Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI THỊ HUỆ Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI GIÁ THỂ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA DƯA LƯỚI TRỒNG TRONG NHÀ MÀNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Ngành : Khoa học cây trồng Lớp : K48 – TT – N02 Khoa : Nông học Khóa học : 2017 – 2020 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thế Huấn Thái nguyên, 2020
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đề tài đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày….tháng….năm 2020 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người viết cam đoan TS. Nguyễn Thế Huấn Bùi Thị Huệ
  3. ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối trong toàn bộ chương trình học tập và thực hành của sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp chuyên ngành trồng trọt, em đã được vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất. Trực tiếp thực hiện các thao tác kĩ thuật trong quá trình sản xuất dưa trong nhà có mái che từ khâu chuẩn bị gieo hạt tới lúc thu hoạch. Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp, trước tiên em xin được bày tỏ long biết ơn sâu sắc tới Ban Giám Hiệu nhà trường và Ban Chủ Nhiệm khoa Nông Học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các quý thầy cô, các anh chị và các bạn trong Trung tâm đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi (CPA) ở trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là thầy TS. Nguyễn Thế Huấn – trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Thầy đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Qua đây em xin bày tỏ long biết ơn chân thành tới tất cả sự giúp đỡ quý báu của thầy cô cùng anh chị và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu ................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3 2.2. Giới thiệu chung về cây dưa lưới ............................................................... 3 2.2.1. Nguồn gốc ............................................................................................... 3 2.2.2. Đặc điểm thực vật học của cây dưa lưới ................................................. 4 2.2.3. Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của dưa lưới ......................................... 6 2.2.4. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến cây dưa lưới ........................ 10 2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu dưa lưới trên thế giới và Việt Nam ... 12 2.3.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu trên thế giới..................................... 12 2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................ 15 2.4. Tình hình nghiên cứu về giá thể trồng rau ............................................... 16 2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 16 2.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................ 17 2.4.3.Giới thiệu một số nguyên liệu giá thể .................................................... 17 2.5. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng đối với cây dưa lưới ..................... 19
  5. iv PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..21 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................. 21 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 21 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 22 3.4.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 22 3.4.2. Các phương pháp thí nghiệm ................................................................ 23 3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 23 3.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 26 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 27 4.1. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng giống dưa lưới tại Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. .......................................................................... 27 4.1.1. Ảnh hưởng của giá thể đến thời gian sinh trưởng của giống dưa lưới . 27 4.1.2. Ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng chiều dài thân chính và lá của dưa lưới ............................................................................................ 30 4.2. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến phát triển, năng suất và chất lượng cây dưa lưới ..................................................................................................... 35 4.2.1. Ảnh hưởng cuả một số loại giá thể đến ra hoa đậu quả của cây dưa lưới .................................................................................................................. 35 4.2.2. Ảnh hưởng cuả 1 số loại giá thể đến chất lượng quả của cây dưa lưới .... 37 4.2.3. Ảnh hưởng cuả 1 số loại giá thể đến màu sắc, phẩm vị của cây dưa lưới .. 38 4.3. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến năng suất của dưa lưới .............. 39 4.4.Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của dưa lưới ........................................................................................................... 41 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 44 5.1. Kết luận .................................................................................................... 44 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46 PHỤ LỤC
