Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------o0o------ VƯƠNG NGỌC MẠNH Tên đề tài: ĐIỀU TRA, THU THẬP MỘT SỐ LOÀI LAN RỪNG QUÝ, CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ TẠI BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Trồng trọt Khoa: Nông học Khoá học: 2015 - 2019 THÁI NGUYÊN 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------o0o------ VƯƠNG NGỌC MẠNH Tên đề tài: ĐIỀU TRA, THU THẬP MỘT SỐ LOÀI LAN RỪNG QUÝ, CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ TẠI BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Trồng trọt Lớp: K47 – TT – N02 Khoa: Nông học Khoá học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Lan Anh THÁI NGUYÊN 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ khung chương trìnhhọc tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường đại học. Đây là thời giancần thiết để sinh viên củng cố lại kiến thức đã học,đồng thời vận dụng kiến thựcđã học vào thực tế sản xuất,nâng cao trình độ hiểu biết,từ đó tạo nên cho mình mộttác phong làm việc đúng đắn.Do vậy thực tập tốt nghiệp là giai đoạn không thểthiếu của mỗi sinh viên. Xuất phát từ cơ cơ sở trên, được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường,banchủ nhiệm khoa Nông Học – trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hànhthực hiện đề tài: Điều tra,thu thập một số loài lan rừng tại tỉnh Bắc Kạn. Trong quá trình thực tập tốt nghiệp,em luôn nhận được sự chỉ dẫn nhiệt tình củacô giáo hưỡng dẫn, TS. Bùi Lan Anh. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tớicô đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến bố,mẹ những người đã luôn động viêntinh thần cho em trong quá trình em làm đề tài và bài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Nông Học , các thầy cô và anh, chị Tùng Mến đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoành thành đợt thựctập. Do trình độ có hạn mặc dù đã rất cố gắng song khóa luận của em không tránhkhỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầycô giáo, đóng góp của bạn bèn để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày…..tháng…..năm 2019 Sinh viên Vương Ngọc Mạnh
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iv PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 1 1.1. Tính cấp thiết của khoá luận ...................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu ................................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 3 1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................... 3 1.2.3. Ý nghĩa .................................................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TÀI LIỆU ........................................ 4 2.1. TỔNG QUAN VỀ HOA LAN ................................................................... 4 2.1.1. Vai trò của hoa lan trong đời sống kinh tế .............................................. 4 2.1.2. Phân loại hoa lan ..................................................................................... 5 2.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây hoa lan ................................................... 6 2.1.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa lan ....................................................... 9 2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa lan trên thế giới ........................... 12 2.3.Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa lan trong nước .............................. 18 2.3.1. Điều tra, thu thập nguồn gen hoa lan .................................................... 18 2.3.2. Những nghiên cứu về nhân giống cây hoa lan ở Việt Nam ................. 21 2.3.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan ở Việt Nam .............................. 23 2.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ............................................................ 26 2.4.1. Vườn Quốc gia Ba Bể ........................................................................... 26 2.4.2. Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ .......................................................... 27 2.4.3. Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc ..................................... 28
  5. iii PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA .......................... 30 3.1. Nội dung .................................................................................................. 30 3.1.1. Nội dung 1: Điều tra, thu thập và lưu giữ một số giống lan quý tại Bắc Kạn........................................................................................................... 30 3.1.2. Nội dung 2: Phân loại và nhân giống bằng tách thân một số giống lan quý tại Bắc Kạn ............................................................................................... 30 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 30 3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 30 3.3.1. Điều tra, thu thập và lưu giữ một số giống lan quý tại Bắc Kạn. ......... 30 3.3.2. Nhân giống bằng tách thân một số giống lan quý tại Bắc Kạn ............. 31 3.3.3.Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................... 31 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu: ................................................................... 32 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 33 4.1. Kết quả thực hiện các nội dung ................................................................ 