Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- CHÁNG MÍ MÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐÊN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CON KIM GIAO NÚI ĐẤT GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- CHÁNG MÍ MÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐÊN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CON KIM GIAO NÚI ĐẤT GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : K47 - LN Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn :TS. Đỗ Hoàng Chung Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu và kết quả trong khóa luận tốt nghiệp này là hoàn toàn trung thực, chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành khóa luận đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái nguyên, ngày ... tháng 5 năm 2019 Xác nhận của GVHD Người viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước hội đồng khoa học Cháng Mí Mình XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (Ký và ghi rõ họ tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi đặc biệt xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm sâu sắc của cô giáo TS. Đỗ Hoàng Chung đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Trong quá trình nghiên cứu do có những chủ quan và khách quan nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các sinh viên để tôi hoàn thành khóa luận được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, Ngày 20 tháng05 năm 2019 Sinh viên Cháng Mí Mình
  5. iii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sống của cây Kim giao núi đất sau 4 tháng theo dõi ………………………………..……………………25 Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng chiều cao cây Kim giao núi đất giai đoạn 4 tháng theo dõi........................... 27 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng đường kính cây Kim giao núi đất sau 4 tháng theo dõi................................. 29 Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá cây Kim giao giai đoạn 4 tháng tuổi …………………………………..31 Hình 5.5. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ xuất vườn dự kiến cây Kim giao………….34
  6. iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Kết quả phân tích mẫu đất ........................................................................14 Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm ......................................................19 Bảng 3.2 Bảng điều tra sinh trưởng Hvn, D00 và động thái ra lá của cây con Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) trong các CTTN ............................22 Bảng 3. 3. Tỷ lệ cây con Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) xuất vườn ở các CTTN (%) .......................................................................................23 Bảng 4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) ở các CTTN ............................................................................24 Bảng 4.2 . Phân tích phương sai một nhân tố đối với tỷ lệ sống cây Kim giao giai đoạn 4 tháng tuổi ................................................................................25 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng 𝑯vn cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana).....................................................................26 Bảng 4.4. Phân tích phương sai một nhân tố đối với sinh trưởng chiều cao cây Kim giao giai đoạn 4 tháng tuổi .........................................................................27 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng 𝑫00 của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) ..............................................................28 Bảng 4.6. Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng đường kính cổ rễ cây Kim giao giai đoạn 4 tháng tuổi ................................................................30 Bảng 4.7. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) .....................................................................31 Bảng 4.8. Phân tích phương sai một nhân tố đối với động thái ra lá cây Kim giao giao đoạn 4 tháng tuổi ................................................................32 Bảng 4.9. Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ chất lượng xuất vườn cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) ..............................................................33
  7. v MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .............................................................................3 1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................3 PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................5 2.1. Cơ sở khoa học .....................................................................................................5 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới ...............................................9 2.2.1. Trên thế giới ......................................................................................................9 2.2.2. Ở Việt Nam .....................................................................................................10 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ..........................................................................13 2.4. Một số thông tin về họ Đinh và cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) ....15 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................18 3.1. Đối tượng và phạm vi được nghiên cứu.............................................................18 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................18 3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................18 3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................18 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................................19 3.4.2. Phương pháp theo dõi và thu thập số liệu .......................................................20 3.4.3.Phương pháp nội nghiệp ..................................................................................23 PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................24 4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) ở các công thức thí nghiệm .....................................................24 4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng về chiều cao vút ngọn của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) ........................................................26 4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) ........................................................28
