Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------- MA THANH TÂM NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN LOÀI CÂY LIM XẸT (Peltophorum tonkinensis A.Chev) TẠI HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : ST&BTĐDSH Khoa : Lâm nghiệp Khóa : 2016 – 2020 Thái Nguyên – năm 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- MA THANH TÂM NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN LOÀI CÂY LIM XẸT (Peltophorum tonkinensis A.Chev) TẠI HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : ST&BTĐDSH Lớp : K48 – ST&BTĐDSH Khoa : Lâm nghiệp Khóa : 2016 – 2020 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Đức Thiện Thái Nguyên – năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên loài cây Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Trần Đức Thiện trong thời gian từ tháng 1/2020 đến 5/2020. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình điều tra hoàn toàn trung thực, nếu có sai sót gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỉ luật của khoa và nhà trường đề ra. Thái Nguyên, ngày... tháng.....năm 2020 Xác nhận của GVHD Người viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả Trước Hội đồng khoa học! ThS. Trần Đức Thiện Ma Thanh Tâm XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Xác nhận sinh viên đã sửa theo yêu cầu của Hội đồng chấm Khóa luận tốt nghiệp. (Ký, ghi rõ họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian dài học tập tại trường, ngoài những kiến thức về lý thuyết, mỗi sinh viên rất cần có cơ hội làm quen với thực tế để sau khi ra trường làm việc đỡ bỡ ngỡ. Chính vì vậy, thực tập tốt nghiệp cuối khóa là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với kiến thức khoa học. Xuất phát từ quan điểm đó, được sự đồng ý của nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và đặc biệt là sự giúp đỡ của ThS. Trần Đức Thiện em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên loài cây Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang”. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo, các phòng ban và gia đình, bạn bè đã giúp đỡ để em hoàn thành đề tài này. Do thời gian và trình độ có hạn, nên chắc chắn đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để đề tài này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày....tháng....năm 2020 Sinh viên MA THANH TÂM
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Kích thước cây Lim xẹt đo được tại huyện Lâm Bình .................. 38 Bảng 4.2. Thông tin các ô tiêu chuẩn tại huyện Lâm Bình............................. 39 Bảng 4.3. Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây cao nơi có loài cây Lim xẹt phân bố tại vị trí chân đồi ........................................................... 40 Bảng 4.4. Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây cao nơi có loài cây Lim xẹt phân bố tại vị trí sườn đồi. .......................................................... 41 Bảng 4.5. Cấu trúc mật độ rừng nơi loài Lim xẹt phân bố ............................. 43 Bảng 4.6. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học ................................................... 44 Bảng 4.7. Chiều cao của lâm phần nơi Lim xẹt phân bố ................................ 47 Bảng 4.8. Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh ở nơi có Lim xẹt phân bố tại vị trí chân đồi .................................................................................. 48 Bảng 4.9. Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh ở nơi có Lim xẹt phân bố tại vị trí sườn đồi .................................................................................. 49 Bảng 4.10. Mật độ tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng............................ 50 Bảng 4.11. Nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh .............................................. 52 Bảng 4.12. Phân bố tái sinh theo cấp chiều cao .............................................. 53 Bảng 4.13. Tổng hợp phân bố tái sinh theo mặt nằm ngang .......................... 54 Bảng 4.14. Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh của loài Lim xẹt ...... 56 Bảng 4.15. Hình thái phẫu diện đất đặc trưng nơi có Lim xẹt phân bố .......... 57
