Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG THỊ KHÁNH LY Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KẾT QUẢ ÁP DỤNG KỸ THUẬT TIẾN BỘ TRONG SẢN XUẤT CÀ TÍM TẠI TRANG TRẠI SỐ 31-32 CỦA VÙNG MOSHAV ZOFAR ARAVA, ISRAEL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Trồng trọt Khoa: Nông học Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên, 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG THỊ KHÁNH LY Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KẾT QUẢ ÁP DỤNG KỸ THUẬT TIẾN BỘ TRONG SẢN XUẤT CÀ TÍM TẠI TRANG TRẠI SỐ 31-32 CỦA VÙNG MOSHAV ZOFAR ARAVA, ISRAEL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành : Trồng trọt Lớp: TT47NO2 Khoa: Nông học Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thúy Hà Thái Nguyên, 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Sau một quá trình học tập và rèn luyện tại trường mỗi sinh viên đều phải trải qua giai đoạn thực tập tốt nghiệp trước khi ra trường. Trong quá trình học tập sinh viên đã có một lượng kiến thức lý thuyết cơ bản và thực tập tốt nghiệp là điều kiện để củng cố và hệ thống toàn bộ lượng kiến thức đó. Bên cạnh đó thực tập tốt nghiệp còn giúp cho sinh viên làm quen với điều kiện sản xuất thực tế, vững vàng hơn về chuyên môn và biết vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất cũng như cho quá trình làm việc khi ra trường. Xuất phát từ những cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, khoa Nông học, chủ trang trại thực tập, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình sản xuất và kết quả áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất cà tím tại trang trại số 31 - 32 của vùng moshov zofar arava, israel ”. Trong suốt quá trình thực hiện báo cáo này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, chủ trang trại nơi thực tập, gia đình và các bạn sinh viên trong lớp. Đặc biệt nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô giáo PGS.TS Nguyễn Thúy Hà đã giúp tôi vượt qua những khó khăn trong thời gian thực tập để hoàn thành báo cáo của mình. Do thời gian thực tập có hạn và năng lực bản thân còn hạn chế nên đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bản báo cáo của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Israel, ngày tháng năm 2019 Sinh viên NÔNG THỊ KHÁNH LY
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình sản xuất cà tím trên thế giới từ năm 2013-2017 .............. 9 Bảng 2.2. Tình hình sản xuất cà ở Việt Nam từ năm 2013 – 2017................. 13 Bảng 4.1 ..Tình hình sản xuất của một số cây trồng chính tại trạng trại số 31 – 32 của vùng moshav zofar arava , israel trong 3 năm gần đây ................ 32 Bảng 4.2. Chi phí đầu tư trong một vụ............................................................ 33 Bảng 4.3. Năng suất và sản lượng thu hoạch cà tím trên 1ha ....................... 33 Bảng 4.4: Dinh dưỡng cho cây........................................................................ 38
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình4.1: Moshav zofar nhìn từ trên cao ......................................................... 27 Hình 4.2: Cây được trồng trong kính .............................................................. 36 Hình 4.3: Hệ thống tưới ở 2 bên của cây cà tím ............................................. 39 Hình 4.4: Cắt tỉa cành cho cà tím .................................................................... 40