  8. vi 4.4. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) .................................................................................................30 4.5. Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ xuất vườn của cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) .................................................................................................32 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................34 5.1. Kết luận ..............................................................................................................34 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................35 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................36
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng là tài nguyên quý giá của con người. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng: rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước. Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, với địa hình rất đa dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật. Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại rừng như rừng cây lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nước ngọt,... Tuy nhiên trong những năm qua rừng nước ta lại nằm trong tình trạng suy giảm về số lượng và chất lượng rừng, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp. Theo số liệu điều tra của Viện điều tra, quy hoạch rừng – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 1945, diện tích rừng tự nhiên nước ta là 14 triệu ha, tương đương với độ che phủ 43%. Đến năm 1990, diện tích rừng tự nhiên của nước ta chỉ còn 9,175 triệu ha, tương đương độ che phủ 27,2%. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do chiến tranh, quản lý rừng chưa bền vững, đốt nương làm rẫy, khai thác bừa bãi… Từ khi Chính phủ có chỉ thị 268/Ttg (1996) cấm khai thác rừng tự nhiên nên tốc độ phục hồi rừng đã khả quan hơn. Đến năm 2003, tổng diện tích rừng tự nhiên của nước ta là 12 triệu ha với độ che phủ 36,1%, trong đó rừng tự nhiên chiếm 10 triệu ha, rừng trồng là 2 triệu ha. Vừa
  10. 2 qua Bộ NN&PTNT vừa ra quyết định 3158/QĐ-BNN-TCLN về công bố hiện trạng rừng Việt Nam. Theo đó, tính đến ngày 31/12/2015, diện tích rừng để tính độ che phủ toàn quốc là hơn 13,520 triệu ha (độ che phủ đạt 40,84%). Theo công bố hiện trạng rừng mới nhất này, diện tích rừng hiện có của nước ta là gần 14,062 triệu ha. Trong đó, rừng tự nhiên là hơn 10,175 triệu ha, rừng trồng là hơn 3,886 triệu ha. Diện tích cây lâm nghiệp đạt 13,614 triệu ha với độ che phủ là 39,5%, còn diện tích cây lâu năm (cao su, cây đặc sản) trồng trên đất lâm nghiệp là 448.800 ha, độ che phủ 1,34%. Diện tích rừng để tính độ che phủ toàn quốc là 13.520.984 ha với độ che phủ là 40,84%. [34] Để trồng rừng thành công, đạt hiệu quả cao một trong những yếu tố ảnh hưởng quyết định đó là giống cây trồng. Trong lâm nghiệp diện tích kinh doanh trồng rừng lớn, lực lượng lao động ít, cây có đời sống dài ngày, do vậy việc tác động giống vào hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện tốt vào giai đoạn vườn ươm và 2 – 3 năm đầu, sau khi trồng, ít có điều kiện chăm sóc đến khi khai thác như cây trồng nông nghiệp ngắn ngày nên vai trò của giống lại càng quan trọng. Tuy chọn giống có vai trò rất quan trọng song nếu không áp dụng các biện pháp kĩ thuật thích đáng thì giống có tốt đến đâu cũng không thể cho năng suất cao [22]. Loài Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) là một cây bản địa có vai trò quan trọng trong công tác phục hồi rừng. Loài có khu phân bố hẹp, ở Việt Nam chỉ mới gặp ở miền Bắc tại tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Ninh Bình. Loài này mang nhiều ý nghĩa về sinh thái, giá trị sử dụng, giá trị thương mại, giá trị cảnh quan. Tuy nhiên cây thường bị khai thác nhiều nên trở thành khan hiếm và cạn kiệt nên có vai trò quan trọng trong bảo tồn nguồn gen, đặc biệt trong bảo tồn nguồn gen cây đinh quý hiếm. Hiện loài cây này đang có tên trong sách đỏ Việt Nam. Vì vậy, loài này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Cần phải có ngay biện pháp kịp thời để bảo tồn và hướng tới phát triển nhân rộng loài cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana). Để bảo tồn loài cây này cần thiết phải có những nghiên cứu sâu về khả năng sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm [36].
  11. 3 Trong sản xuất cây con trong giai đoạn vườn ươm có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây, trong đó có hỗn hợp ruột bầu. Ruột bầu là nơi cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cây con trong giai đoạn nuôi dưỡng ở vườn, tuy nhiên mỗi loài cây phù hợp với thành phần ruột bầu khác nhau. Thực tế chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) tại Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng. Xuất phát từ vấn đề trên, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây con Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) giai đoạn vườn ươm tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài Xác định được công thức phân bón có ảnh hưởng tốt nhất tới sinh trưởng về chiều cao (Hvn), đường kính cổ rễ (D00) và động thái ra lá của cây con Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) trong giai đoạn vườn ươm. 1.3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ về ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây, khả năng nhân giống cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana), cung cấp thông tin phục vụ công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật rừng của Việt Nam. - Củng cố kiến thức cơ sở cũng như chuyên ngành để phục vụ tốt hơn cho công tác phát triển ngành lâm nghiệp nói chung, góp phần bảo tồn loài Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) nói riêng. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu khác về loài cây Kim giao núi đất (Nageia wallichiana). - Tìm hiểu đánh giá các phương pháp gây giống trong vườn ươm để thực hiện trong thực tế sản xuất.