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Thân cây Lim xẹt tại huyện Lâm Bình ....................................................36 Hình 4.2. Hình thái lá cây Lim xẹt ............................................................................37
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 CTV Cây triển vọng 2 Cs Cộng sự 3 D1.3 Đường kính ngang ngực 4 Dt Đường kính tán 5 ĐTC Độ tàn che 6 ĐVT Đơn vị tính 7 GTVT Giao thông vận tải 8 Ha Hecta 9 Hdc Chiều cao phân cành 10 m Chiều cao trung bình 11 Hvn Chiều cao vút ngọn 12 LP Lâm phần 13 N Số cây 14 Nxb Nhà xuất bản 15 ODB Ô dạng bản 16 OTC Ô tiêu chuẩn 17 PCCC Phòng cháy, chữa cháy 18 T Tốt 19 TB Trung bình 20 X Xấu 21 UBND Ủy ban nhân dân
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v MỤC LỤC ........................................................................................................ vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................ 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU ...................... 4 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới ..................................... 4 2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 4 2.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước....................................................... 11 2.2. Nhận xét chung ........................................................................................ 17 2.3. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ......................... 17 2.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 17 2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 19 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 24 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 24 3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện ............................................................... 24 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
  9. vii 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25 3.4.1. Phương pháp luận.................................................................................. 25 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 25 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 36 4.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của Lim xẹt ............................................ 36 4.1.1. Đặc điểm hình thái thân cây .................................................................. 36 4.1.2. Đặc điểm hình thái lá cây ...................................................................... 37 4.1.3. Đặc điểm hình thái hoa, quả.................................................................. 37 4.2. Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ nơi có loài cây Lim xẹt phân bố ............. 37 4.2.1. Tổng hợp các thông tin trên các ô tiêu chuẩn đã lập ............................ 37 4.2.2. Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây cao nơi có loài cây Lim xẹt phân bố 39 4.2.3. Cấu trúc mật độ rừng nơi loài Lim xẹt phân bố .................................... 42 4.2.4. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học.......................................................... 44 4.2.5. Cấu trúc tầng thứ ................................................................................... 