Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC -------------- DƯƠNG VĂN CẢNH DIỄN GIẢI CỦA BERDYAEV VỀ TƯ TƯỞNG TRIÊT HỌC DOSTOEVSKY TRONG TÁC PHẨM “THẾ GIỚI QUAN CỦA DOSTOEVSKY” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS Đỗ Minh Hợp HÀ NỘI, 2019
  2. 1 Lời cam đoan và cảm ơn: Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận tốt nghiệp “Diễn giải của Berdyaev về tư tưởng triết học của Dostoevsky trong tác phẩm “Thế giới quan của Dostoevsky” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Minh Hợp . Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đề tài của mình. Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này , tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giáo viên hướng dẫn của tôi là PGS.TS Đỗ Minh Hợp , người đã giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo , cô giáo trong khoa Triết học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã trang bị cho tôi những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong suốt bốn năm học vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 3 tháng 6 năm 2019 Sinh viên thực hiện Dương Văn Cảnh
  3. 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH VÀ TIỀN ĐỀ RA ĐỜI NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA BERDYAEV TRONG TÁC PHẨM “THẾ GIỚI QUAN CỦA DOSTOEVSKY” ....................................................................................... 6 1.1.Bối cảnh ra đời tư tưởng triết học của N.A.Berdyaev ............................ 6 1.2 Những tiền đề lý luận ra đời tư tưởng của N.A.Berdyaev ..................... 7 1.3 N.A.Berdyaev: cuộc đời, tư tưởng và tác phẩm “Thế giới quan của Dostoevsky” ...................................................................................................... 9 1.3.1 N.A.Berdyaev: cuộc đời và tư tưởng .................................................. 9 1.3.2. Tác phẩm “Thế giới quan của Dostoevsky” ...................................... 16 1.3.2.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Dostoevsky ........................ 16 1.3.2.2 Khái quát tác phẩm “Thế giới quan của Dostoevsky” ................ 20 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................... 23 CHƯƠNG 2. NHỮNG NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA DOSTOEVSKY DƯỚI GÓC NHÌN CỦA BERDYAEV TRONG TÁC PHẨM “THẾ GIỚI QUAN CỦA DOSTOEVSKY” ..................................... 24 2.1 Tư tưởng triết học của Dostoevsky về con người dưới diễn giải của triết gia Berdyaev ........................................................................................... 24 2.2 Tư tưởng của Dostoevsky về người Nga dưới sự diễn giải của Berdyaev.......................................................................................................... 36 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................... 42 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 44 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 45
  4. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Nước Nga là một đất nước có nền triết học lớn với nhiều triết gia , nhà tư tưởng nổi tiếng như N.A.Berdyaev, F.Dostoevsky. Các tác phẩm của Dostoesky đã được dịch sang tiếng Việt từ nửa sau thế kỷ XX với hầu hết tác phẩm như: “Anh em nhà Karamazov”, “Tội ác và trừng phạt”, “Lũ người qủy ám”, “Chàng ngốc”, “Con Bạc”, “Ghi chép dưới hầm”, “Những đêm trắng”, “Những kẻ tủi nhục”, “Là bóng hay là hình”, “Đầu xanh tuổi trẻ”, “Người chồng vĩnh cửu”, “Trái tim yếu mềm”. Tuy nhiên có được thuận lợi ấy song việc nghiên cứu Dostoevsky ở Việt Nam lại không có nhiều những bước tiến . Đến nay vẫn chưa có một chuyên khảo của một học giả Việt về ông trong khi những nhà văn khác như Lev Tolstoy, N.V.Gogol đều đã có những chuyên khảo . Hơn thế , việc khám phá những tư tưởng triết học của Dostoevsky lại càng ít , chủ yếu có một số luận văn luận án nghiên cứu về tư tưởng triết học của Dostoevsky từ khía cạnh đạo đức học . Tác phẩm “Thế giới quan của Dostoevsky” của triết gia Berdyaev mới được dịch sang tiếng Việt trong bối cảnh như vậy có thể xem như một bước ngoặt trong sự hiểu và tiếp nhận Dostoevsky ở Việt Nam . Berdyaev đã phân tích , diễn giải những tư tưởng triết học của Dostoevsky một cách toàn diện , hệ thống. Từ đó , chúng ta sẽ có hình dung một cách hệ thống những tư tưởng triết học của Dostoevsky. Với lý do trên , tôi chọn “Tư tưởng của Dostoevsky dưới góc nhìn của triết gia Berdyaev trong tác phẩm Thế giới quan của Dostoevsky” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu về Berdyaev đã có những thành tựu bước đầu. Về tình hình nghiên cứu Berdyaev , theo tôi tìm hiểu lần đầu tiên ông được dịch sang tiếng Việt là năm 2003 do Từ Thị Loan dịch tập hợp 2 bài viết của Berdyaev về nước Nga với tựa đề là Tâm hồn Nga- nước Nga in trong Tạp chí
  5. 4 văn học nước ngoài 6/2003 . Gần đây , những tác phẩm của ông đã được dịch sang tiếng Việt gồm có “Triết học của Tự do” do Đỗ Minh Hợp dịch , “Con người trong thế giới tinh thần” và mới đây nhất chính là tác phẩm “Thế giới quan của Dostoevsky” do Nguyễn Văn Trọng dịch . Việc những bản dịch được xuất bản là một cơ sở quan trọng đối với sự phát triển những nghiên cứu . Về mặt nghiên cứu , Berdyaev xuất hiện lần đầu trong công trình Đại cương lịch sử triết học phương Tây hiện đại của các tác giả Nguyễn Thanh , Đỗ Minh Hợp , Nguyễn Anh Tuấn , trong đó phần viết về Berdyaev các tác giả đã khái quát cuộc đời và sự nghiệp , những tác phẩm tiêu biểu cũng như những tư tưởng chính của Berdyaev . Gần đây, năm 2017 tại khoa Triết học đã có một luận văn thạc sĩ là “Quan niệm về con người trong tác phẩm Con người trong thế giới tinh thần của N.A.Berdyaev”. Như vậy , có thể thấy tình hình nghiên cứu về triết học của N.A.Berdyaev ngày càng chuyên sâu, từ việc có những bản dịch, khái quát cuộc đời và sự nghiệp tư tưởng cho đến những công trình chuyên sâu vào những tác phẩm và nội dung cụ thể. Qua tổng hợp các công trình nghiên cứu và các tác phẩm dịch , có thể nói Berdyaev là một triết gia quan trọng trong triết học Nga hiện đại , ông có nhiều tác phẩm và có những tác phẩm quan trọng như “Triết học của tự do”, “Mục đích của sáng tạo. Kinh nghiệm lịch sử của số phận loài người”. Ông quan tâm đến nhiều vấn đề và trong đó vấn đề con người và sự khủng hoảng của con người là một chủ đề quan trọng . Đó cũng là chủ đề quan trọng và then chốt trong tác phẩm “Thế giới quan của Dostoevsky”. Chưa có một nghiên cứu hay bài viết nào về tác phẩm “Thế giới quan của Dostoevsky” của Berdyaev . Vì vậy, nghiên cứu của chúng tôi có thể coi là những tìm hiểu bước đầu về tác phẩm này. Đã định dạng: Thụt lề: Dòng đầu tiên: 0 cm 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích những tư tưởng nhân học triết học của Dostoevsky dưới sự diễn giải của N.Berdyaev trong tác phẩm “Thế giới quan của Dostoevsky” và có những nhận định về giá trị và hạn chế.