  12. 4 * Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: - Thành công của đề tài sẽ có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện sản xuất. Qua đó ta tìm được công thức phân bón thích hợp cũng như tỷ lệ phân cho sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm. Đồng thời có thể áp dụng kiến thức này để cho người làm rừng cùng áp dụng. - Giúp sinh viên làm quen với thực tiễn sản xuất, áp dụng lý thuyết vào thực tế, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân vào phát triển sản xuất, học được cách sắp xếp, bố trí công việc trong học tập nghiên cứu một cách khoa học. - Đề xuất xây dựng những biện pháp tạo giống cây con ở giai đoạn vườn ươm, tạo giống chất lượng tốt.
  13. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học Sinh trưởng và phát triển của cây rừng luôn chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân tố khác nhau trong hệ sinh thái,trong đó một số nhân tố giữa vai trò lớn hơn những nhân tố khác ảnh hưởng tới từng loài sinh vật khác nhau. Trong điều kiện vườn ươm, mọi nhân tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây con đều được con người chủ động như về phân bón, chế độ nước tưới, ánh sáng, thành phần hỗn hợp ruột bầu. Trong nhân giống các loài cây gỗ, Nguyễn Văn Sở, 2004 [14], thành phần hỗn hợp ruột bầu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng cây con trong vườn ươm. Hỗn hợp ruột bầu tốt phải đảm bảo những điều kiện lý tính và hóa tính giúp cây sinh trưởng khoẻ mạnh và nhanh. Một hỗn hợp ruột bầu nhẹ, thoáng khí, khả năng giữ nước cao nhưng nghèo chất khoáng cũng không giúp cây phát triển tốt. Ngược lại, một hỗn hợp ruột bầu chứa nhiều chất khoáng, nhưng cấu trúc đất nặng, khó thấm nước và thoát nước cũng ảnh hưởng xấu đến cây con. Thành phần hỗn hợp ruột bầu bao gồm đất, phân bón (hữu cơ, vô cơ) và chất phụ gia để đảm bảo điều kiện lý hóa tính của ruột bầu. Đất được chọn làm ruột bầu. Đất được chọn làm ruột bầu thịt nhẹ, pH trung tính, không mang mầm mống sâu bệnh hại, (Vũ Thị Lan, 2007) [8], (Trương Thị Cẩm Nhung, 2010) [10]. Phân bón có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống thực vật. Nó không những có tác dụng làm cho cây sinh trưởng nhanh mà còn là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển sự vật. Phân bón là chất dùng để cũng cấp một trong nhiều chất cần thiết cho cây. Phân bón có thể là một sản phẩm thiên nhiên học được chế tạo trong công nghiệp. Trong cả hai trường hợp các nguyên tố dinh dưỡng đều như nhau và tác
  14. 6 động như nhau đối với sinh trưởng của cây,trong các biện pháp kỹ thuật được sử dụng phổ biến thường xuyên đem lại hiệu quả lớn. Tuy nhiên bón phân cần phải cân đối để cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý theo từng đối tượng cây trồng, từng loại đất và mùa vụ cụ thể sẽ đảm bảo năng xuất cao, chất lượng tốt. Chế độ dinh dưỡng trong đất có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của thực vật. Nó không những có tác dụng làm cho cây sinh trưởng nhanh mà còn là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của cơ thể thực vật. Trong gieo ươm - Điều kiện đất đai: Đất là hoàn cảnh để cây con sinh trưởng, phát triển sau này, cây con sinh trưởng, phát triển tốt hay sấu là do đất cung cấp chất dinh dưỡng, nước và không khí cho cây. Đất được chọn làm ruột bầu: Đất được chọn làm ruột bầu thịt nhẹ, pH trung tính, không mang mầm mống sâu bệnh hại. Chất dinh dưỡng, nước và không khí trong đất có đầy đủ cho cây hay không chủ yếu