45 4.3. Nghiên cứu đặc điểm tầng cây tái sinh .................................................... 48 4.3.1. Cấu trúc tổ thành của loài cây tái sinh .................................................. 48 4.3.2. Mật độ tầng cây tái sinh và mật độ Lim xẹt .......................................... 50 4.3.3. Nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh ....................................................... 51 4.3.4. Phân bố tái sinh theo cấp chiều cao ...................................................... 53 4.3.5.Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang ................................... 54 4.3.6. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên của loài Lim xẹt ............................................................................................................ 55 4.3.7. Đặc điểm đất rừng nơi có Lim xẹt phân bố .......................................... 56 4.8. Đề xuất một số biện pháp xúc tiến tái sinh Lim xẹt................................. 58 4.8.1. Đề xuất biện pháp bảo tồn..................................................................... 58 4.8.2. Đề xuất giải pháp phát triển loài ........................................................... 59 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 60
  10. viii 5.1. Kết luận .................................................................................................... 60 5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 62 5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 67
  11. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường. Rừng cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước và là nơi cư trú động thực vật, tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người. Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái. Nó bảo đảm cho nguồn tài nguyên rừng có khả năng tái sản xuất mở rộng, nếu chúng ta nắm được qui luật tái sinh, chúng sẽ điều khiển qui luật đó phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh. Vì vậy, tái sinh rừng trở thành vấn đề then chốt trong việc xác định các phương thức kinh doanh rừng. Hiện nay trong nhiều vùng rừng tự nhiên của nước ta đã mất rừng do sử dụng phương thức khai thác - tái sinh không đáp ứng được những lợi ích lâu dài của nền kinh tế và bảo vệ môi trường. Các phương thức khai thác - tái sinh không hợp lý đã và đang làm cho rừng tự nhiên suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Ở Việt Nam, năm 1943 diện tích rừng còn khoảng 14,3 triệu ha, tỷ lệ che phủ khoảng 43%. Tính đến hết ngày 31/12/2019, tổng diện tích đất có rừng toàn quốc là trên 14,6 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên gần 10,3 triệu ha, rừng trồng trên 4,3 triệu ha. Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ toàn quốc là trên 13,8 triệu ha, tỷ lệ che phủ là 41,89%. Do vậy, việc tái sinh tự nhiên là một trong những biện pháp và nhiệm vụ quan trọng. Nhằm thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học; xây dựng ổn định các vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến lâm
  12. 2 sản của tỉnh; tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống người dân vùng nông thôn, miền núi và giữ vững an ninh - quốc phòng, bảo vệ và chống lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép. Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) là loài cây thuộc phân họ Vang (Caesalpiniaceae R.Br) nằm trong họ lớn là họ Đậu (Fabaceae hay Leguminosae) phân bố nhiều ở một số tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú Thọ …, là loài cây có khả năng tái sinh hạt tốt ở chỗ trống hoặc nơi có độ tàn che nhẹ, có thể chọn làm cây cải tạo 2 rừng nghèo hoặc khoanh nuôi trong rừng đang phục hồi. Gỗ Lim xẹt có màu hồng, thớ tương đối mịn, ít bị mối mọt, cong vênh, được dùng để đóng đồ mộc và xây dựng nhà cửa. Đặc biệt Lim xẹt có thể sử dụng làm cây xanh đô thị. Tuy nhiên những thông tin về loài này còn rất hạn chế, đặc biệt là những thông tin về tái sinh làm cơ sở để làm giàu rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên. Trước thực tiễn đó, tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận “Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên loài cây Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang”. 1.2. Mục tiêu đề tài - Xác định một số đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ và tầng cây tái sinh ở các trạng thái rừng có loài Lim xẹt phân bố tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. - Trên cơ sở nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển loài Lim xẹt. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Qua nghiên cứu thực tiễn đề tài giúp ta làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng lý thuyết đã học được trong nhà trường vào thực tiễn. Củng cố kiến thức cơ sở cũng như chuyên ngành, sau này có điều kiện tốt hơn để phục vụ công tác phát triển ngành Lâm nghiệp.
  13. 3 Tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc, làm quen với thực tế công tác nghiên cứu khoa học. Góp phần hoàn chỉnh dữ liệu khoa học về nghiên cứu chuyên sâu loài cây Lim xẹt. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học để lựa chọn các giải pháp bảo tồn và phát triển loài Lim xẹt. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu loài Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev), làm cơ sở đề xuất hướng bảo tồn và phát triển loài tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Thành công của đề tài có ý nghĩa rất quan trọng trong việc việc bảo vệ loài Lim xẹt trong tự nhiên, cũng như là để phát triển loài này. Góp phần vào phát triển nền kinh tế - xã hội của xã, của tỉnh cũng như toàn bộ miền núi phía bắc.
  14. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới 2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 2.1.1.1. Những nghiên cứu về tái sinh rừng Theo kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của rừng mưa nhiệt đới Châu Phi A.Ôbrêvin (1930) nhận thấy: cây con của các loài cây ưu thế trong rừng mưa có thể cực hiếm hoặc vắng hẳn. Ông gọi đây là hiện tượng “không bao giờ sinh con đẻ cái” của cây mẹ trong thành phần rừng cây gỗ của rừng mưa. Tổ thành loài cây mẹ ở tầng trên và tổ thành loài cây tái sinh ở tầng dưới thường khác nhau rất nhiều, mặt khác tổ thành loài cây của rừng mưa lại biến đổi từ nơi này đến nơi khác. Vì vậy tổ thành loài cây của rừng mưa đều không cố định trong không gian và thời gian, không có một tổ hợp của loài cây nào có thể đạt thế “cân bằng sinh thái” với hoàn cảnh một cách vĩnh viễn và ổn định. Ngay ở cùng một địa điểm và 8 cùng một thời gian nhất định tổ hợp các loài cây sẽ được thay thế, không phải bằng tổ hợp có thành phần như cũ mà bằng một tổ hợp có thành phần khác hẳn. Từ những lý luận trên, đã dẫn A.Ôbrêvin đi đến lý luận bức khảm tái sinh (còn gọi là lý luận tuần hoàn tái sinh). Theo lý luận này có thể coi một diện tích rừng mưa rộng lớn là một bức khảm mà mỗi đơn vị của bản ghép hình đó là một tổ hợp hình thành bởi những loài cây ưu thế khác nhau. Mặc dù, xét trên diện tích nhỏ, tổ hợp loài cây tái sinh không mang tính kế thừa, nhưng nếu xét trên phạm vi rộng lớn hơn thì các tổ thành loài cây sẽ kế thừa nhau ít nhiều theo phương thức tuần hoàn. Ôbrêvin đã có công lao khái quát hóa các hiện tượng tái sinh ở rừng nhiệt đới Châu Phi để đúc kết nên lý luận bức khảm tái sinh, nhưng phần lý giải các hiện tượng đó còn hạn chế. Ông coi hiện tượng đó là “ thuần túy ngẫu nhiên”, không thể phán đoán trước được vì