33 4.1.1. Nội dung 1: Điều tra, thu thập và lưu giữ một số giống lan quý tại Bắc Kạn. ................................................................................................................. 33 Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng của các loài lan thu thập được nuôi trồng được thể hiện bảng 03 ............................................................................ 35 4.1.2 Nội dung 2: Nhân giống bằng tách thân một số giống lan bản địa ........ 38 4.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống phong lanbản địa. .. 39 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 41 5.1 Kết luận ..................................................................................................... 41 2. Đề nghị ........................................................................................................ 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Kết quả điều tra, thu thập các loại hoa lan của đề tài ..................... 33 Bảng 4.2: Đặc điểm hình thái của các loài lan hài và phong lan bản địa ....... 35 Bảng 4.3: Đặc điểm hình thái lá và thời gian ra hoa của các loài phong lan bản địa .................................................................................................. 36 Bảng 4.4: Kết quả nhân giống bằng phương pháp tách thân .......................... 38 Bảng 4.5: Khả năng sinh trưởng của một số loài lan rừng nuôi trồng và lưu giữ tại Đồn Đèn sau 5 tháng ......................................................... 39 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Cấu tạo hoa lan ................................................................................... 6
  7. 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của khoá luận Hoa là một trong các loại cây trồng có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Khi đời sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu sử dụng hoa càng lớn. Hoa không chỉ đem lại cho con người sự thoải mái khi thưởng thức vẻ đẹp của chúng mà còn là sản phẩm thiết yếu được dùng trong các dịp lễ tết, hội nghị… Chính vì vậy mà hoa không chỉ mang lại giá trị tinh thần cho con người mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất hoa. Ở nước ta, nghề trồng hoa đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều địa phương, góp phần không nhỏ trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Với nhiều lợi thế về điều kiện thời tiết, khí hậu và địa hình, Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều loài hoa dẹp, đặc biệt là hoa lan. Hoa lan (Orchidaceae) là một trong đỉnh cao của sự tiến hoá của các loài cây có hoa. Hoa lan được con người biết đến rất sớm. Ở châu Á, danh từ lan là tên có từ xa xưa trong Tứ thư, ngũ kinh và cả trong Kinh dịch của Bách Gia Chư Tử (Trung Quốc 551-479 trước công nguyên). Riêng về hoa lan, các loại hoa lan rừng đẹp đến mức độ lộng lẫy đã đến với người dân Việt Nam từ cổ xưa. Hoa lan đến với người Việt Nam từ những bông hoa đẹp, từ những vị thuốc chữa bệnh được lưu truyền trong dân gian từ đời này qua đời khác cho đến ngày nay. Hoa lan là một loài hoa quý, đối với người Việt Nam, hoa lan tượng trưng cho sự trong sạch, thanh cao, số người hiểu biết về hoa lan tuy còn ít ỏi, và những người chơi lan trước đây chủ yếu là những người giàu có, những nho sĩ, những cụ già nhàn rỗi... Theo cuốn Phong lan Việt Nam của Trần Hợp thì Việt Nam có 137-140 chi gồm trên 800 loài lan rừng.
  8. 2 Tỉnh Bắc Kạn có nhiều lợi thế về địa hình, khí hậu thời tiết cho các loài lan phát triển. Tại một số khu vực trong tỉnh như Vườn quốc gia Ba Bể, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam Xuân Lạc, Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ...có nhiều loài thực vật vô cùng quí giá, trong đó có nhiều loài hoa lan rừng hiếm. Tuy nhiên, để có thể bảo tồn, khai thác và tăng thu nhập từ cây lan cho người dân thì cần nhiều nghiên cứu nghiêm túc để phát triển các loại lan rừng. Vấn đề kinh doanh xuất khẩu hoa lan đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng cho đến nay vẫn đang ở giai đoạn đầu. Ở Bắc Kạn, hoa lan được kinh doanh chủ yếu bán cho người chơi hao và khách du lịch tham quan Vườn Quốc gia Ba Bể. Đây cũng được coi là một trong những hoạt động để lại ấn tượng tốt với du khách khi đến Bắc Kạn. Nhiều du khách đến tham quan cong vì lý do mốn sưu tầm nhiều loại lan rừng nơi đây. Hơn nữa, trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của tỉnh, chúng ta phải có những mặt hàng đặc trưng riêng của Bắc Kạn để cho bạn bè trong nước và quốc tế thưởng thức. Đó không chỉ là những món ăn đặc sản, phong tự nhiên cảnh đẹp mà còn cần đến những sản phẩm khác, mà hoa lan là một loài hoa đẹp để du khách có thể mua về làm quà lưu niệm. Với giá bán các loài lan khá cao, nên những loài lan bản địa quý hiếm đã bị người dân khai thác cạn kiệt, có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có những công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về việc thu thập, đánh giá và lưu giữ, chăm sóc và nhất là nhân giống để bảo tồn một số loại lan rừng có giá trị kinh tế tại Bắc Kạn. Từ đó duy trì, phát triển đem lại giá trị kinh tế, tạo công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương.Với các lý do trên, chúng tôi đã nghiên cứu thực hiện đề tài: Điều tra, thu thập một số loài lan rừng quý, có giá trị kinh tế tại Bắc Kạn.