  6. iv DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Stt Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 FAO Food and Agriculture Organization Nhiều trang trại sản xuất với diện tích lớn ,vừa sản 2 Moshav xuất vừa chuyển giao công nghệ 3 Packing house Nhà dùng để chế biến và sản xuất nông sản
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 4 PHẦN 2. TỔNG QUAN .................................................................................. 5 2.1. Đặc điểm và yêu cầu sinh thái, dinh dưỡng của cây cà tím. ...................... 5 2.1.1. Đặc điểm của cây cà tím ......................................................................... 5 2.1.2. Yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cây cà tím. ................................... 6 2.2. Tình hình sản suất và tiêu thụ cà tím trên thế giới và ở Việt Nam. ........... 7 2.2.1. Tình hình xuất khẩu và tiêu thụ cà tím trên thế giới ............................... 7 2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà tím ở Việt Nam ................................ 10 2.2.3. Thuận lợi khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ cà tím tại Việt Nam ..... 16 2.3. Những kết quả ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất kinh doanh cà tím ở Việt Nam. ............................................................................................... 17 PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ...................... 20 3.1. Địa điểm, thời gian nơi thực tập............................................................... 20 3.2. Nội dung ................................................................................................... 20 3.3. Phương pháp thực hiện............................................................................. 20 3.3.1. Tiếp cận có sự tham gia ........................................................................ 20 3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 20
  8. vi PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 22 4.1.Điều kiện sản xuất, kinh doanh nông nghiệp Israel .................................. 22 4.1.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Israel ..................... 22 4.1.2 Tổng quan về vùng nông nghiệp Aravar................................................ 24 4.1.3 tổng quàn về vùng Moshav Zofar .......................................................... 25 4.2. Điều kiên tụ nhiên của trang trại 31-32 vùng Moshv Zofar Arava, Isreal ........27 4.3. Điều kiện kinh tế- xã hội của trang trại số 31 – 32 vùng Moshav Zofar Arava, Israel .................................................................................................... 28 4.3.1. Thực trạng sản xuất của trang trại ......................................................... 31 4.3.2. Chi phí đầu tư. ....................................................................................... 32 4.3.3. Năng suất và sản lượng kinh tế ............................................................. 33 4.3.4. Những kỹ thuật canh tác trong sản xuất kinh doanh cà tím tại trang trại ....34 4.4. Phân tích thuận lợi, khó khăn và định hướng trong việc áp dụng kỹ thuật tiến bộ tại trang trại 31-32 của vùng Moshav Zofar Arava, Isreal.................. 41 4.5. Những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã tiếp thu được trong quá trình thực tập tại trang trại số 31-32 của vùng moshav zofar arava, isreal. ............ 