  15. 5 còn phụ thuộc vào quá nhiều nguyên nhân phức tạp. Ông không giải thích được do tác nhân nào, do cơ chế nào đã dẫn đến việc hình thành các tổ hợp loài cây tái sinh khác nhau. Vì vậy lý luận của ông còn ít sức thuyết phục, chưa giúp ích được cho thực tiễn sản xuất, đề xuất các biện pháp điều khiển tái sinh theo những mục tiêu kinh doanh đã đề ra. David và P.W Risa (1933), Bear (1946), Sun (1960), Rôlê (1969) ở rừng nhiệt đới Nam Mỹ lại khác hẳn so với nhận định của A. Ôbrêvin. Ở đây tất cả những loài cây có nhiều cấp thể tích lớn thì đồng thời cũng có nhiều trong cấp thể tích nhỏ, tuy độ nhiều tương đối của các loài cây trong cấp thể tích nhỏ có khác so với các tầng cao hơn. Như vậy ở đây xuất hiện hiện tượng tái sinh tại chỗ và liên tục của các loài cây và tổ thành loài cây có khả năng giữ nguyên không đổi trong một thời gian dài. Sự khác nhau này có thể giải thích được nếu coi rừng Nam Mỹ đã đạt tới giai đoạn tương đối ổn định, cân bằng với hoàn cảnh Châu Phi, nơi A.Ôbrêvin đã từng quan sát, rừng chưa đạt tới giai đoạn cân bằng với hoàn cảnh, tổ thành loài chưa ổn định, rừng đang trong một quá trình phát triển để hướng tới một quần lạc ổn định về thành phần loài cây (dẫn theo Nguyễn Thị Hương Giang, 2009). [17] Các chuyên gia sinh thái học đã khẳng định rừng là một sinh thái hoàn chỉnh nhất. Thực vật rừng có sự biến động cả về chất và lượng khi yếu tố ngoại cảnh thay đổi. Rừng cây và con người hệ mật thiết với nhau. Chính lẽ đó, cây rừng được con người quan sát, xem xét, nghiên cứu từ thủa xa xưa. Một trong khía cạnh con người nghiên cứu để phục hồi lại rừng là tái sinh rừng. Nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên đã trải qua hang trăm năm, nhưng ở rừng nhiệt đới, vấn đề này được đề cập từ năm 1930 trở lại đây. Khi nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên nhiệt đới, Van steenis.J (1956) [26] đã nêu hai đặc điểm tái sinh phổ biến: Tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu bóng và kiểu tái sinh vệt của các loài cây ưa sáng. Ngoài ra theo
  16. 6 nhận xét của A. Obrevin (1938) khi nghiên cứu các khu rừng nhiệt đới ở Châu Phi, còn đưa ra lý luận bức khảm hay lý luận tái sinh tuần hoàn. P.W.Richards (1959) [16] đã tiến hành nghiên cứu tái sinh ở rừng mưa nhiệt đới và cho xuất bản cuốn. ”Rừng mưa nhiệt đới” Kết quả nghiên cứu cho thấy tái sinh rừng mưa nhiệt đới vô cùng phức tạp, cây tái sinh tự nhiên có phân bố cụm một số khác có phân bố Poisson. P. Odum (1971) [23] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley (1935). Khái niệm sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học. Công trình nghiên cứu của R. Catinot (1965), J. Plaudy (1987) đã biểu diễn cấu trúc hình thái rừng bằng các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến Đặc điểm tái sinh rừng được nhiều nhà lâm sinh quan tâm đến là thế hệ cây tái sinh có tổ thành giống hay khác biệt với lớp cây mẹ, Richards,P,W (1965) [16]. G. N. Baur (1964) [1] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng nói riêng, trong đó đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Từ đó tác giả đưa ra các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh cải thiện rừng. Catinot (1974) một chuyên gia hàng đầu về lâm sinh nhiệt đới với nhiều thập kỷ kinh nghiệm ở rừng nhiệt đới Châu Phi, khi áp dụng các biện pháp lâm sinh cho rừng tự nhiên, ông rất quan tâm đến lớp cây tái sinh phía dưới tán rừng. Ông cho rằng các nhà lâm sinh nhiệt đới sẽ không hoàn thành trách nhiệm của mình nếu họ chỉ thay thế rừng tự nhiên bằng các khu rừng trồng Thông và Bạch Đàn, ông cũng cho rằng bắt buộc phải làm, tuyệt đối cần thiết
