá rộng cho các loài cây rừng, cây làm cảnh, làm thuốc, cây công nghiệp và cây ăn quả. Tại Thụy Điển, hàng năm công ty Hylles hog sản xuất khoảng 4.000.000 cây hom Vân sam. Năm 1993 vườn ươm Toolara tại bang Quensland (Australia), sản xuất 700.000 cây hom Thông lai. Nhật Bản hàng năm sản xuất 49 triệu hom cây Lãnh sam. Ở Trung Quốc, chỉ riêng với nghiên cứu sản xuất chế phẩm ABT,
  19. 9 người ta đã nghiên cứu thực nghiệm 1.270 loài cây gỗ, cây ăn quả, cây hoa, cây nông nghiệp, thực vật có ích [19]. Quảng Đông (Trung Quốc) có 4 vườn ươm sản xuất cây hom, trong đó có 3 vườn ươm cấp huyện, đạt công suất 1 triệu cây/năm. Tại Malaysia, 75 loài cây họ Quả hai cánh đã được nhân giống bằng hom. Tại Thái Lan, 1 ha vườn giống Sao đen 5 tuổi có thể sản xuất 200.000 cây hom đủ trồng 400-500 ha rừng [18]. Khi nghiên cứu và thử nghiệm các kỹ thuật gây trồng đối với các loài cây thuốc bản địa, các nhà nghiên cứu thường phải quan tâm tìm hiểu rất kỹ về đặc điểm sinh thái nơi phân bố của loài cây đó trong tự nhiên, nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và phát triển của nó tương ứng với sự biến động các yếu tố sinh thái trong điều kiện cụ thể ngoài thực địa. Với nhiều loài thực vật nhiệt đới, các yếu tố sinh thái chi phối quan trọng có thể kể đến như: ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ không khí, tính chất đất đai (hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới đất, độ pH, mùn, ẩm độ đất…). Đây chính là cơ sở khoa học quyết định thành công của các nghiên cứu gây trồng cây thuốc bản địa. Theo Gao-Xiong Raoetal (2009) [18], với các loài cây thân gỗ và cây bụi sống nhiều năm trong các hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhu cầu về ánh sáng thường thay đổi qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Đây là yếu tố sinh thái hết sức quan trọng góp phần quyết định đến sự phân bố, khả năng sinh trưởng, phát triển và tạo ra năng suất sinh vật học của cây. Cùng với ánh sáng thì các đặc điểm về tính chất đất đai, đặc biệt là hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng trong đất cũng đóng vai trò chi phối quan trọng đến khả năng cho năng suất của cây. Chính vì vậy nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng, đất đai và phân bón tới sinh trưởng, phát triển của cây là những nội dung không thể thiếu trong nghiên cứu gây trồng và bảo tồn các loài cây thuốc bản địa. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu ở Việt Nam Theo Võ Văn Chi đất nước Việt Nam có nguồn dược liệu rất phong
  20. 10 phú lên đến trên 4.000 loài thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc; 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc, trong đó có nhiều loài cây thuốc được xếp vào loài quý và hiếm trên thế giới như: Sâm ngọc linh, Sâm vũ diệp, Tam thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ, Vàng đắng, Hoàng liên ô rô, Hoàng liên gai, Thanh thiên quỳ, Ba gạc Vĩnh Phúc… [4] Số liệu thống kê của tổng cục thống kê cho biết, trong năm 2012, doanh thu sản xuất thuốc từ dược liệu tại Việt Nam đạt 3.500 tỷ đồng (gấp hơn 1,75 lần so với doanh thu năm 2010). Đánh giá tại một số vùng, nuôi trồng cây dược liệu có giá trị kinh tế to lớn hơn bất kỳ cây lương thực, thực phẩm nào (có thể thu nhập trên 100 triệu đồng/ha). Ví dụ, ở Sapa (tỉnh Lào Cai), việc thực hiện trồng cây Artiso giúp đem lại doanh thu trồng đến thu hoạch đạt khoảng 115 triệu đồng/vụ/năm (Báo nông nghiệp năm 2014). Ở Việt Yên (tỉnh Bắc Giang), mô hình trồng cây Kim Tiền Thảo là hướng mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở tỉnh và đã thực sự góp phần giảm nghèo cho người dân nơi đây. Tuy vậy, khối lượng dược liệu này trên thực tế mới chỉ bao gồm từ 200 loài được khai thác và đưa vào thương mại có tính phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó còn nhiều loài cây thuốc khác như Hoàng Đằng vẫn được thu hái sử dụng tại chỗ trong cộng đồng, hiện chưa có con số thống kê cụ thể. Nhận định của TS. Trương Quốc Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế tại “Hội nghị xúc tiến đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ phát triển sản xuất dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2014: Đưa dược liệu trở thành thế mạnh của ngành dược Việt Nam”; ông cho rằng dược liệu chính là nguồn nguyên liệu của nền công nghiệp tân dược trong tương lai, chứ không phải là nguồn nguyên liệu hóa dược mà chúng ta đang mất nhiều thời gian và công sức để theo đuổi trong nhiều năm qua [3]. Khai thác quá mức vì mục đích thương mại là nguyên nhân chủ yếu
nguon tai.lieu . vn