  9. 3 1.2. Mục tiêu và yêu cầu 1.2.1. Mục tiêu Thu thập, lưu giữ nguồn một số loài lan loài lan rừng quý tại tỉnh Bắc Kạn. Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển của của các loài lan thu thập . 1.2.2. Yêu cầu -Mô tả đặc điểm hình thái của các loài lan thu thập được - Xác định tên khoa học và hoàn thiện bộ sưu tập về các loài lan. - Xác định được một số loài lan triển vọng để nhân giống và phát triển 1.2.3. Ý nghĩa Ngoài ý nghĩa nghiên cứu đã nói ở phần trên, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung những tư liệu khoa học về chủng loại các loài hoa lan, đặc tính sinh học của một số giống lan trong điều kiện sinh thái của Ba Bể. Đồng thời đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống lan bản địa. Đưa ra các biện pháp kỹ thuật hướng dẫn chăm sóc hoa lan phù hợp trong điều kiện khí hậu địa phương.
  10. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TÀI LIỆU 2.1. TỔNG QUAN VỀ HOA LAN 2.1.1. Vai trò của hoa lan trong đời sống kinh tế Trong thế giới các loài hoa, hoa lan là một trong những loài hoa đẹp nhất. Hoa lan được coi là loài hoa tinh khiết, hoa vương giả cao sang, vua của các loài hoa. Hoa lan không những đẹp về màu sắc mà còn đẹp cả về hình dáng, cái đẹp của hoa lan thể hiện từ những đường nét của cánh hoa tao nhã đến những dạng hình thân lá, cành duyên dáng, ít có loài hoa nào sánh nổi. Hoa lan được mệnh danh là món trang sức đẹp nhất mà thiên nhiên ban tặng cho loài người. Con người chưa hề ngừng chiêm ngưỡng các tác phẩm tuyệt mỹ ấy. Hoa lan luôn được nhiều người ưa thích bởi lẽ hoa lan có cấu trúc rất kiêu kỳ và phức tạp với những chạm trổ hết sức tinh vi, nhất là bộ phận môi hoa đã làm nhiều nhà điêu khắc phải thán phục. Hoa lan bao gồm rất nhiều màu sắc, được pha trộn một cách hài hoà, cân đối, khi thì hiện lên những nét tương phản rõ nét, khi thì chìm lắng một cách lặng lẽ. Cây lan lại mang những nét đặc thù thú vị của một loại cây trồng không đất. Khác với các với các loài ký sinh thông thường có tác dụng huỷ hoại ký chủ, trái lại đa số loài lan sống phụ sinh, chỉ xem giá thể như là vật để giá đỡ lan trong không gian và giữ ẩm cho bộ rễ. Vì thế cha ông ta đã dùng cây lan biểu hiện cho người quân tử “Mai, Lan, Cúc, Trúc” một đạo đức cao quí của con người Việt Nam. Ngoài vẻ đẹp kiêu kỳ, quyến rũ, lan còn có các đặc điểm mà nhiều loài hoa khác không có được, với hương thơm đặc biệt, đa dạng mà hầu như không có loại hương liệu nhân tạo nào sánh được cùng với ưu điểm lâu tàn đã tạo cho lan trở thành 1 loại hoa vương giả. Chính vì vậy giá lan biến động rất
  11. 5 cao trên thị trường, trung bình là 10-15 đôla/cây, nhưng cũng có các loài quí đạt tới 400 đôla/cây, cá biệt có loài giá bán tới vài nghìn đôla. Ở châu Á, Thái Lan là nước có sản lượng lan công nghiệp lớn nhất với trị giá kim ngạch xuất khẩu hàng năm tới hàng chục triệu đôla. 2.1.2. Phân loại hoa lan Cây hoa Lan (Orchid sp.) thuộc họ Phong lan (Orchidaceae); bộ lan(Orchidales); lớp một lá mầm Monocotyledoneac. Họ phong lan phân bố rộng từ 68 0 vĩ Bắc đến 560 vĩ Nam, từ gần Bắc cực như Thuỵ Điển, Aleska, xuống tận các đảo cuối cùng ở cực Nam của Oxtralia. Tuy nhiên tập trung của họ lan chủ yếu ở các vĩ độ nhiệt đới, đặc biệt ở châu Mỹ và Đông Nam Á. Đến nay loài người đã biết được trên 750 chi với 25.000 loài lan tự nhiên và 75.000 loài lan do kết quả chọn lọc và lai tạo. Ở Việt Nam có hàng trăm loài lan, trong đó các loài lan sau được