  6. 5 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tư tưởng triết học của Dostoevsky dưới góc nhìn của triết gia Berdyaev 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lenin về lịch sử , xã hộ, phương pháp thống nhất logic-lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu văn bản.. 6. Đóng góp của nghiên cứu: làm rõ những nội dung mà Berdyaev diễn giải về tư tưởng nhân học triết học của Dostoevsky và có những nhận xét giá trị và hạn chế. 7. Kết cấu nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có hai chương và năm tiết.
  7. 6 CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH VÀ TIỀN ĐỀ RA ĐỜI NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA BERDYAEV TRONG TÁC PHẨM “THẾ GIỚI QUAN CỦA DOSTOEVSKY” 1.1.Bối cảnh ra đời tư tưởng triết học của N.A.Berdyaev Nước Nga cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX có những biến chuyển mạnh mẽ . Ở cuối thế kỷ XIX , nước Nga là nước lạc hậu, kém phát triển . Năm 1861, Nga hoàng Alexander II thực hiện cuộc cải cách nông nô dẫn đến chủ nghĩa tư bản đã phát triển manh chóng ở nước Nga . Tuy phát triển sau các nước tư bản Tây Âu nhưng đến đầu thế kỷ XX , nước Nga cũng chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa . Tư bản nước ngoài đầu tư mạnh mẽ vào Nga như Anh , Pháp , Đức đặc biệt là Pháp đầu tư 5 tỉ rúp . Từ đó các ngành công nghiệp nặng ở Nga bắt đầu phát triển như luyện kim , cơ khí , hóa dầu..đạt nhiều thành tựu trong giai đoạn từ 1860-1890 , sản lượng thép đã tăng gấp 3 lần , than đá tăng 19 lần. Năm 1913 , sản lượng công nghiệp Nga chiếm 5,5% sản lượng công nghiệp thế giới , đứng thứ 5 thế giới . Đến đầu thế kỷ XX , 150 công ty độc quyền thao túng toàn bộ nền kinh tế Nga tiêu biểu là ngân hàng Nga Á chiếm 1/3 tổng số vốn ngân hàng toàn nước Nga. Tuy nhiên , sự phát triển nhanh chóng nhưng muộn màng của chủ nghĩa tư bản Nga vẫn không thể thay đổi một thực tế là nước Nga vẫn là một nước lạc hậu với nền sản xuất nông nghiệp và mối quan hệ sản xuất phong kiến . Tàn tích của chế độ nông nô vẫn còn tồn tại sâu rộng ở nước Nga thể hiện rõ nét ở việc phần lớn ruộng đất tập trung trong tay quý tộc, địa chủ . 2/3 ruộng đất trong nước nằm trong tay địa chủ , quý tộc , 30 000 đại địa chủ chiếm tới 70 triệu mẫu Nga (1 mẫu Nga = 1,09 hecta) ruộng đất . Nga hoàng đồng thời cũng là địa chủ lớn nhất với 7 triệu mẫu Nga ruộng đất . Địa chủ bóc lột nông dân hết sức nặng nề và tàn bạo , nhất là chế độ lao dịch . Trình độ sản xuất nông nghiệp lạc hậu do đó năng suất thấp , nạn mất mùa và đói kém xảy ra thường xuyên . Sau khi Nga tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) bị thất bại , chiến tranh đã làm cho nền kinh tế bị kiệt quệ . Nhiều lãnh thổ trù phú , nhiều nhà máy ở vùng phía Tây nước Nga bị quân Đức chiếm nên tiềm lực công nghiệp chỉ còn một nửa mức trước chiến tranh , sản lượng nông nghiệp bị giảm 20% , chỉ còn lại 1/2 chiều dài đường sắt và các phương tiện vận tải , tiền tệ lạm phát nghiêm trọng . Những khó khăn về kinh tế đã làm bùng nổ mâu thuẫn chính trị , xã hội.