  6. v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật CT : Công thức CV : Hệ số biến động ĐC : Đối chứng Ha : hecta LSD0.05 : Sai khắc nhỏ nhất có ý nghĩa NL : Nhắc lại NNPTNT : Nông nghiệp phát triển nông thôn P : Xác xuất TB : Trung bình VSV : Vi sinh vật
  7. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100g dưa lưới ................................... 7 Bảng 2.2. Tình hình sản xuất dưa lưới trên thế giới. ...................................... 12 Bảng 4.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng của dưa lưới ....... 28 Bảng 4.2. Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của dưa lưới .............. 31 Bảng 4.3. Động thái ra lá trên thân chính của dưa lưới .................................. 33 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của 1 số loại giá thể đến ra hoa đậu quả của cây dưa lưới ................................................................................................ 36 Bảng 4.5. Ảnh hưởng cuả 1 số loại giá thể đến chất lượng quả của cây dưa lưới ................................................................................................ 37 Bảng 4.6. Ảnh hưởng cuả 1 số loại giá thể đến màu sắc, phẩm vị của cây dưa lưới ................................................................................................ 38 Bảng 4.7. Ảnh hưởng của một só giá thể đến năng suất của dưa lưới............ 40 Bảng 4.8. Ảnh hưởng của một số giá thể đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của dưa lưới ......................................................................................... 43
  8. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của dưa lưới .............. 31 Hình 4.2: Động thái ra lá trên thân chính của dưa lưới................................... 34
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay mức sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về năng suất và chất lượng cũng theo đó mà ngày càng tăng. Sau khi vấn đề an ninh lương thực được giải quyết, ngành sản xuất rau quả Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần đáng kể trong quá trình phát triển và xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, nâng cao đời sống cho người dân nông thôn. Trong đó, dưa lưới (Cucumis melo L.) đang là cây trồng mang lại hiểu quả kinh tế cao ở Việt Nam, là trái cây giàu dinh dưỡng như: vitamin A, C, chất xơ, chất khoáng, chất chống oxy hóa,... được y học Hàn Quốc đưa vào sử dụng từ rất lâu. Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo nên ăn nhiều dưa lưới vì chúng được xem là một trong những loại thực phẩm có thể có khả năng đánh bại căn bệnh ung thư ruột và những khối u ác tính. Đối với cây dưa lưới, nguồn dinh dưỡng cung cấp từ đất không đáng kể đối với nhu cầu của cây nên phải bổ sung phần lớn qua phân bón. Việc sử dụng nhiều phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật làm cho đất ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính chất vật lý và hóa học của đất, khiến đất bị nén dễ, mất cấu trúc, mất khả năng giữ nước, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng vô cùng lớn đến năng suất, chất lượng của cây trồng. Vì thế để cải thiện tình trạng trên, nhiều nơi đã tiến hành sử dụng giá thể thay đất để trồng cây để từ đó cung cấp được nguồn dinh dưỡng, góp phần làm tăng năng suất, chất lượng, mẫu mã của dưa lưới một cách ổn định, bền vững. Nhằm giải quyết các vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng, phát triển của Dưa lưới trong nhà màng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên"
  10. 2 1.2. Mục tiêu và yêu cầu 1.2.1. Mục tiêu Xác định được loại giá thể phù hợp cho dưa lưới sinh trưởng, phát triển tốt và đạt được năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá được ảnh hưởng của một số loại giá thể tới khả năng sinh trưởng của cây dưa lưới tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Đánh giá được ảnh hưởng của một số loại giá thể tới năng suất chất lượng của dưa lưới tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Đánh giá được ảnh hưởng của một số loại giá thể tới tình hình sâu bệnh hại của dưa lưới tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu chuyên đề là cơ sở khoa học góp phần xây dựng phương pháp gieo trồng theo hướng an toàn và hiệu quả, đồng thời là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về phương pháp gieo trồng cho các loại cây rau quả nói chung và cây dưa lưới nói riêng. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài đã xác định được các loại giá thể phù hợp với giống dưa lưới được trồng trong điều kiện nhà lưới tại trường Đại học Nông Lâm Kết quả nghiên cứu của khóa luận cung cấp thêm thông tin có ích cho nông dân trong sản xuất dưa lưới, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, giảm chi phí, tăng thêm lợi nhuận, vừa đảm bảo an toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường.
