Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM ------------------------- NGUYỄN HỒNG THẮM Tên đề tài: KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM SUSHI CÁ HỒI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU TRUNG SƠN HƯNG YÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Công nghệ thực phẩm Khoa : CNSH - CNTP Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên – năm 2019
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM ------------------------- NGUYỄN HỒNG THẮM Tên đề tài: KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM SUSHI CÁ HỒI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU TRUNG SƠN HƯNG YÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Công nghệ thực phẩm Khoa : CNSH - CNTP Lớp : K47 - CNTP Khóa học : 2015 - 2019 Họ tên người hướng dẫn : 1.ThS. Nguyễn Văn Bình 2. Phùng Thị Quế Anh Thái Nguyên – năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Công Nghệ sinh học và Công Nghệ thực phẩm, cùng toàn thể quý thầy cô giáo trong khoa Công Nghệ sinh học và Công Nghệ thực phẩm đã giảng dạy, hướng dẫn em có được kiến thức như ngày hôm nay. Em cũng xin đặc biệt cảm ơn ThS. Nguyễn Văn Bình. Trong thời gian thực hiện đề tài tuy ngắn nhưng thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, những bài học bổ ích đó đã giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin gửi lời cám ơn Phó phòng QC Phùng Thị Quế Anh đã trực tiếp hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập, giúp em hoàn thành khóa luận. Cuối cùng em xin được cám ơn cô, chú, anh chị làm việc tại Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên, gia đình và các bạn sinh viên lớp K47-CNTP đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện, động viên cho tôi để hoàn thành đề tài. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên,ngày..tháng 5 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Hồng Thắm
  4. ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Các loài cá hồi ................................................................................ 21 Bảng 2.2: Hàm lượng chất dinh dưỡng trong 100g cá hồi.............................. 22 Bảng 2.3: So sánh chất dinh dưỡng cá hồi nuôi và cá hồi tự nhiên ................ 22 Bảng 2.4:Bảng thành phần các acidamin của cá hồi ....................................... 23 Bảng 2.5: Thành phần các acid béo của cá hồi ............................................... 24 Bảng 4.1: Tiêu chuẩn nước uống (TCVN 5501-1991) ................................... 34 Bảng 4.2: Tiêu chuẩn muối ăn trong chế biến ................................................ 35 Bảng 4.3: Chất lượng cảm quan của sản phẩm ............................................... 48 Bảng 4.4: Tiêu chuẩn vi sinh của sản phẩm .................................................... 49
  5. iii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Logo công ty Trung Sơn ................................................................... 3 Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty .................................................... 6 Hình 2.3: Sơ đồ mặt bằng công ty................................................................... 10 Hình 2.4: Cấu tạo bên ngoài của con cá hồi .................................................. 20 Hình 3.1: Bảng màu đánh giá chọn mặt hàng ................................................. 31 Hình 4.1: Sơ đồ quy trình sản xuất sushi cá hồi ............................................. 32 Hình 4.2: Fillet cá hồi...................................................................................... 38 Hình 4.3: Cách nhổ xương .............................................................................. 39 Hình 4.4: Máy hút chân không........................................................................ 45 Hình 4.5: Máy rà kim loại ............................................................................... 47
  6. iv DANH MỤC VIẾT TẮT TNHH : Trách nhiệm hữu hạn SX : Sản xuất XD : Xây dựng TM : Thương mại CBCNV : Cán bộ công nhân viên NL : Nguyên liệu TP : Thành phẩm BTP : Bán thành phẩm NSX : Ngày sản xuất HSD : Hạn sử dụng PXSX : Phân xưởng sản xuất 5S : Sàng lọc – Sắp xếp – Sạch sẽ – Săn sóc – Sẵn sàng CCP : Critical Control Point (Điểm kiểm soát tới hạn) E.coli : Escherichia Coli GMP : Good Manufacturing Practices (Hướng dẫn thực hành sản xuất tốt) GMP : Good Manufacturing Practies (Thực hành sản xuất tốt) HACCP : Hazard Analysis and Critical Control Point ISO : International Organization for Standardization (Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa) QA : Quality Assurance (Đảm bảo chất lượng) QC : Quality Control (Kiểm soát chất lượng) PLC : Programmable Logic Controller (Thiết bị điều khiển lập trình) TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 2 DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu của đề tài ...................................................................................... 