trồng rộng rãi trên khắp đất nước. Căn cứ vào đặc điểm hình thái thân cây có thể chia lan làm hai nhóm : Nhóm đơn thân: đây là nhóm chỉ tăng trưởng về chiều cao làm cho cây dài ra mãi. Nhóm đơn thân chia thành 2 nhóm phụ: - Nhóm phụ lá mọc đối (Sarcanthinae): nhóm này lá được xếp thành 2 hàng mọc đối nhau, lá trên một hàng xen kẽ với lá của hàng kia. Gồm các giống như: Vanda, Aerides, Phalaenopsis… - Nhóm phụ lá dẹp thẳng hay tròn (Campylocentrinae): Papilionanthe, Luisia… Nhóm đa thân: đây là nhóm gồm những cây tăng trưởng liên tục. Căn cứ vào cách ra hoa nhóm này chia thành 2 nhóm phụ: - Nhóm ra hoa phía trên : Cymbidium, Dendrobium, Oncidium… - Nhóm ra hoa ở đỉnh: Cattleya, Laelia, Epidendrum…
  12. 6 Ngoài ra còn có một số giống mang tính chất trung gian như: Centropetatum, Phachyphllum, Dichaea… Căn cứ vào môi trường sống của lan cũng có thể chia thành 2 loại: - Địa lan: cây lan sống trong đất hoặc trong giá thể có đặc điểm gần nhưđất - Phong lan: cây lan sống trong không khí. 2.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây hoa lan 2.1.3.1. Giả hành (thân giả) Chỉ xuất hiện trên các loài lan đa thân. Giả hành là bộ phận rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của lan. Giả hành tuy là thân nhưng lại chứa diệp lục, đây là bộ phận dự trữ nhiều chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của giả hành mới. Giả hành cũng là cơ quan dự trữ nước, do vậy cây lan có thể sống lâu trong điều kiện thiếu nước và khi hạn hán thì các loài lan đa thân có thể duy trì sự sống lâu hơn các loài lan đơn thân. Giả hành của các loài khác nhau thì rất khác nhau, ngay trong một loài thì cũng có sự khác nhau giữa các giống: giả hành hình thoi đối với các giống thuộc loài Cattleya hoặc giả hành hình tháp như các giống thuộc loài Cymbidium. Hình 1.1 Cấu tạo hoa lan
  13. 7 2.1.3.2. Thân Thân vảy giả có nhiều hình dáng khác nhau tùy theo giống lan. Trên thân có đốt, trên mỗi đốt mọc một nhánh lá hoặc là lá bao. Thân là cơ quan dự trữ nước và chất dinh dưỡng, màm hoa và mầm lá đều mọc từ phần gốc của bộ phận thân rễ. Chỉ có các loài đơn thân và một số loài của giống Dendrobium và Epidendrumvừa có giả hành, vừa có thân. Các loài lan có thân thường không có cơ quan dự trữ nước và chất dinh dưỡng. Thân lan thường biến động lớn, to nhỏ khác nhau từ vài cm đến vài chục cm. Thân thường mang rễ và lá, ở nhóm đơn thân, rễ và lá thường mọc theo 2 chiều thẳng góc nhau, chồi hoa thường xuất hiện trên thân từ các nách lá. 2.1.3.3. Lá Phiến lá thường có hình lưỡi kiếm dài, số lượng và hình dạng lá khác nhau tùy chủng loại lan khác nhau. Lá có thể mọc đối xứng hoặc không đối xứng qua gân chính, lá sát nhau ở gốc Là cơ quan dinh dưỡng của hoa lan, là xưởng chế tạo chất dinh dưỡng hay xếp cách có bẹ úp lên nhau, chia đốt đều đặn, có khi thoái hóa thành vẩy hay phình lên, mọng nước, hình dạng rất khác nhau. 2.1.3.4. Căn hành (thân- rễ) Chỉ gặp ở lan đa thân. Căn hành thật sự là thân cấp 1 và từ đó hình thành thân cấp 2, chúng có thể dài ra và mang lá được gọi là thân, hoặc bị thu ngắn lại, dày lên tạo thành giả hành. Căn hành là nơi cấu tạo các cơ quan dinh dưỡng mới, trên căn hành có nhiều mắt sống, chết hoặc mắt ngủ, chính ở nơi giả hành tiếp xúc với căn hành có từ 1-2 mắt, mắt lá nơi hình thành nhiều rễ để nuôi sống cây lan. Do đó căn hành là bộ phận quan trọng nhất cho việc duy trì và phát triển số lượng lan theo phương pháp tách nhánh thông thường.