  11. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài Hiện nay, việc nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của dưa lưới ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu. Vấn đề được đặt ra là giống dưa có chất lượng tốt nhưng liệu nó có thay đổi chất lượng khi sử dụng các loại giá thể khác nhau hay không. Nhà lưới là một công nghệ sản xuất nông nghiệp hiện đại, nó cho phép người nông dân kiểm soát được đa số các thông số về sản xuất bao gồm khí hậu, phân bón, sâu – bệnh hại và phân phối số lượng trong vụ mùa gieo trồng. Trong sản xuất nông nghiệp giống tốt, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc có liên quan mật thiết tới cây trồng nói chung và cây dưa lưới nói riêng. Bởi vậy để phát triển dưa lưới theo hướng phù hợp với điều kiện khí hậu canh tác của Việt Nam, để đạt được năng suất cao hơn thì cần có những nghiên cứu sử dụng các loại giá thể nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, an toàn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội là vấn đề cần được quan tâm. 2.2. Giới thiệu chung về cây dưa lưới 2.2.1.Nguồn gốc Dưa lưới (Cucumis melo L.) thuộc họ Bầu bí(Cucurbitaceae) là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Theo một số tài liệu nghiên cứu, cây dưa có nguồn gốc ở châu Phi, người Ai Cập mô tả là sử dụng đưa ít nhất 4000 năm. Nhà truyền giáo David Livingstone (1857) đã phát hiện hai loài dưa ngọt và dưa đắng hoang dại sinh trưởng ở châu Phi. Ông để ý thấy người địa phương dùng chúng như nguồn nước trong mùa khô. Ở vùng cận nhiệt đới Châu Phi vẫn còn những vùng dưa hấu rộng ớn cho tới ngày nay.
  12. 4 Tên dưa đã được xuất hiện trong ngôn ngữ văn chương của dân tộc trên thế giới như: Ả Rập, tiếng Phạm, tiếng Tây Ban Nha,…. Cây dưa lưới lần đầu tiên được Cristoforo Colombo đưa đến Bắc Mỹ trên hành trình lần thứ hai của ông đến Tân Thế Giới vào năm 1494. Cây dưa mới xuất hiện ở nước ta khoảng mười năm trở lại đây. Dưa lưới đã được thích nghi với khí hậu nước ta, cho kết quả tốt, nhân dân ta tự để giống được. Tuy vậy, sau khi trồng một vài năm, phẩm chất của dưa lưới xu hướng giảm, quả to ra, mùi thơm và vị ngọt giảm, màu sắc không thuần, nhất là loại dưa trắng, vỏ lại có lẫn một chút màu vàng. Một trong những nguyên nhân là người trồng chưa có công thức bón phân đúng và phù hợp. 2.2.2. Đặc điểm thực vật học của cây dưa lưới 2.2.2.1. Rễ Bộ rễ dưa phát triển rất yếu, rễ chỉ phân bố ở tầng đất mặt 30-40 cm. Bộ rễ chính tương đối phát triển, phân bố chủ yếu ở tầng canh tác có dộ sâu từ 0 đến 30cm, rộng 50 – 60 cm. Nếu đất tơi xốp rễ chính có thể ăn sâu từ 60 – 100 cm, nếu trong điều kiện lí tưởng (đất có tầng canh tác dầy, nhiều mùn, tơi xốp, thoáng khí) thì rễ có thể ăn sâu nữa (Kerje & Grum, 2000)[10]. Theo Nguyễn Xuân Linh (1998), rễ cây dưa lưới thuộc loại rễ chùm, rễ cây ít ăn sâu mà phát triển theo chiều ngang. Đầu chóp rễ có sức phân