1 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.3 Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2 1.3.1 Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 2 1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn ............................................................................ 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 3 2.1 Giới thiệu về Công ty .................................................................................. 3 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ........................................... 3 2.1.2 Tổ chức bộ máy của công ty .................................................................... 6 2.1.2.1 Nhiệm vụ chức năng của các bộ phận................................................... 6 2.1.3 Hệ thống an toàn lao động và vệ sinh .................................................... 11 2.1.3.1 Quy định an toàn lao động .................................................................. 11 2.1.3.2 Quy định vệ sinh trong phân xưởng sản xuất và vệ sinh các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm............................................................................................. 11 2.1.4 Hệ thống quản lý chất lượng của công ty .............................................. 18 2.2 Tổng quan về cá hồi .................................................................................. 20 2.2.1 Đặc điểm sinh học .................................................................................. 21 2.2.2 Gía trị dinh dưỡng .................................................................................. 22 2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá hồi trong và ngoài nước ....................... 24
  8. vi 2.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá hồi trong nước................................... 24 2.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá hồi trên thế giới................................. 27 PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 29 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 29 3.1.1 Đối tượng ............................................................................................... 29 3.1.2 Phạm vi ................................................................................................... 29 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................ 29 3.2.1 Địa điểm ................................................................................................. 29 3.2.2 Thời gian tiến hành ................................................................................ 29 3.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 29 3.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 29 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 32 4.1 Quy trình sản xuất sản phẩm sushi cá hồi ................................................. 32 4.1.1 Sơ đồ quy trình sản xuất sushi cá hồi ..................................................... 32 4.1.2 Thuyết minh quy trình ............................................................................ 33 4.1.2.1 Nguyên liệu ......................................................................................... 33 4.1.2.2 Rã đông ............................................................................................... 35 4.1.2.3 Rửa, sát trùng ...................................................................................... 36 4.1.2.4 Fillet, chỉnh hình ................................................................................. 37 4.1.2.5 Nhổ xương ........................................................................................... 39 4.1.2.6 Cắt ....................................................................................................... 40 4.1.2.7 Bao gói ................................................................................................ 40 4.1.2.8 Bảo quản.............................................................................................. 41 4.2 Kết quả khảo sát một số công đoạn trong sản xuất ................................... 41 4.2.1 Kết quả khảo sát công đoạn rã đông ...................................................... 41 4.2.1.1 Mục đích.............................................................................................. 41 4.2.1.2 Những biến đổi xảy ra trong chế biến ................................................. 41
  9. vii 4.2.1.3 Những sự cố thường xảy ra ................................................................. 42 4.2.1.4 Cách khắc phục sự cố .......................................................................... 42 4.2.2 Kết quả khảo sát công đoạn Fillet, chỉnh hình ....................................... 42 4.2.2.1 Mục đích.............................................................................................. 42 4.2.2.2 Những biến đổi xảy ra trong chế biến ................................................. 42 4.2.2.3 Những sự cố thường xảy ra ................................................................. 42 4.2.2.4 Cách khắc phục sự cố .......................................................................... 43 4.2.3 Kết quả khảo sát công đoạn bảo quản .................................................... 