  14. 8 2.1.3.5. Rễ Ở lan đa thân, rễ thường được hình thành từ căn hành. Ở các loài đơn thân thì rễ mọc thẳng từ thân và thường xen kẽ với lá. Rễ trên không của các loài lan phụ sinh có một trục chính bao quanh bởi mô không chặt, giống bọt biển bao quanh gọi là mạc. Mạc có thể hấp thụ hơi nước của không khí, cũng như tích trữ nước mưa và sương đọng. Do mạc che phủ lớp rễ nên lan có thể hút ẩm nhanh và giữ ẩm trong một thời gian dài. 2.1.3.6. Cơ quan sinh sản * Hoa Cấu tạo của hoa lan cực kỳ phong phú và hấp dẫn. Ta có thể gặp nhiều loài mà mỗi mùa chỉ có một đoá hoa nở hoặc có nhiều cụm hoa mà mỗi cụm chỉ đơm một bông. Tuy nhiên đa số các loài lan đều nở rộ nhiều hoa, tập hợp thành chùm. Phân bố ở đỉnh thân hay nách lá, gốc cuống chính, thường có lá bắc dạng vảy hay dạng mo. Cuống chính đôi khi rút ngắn lại làm cụm hoa có dạng tán giả, hay cuống chính vừa ngắn lại vừa mập, cụm hoa có dạng gần như hình đầu. Ở nhiều loài có cuống rất ngắn nên chùm hoa có dạng bông hay cuống chính vặn xoắn để hoa xếp theo đường xoắn ốc. Hoa lan thuộc loại hoa mẫu 3. Có 6 cánh hoa, trong đó có 3 cánh hoa ngoài cùng gọi là 3 cánh dài. Nằm kề bên trong và xen kẽ với 3 cánh đài là 3 cánh hoa. Hai cánh bên thường giống nhau, cánh còn lại nằm ở phía trên hay phía dưới của hoa, thường có màu sắc và hình dạng đặc biệt khác hẳn 2 cánh kia được gọi là cánh môi. Chính cánh môi quyết định giá trị thẩm mỹ hoa lan. Ở giữa hoa có một cái trụ nổi đó là bộ phận sinh dục của hoa. Trụ đó gồm cả 2 phần sinh dục đực và sinh dục cái nên được gọi là trục – hợp – nhuỵ. Phần đực nằm ở bên trên của trục, thường có nắp che chở, bên trong chứa khối phấn màu vàng. Số lượng khối phấn biến đổi từ 2, 4, 6 đến 8, có
  15. 9 dạng thuôn hay cong lưỡi liềm, đôi khi thuôn dài có đuôi. Hoa phong lan có bầu hạ, thuôn dài kéo theo cuống. Bầu hoa lan có 3 ô gọi là 3 tâm bì ( hoặc đính noãn trung trụ) hoặc đính noãn bên. Trong bầu chứa vô số các hạt nhỏ li ti gọi là tiểu noãn nằm trên 3 đường dọc theo chiều dài của 3 mép tâm bì. Sau khi thụ phấn, thụ tinh, các tiểu noãn sẽ biến đổi và phát triển thành hạt, trong khi đó bầu noãn sẽ to phát triển thành quả. * Quả và hạt Quả lan thuộc loại quả nang, nở ra theo 3 – 6 đường nứt dọc, có dạng từ quả cải dài đến hình trụ ngắn phình ở giữa. Khi chín quả nở ra và mảnh vỏ còn dính lại với nhau ở phía đỉnh và phía gốc. Hạt lan rất nhiều, nhỏ li ti. Trọng lượng toàn bộ hạt trong một quả nang chỉ bằng1/10 đến 1/1000 miligam và hầu như không có trọng lượng. 2.1.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa lan * Về nhiệt độ: Nhiệt độ tác động ở cây lan thông qua con đường quang hợp. Thông thường cường độ quang hợp tăng khi nhiệt độ tăng. Khi nhiệt độ tăng 100C thì quang hợp tăng gấp đôi. Chính vì vậy nhiệt độ cao làm tăng sự phát triển dinh dưỡng ở cây lan. Tuy nhiên nếu nhiệt độ quá thấp sẽ làm cho nước trong tế bào của cây đóng băng, phá vỡ cấu trúc tế bào. Ngược lại nếu nhiệt độ quá cao thì quá trình quang hợp bị ngừng trệ vì nguyên sinh chất tế bào đặc quánh lại do mất nước, cây ngừng hô hấp và bị chết. Như vậy cây lan chỉ sinh trưởng, phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ gọi là tối thích. Khoảng nhiệt độ này khác nhau tuỳ thuộc vào từng loài lan. Ví dụ, đối với loài lan Phalaenopsis amabilis, nhiệt độ tối thích cho sinh trưởng, phát triển là 180C và nhiệt độ tối đa là 350C.