  8. 7 Về chính trị- xã hội , đến đầu thế kỷ XX và trước thế chiến thứ nhất , Nga vẫn là nước theo chế độ quân chủ chuyên chế dưới sự cai trị của Nga hoàng Nikolai II . Sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản độc quyền và những quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa , sự kết hợp giữa hình thái kinh tế tiên tiến nhất và lạc hậu nhất đã làm cho nước Nga trở thành nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn : mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Nga với chế độ Nga hoàng , mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân , mâu thuẫn giữa các tộc người với nhau , mâu thuẫn giữa nước Nga với các nước đế quốc khác như Anh,Pháp,..Những mâu thuẫn trong lòng xã hội Nga là tiền đề quan trọng dẫn đến các cuộc cách mạng Nga đầu thế kỷ XX. Năm 1917 , cuộc cách mạng tháng Mười Nga nổ ra trở thành một sự kiện chính trị quan trọng ảnh hưởng tới toàn bộ lịch sử thế giới thế kỷ XX . Có thể nói, nước Nga đầu thế kỷ cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX có những biến đổi mạnh mẽ đặt ra hàng loạt vấn đề tinh thần như nước Nga lên đi theo con đường nào? Tôn giáo có vai trò như thế nào? Chính những đòi hỏi sôi sục của thời đại đã thúc đấy các triết gia Nga tìm tòi suy tư , sáng tạo để tìm ra con đường cho nước Nga , vận mệnh của nước Nga trong thời đại mới trong đó nổi bật có triết gia N.A.Berdyaev , người để lại nhiều tác phẩm và là một triết gia Nga có tầm vóc ảnh hưởng ở thế kỷ XX. 1.2 Những tiền đề lý luận ra đời tư tưởng của N.A.Berdyaev Berdyaev sinh ra trong gia đình quý tộc nên ông có điều kiện học triết học và thần học bài bản . Chính việc học tập và nghiên cứu này đã khiến cho ông tiếp thu nhiều di sản của các triết gia trong lịch sử triết học mà đó trở thành những tiền đề tư tưởng của ông , đó là Augustino, Kant , Nietzsche và Dostoevsky. Đầu tiên là Augustino, ông là một triết gia , thần học gia nổi tiếng trong lịch sử Kitô giáo . Augustino cho rằng con người có tự do ý chí song tự do ý chí là do Chúa ban cho . Điều này ảnh hưởng tới Berdyaev khi ông cũng là một người Kitô giáo và vấn đề tự do ý chí của con người là một chủ đề quan tâm chính yếu của ông trong sự nghiệp . Augustino cho rằng mọi thứ trong vũ trụ đều có có thiện, cái ác . Cả con người cũng vậy . Ông quan niệm , cái ác thực sự là sự vắng mặt của cái thiện , cũng như bóng tối là sự thiếu vắng ánh sáng . Cái ác mà chúng ta tìm thấy trong vũ trụ là do Chúa sắp đặt ở đây để tạo nên cái thiên trọn vẹn của vũ trụ . Berdyaev cũng quan niệm rằng vũ trụ có cả cái thiện và cái ác là điều đó là do Chúa sắp đặt . Augustino cũng nổi tiếng với quan niệm cho rằng con người thuộc về hai thế giới là thế giới trần thế và thế giới siêu trần thế mà ông gọi là “nước Trời” và “nước trần gian”.
  9. 8 Thứ hai là triết gia Immanuel Kant , triết gia duy tâm nổi tiếng của nước Đức. Ở nước Nga thế kỷ XIX , Kant trở thành một tâm điểm trong giới triết học , không ai học triết học mà không biết tới Kant , hình thành trường phái Kant tại Nga . Kant phân biệt vương quốc của tự do và vương quốc tự nhiên , điều này ảnh hưởng tới Berdyaev sau này khi ông phân biệt hai thế giới là thế giới tự nhiên và thế giới tinh thần . Tư tưởng của Kant về tự do và vai trò của chủ thể nhận thức cũng ảnh hưởng mạnh mẽ tới Berdyaev khi Berdyaev vô cùng coi trọng vai trò tự do và sáng tạo của chủ thể, của con người cá nhân . Tuy nhiên , Berdyaev khác biệt với Kant ở chỗ Kant đã đóng lại con đường nhận thức thế giới chân thực của hiện hữu bằng việc thừa nhận vật tự nó nên trong triết học của ông hầu như vắng bóng phạm trù tinh thần. Thứ ba là triết gia Friedrich Nietzsche , triết gia nổi tiếng của Đức thế kỷ XIX. Từ cuối thế kỷ XIX , tư tưởng của Nietzsche đã bắt đầu du nhập và có ảnh hưởng tại Nga . Nietzsche nhìn thấy sự khủng hoảng của con người phương Tây, sự khủng hoảng của giáo lý Kitô giáo . Theo ông , những lời giáo huấn đạo đức của giáo hội , những giáo lý Kitô giáo lúc đó đã cổ hủ , lạc hậu và mang đầy tính đạo đức giả . Berdyaev cũng bị ảnh hưởng bởi cái nhìn đó và từ đó mà Berdyaev cố gắng phục hồi Kitô giáo bằng cách kết hợp nó với những tư tưởng triết học đương thời mà nổi bật là triết học hiện sinh . Nietzsche cũng đặc biệt đề cao vai trò của con người cá nhân với tự do ý chí của mình , đó là triết lý siêu nhân mà Nietzsche tuyên bố để con người trở nên đích thực là chính mình , xây dựng chính mình khi mà mọi giá trị đã sụp đổ , con người cần xây dựng giá trị mới . Từ Nietzsche mà Berdyaev nhìn ra những vấn đề hệ trọng của con người như sự nguy hiểm của tự do như triết lý siêu nhân của Nietzsche , sự nô dịch con người từ những nhân tố bên ngoài khi con người đánh mất bản diện cá nhân của mình. Thứ tư là văn hào Nga F.Dostoevsky. Ngay từ nhỏ , Berdyaev đã đọc và chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi các tác phẩm của Dostoevsky . Berdyaev đã nhìn thấy chiều sâu của vấn đề bản diện cá nhân và số phận cá nhân ở Dostoevsky . Các nhân vật trong tiểu thuyết của Dostoevsky luôn sống và chịu đựng nỗi giày vò lương tâm và muốn vượt qua nỗi giày vò ấy, chính ở đó Berdyaev nhìn thấy bản chất lưỡng diện của con người, con người có cả thiện và ác . Trong các tác phẩm của Dostoevsky , sự nô lệ của con người hiện lên muôn màu muôn vẻ, kẻ thì nô lệ bởi đồng tiền , kẻ nô lệ bởi văn hóa ngoại lai , kẻ nô lệ ý chí kẻ khác và đặc biệt là kẻ nô lệ bởi ý chí quyền lực của chính mình . Chính những điều đó đã khiến cho Berdyaev quan tâm đến nô lệ và tự do của con người , chủ đề được Berdyaev bàn trong nhiều tác phẩm khác nhau . Một sự ảnh hưởng sâu đậm nữa của Dostoevsky tới Berdyaev đó chính là tư tưởng Kitô giáo . Huyền thoại về Viên đại pháp quan trong tác phẩm Anh em nhà Karamazov là một hình tượng