43 4.2.3.1 Mục đích.............................................................................................. 43 4.2.3.2 Những biến đổi xảy ra trong chế biến ................................................. 43 4.2.3.3 Những sự cố thường xảy ra ................................................................. 45 4.2.3.4 Cách khắc phục sự cố .......................................................................... 45 4.3 Kết quả khảo sát hệ thống thiết bị trong dây chuyền sản xuất ................. 45 4.3.1 Máy hút chân không ............................................................................... 45 4.3.1.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động .......................................................... 46 4.3.2 Máy rà kim loại ...................................................................................... 47 4.3.1.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động .......................................................... 47 4.4 Kết quả khảo sát phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm ................. 48 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................... 50 5.1 Kết luận ..................................................................................................... 50 5.2 Kiến nghị ................................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 51
  10. 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Nhắc đến thủy sản là chúng ta nhắc đến một loại thực phẩm mang giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người…protein trong thủy sản thuộc loại protein hoàn hảo có đầy đủ các axit amin không thay thế, lipide của thủy sản phần lớn là các acid béo không no, chứa nhiều Vitamin A, D… cũng chính vì lí do đó mà nó đã trở thành một phần quan trọng trong khẩu phần ăn của các nước trên thế giới. Trong đó cá hồi được biết đến như là một trong những loại thủy sản có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, đặc biệt thịt cá hồi có chứa tỷ lệ cao axit béo không no có nhiều nối đôi như DHA (Docosahexaenoic Acid), EPA (Eicosapentaenoic Acid) còn được gọi là axit omega-3. Nhiều bằng chứng nghiên cứu chỉ ra rằng các axit này có lợi cho sức khỏe. Thực phẩm ăn liền liên tục phát triển một cách mạnh mẽ trong cộng đồng. Trong khi các sản phẩm đồ hộp, nướng, xông khói từ cá hồi như cá hồi xông khói, cá hồi tẩm vị, cá hồi hấp vị đóng hộp …ngày càng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng, thì sản phẩm sushi cá hồi đang trên đà phát triển được toàn thế giới đón nhận một cách tích cực đặc biệt là Nhật Bản. "Sushi cá hồi" là "một món ăn nổi tiếng của Nhật Bản" được người dân trên khắp thề giới biết đến và yêu thích. Không chỉ là một món ăn đơn thuần, sushi còn được xem như một biểu tượng của đất nước Nhật Bản, ẩn chứa giá trị văn hóa Nhật. Để hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất sushi cá hồi, em tiến hành đề tài: “ Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm sushi cá hồi tại công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên ”. 1.2 Mục tiêu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất sushi cá hồi tại công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên.
  11. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Khảo sát quy trình sản xuất sushi cá hồi - Khảo sát công đoạn rã đông - Khảo sát công đoạn fillet, chỉnh hình - Khảo sát công đoạn bảo quản - Khảo sát phương pháp đánh giá chất lượng nguyên liệu 1.3 Ý nghĩa của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa khoa học - Giúp sinh viên bổ sung thêm kiến thức thực tiễn quan trọng cho lý thuyết đã học, có thêm kinh nghiệm và tiếp cận với công tác sản xuất để phục vụ cho việc học tập và làm việc sau này. -Tìm hiểu những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, qua đó tìm hiểu góp phần cải tiến sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm. - Nâng cao các kỹ năng làm việc nhóm, làm việc có tổ chức, khuôn khổ, giờ giấc... 1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn - Hiểu rõ quy trình sản xuất sushi cá hồi ở nhà máy - Hiểu được các thông số kỹ thuật và cách vận hành các thiết bị trong sản xuất - Bổ sung cho sinh viên thêm kiến thức và thực hành, thực tế trong nhà máy - Kinh nghiệm xin việc của sinh viên sau khi ra trường
  12. 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Giới thiệu về Công ty Tên công ty: Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên Địa chỉ: Thị trấn Như Quỳnh, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên Điện thoại: (+84-8) 38298114 (+84-8) 38226012 Email: kdct@trungson.com.vn 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty[7] Hình 2.1: Logo công ty Trung Sơn - Công ty TNHH – SX – XD –TM Trung Sơn thành lập tháng 12/1993, hoạt động chủ yếu tập trung vào Thương mại và xuất khẩu với thị trường Nga. - Năm 1997, công ty mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh và chế biến thủy sản phục vụ xuất khẩu. - Cuối năm 1997 đầu năm 1998 xây dựng nhà máy chế biến thủy sản đầu tiên. Quy mô 400 công nhân.