  17. 7 là tìm ra phương pháp cho phép sử dụng các hệ sinh thái nguyên sinh vốn có của nhiệt đới một cách có hiệu quả mà không phá vỡ nó. Về điều tra và đánh giá tái sinh tự nhiên trong rừng nhiệt đới. M.Loeschau (1977) [10] đã đưa ra một số đề nghị như: để đánh giá một khu bằng cách rút mẫu ngẫu nhiên, trừ trường hợp đặc biệt có thể dựa vào những nhận xét tổng quát về mật độ tái sinh như nơi có lượng cây tái sinh rất lớn. Các số liệu này sẽ là cơ sở cho các quyết định trong từng kế hoạch lâm sinh cụ thể, đặc biệt là xét lâm phần có xứng đáng được chăm sóc hay không? việc chăm sóc cấp bách đến mức độ nào? cường độ chăm sóc phải ra sao? Tác giả cũng đề nghị những chỉ tiêu cần phải điều tra gồm có mật độ, chất lượng cây tái sinh cũng như đường kính ngang ngực của những cây có giá trị kinh tế lớn trong khoảng từ 1 cm (cây tái sinh đã đảm bảo) đến 12,6 cm (giới hạn dưới của kích thước sản phẩm). Theo Janzen (1970) [25] và Connell (1971) [24] thì tỳ lộ lớn hạt giống dưới tán cây mẹ đều bị tiêu diệt bời kẻ thù và bệnh hại, một số ít hạt giống thoát khỏi thiên mệnh này bằng cách phát tán xa cây mẹ và giả thuyết này cùng cho răng đa dạng loài cây trong rừng nhiệt đới được duy trì thông qua các tương tác giữa sự phát tán hạt giống, tỷ lệ chết cây con và phụ thuộc vào mật độ của rừng. Đối chiếu với nghiên cứu này cho thấy, lượng hạt giống rơi xuống dưới tán cây mẹ rât lớn, tạo nên mật độ cây tái sinh rât cao và theo thời gian nhu cầu về ánh sáng, dinh dưỡng của cây tái sinh tăng lên dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các cây tái sinh trong điều kiện dưới tán cây mẹ nên hầu hết cây tái sinh bị đào thài. Mức độ tái sinh của các loài phụ thuộc trực tiếp vào tỷ lệ ánh sáng lọt qua tán rừng (Baur, 1976), các hạt giống rơi vào các khe hở trong rừng hoặc các vị trí có sự thay đổi về độ tàn che do sự già cỗi, gẫy đổ của cây tầng trên có thô duy trì được sự tồn tại và có cơ hội tham gia vào tầng cây cao. Như vậy, khà năng thay thể vị trí cây mẹ của cây tái
  18. 8 sinh là rất thấp và vai trò duy trì sự tồn tại của loài thuộc về nhừng cây con hình thành từ hạt giống phát tán xa cây mẹ mà chủ yều là các hạt rơi vào các khe hở trong rừng. Điều này đã hạn chế cơ hội cục bộ của một loài duy nhất trong rừng và là cơ chế duy trì da dạng loài quan trọng trong rừng nhiệt đới. 2.1.1.2. Những nghiên cứu về họ đậu Họ Đậu (danh pháp khoa học: Fabaceae) là một họ thực vật. Theo định nghĩa của hệ thống APG thì nó là một họ lớn: Fabaceae sensu lato (nghĩa rộng). ICBN cho phép sử dụng cả Fabaceae (nghĩa rộng) và Leguminosae như là các tên gọi thực vật học tương đương nhau ở mức độ họ. Hệ thống APG sử dụng tên gọi Fabaceae, Lê Mộng Châu, Lê Thị Huyên (2000) [6]. Tuy nhiên, họ Fabaceae có thể định nghĩa khác đi như là Fabaceae sensu stricto (nghĩa hẹp), ví dụ như trong hệ thống Cronquist. Trong các phân loại như thế thì các phân họ Trinh nữ (Mimosoideae) và Vang (Caesalpinioideae) được nâng lên thành cấp họ với tên gọi tương ứng là Mimosaceae và Caesalpiniaceae. Nhóm còn lại có các tên gọi thực vật học tương ứng là Fabaceae và Papilionaceae (nhưng không phải là Leguminosae). APG coi nhóm này ở mức độ phân họ, với tên gọi Faboideae (tên gọi tương đương của nó trong Leguminosae là Papilionoideae) Lê Mộng Châu, Lê Thị Huyên (2000) [6]. Khi tra cứu hay tham khảo bất kỳ cuốn sách nào có sử dụng tên gọi Fabaceae, cần phải lưu ý là tên gọi này dùng trong ngữ cảnh nào. Các tên gọi như Leguminosae hay Papilionaceae là rõ ràng và các nhà phân loại học dùng các từ này chủ yếu cùng với tên gọi Leguminosae. Leguminosae (hay Fabaceae sensu lato) là họ lớn thứ hai của thực vật có hoa với 650 chi và trên 18.000 loài, Lê Mộng Châu, Lê Thị Huyên (2000) [6]. Các tên gọi thông thường chủ yếu của các loài trong họ này là đỗ hay đậu và họ này chứa một số