nhánh mạnh, trong điều kiện đất thích hợp thì rất nhanh hình thành bộ rễ có nhiều nhánh, sẽ có lợi cho sự hút nước và dinh dưỡng. Những rễ này mọc ở mấu thân của cây còn gọi là mắt, ở những phần sát trên mặt đất. 2.2.2.2. Thân Thuộc loại thân thảo có đặc tính leo bò. Thân thảo hằng niên, thân dài, có nhiều tua cuốn để bám khi bò. Chiều dài thân tùy thuộc điều kiện canh tác và giống, các giống canh tác ngoài đồng thường chỉ dài từ 0,5 – 2,5m. Thân trên lá mầm và lóng thân trong điều kiện ẩm độ cao có thể thành lập nhiều rễ
  13. 5 bất định. Thân tròn hay có góc cạnh, có lông ít hay nhiều tỳ thuộc vào giống. Thân chính thường phân nhánh, cũng có nhiều dạng dưa lưới hoàn toàn không thành lập nhánh ngang. Sự phân nhánh của dưa lưới còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ ban đêm. Thời kì có 1 -2 lá thật cây ở trên trạng thái đứng, đốt ngắn, thân mảnh. Thời kì ra hoa, thân rễ phát triển mạnh nhất, tốc độ sinh trưởng nhanh, lóng dài. Đến cuối đời cây già và thân đạt độ dài tối đa biến động từ 5 – 10m (Miccolis, & Saltveit 1991). Theo VanRuiten và cộng sự (1984), thì chiều dài thân cây, mức độ phân nhánh, độ mềm hoặc độ cứng phụ thuộc rất lớn vào đặc tính di truyền của giống. Vanderkamp (2000), thân có đốt dài hay ngắn, sự phân nhánh mạnh hay yếu còn tùy thuộc vào từng giống, giống cao nhất có thể cao trên 3m. 2.2.2.3. Lá Lá dưa lưới gồm có lá mầm và lá thật. + Lá mầm: (nhú ra đầu tiên) có hình trứng tròn dài làm nhiệm vụ quang hợp tạo vật chất nuôi cây và lá mới. Là cây 2 lá mầm (Dicotyledonace), 2 lá mầm đầu tiên mọc đối xứng nhau qua đỉnh sinh trưởng, hình trứng. + Lá thật là những lá mọc cách trên hân chính, cos màu xanh thẫm, có độ lớn tối đa vào thời kì sinh trưởng mạnh ra hoa rộ, dạng lá hơi tam giác (hình chân vịt 5 cạnh) 2 mặt phiến lá đều có lông, với cuỗng lá dài 5-15 cm; rìa nguyên hay có răng cưa. Trên lá và cuống lá có lớp lông phủ dày, lớp lông này có tác dụng bảo vệ và chống thoát hơi nước (Szamosi, Solmaz, Sari & Barsony, 2010). 2.2.2.4. Hoa Hoa cái mọc ở nách lá thành đôi hay riêng biệt, hoa đực mọc thành cụm 5-7 hoa. Dưa lưới cũng có hoa lưỡng tính, có giống trên cây có cả 3 loại hoa và có giống chỉ có 1 loại hoa trên cây. Hoa có màu vàng, thụ phấn nhờ côn
  14. 6 trùng, bầu noãn của hoa cái phát triển rất nhanh ngay trước khi hoa nở. Số lượng hoa trên cây khác nhau, sắp xếp hoa đực và hoa cái khác gốc (Fanourakis, Tsekoura & Nanou, 2000 và Wyllie, & Leach, 1992)[9],[10]. 2.2.2.5. Quả và hạt Lúc còn non quả có màu xanh, vỏ có phủ lông mịn và lớp phấn mỏng màu trắng, không nổi vân lưới, vân lưới sẽ dần dần xuất hiện khi quả lớn. Quả từ khi hình thành đến khi thu hoạch có màu xanh đậm, xanh nhạt tùy giống, khi chín chuyển sang màu vàng tươi hay vẫn giữ màu xanh tùy thuộc vào giống. Phẩm chất quả không chỉ phụ thuộc vào thành phần các dinh dưỡng trong nó mà còn tùy thuộc vào độ chặt của thịt quả, độ lớn của ruột và hương vị. Quả thuộc loại quả thịt, hình tròn, màu xanh khi chín chuyển sang vàng tươi hoặc xanh có vân lưới nổi lên xung quanh quả, khi quả chín có hương thơm ngọt. Khối lượng quả dao động từ 0,3-2kg. Tùy vào điều kiện chăm sóc, quả có vị ngọt mát, ruột vàng, phần thịt quả sát vỏ có màu xanh. Quả chứa hạt màu trắng ngà, trung bình có từ 200-500 hạt/quả (Escribano, & Lázaro, 2009). 