là do: Thành phần cơ giới, độ ẩm, độ pH… của đất quyết định. + Thành phần cơ giới của đất: Đất vườn ươm nên chọn thành phần cơ giới cát pha có kết cấu tơi xốp, thoáng khí, khả năng thấm nước và giữ nước tốt, loại đất này thuận lợi cho hạt nảy mầm, sinh trưởng của cây con, dễ làm đất và chăm sóc cây con hơn… Tuy nhiên chọn đất xây dựng vườn ươm cũng cần căn cứ vào đặc tính sinh học loài cây, ví dụ: Gieo ươm cây Mỡ ưa đất thịt trung bình, đất tơi xốp, thoáng khí và ẩm. Gieo ươm cây Thông ưa đất cát pha, thoát nước tốt. + Độ phì của đất: Đất có độ phì tốt là đất có hàm lượng cao các chất dinh dưỡng khoáng chủ yếu cho cây như: N, P, K, Mg, Ca và các chất vi lượng khác… Đồng thời tỷ lệ các chất phải cân đối và thích hợp. Gieo ươm trên đất tốt cây con sinh trưởng càng nhanh, khỏe mập, các bộ phận rễ, thân, cành, lá phát
  15. 7 triển cân đối. Mặt khác cây con đem trồng rừng có tỉ lệ sống và sức đề kháng cao với hoàn cảnh khắc nghiệt nơi trồng, giảm được công tác chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại… Vì vậy chọn đất vườn ươm phải có độ phì cao. + Độ ẩm của đất: Có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển cân đối giữa các bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất của cây con. Đất quá khô hoặc quá ẩm đều không tốt. Mực nước ngầm trong đất cao hay thấp có liên quan đến độ ẩm của đất, mực nước ngầm thích hợp cho loại đất cát pha ở độ sâu là 1,5 - 2m, đất sét là trên 2,5m. + Độ pH của đất: Có ảnh hưởng tới tốc độ nẩy mầm của hạt giống và sinh trưởng của cây con, đa số các loài cây thích hợp với độ pH trung tính, cá biệt có loài ưa chua như cây Thông, ưa kiềm như Phi lao. Sâu bệnh hại: Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều nên hầu hết các vườn ươm đều có nhiều sâu, bệnh hại, làm ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng cây con, tăng giá thành sản xuất cây con, thậm chí có nơi còn dẫn đến thất bại hoàn toàn. Cho nên trước khi xây dựng vườn ươm cần điều tra mức độ nhiễm sâu bệnh hại của đất, để có biện pháp xử lý đất trước khi gieo ươm hoặc không xây dựng vườn ươm ở những nơi bị nhiễm sâu bệnh nặng. - Bón phân qua rễ: Lượng phân bón trực tiếp vào đất, chất dinh dưỡng được ngấm vào đất. Bộ rễ của cây hút chất dinh dưỡng từ đất chuyển lên các bộ phận lên trên mặt đất của cây (thân, lá, hoa quả ) cây trồng phát triển bình thường. Bón phân vào đất (qua rễ) cây hấp thụ thường không hết nên giữ lại trong đất hoặc tự rửa trôi. Nếu bón nồng độ cao thì cây tự xót và chết. Nếu bón nồng độ quá thấp thì hiệu quả không rõ. Vì vậy trong một đời cây phải bón nhiều lần ở những nồng độ thích hợp. Trong vườn ươm hầu hết phân bón được trộn với đất trong hỗn hợp ruột bầu, tùy theo tính chất đất, đặc tính sinh thái học của cây con mà tỷ lệ pha trộn hỗn hợp ruột bầu cho phù hợp. Ruột bầu: Là môi trường trực tiếp nuôi cây, thành phần ruột bầu gồm đất và phân bón. Đất làm ruột bầu thường sử dụng loại đất có thành phần cơ giới nhẹ
  16. 8 hoặc trung bình, phân bón là phân hữu cơ đã ủ hoai mục (phân chuồng, phân xanh), phân vi sinh và phân vô cơ. Tùy theo tính chất đất, đặc tính sinh thái học của cây con mà tỷ lệ pha trộn hỗn hợp ruột bầu cho phù hợp. Nguyễn Xuân Quát (1985) [11], để giúp cây con sinh trưởng và phát triển tốt, vấn đề bổ sung thêm chất khoáng và cải thiện tính chất của ruột bầu bằng cách bón phân là rất cần thiết. Trong giai đoạn vườn ươm, những yếu tố được đặc biệt quan tâm là đạm, lân, kali và các chất phụ gia + Đạm (N) là chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Mặc dù hàm lượng trong cây không cao, nhưng nitơ lại có vai trò quan trọng bậc nhất. Thiếu nitơ cây không thể tồn tại. Nitơ là thành phần quan trọng cấu tạo nên tất cả các axit amin và từ các axit amin tổng hợp nên tất cả các loại protein trong cơ thể thực vật. Vai trò của protein đối với sự sống của cơ thể thực vật là không thể thay thế được. Nitơ có mặt trong axit nucleic, tham gia vào cấu trúc của vòng porphyril, là những chất đóng vai trò quan trọng trong quang hợp và hô hấp của thực vật. Nói chung, nitơ là dưỡng chất cơ bản nhất tham gia vào thành phần chính của protein, vào quá trình hình thành các chất quan trọng như amino axit, men, nhiều loại vitamin trong cây như B1, B2, B6…Nitơ thúc đẩy cây tăng trưởng, đâm nhiều chồi, lá to và xanh, quang hợp mạnh. Nếu thiếu đạm, cây sinh trưởng chậm, còi cọc, lá ít và có kích thước nhỏ và hơi vàng. Nhưng nếu bón thừa đạm cũng gây tác hại cho cây. Biểu hiện của triệu chứng thừa đạm là cây sinh trưởng quá mức, cây dễ đổ ngã, nhiều sâu bệnh, lá có màu xanh đậm vì diệp lục được tổng hợp nhiều. + Lân (P) là yếu tố quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng. Lân có tác dụng làm tăng tính chịu lạnh cho cây trồng, thúc đẩy sự phát triển của hệ rễ. Lân cần thiết cho sự phân chia tế bào, mô phân sinh, kích thích sự phát triển của rễ, ra hoa, sự phát triển của hạt và quả. Cây được cung cấp đầy đủ lân sẽ tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi như lạnh, nóng, đất chua và kiềm. Ở những loài cây lá rộng, thiếu lân sẽ dẫn đến lá có màu xanh đậm xen kẽ
  17. 9 với các vết nâu, cây tăng trưởng chậm. Khi thừa lân không thấy tác hại nghiêm trọng như thừa nitơ (Trịnh Xuân Vũ (1975) [17]; Viện thổ nhưỡng nông hóa (1998) [18]; Ekata Khurana and J.S Singh (2000) [19]; Thomas D. Landis (1985) [20]). + Kali (K) đóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng, quá trình đồng hóa của cây, điều khiển quá trình sử dụng nước, thúc đẩy quá trình sử dụng đạm ở dạng NH4+, giúp cây tăng sức đề kháng, cứng chắc, ít đổ ngã, chống sâu bệnh, chịu hạn và rét . Do vậy, nếu thiếu kali, thì cây có biểu hiện về hình thái rất rõ như lá hơi ngắn, phiến lá hẹp và có màu lục tối, sau chuyển sang vàng, xuất hiện những chấm đỏ, lá bị khô (cháy) rồi rủ xuống. (Trịnh Xuân Vũ, 1975, Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998) [17]. Các chất phụ gia thường được sử dụng là xơ dừa, tro trấu…Chúng có tác dụng làm xốp đất, giữ ẩm, thoáng khí.... 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới 2.2.1. Trên thế giới Trên thế giới, đã có nhiều các nghiên cứu khác nhau về những đặc điểm hình thái sinh vật học và hậu vận. Các nghiên cứu đó tập trung chủ yếu trong các tuyển tập và các bộ thực vật chí của các nước trên thế giới hay trong các vùng cụ thể. Vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX thuyết mùn do Thaer (1873) đề xuất cho từng cây hấp thụ mùn để sống. Đến thế kỷ XIX nhà hóa học người Đức Liibig (1840) đã xây dựng thuyết chất khoáng. Liibig cho rằng độ mầu mỡ của đất là do muối khoáng trong đất. Ông nhấn mạnh rằng việc bón phân hóa học cho cây sẽ làm tăng năng suất cây trồng. Năm 1963, Kinur và Chiber khẳng định việc bón phân cho đất theo từng thời kỳ khác nhau là khác nhau.. Cùng năm đó Turbittki đã đưa ra quan điểm: “Các biện pháp bón phân sẽ được hoàn thiện một cách đúng đắn theo sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu dinh dưỡng của cây, loại đất và phân bón”.