  10. 9 được Berdyaev rất chú ý và để lại ảnh hưởng sâu đậm trong tâm trí của Berdyaev . Viên đại pháp quan dụ dỗ con người bằng ba cám dỗ để tước đoạn tự do của con người , cho rằng con người chỉ cần lo ấm là đủ và không cần tự do , sợ hãi tự do . Đáng chú ý , cũng chính từ lời của Viên đại pháp quan lại toát lên toàn bộ tinh thần của Chúa Kitô , của Kitô giáo , đó là con người phải giành lấy tự do , con người chỉ là con người khi nó có tự do dù phải trả giá như thế nào đi nữa . Ở đây đã toát lên tinh thần của việc dám sống với tự do , với bản diện cá nhân đích thực của mình , đây là tư tưởng mà Berdyaev theo đuổi trong suốt sự nghiệp của mình , tư tưởng này cũng chính là tư tưởng đích thực của Kitô giáo thuở ban đầu. 1.3 N.A.Berdyaev: cuộc đời, tư tưởng và tác phẩm “Thế giới quan của Dostoevsky” 1.3.1 N.A.Berdyaev: cuộc đời và tư tưởng N.Berdyaev (1874-19480 là một trong những triết gia Nga kiệt xuất nhất thế kỷ XX . Ông sinh năm 1874 tại Kiev trong một gia đình quý tộc quân sự . Vào năm 1884, ông được gửi vào trường võ bị . Sau đó ông nhập học tại đại học Tổng hợp Kiev mang tên Thánh Vladimir , đầu tiên là ở khoa tự nhiên , sau đó chuyển sang khoa luật nhưng thu hút sự chú ý của ông nhiều hơn cả là triết học. Ông tham dự nghe các bài giảng của nhà giáo , nhà triết học và nhà logic học tài năng là G.I.Chelpanov . Vào thời sinh viên , Berdyaev ham mê nghiên cứu chủ nghĩa Marx , đến dự thính các câu lạc bộ dân chủ xã hội . Việc tham gia vào phong trào sinh viên đã để lại hệ quả : năm 1898 , ông bị đuổi khỏi đại học tổng hợp Kiev . Hơn nữa, khi đó ông bị giam một tháng , tại đây ông làm quen với các đại diện khác nhau của các nhánh trong phong trào đối lập Nga như A.Lunacharski , B.Savinov , B.Kistyakovski , A.Bogdonov,.. Do vậy, ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx chiếm ưu thế trong ngôi trường này. Song Berdyaev cùng với sự tự chủ về trí tuệ sớm hình thành đã bắt đầu tìm kiếm con đường độc đáo của mình trong chủ nghĩa Marx. Ông nhận được sự hiểu biết và giúp đỡ của các nhà tư tưởng khai phá khuynh hướng phê phán trong chủ nghĩa Marx ở Nga- cái gọi là các nhà Marxism hợp pháp như : P.B.Struve,
  11. 10 S.N.Bulgakov, S.L.Frank.Các tác phẩm đầu tay của Berdyaev với tư cách là một nhà triết học chính trị và xã hội (bài viết”A.F.Lange và triết học phê phán trong quan hệ với chủ nghĩa xã hội”,1899; cuốn sách “chủ nghĩa chủ quan và chủ nghĩa cá nhân trong triết học xã hội.Tiểu phẩm phê phán bàn về N.K.Mikhaylovski”,1901) đã trình bày các tư tưởng của chủ nghĩa Marx phê phán. Sau vài năm, vào năm 1904 , trên tạp chí “Con đường mới” đã xuất hiện các bài viết của Berdyaev , chúng cho thấy triết học Thiên Chúa giáo chiếm ưu thế trong thế giới quan của Berdyaev , thái độ của ông đối với chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa duy vật không còn đơn thuần mang tính chất phê phán mà còn mang tính chất tiêu cực. Vào các năm 1905-1906 , Berdyaev nghiên cứu nhiều triết học và tham gia các hoạt động báo chí . Cùng với S.N.Bulgakov , ông làm tổng biên tập tạp chí “Các vấn đề cuộc sống”. Ông viếng thăm Paris vào năm 1907-1908 . Trở lại Moscow năm 1908 , ông tiếp xúc với nhóm các nhà triết học Nga tập hợp xung quanh nhà xuất bản “Con đường” ( E.Trubexkoi, V.Ern, S.Bulgakov , Florenski…) Khi đó ông tham gia vào hợp tuyển “Những cái mốc”. Berdyaev cũng trở thành một trong những người sáng lập Hội triết học tôn giáo “Tưởng nhớ Vladimir Soloviev”. Các tư tưởng triết học của ông đã hình thành trong môi trường này . Mùa đông 1912-1913, Berdyaev sống ở Italy , ông viết cuốn Mục đích của sáng tạo . Cuốn sách rất quan trọng này được hoàn thành vào năm 1914 nhưng chỉ được công bố vào năm 1916. Cuốn sách “Mục đích của sáng tạo” tổng kết lại quá trình Berdyaev xem xét lại di sản triết học một cách sâu sắc . Ông nghiên cứu một cách căn bản triết học kinh điển Đức , phân tích tỉ mỉ triết học Kant và triết học Hegel . Ông mê tư tưởng của các nhà thần bí Đức M.Echart, Ya.Bohme . Có ảnh hưởng đến ông là các học thuyết triết học mới nhất khi đó , trước hết là triết học Nietzsche . Việc quan tâm đến các nguyên lý của triết học Nga đóng một vai trò quan trọng trong sáng tạo của Berdyaev . Ông xem xét một cách sâu sắc tất cả những gì tốt đẹp nhất trong triết học Nga . Sáng tạo của V.Soloviev có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất
  12. 11 đến Berdyaev ; một thời gian Berdyaev coi nhiệm vụ của mình là tiếp tục phát triển những tư tưởng độc đáo của Soloviev trên mảnh đất Nga . Khi đó một tư tưởng phổ biến trong triết học Nga là triết học vũ trụ , triết học toàn thống , tức triết học hợp nhất Chúa , con người và tự nhiên . Nắm bắt tư tưởng này, Berdyaev kiên định rằng con người cần phải nằm trong chính trung tâm của tồn tại , rằng cái có tính người, có nhân cách đem lại bản nguyên và nguồn gốc cho vũ trụ. Vào năm 1917 , Berdyaev lúc đầu đã chào đón cách mạng . Nhưng, ông dần dần hiểu cách mạng sẽ đem lại bi kịch nào cho số phận nước Nga . Ông tiên đoán địa ngục có thể xuất hiện trên mảnh đất Nga . Sau cách mạng, Berdyaev có khả năng làm việc tại Nga . Vào năm 1918 , ông viết cuốn sách “Triết học của bất bình đẳng, Những bức thư gửi cho kẻ thù của triết học xã hội” nhưng nó không được xuất hiện ở Nga mà xuất bản ở Berlin vào năm 1923 . Cũng vào năm này , ông tham gia vào việc sáng lập Viện Văn hóa tâm linh Tự do . Tại đây , ông đọc các bài giảng về triết học lịch sử , tiến hành thảo luận về Dostoevsky . Ông được bầu làm giáo sư khoa lịch sử ngôn ngữ học năm 1920 . Năm 1921 , ông bị bắt và tra hỏi . Năm 1922 , ông bị trục xuất rời khỏi nước Nga. Thời gian ở nước ngoài , Bẻrdyaev công bố hàng loạt tác phẩm . Đó là “Triết học hòa bình” (Berlin ,1923), “Mục đích của lịch sử. Kinh nghiệm triết học về số phận loài người” (Berlin ,1923) , “Thế giới quan của Dostoevsky” (Praha ,1923) , “Về sứ mệnh của con người. Kinh nghiệm đạo đức học nghịch lý” (1931) , “Về nô lệ và tự do của con người. Kinh nghiệm triết học nhân cách chủ nghĩa” (1939) , “Kinh nghiệm siêu hình học tận thế luận. Sáng tạo và khách quan hóa” (1947) . Một số tác phẩm của ông được công bố sau khi ông mất(“ Biện chứng hiện sinh của cái thần thánh và cái có tính người”(Paris ,1952), Chân lý và mặc khải(Paris ,1954). Năm 1922 , do không ủng hộ cách mạng , nhìn thấy những nguy cơ đen tối của cách mạng , Berdyaev bị trục xuất khỏi nước Nga trên con tàu triết học chở hàng loạt danh nhân , nhà tư tưởng văn hóa Nga ra nước ngoài . Đó là bi
  13. 12 kịch của họ và của Berdyaev . Từ đó, ông luôn nhớ về tổ quốc , viết nhiều về nước Nga . Ngay sau thế chiến thứ hai , vào năm 1946, Berdyaev công bố cuốn sách “Tư tưởng Nga”. Những sai lầm cơ bản của tư tưởng Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX được ông phân tích mổ sẻ . Đồng thời ông cũng nghiên cứu nhiều triết học phương Tây hiện đại , các khuynh hướng cơ bản của nó . Berdyaev là một nhà nghiên cứu có phê phán . Tất cả các trào lưu triết học thống trị khi đó đều được ông phân tích kỹ lưỡng như hiện tượng học Husserl và Scheler , triết học Heidegger , bản thể luận của Nikolai Hartman . Nhưng , vì bản thân Berdyaev là một nhà triết học tôn giáo nên các triết gia như J.Maritain , E.Mounier, H.Marcel , K.Barth tức các đại diện của các phân nhánh tư tưởng triết học tôn giáo phương Tây khác nhau thu hút sự chú ý quan tâm đặc biệt của Berdyaev. Ông giao tiếp thường xuyên với họ và trở thành một nhà triết học Nga nổi tiếng nhất ở nước ngoài. Ông bị lãng quên và nguyền rủa tại nước Nga khi ông còn sống . Năm 1948, Berdyaev mất ở ngoại ô Paris. Sự nghiệp sáng tạo của Berdyaev phản ánh sâu sắc sự hòa nhập của tinh thần Nga với tinh thần chung của triết học phương Tây hiện đại . Những tư tưởng cách tân của Berdyaev phải nói tới tác phẩm đầu tay chiếm vị trí quan trọng trọng sự nghiệp sáng tạo của ông và đối với cả nền triết học phương tây hiện đại- đó là tác phẩm “Triết học của tự do”. Tác phẩm này mang đậm sắc thái tiên tri . “Tất cả đều thừa nhận rằng triết học đang trải qua khủng hoảng nặng nề..Niềm tin vào triết học đã bị đánh mất”[3,tr17]. Luận điểm này đã không còn là mới mẻ cùng thời nhưng những luận giải về thực chất nguồn gốc của sự khủng hoảng triết học của ông là độc đáo và sâu sắc : “Toàn bộ triết học hiện đại- kết quả tối hậu của toàn bộ triết học cận-hiện đại-rõ ràng đã bộc lộ sự bất lực chết người trong việc nhận thức tồn tại , trong việc hợp nhất với tồn tại của chủ thể nhận thức. Thậm chí còn đi tới chỗ thủ tiêu tồn tại..đã đẩy chủ thể nhận thức vào vương quốc của những bóng ma . Nhận thức luận phê phán đã bắt đầu kiểm tra thẩm quyền của nhận thức và đi đến kết luận cho rằng , nhận thức không có quyển gắn chủ thể đang nhận thức với khách thể của nhận thức , với