  13. 4 - Tháng 03/2001 xây dựng nhà máy mới tại KCN Tân Tạo, Q. Bình Tân. Quy mô 1000 công nhân. - Đầu năm 2004 đưa vào hoạt động nhà máy mới thứ 2 tại KCN cảng cá Tắc Cậu – Kiên Giang. Quy mô 300 công nhân. - Tháng 04/2007 công ty TNHH – SX – XD – TM Trung Sơn đổi tên thành Công ty CP Thực phẩm Trung Sơn. - Cuối tháng 09/2008 nhà xưởng Hưng Yên đưa vào hoạt động. Quy mô 900 công nhân. - Sản phẩm chủ lực của công ty là các mặt hàng sushi ăn liền như: Cá hồi, tôm, bạch tuộc và các loại thủy sản khác… - Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Nhật bản, Châu Âu và Nga. - Hiện tại, kinh doanh, chế biến thủy sản và nuôi trồng thủy sản là lĩnh vực mũi nhọn của công ty. Số lượng khách hàng cũng như doanh số của công ty tăng đều qua mỗi năm. - Để đạt được những thành quả này, toàn thể CBCNV của công ty đã không ngừng nỗ lực cố gắng trong việc sản xuất tạo ra những sản phẩm có chất lượng ổn định cũng như cải thiện dịch vụ khách hàng “ Cam kết vì khách hàng”. - Ban Tổng Giám Đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Trung Sơn cam kết sẽ làm hết sức mình để đóng góp vào công cuộc xây dựng Công ty Cổ phần Thực Phẩm Trung Sơn trở thành một đối tác tin cậy cho các khách hàng của Công ty trong nước cũng như trên toàn thế giới. Phương hướng, mục tiêu hoạt động trong thời gian sắp tới - Tập thể CB-CNV công ty Trung Sơn làm việc với phương châm “ Sáng tạo – Chất lượng – Hiệu quả” - Trong công việc, cán bộ công nhân viên cam kết tuân thủ các nguyên tắc, nội quy của công ty.
  14. 5 - Bộ máy, tổ chức tinh gọn, trong sạch có đủ phẩm chất và năng lực để phục vụ tốt và không ngừng thực hiện đổi mới trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đảm bảo: An toàn vệ sinh thực phẩm Có lợi cho sức khỏe Thỏa mãn thị hiếu và khẩu vị - CBCNV được làm việc trong môi trường thuận lợi để phát huy trí tuệ, năng lực, đạt năng suất và chất lượng cao trong thực thi nhiệm vụ đảm bảo: Giao hàng đúng hạn, đúng thỏa thuận - Giá cả hợp lý, cạnh tranh - Đáp ứng thỏa đáng các yêu cầu, phản ảnh, khiếu nại với tinh thần trách nhiệm cao Cam kết xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực có nghiệp vụ và phẩm chất: - Hướng vào khách hàng, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng -Tính chuyên nghiệp cao - Trung thực, tận tâm với công việc Các sản phẩm của công ty Sản phẩm công ty chia làm 2 nhóm chính: Sản phẩm cá bao gồm: Sushi cá hồi,cá hồi cắt kirimi, bụng cá hồi cắt miếng, bụng cá hồi nướng, bụng cá hồi cuộn mực, cá bơn cắt lát ghép tảo, cá bơn nướng, cá cam fillet, cá nục hoa fillet, cá sa ba tẩm giấm, cá thu đao fillet nướng, cá trích fillet. Các sản phẩm khác bao gồm: Cua tuyết đỏ tách vỏ, mực ống fillet, râu mực, cổ mực, sò điệp bỏ nội tạng, sò điệp cắt nhỏ, ngô nướng cắt lát.