42 4.6. Bài học áp dụng trong điều kiện của Việt Nam ....................................... 43 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 45 5.1. Kết luận .................................................................................................... 45 5.1.1.Quy trình sản xuất cà tím ....................................................................... 45 5.1.2. Kỹ thuật áp dụng ................................................................................... 45 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cây cà tím (Solanum melongena L.) có nguồn gốc ở Ấn Độ và được trồng ở Trung Quốc từ rất sớm, khoảng 500 năm trước công nguyên. Sau đó được người Ả rập và Ba Tư đưa đến châu Phi vào thời trung đại và tìm thấy nó ở Italia vào thế kỉ XIV. Mặc dù cà tím được sử dụng ở nhiều nước một cách dễ dàng, nhưng ở châu Âu người ta đã không ăn quả này, và được gọi là cà dại (Eggplant, 2008). Bởi vì nó thuộc họ cà, là những cây có chứa chất độc có thể gây nguy hiểm cho con người khi ăn. Vào những năm 1600 quả cà lần đầu tiên đã được vua Louis thứ XVI giới thiệu vào thực đơn, nhưng thật không may mắn nó đã không được chấp nhận một cách thích thú và bị gọi là loại quả to như quả lê nhưng chất lượng thì tồi. Và người ta cũng nghĩ rằng ăn cà sẽ bị sốt thương hàn, động kinh thậm chí bị điên. Do đó, hơn một thế kỉ sau đó cây cà chỉ được trồng làm cảnh ở châu Âu do màu sắc hoa và quả rất đẹp. Ở Mỹ cũng vậy, cho đến tận cuối những năm 1800, đầu 1900 khi người Trung Quốc và Ấn Độ đến nhập cư và sử dụng nó như là một loại rau, từ đó mới bắt đầu được chấp nhận tại Bắc Mỹ. Cho đến nay cà đã được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Hàng loạt các tên gọi trong tiếng Ả Rập và các ngôn ngữ Bắc Phi cho cà tím, các tên gọi Hy Lạp và La Mã cổ đã chỉ ra rằng nó được những người Ả Rập đưa tới khu vực địa Trung Hải vào đầu thời Trung cổ. Tên khoa học melongena có nguồn gốc từ một tên gọi trong tiếng Ả Rập vào thế kỷ 16 cho một giống cà tím. Cà tím được gọi là "eggplant" tại Hoa Kỳ, Australia và Canad. Tên gọi này có từ một thực tế là quả của một số giống ban đầu có màu trắng và trông giống như quả trứng gà. Do quan hệ họ hàng gần của nó với cà độc dược, nên đã có thời người ta tin rằng nó là một loại cây có độc tính. cà
  10. 2 tím là một loài cây thuộc họ Cà với quả cùng tên gọi, quả là loại quả mọng nhiều cùi thịt. Quả chứa nhiều hạt nhỏ và mềm, chứa nhiều chất dinh dưỡng như nó chứa một hàm lượng xơ cao và các khoáng chất như Vitamin C , Vitamin K , Thiamin , Niacin , Vitamin B6 , axit Pantothenic , Magnesium , Phosphorus và đồng, Folate , kali và mangan. trong thành phần của cà tím có 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid. Các khoáng chất (tính theo mg/100g) gồm: kali 220 mg, phốt pho 15 mg, magiê 12 mg, calcium 10 mg, lưu huỳnh 15 mg, clor 15 mg, sắt 0,5 mg, mangan 0,2 mg, kẽm 0,2 mg, đồng 0,1 mg, iod 0,002 mg. Các vitatmin B1, B12, PP rất ít, nhiều chất nhầy. Vì lượng chất nhầy này mà cà tím còn có tác dụng hỗ trợ rất điều trị bệnh dạ dày. Chính vì vậy mà người Hàn Quốc thường dùng cà tím phơi khô làm thuốc giảm đau, trị sưng khớp, loét dạ dày còn người Nigeria thường dùng cà tím để chữa đau bụng do tiêu hóa. Trong cà tím còn chứa nightshade soda, một chất có tác dụng chống ung thư theo các chuyên gia Nhật Bản thì trong nước ép cà tím có nhiều hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư dạ dày. Thực phẩm này là rất thấp trong Chất béo bão hòa , cholesterol và natri tốt cho tim mạch, nhưng lại chứa nhiều đường cao calo. Quả tươi có mùi vị hơi không hấp dẫn, nhưng khi chế biến rồi thì nó trở thành dễ chịu hơn và có kết cấu rắn chắc, giàu hương vị. Việc ngâm qua nước pha muối và sau đó rửa lại các miếng cà tím đã thái sẽ làm nó mềm hơn và loại bỏ gần hết vị đắng của nó. Nó đặc biệt hữu ích trong nấu ăn, nhờ đó nó có khả năng hấp thụ nhiều dầu ăn mỡ hơn, tạo điều kiện để chế biến được các loại thức ăn giàu dinh dưỡng hơn. Cùi thịt của quả cà tím trơn mượt, các hạt mềm và (giống như hạt cà chua) có thể ăn được cùng với các phần còn lại của quả. Vỏ quả cũng có thể ăn được, mặc dù nhiều người thích gọt bỏ nó đi. Ở Việt Nam, cà tím thường được nấu cùng tía tô và có trong các món ăn như: cà bung, cà tím xào cần tỏi, cà tím om
  11. 3 tôm thịt, cà tím nhồi thịt om cà chua, cà tím tẩm bột rán, cà tím làm dưa muối xổi... Tại khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, cà tím có thể trồng trực tiếp trong vườn. Tại các khu vực ôn đới, việc trồng cây cà tím giống ra vườn chỉ thích hợp khi đã hết sương muối. Việc gieo hạt thường bắt đầu khoảng 8-10 tuần trước khi hết sương muối. Nhiều loại sâu bệnh phá hoại các loài thực vật họ Cà khác như cà chua, khoai tây, ớt v.v cũng gây ra phiền toái cho cà tím. Vì lý do này, không nên trồng cà tím tại các khu ruộng trước đó đã trồng các loài cây kia. Người ta cũng khuyến cáo nên canh tác trở lại cà tím trên cùng một thửa ruộng chỉ sau khoảng 4 năm để có thể có mùa màng với thu hoạch tốt. Các loài sâu hại phổ biến tại Bắc Mỹ là: bọ cánh cứng phá khoai tây, bọ chét, các loài rệp và ve bét. Nhiều loại sâu bệnh này có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng Bacillus thurengensis (Bt), một loài vi khuẩn tấn công các phần mềm trên cơ thể của ấu trùng. Sâu trưởng thành có thể kiểm soát bằng cách bẫy bắt. Các loài bọ chét là rất khó kiểm soát. Vệ sinh tốt khi quay vòng canh tác là cực kỳ quan trọng trong việc kiểm soát bệnh nấm đối với cà tím, trong đó nguy hiểm nhất là các loài Verticillium. Qua quá trình thực tập sinh tại Israel khoảng cách gieo trồng là khoảng 45–60 cm giữa các cây, phụ thuộc vào giống và từ 60–90 cm giữa các luống, phụ thuộc vào các loại công cụ gieo trồng được sử dụng.Thiết kế nhà kính chiều rộng 6,5m ,chiều cao 3m đối với nhà kính nhỏ, rộng 8,5m ,cao 3,5m đối với nhà kính lớn Lớp phủ bổi là cần thiết để giữ ẩm và chống cỏ dại cũng như nấm. Quả thường được thu hoạch trước khi đài hoa chuyển thành dạng nửa gỗ hóa. Để đánh giá được tình hình sản xuất và kết quả của áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất em đã tiến hành thực tập : “Đánh giá tình hình sản xuất và
  12. 4 kết quả áp dụng tiến bộ kỹ thật trong sản xuất cà tím tại trang trại số 31 - 32 của vùng moshav zofar arava, israel 2019 - 2020 ”. 1.2. Mục tiêu Đánh giá được hiện trạng sản xuất, kinh doanh cà tím tại trang trại 31 - 32 của vùng moshav zofar arava, israel. Từ đó phân tích thuận lợi, khó khăn, trong áp dụng kỹ thuật của sản xuất cà tím tại trang trại 31 - 32 của vùng moshav zofar arava, israel và rút ra bài học kinh nghiệm trong sản xuất cà tím tại Việt Nam..