2.2.3.Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của dưa lưới 2.2.2.1. Giá trị dinh dưỡng của dưa lưới Các loại rau nói chung và dưa nói riêng là loại thực phẩm cần thiết trong đời sống hàng ngày và không thể thay thế. Rau được coi là nhân tố quan trọng đối với sức khỏe và đóng vai trò chống chịu bệnh tật. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà dinh dưỡng học trong và ngoài nước thì khẩu phần ăn của người Việt Nam cần khoảng 2300-2500 calo năng lượng hàng ngày để sống và hoạt động. Rau không chỉ đảm bảo cung cấp chỉ số calo trong khẩu
  15. 7 phần ăn cho con người mà còn cung cấp cho cơ thể các loại vitamin và các nguyên tố đa lương, vi lượng không thể thiếu được cho sự sống của mỗi cơ thể. Hàm lượng vitamin trong rau khá cao lại dễ kiếm Tạ Thu Cúc, (2005) [2]. Cây dưa có giá trị dinh dưỡng khá cao. Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng của dưa lại phụ thuộc vào giống. Dưa đó là một nguồn cung cấp tuyệt vời của beta-carotene, acid folic, kali, vitamin C và chất xơ. Phần cùi của dưa chứa đường, tinh bột, vitamin C, vitamin B, carotene. Bên cạnh đó, dưa lưới rất giàu sắt, canxi, kali, natri, magiê. Vì thế,dưa lưới rất có lợi cho người bị kiệt sức, thiếu máu, xơ vữa động mạnh và các bệnh về tim. Ngoài ra, dưa lưới còn là một phương thuốc lợi tiểu. Rưa lưới là nguồn chứa chất chống oxi hóa dạng polyphenol, là chất có lợi cho sức khỏe trong việc phòng chống bệnh ung thư và tăng cường hệ miễn dịnh. Các chất này điều tiết sự tạo thành nitric oxit, một chất quan trọng đối với nội mạng và các nguy cơ tim mạnh. Rưa lưới là nguồn cung cấp vitamin C dồi rào. Trong rưa hàm lương nước chiếm tới 90%. Trong rưa lưới còn có một số chất như: chất xơ (0.9g), chất béo (0.19g), axit pantothenic (0.105g), vitamin E (0.05mg), vitamin K (2.5mg)… Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g dưa lưới Chất dinh dưỡng Khoáng (mg) Vitamin (mg) Năng lượng 34 kcl Phospho 15 A 169 Đường 7,86g Magie 12 C 36,7 Carbohydrat 8,16g Canxi 9 B9 21 Protein 1,84g Sắt 0,21 K 2,5 Chất béo 0,19g Kẽm 0,18 B3 0,734