  15. 6 2.1.2 Tổ chức bộ máy của công ty Giám Đốc Phó Giám Đốc Kinh Doanh Phó Giám Đốc Sản Xuất Phòng Phòng Phòng Cơ Phòng Phòng Phòng Trưởng Kinh Hành Kế toán Điện Nhân Xuất Quản Kho Doanh Chính Sự Nhập Lý Khẩu Chất Lượng Điều QA Hành QC Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty 2.1.2.1 Nhiệm vụ chức năng của các bộ phận Nhiệm vụ và quyền hạn của ban giám đốc Giám Đốc Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất trong cơ cấu tổ chức của công ty, điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng điều lệ, chính sách, mục tiêu và tuân thủ các quy định của pháp luật, được quyền phân công hoặc ủy quyền cho Phó Giám Đốc, bổ nhiệm, phân công các trưởng phó phòng. Chịu
  16. 7 trách nhiệm với nhà nước, tập thể cán bộ công nhân viên về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Phó Giám Đốc Kinh Doanh - Chấp hành các văn bản do Hội đồng quản trị ban hành, thực hiện các công việc do Giám Đốc phân công trong phạm vi quyền hạn của mình. - Chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc và Hội đồng quản trị về các việc được phân công. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các công việc mình thực hiện. - Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh theo định kỳ và đề xuất theo yêu cầu của Ban Giám Đốc và Hội đồng quản trị bao gồm số liệu báo cáo các hoạt động kinh doanh và phân tích số liệu. - Xây dựng các định mức chi phí cho các mặt hàng sản xuất, theo dõi và quản lý các chi phí cấu thành giá thành sản phẩm hàng tháng. Phân tích và đề ra các biện pháp thống kê chi phí. - Quản lý nghiệp vụ tài chính, hoạt động tài chính, số liệu, tài sản nguồn vốn, hạch toán kế toán. - Chịu trách nhiệm đảm bảo độ chính xác, hiệu quả và hợp lệ trong công tác quản lý tài chính. - Lập các hướng dẫn, quy định, thủ tục về tài chính trong toàn bộ công ty phù hợp với quy định của pháp luật. - Tổ chức và xây dựng hệ thống, quản lý số liệu, hệ thống luân chuyển chứng từ, thống kê phân tích, hạch toán và quản lý chi phí của toàn công ty. - Phân tích báo cáo tài chính định kỳ để báo cáo Ban Giám Đốc và Hội đồng quản trị. - Hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra kịp thời các chủ trương của Giám Đốc và các hoạt động kinh doanh xuất khẩu và gia công. Phó Giám Đốc Sản Xuất - Chấp hành các văn bản do Hội đồng quản trị ban hành, thực hiện các công việc do Giám Đốc phân công trong quyền hạn của mình.
  17. 8 - Báo cáo tình hình sản xuất theo định kỳ và đột suất theo yêu cầu của Ban Giám Đốc và Hội đồng quản trị. - Xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật và theo dõi, quản lý các chi phí theo sự phân công của Giám Đốc. - Phân tích và đưa ra các biện pháp thống kê chi phí. - Hướng dẫn nghiệp vụ và triển khai kịp thời các chủ trương của Giám Đốc và các hoạt động sản xuất do các bộ phận liên quan trong toàn công ty theo sự phân công của Giám Đốc. - Chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động từ đầu vào đến đầu ra và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Vai trò các phòng ban Phòng Tổ Chức Hành Chính - Quản lý và cân đối nguồn nhân sự toàn công ty, xây dựng kế hoạch bổ xung nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất, đảm bảo công tác hành chính cho công nhân. - Quản lý chế độ tiền lương và chính sách cho người lao động, báo cáo các vấn đề lao động và chế độ tiền lương. Phối hợp với các xưởng để bố trí công nhân sản xuất đúng với trình độ tay nghề. - Tổ chức và giáo dục cho cán bộ công nhân viên thực hiện nghiêm túc các quy định của Ban Giám Đốc và công ty đề ra. - Quản lý công tác hành chính văn thư, kiểm soát và lưu trữ tài liệu, công tác duy trì, sửa chữa mặt bằng nhà xưởng, thực hiện nội quy bảo vệ an ninh của công ty. -Tổng hợp tình hình tổ chức hành chính, lao động tiền lương của công ty báo cáo Ban Giám Đốc. Thực hiện các công tác hành chính, quản trị, theo dõi việc sử dụng tài sản và thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản trong công ty có hiệu quả. Phòng Kế Toán Tài Chính - Phản ánh qua sổ sách kế toán các thông tin kinh doanh hoạt động tài chính của công ty. - Tổ chức báo cáo thuế, thu – chi, thanh toán các khoản khác.