  18. 10 Vào năm 1964 ông Prianitnikov đưa ra quan điểm: phân bón là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, đối với từng loài cây, từng tuối cây cần có nhiều nghiên cứu cụ thể tránh lãng phí phân cón không cần thiết. Việc bón phân thừa hay thiếu đều dẫn tới biểu hiện cây sinh trưởng chậm và chất lượng kém. Năm 1974 Polster, Fidler và Lir cũng đã kết luận: sinh trưởng của cây thân gỗ phụ thuộc vào sự hút các nhân tố khoáng từ trong đất trong suốt quá trình sinh trưởng. Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi cây thân gỗ ở mỗi thời kỳ khác nhau là khác nhau. Theo Thomas D. Landis (1985) [20], chất lượng cây con có mối quan hệ logic với tình trạng chất khoáng. Nitơ và phốt pho cung cấp nguyên liệu cho sự sinh trưởng và phát triển của cây con. Tình trạng dinh dưỡng của cây con thể hiện rõ qua màu sắc của lá. Phân tích thành phần hóa học của mô là một cách duy nhất để đo lường mức độ thiếu hụt dinh dưỡng của cây con. Khi nghiên cứu về sinh thái của hạt giống và sinh trưởng của cây gỗ non đã nhận thấy rằng, cường độ ánh sáng, hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng rõ rệt tới sự nảy mầm, sự sống sót và quá trình sinh trưởng của cây con. Có thể ví phân bón là “ thức ăn” của cây trồng. Việc bón phân thích hợp sẽ góp phần tăng năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm và hiệu suất kinh tế, ít hoặc không tác động xấu đến kết cấu đất canh tác và môi trường Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Anh, Nhật, Trung Quốc… đã sử dụng nhiều chế phẩm phân bón qua lá có tác dụng làm tăng năng suất cho nông sản, không làm ô nhiễm môi trường như: Atonik, Yogen… (Nhật Bản), Bloom, Blus, Solu, Spray-NGrow… (Hoa Kỳ), Diệp lục tố, đặc phong… (Trung Quốc). Nhiều chế phẩm đã được nghiện cứu và cho phép sử dụng trong sản suất nông nghiệp ở Việt Nam. 2.2.2. Ở Việt Nam Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006) [10], khi gieo ươm cây Huỳnh liên (Tecoma stans (L.) H.B.K), hỗn hợp ruột bầu thích hợp bao gồm đất, phân
  19. 11 chuồng hoai, xơ dừa, tro, trấu theo tỷ lệ 90:5:2: 2,1 và 0,3% kali clorua, 0,5% super lân và 0,1% vôi. Cây cối tiếp nhận được 95% phân bón và được đánh giá là 1 tấn phân bón lá có hiệu suất bằng 20 tấn phân bón vào đất. Do trên mỗi lá có hàng triệu khí khổng có khả năng hấp thụ ánh sáng, không khí, nước và chất khoáng. Phân được xâm nhập trực tiếp, di chuyển nhanh chóng trong cây nên đáp ứng được yêu cầu cần thiết nhu cầu dinh dưỡng của cây trong thời gian ngắn, giúp cây sinh trưởng tốt cho năng suất và chất lượng cao. Vũ Thị Lan và cộng sự (2006) [7] khi nghiên cứu về ảnh hưởng của độ tàn che và hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa Craib): Khi gieo ươm gõ đỏ trên nền đất xám phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, thì việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng của ruột bầu bằng cách bón lót phân tổng hợp NPK (16-16-8) và phân chuồng hoai là cần thiết. Hàm lượng phân tổng hợp NPK đảm bảo cho gõ đỏ sống sót và sinh trưởng tốt trong 6 tháng đầu ở vườn ươm là 5% – 6%. Nếu bón lót phân chuồng hoai, thì hàm lượng tối ưu cho sinh trưởng của gõ đỏ là 42%, dao động từ 32-53%. Nghiên cứu ảnh hưởng của N, P và K đến sinh