  19. 9 loài cây quan trọng bậc nhất trong cung cấp thực phẩm cho con người, chẳng hạn các loại đậu, đỗ, lạc, đậu tương và đậu lăng v.v. Các loài khác trong họ cũng là các nguồn cung cấp thức ăn quan trọng cho gia súc, gia cầm hoặc để làm phân xanh, chẳng hạn đậu lupin, cỏ ba lá, muồng hay đậu tương. Một số chi như Laburnum, Robinia, Gleditsia, Acacia, Mimosa và Delonix là các loại cây cảnh. Một số loài còn có các tính chất y học hoặc diệt trừ sâu bọ (chẳng hạn Derris) hay sản sinh ra các chất quan trọng như gôm Ả Rập, tanin, thuốc nhuộm hoặc nhựa. Một số loài, như sắn dây, một loài có nguồn gốc ở khu vực Đông Á, đầu tiên được trồng tại miền đông nam Hoa Kỳ nhằm cải tạo đất và làm thức ăn cho gia súc, nhưng đã nhanh chóng trở thành một loài cỏ dại xâm hại nguy hiểm có xu hướng phát triển trên mọi thứ đất và chèn ép nhiều loài bản địa. Tất cả các thành viên trong họ này đều có hoa chứa 5 cánh hoa, trong đó bầu nhụy lớn khi phát triển được sẽ tạo ra quả thuộc loại quả đậu, hai vỏ của nó có thể tách đôi, bên trong chứa nhiều hạt trong các khoang riêng rẽ. Các loài trong họ này theo truyền thống được phân loại trong ba phân họ, đôi khi được nâng lên thành họ trong bộ Đậu (Fabales), trên cơ sở hình thái học của hoa (đặc biệt là hình dạng cánh hoa): Phân họ Vang (Caesalpinioideae), hay họ Vang - Caesalpiniaceae: Hoa của chúng đối xứng hai bên, nhưng thay đổi nhiều tùy theo từng chi cụ thể, chẳng hạn trong chi Cercis thì hoa tương tự như hoa của các loài trong phân họ Faboideae, trong khi tại chi Bauhinia thì nó là đối xứng với 5 cánh hoa bằng nhau, Nguyễn Bá (2006) [5]. Phân họ Trinh nữ (Mimosoideae), hay họ Trinh nữ - Mimosaceae: Các cánh hoa nhỏ và thông thường có dạng hình cầu hay là cụm hoa dạng bông và các nhị hoa là bộ phận sặc sỡ nhất của hoa, Nguyễn Bá (2006) [5]. Phân họ Đậu (Faboideae hay Papilionoideae) (họ Fabaceae nghĩa hẹp hay họ Papilionaceae): Một cánh hoa lớn và có nếp gấp trên nó, hai cánh hoa
  20. 10 cận kề mọc bên cạnh còn hai cánh hoa dưới chúng nối liền với nhau ở đáy, tạo thành một cấu trúc tương tự như cái thuyền con. Một đặc trưng nổi bật của các loài cây thuộc họ Đậu là chúng là các loại cây chủ cho nhiều loài vi khuẩn tại các nốt sần trên rễ của chúng. Các loại vi khuẩn này được biết đến như là vi khuẩn nốt rễ (rhizobium), có khả năng lấy khí nitơ (N2) trong không khí và chuyển hóa nó thành các dạng chất mà cây có thể hấp thụ được (NO3- hay NH3). Hoạt động này được gọi là cố định đạm.Cây đậu, trong vai trò của cây chủ, còn vi khuẩn nốt rễ, trong vai trò của nhà cung cấp nitrat có ích, tạo ra một quan hệ cộng sinh. 2.1.1.3. Nghiên cứu về Lim xẹt Theo Bách khoa toàn thư (Wikipedia) Lim xẹt còn gọi là lim sét điệp, muồng kim phượng phượng vàng có danh pháp hai phần là: Peltophorum pterocarpum (Ptero: cánh; carpum: quả; nghĩa là cây có quả có cánh) thuộc phân họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Đậu (Fabaceae). Cây gỗ trung bình cao 20-25m, thân màu xám trắng, phân cành thấp. Lá kép lông chim hai lần, cành non và lá non có lông màu rỉ sét, lá có cuống chung dài: 25-30 cm mang 4-10 đôi lá cấp 1, mỗi lá cấp 1 mang 10-22 đôi lá chét, lá nhỏ thuôn đầu tròn. Hoa chùm tụ tán ở đầu cành có lông màu hoe đỏ như nhung dài 20-40 cm, hoa nhỏ 2 cm có năm cánh màu vàng, đáy có lông. Quả đậu, dẹt dài 10-12 cm có cánh. Là một trong những loài cây nhiệt đới điển hình, cây có biên độ sinh thái rất rộng, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trong nhiều điều kiện khác nhau: Vùng ven biển, trung du, miền núi. Cây có thể sống được trên nhiều loại đất, kể cả đất chua, chịu được nắng nóng, khô hạn. Đặc biệt cây có thể phát triển tốt trên vùng đất toàn cát ở ven biển. Cây ưa sáng tái sinh hạt và chồi đều mạnh.
nguon tai.lieu . vn