  14. 13 tồn tại . Cảm nhận duy thực về tồn tại và thái độ duy thực với tồn tại là thiên đàng đã bị đánh mất . Tất nhiên là không có con đường triết học để trở về với thiên đàng”[3,tr18]. Vào đầu thế kỷ XX , các khuynh hướng nhận thức luận đang chiếm ưu thế trong triết học phương Tây còn các vấn đề khác đều không phải là trọng tâm , nó chỉ quan tâm đến con người với tư cách là đối tượng nhận thức chứ bản chất con người là gì thì không đặt ra trả lời , Berdyaev cho rằng sở dĩ xảy ra hiện tượng này là do sự ảnh hưởng và chiếm ưu thế của triết học Kant và chủ nghĩa Kant mới . Ông phê phán triết học Kant : “Kant là người biểu thị thiên tài căn bệnh nan y trong tồn tại người , về mặt triết học ông tạo dựng sự tách tời chết người với các cội rễ và các gốc rễ của tồn tại . Triết học Kant để con người đối diện với vực thẳm trống rỗng , dành cho con người quyền tự mình tái tạo tồn tại đã bị đánh mất ngoài chủ ý của mình . Chỉ có con người cô độc, con người sống ẩn dật , biệt lập mới có thể và cần phải sáng tạo ra thứ triết học như triết học Kant”[3,tr36]. Không chỉ thế , theo Berdyaev, nguy hiểm nhất là triết học đã đánh mất cội nguồn tôn giáo(đạo đức) của mình . Ông viết: “Căn bệnh của triết học hiện đại là căn bệnh về dinh dưỡng . Các nguồn dinh dưỡng của nó đã bị đánh mất , do vậy tư duy triết học trở nên héo hon..Tôn giáo là cơ sở sống còn của triết học , tôn giáo nuôi dưỡng triết học bằng tồn tại hiện thực”[3,tr20-21] Bên cạnh sự khủng hoảng của triết học , theo Berdyaev điều đó cũng cho thấy sự khủng hoảng của loài người : Sự khủng hoảng nặng nề của loài người hiện đại gắn liền với lối thoát nan giản khỏi thời đại tâm lý , thời đại của chủ nghĩa duy chủ quan , của chủ nghĩa duy cá nhân khép kín..Sự nô dịch của chủ nghĩa thực chứng và của lí luận môi trường xã hội gây nên nỗi khiếp đảm về tính tất yếu, sự bắt buộc cá nhân phục tùng một cách vô nghĩa cho mục đích của loài. Loài người bắt con người phục tùng bản thân một cách mù quáng , bắt nó làm nô lệ cho các mục đích của mình . Như vậy , Berdyaev nhận thấy sự khủng hoảng của loài người với tư cách là khủng hoảng của lịch sử là ở chỗ chủ nghĩa
  15. 14 khách quan giả dối đã đàn áp con người . Thời đại của những cái tôi tâm lý , cái tôi chủ quan là sự phản ứng với thực tế đó vì nó đang nô dịch con người. Một tác phẩm quan trọng và thú vị nữa trong sự sáng tạo của Berdyaev là tác phẩm “Mục đích của sáng tạo.Kinh nghiệm minh biện cho con người”(công bố 1816). Ông nhận thấy thực tế là: “Tinh thần con người đang bị cầm tù . Tôi gọi sự cầm tù này là thế giới , là thực tại , là tính tất yếu của thế giới. thế giới không phải là vũ trụ, nó là trạng thái bị chia cắt và thù địch của vũ trụ..con đường chân chính là con đường giải phóng tinh thần khỏi “thế giới”..là sự vận động bên trong tinh thần chứ không phải ở bên trong thế giới”[14,tr488]. Để thoát khỏi tình trạng này theo Berdyaev cần phải sáng tạo : Sáng tạo là lối thoát , là chiến thắng…sự sáng tạo cần đánh bại nỗi sợ hãi , nỗi đau , sự bạc nhược , sự diệt vọng . Ở đây con người phải là trung tâm , là biện nhân luận chứ không phải là biện thần luận , người ta biện minh quá nhiều cho Chúa , nay đã tới lúc biện minh cho con người. Theo Berdyaev, khởi đầu cho sự cải biến tinh thần này là việc biến triết học thành hành vi sáng tạo mà trở ngại của nó là những quan niệm đã lỗi thời về triết học đó là muốn biết triết học thành một khoa học . Theo Berdyaev, khoa học không thể trở thành đối tượng lý tưởng của triết học vì khoa học không phải là sự sáng tạo mà là sự vâng lời , bản chất của nó không phải là tự do mà là tính tất yếu trong khi bản chất triết học là tự do. Theo Berdyaev, triết học sáng tạo là phải giống Platon , đó là không phải đặt các phạm trù hay nhận thức mà tình yêu mới ở trung tâm trong triết lý của ông . Chỉ có tình yêu mới mở ra những tiềm năng của sáng tạo tinh thần. Từ việc phê phán các khuynh hướng triết học phương Tây hiện đại, Berdyaev tự đi một con đường triết học riêng của mình là triết học hiện sinh cá biệt luận với khái niệm chung tâm là bản diện cá nhân (hay nhân cách) . Ông bàn về con người ,xem nó là một tiểu vũ trụ với cá tính riêng biệt . Ông tin vào tính hiện thực tiên khởi của tinh thần , hiện thực ấy được phản ánh lại thông qua các biểu tượng và kí hiệu của thế giới bên ngoài vẫn được người ta xem là “hiện thực khách quan” của thế giới tự nhiên và lịch sử nhưng với ông đó chỉ là hiện
  16. 15 thực thứ cấp . Berdyaev cho rằng con người đồng thời thuộc về hai thế giới : thế giới tinh thần và thế giới tự nhiên và bản diện cá nhân là thuộc thế giới tinh .Berdyaev cho rằng bản diện cá nhân là tự do và độc lập của con người trong mối quan hệ với thiên nhiên , với xã hội song nó không phải là tự khẳng định vị kỷ mà còn ngược lại , nó dịch chuyển những giá trị chung khách quan như xã hội , nhà nước , dân tộc , tập thể sang giá trị của bản diện cá nhân . Bản diện cá nhân không phải thói vị kỷ vì thói vị kỉ nó khép kín vào bản thân mình trong khi bản diện cá nhân đi điến những bản diện cá nhân khác trong mối quan hệ tương thông cộng- đồng nhưng không ngoại hiện hóa và khách quan hóa . Berdyaev cho rằng không thể có bản diện cá nhân nếu không có tồn tại đứng cao hơn nó. Bản diện cá nhân phải được tư duy không phụ thuộc vào dòng tộc mà ở trong mối quan hệ và giao lưu với bản diện cá nhân khác , với thế giới và với Thượng Đế . Bản diện cá nhân mang tính giá trị luận và trở thành bản diện cá nhân là nhiệm vụ của con người . Bản diện cá nhân không sinh ra từ cha mẹ như cá thể mà Thượng Đế sáng tạo ra nó và nó tự sáng tạo ra bản thân