  16. 10 * Ánh sáng: Ánh sáng rất cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây lan. Ánh sáng đem lại năng lượng cần thiết cho phản ứng quang tổng hợp. Nhờ có ánh sáng mà cây lan tổng hợp được chất dinh dưỡng. Khi thiếu ánh sáng cây không tạo ra đủ chất dinh dưỡng, cây sinh trưởng phát triển kém. Vì cường độ tổng hợp tỷ lệ với cường độ ánh sáng cho nên trong những ngày nắng nóng càng cần nhiều nước và muối khoáng để tổng hợp nên chất hữu cơ hơn là những ngày trời âm u. Đây cũng là lý do khiến ta phải tăng lượng nước tưới và phân bón cho lan trong những ngày nắng, nóng và giảm đi vào mùa mưa, trời âm u. Ánh sáng thường tăng dần từ 7 giờ sáng, đạt cực đại vào buổi trưa và giảm dần vào buổi chiều trong ngày. Khi cây lan tiếp xúc với ánh sáng trực xạ vào buổi trưa thường bị cháy lá do vậy phải làm giàn che. Ánh sáng còn ảnh hưởng đến việc ra hoa của một số loài lan. Hầu hết các loài thuộc Catteleya, Dendrobium... nếu thiếu ánh sáng cây không ra hoa, vì vậy các nghệ nhân thường phơi nắng để ép chúng ra hoa. * Độ ẩm: Độ ẩm cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của các loài lan. Các loài lan sống trong tự nhiên nhờ vào nước mưa, hơi nước trong không khí. Vì vậy, lan trồng phải thường xuyên tưới nước cho cây, nếu thiếu nước quá trình quang hợp và hô hấp ngừng trệ. Yếu tố ảnh hưởng nhất đối với ẩm độ là mưa, trong đó sự phân bố mưa trong năm có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, mưa rải rác sẽ tạo ẩm độ cao hơn mưa tập trung, do vậy các vùng mưa nhiều, ẩm độ cao sẽ là nơi có nhiều các loài lan sinh sống (vùng núi phía Bắc nước ta)
  17. 11 Nước từ không khí đi vào rễ, di chuyển qua thân cây và thoát hơi nước qua lá, sự di chuyển đó là vô cùng quan trọng vì giúp cho việc vận chuyển các chất dinh dưỡng trong thân cây, lượng nước đó rất lớn do vậy trồng lan phải tưới nước cho cây. Thoát hơi nước làm cho lá héo, lượng nước bốc hơi qua lá tuỳ thuộc vào độ ẩm không khí, ban ngày có ánh sáng khí khổng mở ra và không khí khô nóng làm nước thoát hơi mạnh, nhưng nếu không khí quá khô, khí khổng sẽ đóng lại, sự thoát hơi nước sẽ ngừng lại. Thông thường cường độ thoát hơi nước tỷ lệ thuận với độ mở của khí khổng và tỷ lệ nghịch với độ ẩm không khí. Sự quang hợp và hô hấp của cây rất cần nhiều nước, tuỳ thuộc vào loài. Giống và điều kiện ngoại cảnh mà cây lan có các biến thái cho phù hợp. Cây lan thường rụng bớt lá vào mùa khô hoặc các giống địa lan thường héo thân lá, chỉ còn củ nằm dưới mặt đất chờ mùa mưa là phát triển trở lại. Đối với