  16. 8 Không chỉ là một loại trái cây giải khát mùa hè, dưa lưới còn cung cấp cho con người nhiều chất dinh dưỡng gồm nhiều năng lượng và đường, các chất khoáng (P, Mg, Ca, Fe…) cùng nhiều loại vitamin bổ dưỡng (A, C, B9, K…). Theo các nhà nghiên cứu Pháp, trong dưa lưới có enzyme superoxyd dismutase (SOD) giúp cải thiện những giấu hiệu stress về thể chất lẫn tinh thần. SOD được xem như một enzyme mạnh hơn các vitamin chống oxy hóa khác. Nó kích thích sản xuất kháng thể trong cơ thể, giảm tỷ lệ cholesterol xấu, ngăn ngừa xơ cứng và giúp giảm cân. Beta caroten sẽ chuyển thành vitamin A, có vai trò quan trọng đối với thị giác, sứu khỏe của da và niêm mạc. Dưa lưới rất giàu beta caroten có thể giảm nguy cơ ung thư thực quản, thanh quản và phổi. Dưa lưới chưa nhiều hợp chất adenosine được sử dụng ở bệnh nhân bị bệnh tim như một chất loãng máu và nó cũng là liều thuốc giảm thiểu những cơn đau thắt ngực. Theo Đông y dưa lưới có vị ngọt nhạt, tính hàn, hoạt chất có lợi cho tràng vị, giải rượu, ngộ độc. Lưu ý, người bệnh cảm sốt hoặc mới chớm khỏi bệnh, phụ nữ vừa sinh con trong tháng, tạng hàn thì kiêng dung dưa lưới. Tuy nhiên, theo lời của bà Nhina Taranhenko – chủ nhiệm khoa nội bệnh viện Kiev, cần phải biết sử dụng loại hoa quả này. Không nên ăn dưa lưới như dưa hấu. đây không phải là loại đồ ăn nhẹ. Những người bị bệnh tiểu đường, béo phì, bị viêm ruột mãn tính, các bệnh về gan và thận không nên ăn dưa lưới. Bạn nên rửa dưa lưới trước khi cắt, bổ hay gọt tỉa vì bề mặt của dưa lưới có thể chứa vi khuẩn có hại. 2.2.2.2. Ý nghĩa kinh tế của dưa lưới
  17. 9 Cây dưa là loại rau ăn quả có hiệu quả kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước như Mỹ, Brazil, Israel……Giá trị sản xuất 1ha dưa gấp 2 – 3 lần so với 1ha lúa [1]. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa lưới còn phụ thuộc vào trình độ thâm canh của người dân, công nghệ sản xuất, kinh nghiêm. Và chủng loại dưa. Ở Viện Nam cũng đã có mô hình sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả đạt giá trị sản xuất 400 – 500 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 10 lần so với trồng lúa và các cây trồng khác. Nhìn chung, cây dưa lưới có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng nhiều vụ trong năm do đó sản lượng trên đơn vị diện tích tăng. Đồng thời đây là lọa cây trồng quan trọng trong kế hoạch chuyển dịch cơ cấu của nhiều địa phương bởi kỹ thuật trồng dưa đơn giản, cho năng suất ca, có thị trường tiêu thụ khá lớn và ổn định. Năm 2015 Võ Văn Chung (xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) đã trồng mô hình dưa lưới. Ông đầu tư hơn 600 triệu đồng trên diện tích khoảng 2000 m2, năm đó vườn dưa lưới của gia đình ông thu về 130 triệu đồng/2 vụ tiền lãi. Do thời gian sinh trưởng ngắn, lại áp dụng kỹ thuất chăm sóc công nghệ cao nên dưa lưới đạt năng suất cao, chất lượng tốt có thể trồng 4 vụ/năm. Nhờ đó, hiện vườn dưa lưới của ông Chưng thu về khoảng 1,5 tỷ đồng (trong đó chi phí khoảng 30%) Vũ Văn Liết, Hoàng Đăng Dũng, (2012) [5]. Tại Hải Phòng, gia đình ông Đào Quang Trịnh ở thôn 1, xã Đông Sơn, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng cũng thành công với mô hình trồng dưa lưới kiểu Israel. Ông trịnh đã đầu tư hàng trục tỷ đồng để biến 8.000 m2 đấ ruộng thành vườn dưa lưới công nghệ cao.