mình . Bản diện cá nhân trong mối quan hệ với Thượng Đế-như một bản diện cá nhân khác mong mỏi con người-bản diện cá nhân đáp lại lời hiệu triệu của Ngài và Ngài có thể giao lưu tình yêu với nó . Thượng Đế bộc lộ mình trong thế giới tinh thần con người nhưng không cai quản thế gian như một quân vương mà nó phải tự phát triển và không hoàn tất: “Bản diện cá nhân là không hoàn tất , nó phải thực hịện bản thân mình , đây là nhiệm vụ vĩ đại đặt ra cho con người , nhiệm vụ thực hiện hình tượng và tương đồng với Thượng Đế , dung nạp cái phổ quát , sự đầy đủ vào trong bản thân mình dưới hình thức cá biệt . Bản diện cá nhân sáng tạo ra bản thân mình trong suốt cuộc đời”[2,tr368]. Vì thế , bản diện cá nhân là những bản diện khác biệt , đơn nhất, không lặp lại và nó là ngoại lệ , không mang tính quy luật..Và để bản diện cá nhân có thể đáp ứng lời hiệu triệu của Thượng Đế , con người phải sáng tạo mà sáng tạo là một hành vi tự do vượt ra ngoài tồn tại và mang tính thần thánh . Vì vậy , hành vi sáng tạo của con người là tự bộc lộ trong tính đầy đủ của cuộc sống thần thánh mà tính thần thánh ở đây
  17. 16 theo ông là tính chất Kitô : “Sáng tạo chân chính của con người có tính chất Kitô ,mặc dù trong ý thức điều này không được bộc lộ ra. Chủ nghĩa nhân văn không hiểu được chiều sâu ấy của vấn đề sáng tạo , nó vẫn ở trong tính thứ cấp”[2,tr385] Có thể thấy, tư tưởng triết học của Berdyaev có nhiều điểm độc đáo , ông học tập , tiếp thu kế thừa và có phê phán nhiều trường phái triết học trong lịch sử cũng như đương thời để hình thành tư tưởng triết học cho riêng mình. 1.3.2. Tác phẩm “Thế giới quan của Dostoevsky” 1.3.2.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Dostoevsky Fedor Dostoevsky(1821-1881) là nhà văn , nhà tư tưởng nổi tiếng người Nga. Dostoevsky sinh ra trong một gia đình quý tộc tại Moscow năm 1821 song gia đình ngày càng sa sút . Ngay từ nhỏ ông đã được trao truyền tình yêu văn chương từ người mẹ , ông say mê đọc Puskin, Gogol, Sharespare, Hugo . Lớn lên ông theo học Cao đẳng theo yêu cầu gia đình song khi cha qua đời, ông đã bỏ học và quyết tâm theo nghiệp văn chương. Năm 1846 , ông cho ra mắt liền nhau hai tác phẩm đầu tay là “Những người nghèo” và “Kẻ song trùng”. Hai tác phẩm lập tức đưa Dostoevsky trở thành một ngôi sao mới trên văn đàn Nga lúc đó . Sau đó ông tiếp tục viết báo để kiếm sống và ông viết nhiều truyện ngắn, truyện vừa như “Bà chủ” , “Trái tim yếu đuối”, “Những đêm trắng”, các tác phẩm này được cho là mang màu sắc lãng mạn không tưởng. Bên cạnh viết văn , Dostoevsky còn tham gia một số hoạt động chính trị , ông khao khát hành động biến lý tưởng xã hội của mình thành hiện thực . Lúc đó , ở nước Nga chịu ảnh hưởng bởi các cuộc cách mạng ở châu Âu cộng với phong trào nông dân Nga đang phát triển khiến cho tầng lớp trí thức Nga đang tìm tòi những tư tưởng , những con đường nhằm trả lời cho câu hỏi tương lai của nước Nga sẽ như thế nào. Dostoevsky kết giao với nhóm Petrashevski nhằm mưu toan khởi nghĩa vũ trang giành lấy những quyền tự do dân chủ nhưng đến năm 1849 thì cả nhóm bị bắt . Tưởng như tất cả sẽ bị xử tử thì đến phút cuối cùng , Sa hoàng hạ lệnh chuyển thành hình phạt bị lưu đày biệt sứ . Sau 4 năm sống với thân phận tù tội lưu đày ở Xibia rồi ông tiếp tục bị điều vào quân đội mãi đến 1859 mới được xuất ngũ vì ốm yếu bệnh tật . Tháng 12 năm đó , ông trở lại
  18. 17 Peteburg . Đây là một giai đoạn đặc biệt để lại ấn tượng sâu đậm trong cuộc đời ông , trong ông luôn in đậm ký ức về mấy nghìn ngày bị đày ải khốn cùng , về bao người đã gặp gỡ , quen biết, tìm hiểu về ngục tù nơi heo hút xa xôi . Ở đây, ông đã có một vốn hiểu biết phong phú làm cứ liệu cho ông suy nghĩ về bản chất và những khả năng của con người , nguồn gốc của cái ác , quan hệ giữa môi trường và nhân cách , giữa tự do và trách nhiệm của con người . Trở lại Peteburg trong lòng ông trĩu nặng suy tư về con người Nga , xã hội Nga , vận mệnh nước Nga . Năm 1860 , ông viết tác phẩm Bút kí từ nhà chết , tác phẩm này gây chấn động dư luận Nga thời đó , nó miêu tả các trại tù nước Nga thời đó như một địa ngục giữa trần gian làm tha hóa bản chất của con người . Những người ở đây đều trải qua thân phân phận ngựa trâu khốn cùng do hoàn cảnh ép buộc nên họ buộc phải đứng lên chống lại tầng lớp thống trị . Càng đau xót hơn nữa là những người bị tù đày đa phần là biết đọc biết viết trong khi đa số nhân dân Nga bấy giờ mù chữ . Ở trại lưu đày , họ chăm chỉ lao động, thông minh sáng tạo , giàu tình thân ái . Ở cái địa ngục đó , cai trị họ là lũ quan cai trị tham lam độc ác hết sức tàn bạo đến mức việc giày xéo con người trở thành một đam mê bệnh hoạn. Tuy nhiên trong tầng lớp bị tù đày họ cũng có những trường hợp khiến ta phải giật mình như tên tội phạm Gađin , hắn đặc biệt thích bắt cóc trẻ con, đem ra nơi khuất vắng chặt sẻ thành nhiều mảnh . Trước hiện tượng bệnh hoạn đó, Dostoevsky đưa ra một suy ngẫm sâu sa về bản chất con người: “Ở hầu hết mỗi con người thời nay , ngay từ trong bào thai đã có đặc tính của tên đao phủ”[10,tr364]. Hè năm 1862 , Dostoevsky thực hiện chuyến viễn du đầu tiên sang châu Âu. Kết quả của nó là ông viết một tiểu luận triết học dưới hình thức bút ký “Ghi chép mùa đông về những cảm tưởng mùa hè”(1863) . Ông tập trung quan sát hai thành phố lớn là Paris và London , ông nhận định: “Nền văn minh châu Âu đã đi vào ngõ cụt , nó đã phản bội lý tưởng cao đẹp mà chính nó đề xướng , nó bóc lột thậm tệ giai cấp cần lao để đem lại lợi ích cho một thiểu số nhỏ…ấy là lối sống