phong lan sống ở vùng khô có lá mập và dày để dự trữ nước, mặt lá có lớp cutin để chống sự thoát hơi nước hoặc phiến lá nhỏ lại hay biến thành hình trụ như trường hợp của loài Vanda teres. Việc lựa chọn địa điểm thích hợp cho vườn lan sẽ giúp giảm dược nhiều công chăm sóc, trong đóđộ ẩm là yếu tố quan trọng nhất, nó chi phối việc phân bố lan trong tự nhiên * Độ thông thoáng: Độ thông thoáng cũng là yếu tố rất cần thiết giúp cho cây lan sinh trưởng. Không khí vườn lan cần luôn được thay đổi để làm mát cây và thay đổi lượng CO2 cung cấp cho sự quang hợp của cây lan. Lượng CO2 trong không khí khoảng 0,03%, trên mặt lá lượng CO2 thường xuyên bị giảm nhiều vì liên tục bị cây hấp thu do vậy không khí cần liên tục thay đổi để cân bằng lượng CO2 ở trên mặt lá. Nếu vườn lan không được thoáng nhất là khi độ ẩm
  18. 12 tăng, nhiệt độ cũng làm cho lan dễ bị bệnh. Ngược lại nếu vườn lan quá thông thoáng, gió nhiều làm giảm độ ẩm, lượng nước bốc hơi quá lớn cây cũng dễ héo, kém phát triển. Yêu cầu độ thông thoáng tuỳ thuộc vào loài lan, các loài phong lan thường yêu cầu thông gió cao, do vậy trong điều kiện tự nhiên lan thường mọc trên các cành cây cao, ở tầng giữa của rừng. Sự thông gió rất quan trong đối với các loài lan đơn thân, vì hầu hết các loài này đều có rễ mọc thẳng từ thân và lơ lửng trong không khí. * Dinh dưỡng: Dinh dưỡng đối với lan hết sức quan trọng, tuy không đòi hỏi số lượng lớn nhưng phải đầy đủ các thành phần dinh dưỡng và tuỳ thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng của cây lan mà nhu cầu đối với thành phần dinh dưỡng có khác nhau. 2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa lan trên thế giới Do cây hoa lan có nhiều giá trị về mặt kinh tế và thẩm mỹ nên thế giới có rất nhiều nước đã đi sâu nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống và cũng như chọn lọc và lai tạo giống mới. Các nghiên cứu về nhân giống cây hoa lan * Nhân giống vô tính - Phương pháp tách chiết thông thường Vào cuối mùa sinh trưởng của cây, cắt rời cây lan thành từng đơn vị, mỗi đơn vị là 2-3 giả hành và vẫn giữ nguyên trong giá thể. Khi bắt đầu vào mùa sinh trưởng lấy chậu lan đã thực hiện cắt rời thành từng đơn vị trên ngâm vào trong nước để lấy cây ra. Đặt các đơn vị lan vừa tách chiết vào giữa chậu đối với từng loài lan đơn thân buộc dây tránh sự lay động chăm sóc cho cây nhanh bén rễ. + Tách chồi Được áp dụng với một số giống lan đa thân như Cattleya, Dendrobium,
  19. 13 Cymbidium, Paphiopedelium... Phương pháp này được tiến hành khi cây bò ra khỏi chậu, hoặc tiến hành đồng thời khi phải thay chậu hư mục. Thông thường tách khi cây bước vào giai đoạn sinh trưởng sau thời kỳ nghỉ, khi các mầm ngủ bắt đầu nẩy chồi ở gốc giả hành và chóp rễ non bắt đầu nhú. + Cắt đoạn thân Với các giống như Dendrobium, Thunia, Arundina...có thể tạo ra cây con trên giả hành (Keikis) một cách tự nhiên, khi các cây con này phát triển tốt, có rễ dài chừng 5-10cm, có thể tách