trưởng cây kháo vàng (Machilus odoratissima Ness) giai đoạn 1-2 năm tuổi ở vườn ươm của Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng ở Hà Nội và Hòa Bình. Kết quả cho thấy, giai đoạn 1 năm tuổi, Kháo vàng có chiều cao, đường kính, tốc độ tăng trưởng tương đối và hàm lượng N, P2O5 và K2O trong lá lớn nhất ở các công thức bón 57,3 mg N/kg ruột bầu, 76,3 mg P2O5 /kg ruột bầu và 34,4 mg K2O/kg ruột bầu; giai đoạn 2 năm tuổi, các chỉ tiêu sinh trưởng cũng như hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá cây lớn nhất ở các công thức bón 76,3 mg N/kg ruột bầu,114,5 mg P 2O5/kg ruột bầu và 45,8 mg K2O/kg ruột bầu. Nguyễn Thị Hải Hồng và cộng sự (2012) [6], thành phần hỗn hợp ruột bầu đã ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng về chiều cao và đường kính của cây con Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb) và Sao đen (Hopea odorata Roxb.). Nghiệm thức 1 (100% đất mặt), 2 (88% đất mặt + 10% phân chuồng + 2% Super lân) và 3 (73% đất mặt + 15% đất nhiễm nấm cộng sinh + 10% phân chuồng +
  20. 12 2% Super lân) cây con Dầu rái sinh trưởng tốt, đạt chiều cao hơn 77cm và đường kính hơn 6mm khi cây 12 tháng tuổi. Đối với Sao đen, cây con sinh trưởng tốt ở nghiệm thức 2 và 3, đạt chiều cao hơn 86cm và đường kính hơn 4,6mm. Chất lượng đất mặt là một trong yếu tố quan trọng cần chú ý trong sản xuất cây giống Dầu rái và Sao đen. Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2012) [12], ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị. Các dòng Keo lai BV10, BV16 và BV32 là những giống tiến bộ kỹ thuật đã được công nhận và được sử dụng để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của mật độ và phân bón (NPK + vi sinh) đến khả năng sinh trưởng cũng như năng suất rừng trồng sau 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ trồng ban đầu, phân bón lót và bón thúc năm thứ 2 có ảnh hưởng chưa rõ đến tỷ lệ sống của rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi. Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2012) [12], nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và ánh sáng đến sinh trưởng của cây Re gừng (Cinnamomum obtusifolium) trong giai đoạn vườn ươm, kết quả nghiên cứu cho thấy bón thúc bằng cách tưới phân NPK (5:10:3) hoà tan trong nước lã với nồng độ 5% cho tỷ lệ sống cũng như khả năng sinh trưởng cả về đường kính gốc và chiều cao của cây con Re gừng cao hơn bón thúc bằng nước phân chuồng ngâm hoặc không bón thúc. Đỗ Anh Tuấn (2013) [15], nghiên cứu ảnh hưởng của che sáng và thành phần ruột bầu đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A.Chev). Nghiên cứu cho thấy: Trộn thêm phân bón vào đất mặt làm ruột bầu nuôi cây chưa ảnh hưởng rõ đối với chỉ tiêu tỷ lệ sống, nhưng có tác dụng làm tăng sinh trưởng về đường kính gốc và chiều cao vút ngọn của cây con Giổi ăn hạt, trong đó công thức ruột bầu tạo từ 95% đất mặt và 5% phân vi sinh có ảnh hưởng tốt nhất với các chỉ tiêu sinh trưởng chiều cao và đường kính gốc. Nguyễn Việt Cường và cộng sự (2014) [1], kết quả nghiên cứu bước đầu về ảnh hưởng của thành phần ruột bầu và ánh sáng đến sinh trưởng cây con Mỏ chim (Cleidion spiciflorum Burm) giai đoạn vườn ươm cho thấy cây con Mỏ
nguon tai.lieu . vn