  19. 18 vị kỷ , “mỗi người vì mình , Thượng Đế vì tất cả”; sự giải phóng cá nhân ở đây chỉ dẫn đến sự cô đơn , tha hóa và thui chột nhân cách con người”[12,tr195] Từ đó mà ông cho rằng con đường của nước Nga khác với Tây Âu , ở Nga lí tưởng bác ái của Đức Kitô vẫn sáng chói trong tâm thức dân tộc , chế độ xã hội hay quan hệ cá nhân-tập thể đều phải dựa trên cơ sở tình yêu và tự do. Cũng trong năm 1863 , mấy tháng sau khi Dostoevsky công bố tác phẩm “Ghi chép mùa đông về những cảm tưởng mùa hè” , Chernyshevski viết tiểu thuyết Làm gì? trình bày cương lĩnh cải tạo xã hội , xây dựng con người mới của ông và vẽ lên bức tranh tốt đẹp về tương lai tươi sáng của nhân loại . Dostoevsky lập tức tranh luận lại với tác phẩm này bằng tác phẩm “Ghi chép dưới hầm” trong đó vấn đề tự do của con người trở thành trung tâm tư tưởng và tác phẩm này được coi là mầm mống cho toàn bộ tư tưởng nhân học của Dostoevsky thể hiện trong những kiệt tác cuối đời của ông . Dostoevsky nhìn thấy ở Chernyshevski màu sắc của một nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng châu Âu , học thuyết mà Dostoevsky đã biết và có chịu ảnh hưởng phần nào từ chúng nhưng ông nhận ra nó không ổn trước đó rồi . Tiểu thuyết Làm gì? có ý định xây dựng cái “lâu đài bằng pha lê” nơi loài người trong tương lai sẽ sống , lao động và hưởng thụ một cách tập thể , có những thông số cơ bản chung dành cho tất cả mọi người mà với Dostoevsky cuộc sống ở đấy còn đáng ghét hơn nhà tù khổ sai . Cách giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội như thế là không thể chấp nhận được, cá nhân ở đây thực chất đã bị xóa bỏ , chỉ còn lại những cá thể được nhân bản vô tính . Đặc điểm chung của các mô hình xã hội không tưởng là nó xây dựng mô hình bất biến , quy định từng li từng tí một , duy lý hóa triệt để nhằm tránh mọi mâu thuẫn mà ông gọi nó là học thuyết tổ kiến , là”chủ nghĩa bầy đàn”. Trong “Ghi chép dưới hầm” , Dostoevsky có nhiều đoạn khẳng định quan niệm này: “Chính những ảo mộng , chính cái ngu xuẩn đê tiện nhất là cái hắn muốn giữ lại cho mình , cốt chỉ để khẳng định rằng con người dù sao vẫn là con người chứ không phải những phím dương cầm mà quy luật tự nhiên muốn dạo tay chơi sao thì tùy thích”[7,tr51]. Nhân vật trong “Ghi chép dưới hầm” đưa
  20. 19 ra ba mô hình biểu tượng về tổ chức xã hội loài người là “tổ kiến”, “chuồng gà” và “lâu đài pha lê”. Tổ kiến thì đương nhiên không chấp nhận nhưng lâu đài pha lê thì cũng không ưng vì lâu đài pha lê nó ban cái quy chế vĩnh cửu ở đó không ai được phép thay đổi cái gì cả , trong đó mọi người đều hạnh phúc và phải hạnh phúc , không ai được phép đau khổ , thực chất nó cũng là một tổ kiến , tổ kiến được cải tạo vì thực chất trong đó không có tự do . Hắn nói nếu chẳng còn gì tốt hơn thì chọn chuồng gà , nó là nơi có thể qua đêm , tránh mưa , một cái gì đó tạm thời, có thể phá đi làm lại , tức là có thể tự do , khát vọng được độc lập: “chính vì là con người , cho dù hắn là ai , bao giờ và ở đâu , đều khao khát hành động theo ý muốn chứ không theo mệnh lệnh…Con người chỉ cần một thứ dục vọng duy nhất là dục vọng độc lập , bất chấp cái độc lập ấy đáng giá thế nào và dẫn tới hậu quả thế nào”[7,tr44]. Vấn đề mấu chốt ở đây là tự do cá nhân , tính chủ động và quyền tự chủ của con người , con người phải là một giá trị tự thân và vô điều kiện nên phải được phát triển tối đa . Hạnh phúc là tự con người chứ không thể ban phát và cưỡng bức hạnh phúc . Có thể khẳng định , với ông tự do là bản chất con người , tước đoạt tự do là tước đoạt nhân tính của con người-đó là luận điểm trung tâm trong nhân học của Dostoevsky . Việc đòi hỏi tự do tối đa sẽ đưa con người không có lý tưởng đến con đường nô lệ của chính mình . Tự do sẽ là ảo tưởng bởi vì mọi hành vi của con người đều bị ảnh hưởng bởi cái nhìn của người khác , tự do sẽ là nguy hại nếu nó muốn độc lập tuyệt đối , con người ấy sẽ gạt bỏ một cách tàn nhẫn món quà cao quý mà cuộc đời đem lại cho nó –tình yêu . Tự do phải là tự do trong chân lý nếu không cũng sẽ thủ tiêu con người . Tự do là khó khăn nhưng nó mới xứng đáng với phẩm giá của con người. Trong khoảng 16 năm cuối đời , Dostoevsky đã viết lên những cuốn tiểu thuyết triết lý bất hủ của nhân loại : “Tội ác và trừng phạt”, “Chàng ngốc”, “Lũ người quỷ ám”, “Đầu xanh tuổi trẻ” , “Anh em nhà Karamazov”. Tất cả các tác phẩm này, với khả năng phân tích tâm lý nhân vật tài tình đều vẫn chỉ là ngoại vi thế giới nghệ thuật của Dostoevsky . Phạm Vĩnh Cư viết : “ở Dostoevsky , phân
nguon tai.lieu . vn