giả hành ra trồng. Ngoài ra còn có phương pháp cắt từng đốt, mỗi đốt có ít nhất là một mắt, ở đó có sinh mô của chồi bên sẽ phát triển thành chồi và khi có rễ thì đem trồng. Với một số loài lan như Vanda, Phalaenopsis... khỏe mạnh hoặc bị tổn thương ở đỉnh ngọn, nó sẽ sinh ra cây con từ chồi bên ở gần gốc. Khi các chồi này rễ phát triển tốt thì tách ra trồng. Nếu là loài lan Archnis, Renanthear, Vanda (lan đơn thân) khi cây cao lớn có thể cắt phần ngọn khoảng 30-50cm có ít nhất 2-3 tầng rễ đem trồng. Phần gốc bên dưới nếu không có lá già cũng có thể ra chồi bên, từ đó tách ra để trồng. Việc cắt đoạn cành như trên có thể thực hiện trong bất cứ thời gian nào, tốt nhất là vào đầu thời kỳ sinh trưởng và phát triển của lan. Trên thế giới, việc nhân giống vô tính cây phong lan bằng hình thức trên rất ít khi được áp dụng. - Phương pháp nuôi cấy mô tế bào Do khoa học kỹ thuật phát triển mạnh và được ứng dụng trong nông nghiệp vì thế phương pháp nhân giống vô tính cây lan bằng nuôi cấy mô tế bào ra đời. Từ đó tạo ra một bước ngoặt lớn với ngành trồng lan trên thế giới. Từ một tế bào với các tác nhân nhân tạo có thể tạo ra 1 cơ thể hoàn chỉnh,
  20. 14 phương pháp này có thể nhân giống vô tính lan với tốc độ nhanh: 4 triệu cây con/năm với vốn ban đầu chỉ là một chồi non. Georges Morel (1956) đã khám phá ra phương pháp nuôi cấy mô loài lan đa thân từ buổi ban đầu. Phương pháp này được công bố trên tạp chí A.O.S Cho đến năm 1970, M.vajrabhaya đã cấy mô thành công loài lan đơn thân. Năm 1974 các nhà khoa học đã cấy mô thành công hầu hết các loài lan thuộc nhóm đơn thân khác. Le, -YH, and Mowe (1983) đã nuôi cấy đỉnh sinh trưởng giống lan Aranda trong môi trường Vacine và Went. Mô tế bào thu được đã được xử lý colchicine ở các nồng độ 0,05; 0,075; 0,1% trong 6 ngày cho kết quả tỷ lệ cao các mô chuyển sang màu nâu. Tác giả Duan, -J; cs (1966), Kukulczanka, -K (1985), Mamaril,-J (1997) thì cho rằng: Môi trường có vai trò rất quan trọng trong nuôi cấy, nó cung cấp chất dinh dưỡng thích hợp đảm bảo cho việc nuôi cấy mô phong lan. Môi trường thích hợp cho việc nuôi cấy mô phong lan là: MS (Marushige – Shoog, 1962), VW (Vacine- Went, 1949), KC (Knudson C), F (Fonnesbeck, 1972)... * Nhân giống hữu tính cây lan Nhân giống hữu tính là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, tạo thành hợp tử rồi phát triển thành hạt. Từ hạt phát triển thành cây lan con.Trong thiên nhiên sự thụ phấn của lan do côn trùng, vì cấu trúc của hoa và sự chín của cơ quan sinh dục trong hoa không đều. Phấn hoa dính thành phấn khối để côn trùng có thể mang đi một số lượng lớn phấn hoa trong một chuyến, cánh môi ở hoa lan như là một bãi đáp để côn trùng đậu, môi hoa tạo ra màu sắc, hương vị để hấp dẫn côn trùng đến, hoặc cơ quan này có hình dáng giống cơ quan sinh dục của loài khác phái để dẫn dụ côn trùng và từ đó giúp cho sự thụ phấn của hoa lan thành công. Ngoài ra trong thực tế hiện nay
nguon tai.lieu . vn