  18. 9 - Tham mưu cho Ban Giám Đốc về chiến lược quản trị tài chính, chịu trách nhiệm quyết toán từng thương vụ, ghi sổ sách kế toán, hạch toán đầy đủ, chính xác. - Kiểm tra, phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài chính của công ty theo đúng quy định. Cung cấp thông tin tài chính giúp Giám Đốc đề ra quyết định hợp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các mức tiêu hao, dự toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng không đúng mục đích. Phòng Kinh Doanh - Tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh các sản phẩm của công ty, lập kế hoạch, xúc tiến các hoạt động tiếp thị, bán hàng và cung ứng nguyên vật liệu, vật tư bao bì và tổ chức quản lý kho, tham mưu cho Ban Giám Đốc trong lĩnh vực kinh doanh. - Nghiên cứu mở rộng thị trường, xác định thị hiếu của người tiêu dùng qua từng thời kỳ nhằm nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó đưa ra những chiến lược cạnh tranh lành mạnh. Phòng Xuất Nhập Khẩu - Chuyên về dịch vụ xuất, nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ - Khai thác thị trường khách hàng - Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ dịch vụ hàng tạm nhập tái xuất - Quản lý khai thác tổng kho Hưng Yên Phòng Quản Lý Sản Xuất - Quản lý trực tiếp đội ngũ sản xuất hơn 1000 công nhân từ khâu nhập nguyên liệu đến khâu thành phẩm. Phòng Cơ Điện - Quản lý và kiểm tra việc vận hành, sửa chữa, bảo trì toàn bộ hệ thống máy móc trong phân xưởng cũng như trong các phòng ban. Đảm bảo hiệu chỉnh các thiết bị đo lường và thử nghiệm, cung ứng công cụ, dụng cụ sản xuất và cơ sở hạ tầng của công ty. Phòng Đảm Bảo Chất Lượng - Tổ chức và quản lý các hoạt động giám sát chất lượng sản phẩm và phòng ngừa các mối nguy hại ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm.
  19. 10 Sơ đồ mặt bằng công ty Nhà để xe Phòng bảo vệ Phòng kiểm nghiệm Văn phòng Nhà để xe Nhà ăn 1 Phân xưởng 1 Kho nguyên liệu thành phẩm Nhà ăn 2 Phân xưởng 2 Nhà vệ sinh Nhà vệ sinh Khu xử lý phế phụ phẩm Hình 2.3 Sơ đồ mặt bằng công ty
  20. 11 2.1.3 Hệ thống an toàn lao động và vệ sinh[7] 2.1.3.1 Quy định an toàn lao động - Luôn nghiêm túc trong quá trình làm việc. - Thực hiện kiểm tra và ký nhận một cách nghiêm túc khi giao ca. - Sử dụng đầy đủ các thiết bị về bảo hộ lao động. - Mỗi phòng sản xuất đều có cửa thoát hiểm và hệ thống bình chữa cháy khẩn cấp được lắp đặt và kiểm tra đầy đủ. - Khi vận hành máy và các thiết bị phòng cháy chữa cháy trong nhà máy phải đảm bảo đúng nguyên tắc. - Công nhân có trách nhiệm quản lý và bảo quản các thiết bị ở khâu sản xuất nơi mình làm việc, không vận hành máy móc thiết bị ở khâu khác. - Chấp hành tốt việc bảo dưỡng máy móc định kỳ, khi có sự cố phải báo cáo ngay cho phòng kĩ thuật để có biện pháp khắc phục. 2.1.3.2 Quy định vệ sinh trong phân xưởng sản xuất và vệ sinh các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm ♦Vệ sinh cá nhân ( rửa tay + yếm ) Lối vào phân xưởng ( cổng ) - Rửa tay bằng nước sạch - Lấy bàn chải, lấy xà bông ( 1-2 giọt xà bông ) - Thoa xà bông hai tay và cổ tay - Dùng bàn chải chà các đầu ngón tay, thao tác 10 lần - Chà tiếp 2 khủy tay , thao tác 10 lần - Rửa tay sạch xà bông - Ngâm tay trong thau nước chlorine 30ppm/10 giây - Vắt khăn lau khô tay - Nhúng ủng: Nước chlorine 100ppm - Tần suất: Trước khi vào PXSX
nguon tai.lieu . vn