  18. 10 Dưa trồng trong nhà kính khi thu hoạch đạt 1,5-2,2 kg/quả, có quả nặng 2,5kg, năng suất trung bình hơn 3 tấn/1000m2. Dưa bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng với giá 65.000 đồng/kg. Tính ra, mỗi năm gia đình thu lãi tiền tỷ, gấp 100 lần trồng lúa. Mô hình trồng dưa trong nhà lưới cải tiến đang mang lại hiệu quả cho bà con nông dân ở nhiều địa phương. Áp dụng mô hinh này, bà con không cần một hệ thống nhà kính, nhà lưới kiê ốc để trồng dưa, đồng thời lại rất cơ động và hạn chế thấp nhất sâu, bệnh hại cây. Nhờ vậy, giúp người dân giảm chi phí, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Mỗi ha trồng khoảng 2,5- 3 vạn cây dưa. Như vậy, chúng ta có thể thu hoạch xấp xỉ 60 tấn dưa. Với giá bán 15.000- 25.000/1 kg như hiện nay, 1ha dưa thu nhập tới vài trăm triệu. Trừ chi phí đầu tư, nếu làm khéo thì ci khoảng 1,5-2 năm là người trồng có thể hoàn vốn cho chi phí xây dựng nhà lưới. Hiện nay, mô hình trồng dưa chất lượng cao sạch bệnh và an toàn thực phẩm đang là hướng phát triển mới, bền vững. Mô hình này giúp đẩy mạnh sản xuất tiến tới nền nông nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất. 2.2.4. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến cây dưa lưới Trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển, cây dưa chịu tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh như: Nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất đai. * Về nhiệt độ và nước Nhiệt độ thích hợp 17-330C, phạm vi tối thích tương đối rộng cho nên có thể gieo trồng ở hầu hết các tháng trong năm trừ những ngày giá rét (
  19. 11 Độ ẩm đất thích hợp 75-80%. Dưa vân lưới ưa thời tiết mát mẻ, không trồng được ở vụ có nền nhiệt độ cao, thời kỳ quả đậu được 15-20 ngày không được tưới quá ẩm và không để đọng nước. * Về ánh sáng Cũng như các loại dưa khác, khi trời âm u ít ánh sáng lại có mưa phùn thì cây con (2-3 lá thật) dễ bị mắc bệnh thối nhũn, lở cổ rễ. Cây dưa phát triển kém trong điều kiện ánh sáng yếu, nhiệt độ cao, đặc biệt giảm tỷ lệ đậu quả, phẩm chất giảm. Đất không thông thoáng, bị che lấp ánh sáng không nên trồng dưa lưới. * Đất đai và dinh dưỡng Dưa ưa đất thịt nhẹ và cát pha nhất là đất phù sa, đất cát pha và thịt nhẹ vừa thoát nước tốt, giữ được dinh dưỡng vừa điều hòa được nhiệt độ đất, thúc đẩy quá trình phát dục giúp dưa nhanh có quả, màu sắc đẹp và chất lượng ngon. Đất rồng dưa lưới cần chọn đất chân cao, đất tốt, đất thịt nhẹ hay cát pha. Đất xấu, đất cát cần tăng thêm phân bón lót và tăng thêm phần bón thúc. Đất sét, đất thịt nên xới xáo nhiều hơn và bón tăng phân hữu cơ. Đất cần luôn ẩm, song lại phải thật thoát nước. Sau mỗi trận mưa rào, nước cần được tháo bỏ nhanh. Dưa lưới không cần luân canh triệt để như dưa hấu nhưng trồng liên tục trên một mảnh đất cũng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng vì thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết và bị phá hoại bởi mầm mống sâu bệnh còn lại trong đất, tàn dư thực vật vụ trước.
  20. 12 2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu dưa lưới trên thế giới và Việt Nam 2.3.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu trên thế giới Bảng 2.2: Tình hình sản xuất dưa lưới trên thế giới. Diện tích Năng suất Sản lượng Châu lục Năm (nghìn/ha) (tạ/ha) (triệu tấn) 2016 82.12 229.66 1.89 Châu Phi 2017 68 230.73 1.57 2018 66.6 227.5 1.51 2016 151.83 239.00 3.63 Châu Mỹ 2017 157.7 227.86 3.59 2018 160.35 232.36 3.73 2016 746.97 252.59 18.87 Châu Á 2017 726.33 265.75 19.30 2018 724.08 275.65 19.96 2016 92.66 209.03 1.94 Châu Âu 2017 90.13 209.46 1.89 2018 88.16 217.79 1.91 2016 6.50 376.08 0.24 Châu Đại Dương 2017 8.77 305.81 0.27 2018 8.11 283.02 0.23 (Nguồn: FAOSTAT, 2020) Qua bảng 2.3 ta thấy: *Châu Phi: Diện tích sản xuất của châu Phi trong 3 năm 2016, 2017, 2018 giảm dần qua các năm. Năm 2016 có diện tích lớn nhất là 82,12 nghìn ha. Qua năm 2017 diện tích giảm còn 68,0 nghìn ha năm 2018 lại giảm 15,52 nghìn ha xuống còn 66,6 nghìn ha.
nguon tai.lieu . vn