  13. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN 2.1. Đặc điểm và yêu cầu sinh thái, dinh dưỡng của cây cà tím. 2.1.1. Đặc điểm của cây cà tím - Rễ : Rễ chùm, ăn sâu và phân hóa mạnh, khả năng phát triển rễ phụ thuộc rất lớn. Trong điều kiện tối hảo những giống tăng trưởng mạnh có rễ ăn sâu 1 - 1,5 m và rộng 1,5 – 2,5 m vì vậy cà tím chịu hạn tốt. Bộ rễ ăn sâu, cạn, mạnh hay yếu đều có liên quan đến mức độ phân cành và phát triển của bộ phận trên mặt đất do đó khi cà tím tỉa cành, bấm ngọn, bộ rễ thường ăn nông và hẹp hơn so với điều kiện sống tự nhiên. - Thân : Thân có hình sao mịn. Thân và cành ít có lông, thỉnh thoảng có gai cong chắc - Lá : Lá mọc cách, đơn hoặc từng cặp không đều, rất hiếm khi mọc thành cụm ở mấu. Lá đơn, không có lá kép, mép lá thường nguyên, đôi khi có răng (Solanum, Datura) hay có thùy hoặc xẻ thùy (Solanum, Lycopersicon).. Lá hình trứng hoặc bầu dục, cỡ 6 – 18 x 4 – 11cm, chóp nhọn hoặc tù, gốc không đều, mép xcios thùy lượn sóng, có lông măng hình sao hoặc thỉnh thoảng có ít gai mảnh trên cả ha mặt, ở dưới mặt dày hơn. - Hoa: Ở Cà tím hoa cấu tạo thành chùm. cụm hoa dạng sim bọ cạp (có hoa đỉnh lưỡng tính, các hoa còn lại thường là hoa đực) hay hoa (mọc) đơn độc, ở ngoài nách lá. Nhị đực bao gồm các bao phấn liên kết nhau tạo thành hình nón bao quanh nhụy cái, mỗi hoa có bao phấn, đài, tràng, nhụy, nhị. - Hoa nở vào lúc 8 – 10 giờ, nhiệt độ thích hợp nhất để hoa nở là 18 – 25, nhiệt độ dưới 12 thì sự nở hoa và cà thụ phấn bị ức chế. Khi thời tiết thay đổi thất thường sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hoa làm hoa bị rụng. Số hoa/cây, tỷ lệ đậu quả phu8j thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật
  14. 6 chăm sóc, giống chống chịu kém, điều kiện nhiệt độ quá thấp, quá cao, chất dinh dưỡng thiếu, kỹ thuật bón phân không hợp lý, thiếu nước, sâu bệnh hại dẫn tới rụng hoa… để hạn chế hiện tượng rụng hoa, cần chọn giống chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi và thực hiện tốt các biện pháp canh tác, phòng trừ sâu bệnh kịp thời - Qủa : Qủa là loại quả mọng cùi nhiều thịt. Qủa mọng, đen, tía, hồng, nâu, vàng hoặc vàng nhạt khi chín hoàn toàn, có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, vỏ quả giữa và vùng vách hơi trắng, xốp dày, Màu sắc quả thảy đổi tùy giống và điều kiện thời tiết. Thịt quả có thể chắc hay là xốp, có vách ngăn ở phía trong. Qủa trơn bóng có thể thu hoạch, trọng lượng quả cao hay hay thấp tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc vì vậy trong quá trình canh tác cần chú ý bón phân, chăm sóc cây tốt để nâng cao năng suất. - Hạt : Hạt có chứa nhiều hạt nhỏ, mềm. Hạt thường có màu vàng sang hoặc tối, tùy theo giống và số hạt ít hay nhiều. 2.1.2. Yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cây cà tím. - Nhiệt độ: Cây yêu cầu nhiệt độ ấm cho sinh trưởng, phát triển. Cà tím phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 21-29°C. Nhiệt độ ban ngày 25-32°C, nhiệt độ ban đêm 21-27°C là nhiệt độ tốt nhất cho sản xuất hạt giống. Ở nhiệt độ thấp hơn thì tỷ lệ đậu quả giảm, ở nhiệt độ ẩm và ẩm độ cao cũng làm giảm năng suất đắng kể - Khi nhiệt độ giảm vào mùa thu, cà tím vẫn ra quả nhưng bộ trái cây không đáng tin cậy và trái cây phát triển chậm hơn. Cà tím thường nhạy cảm với nhiệt độ lạnh hơn so với anh em họ, cà chua và ớt của nó. - Độ ẩm: Cây cà tím có khả năng chịu hạn và lượng mưa cao, nhưng không chịu được đất sung nước trong một thời gian dài vì độ ẩm cao kéo dài làm cây dễ bị nấm thối rễ. Độ ẩm đất 60-80% Độ ẩm không khí 65-75% là thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển
  15. 7 - Ánh sáng: Cây cà nói chung, cà tím nói riêng không yêu cầu khắt khe ánh sáng ngày dài để ra hoa, hoa cà có thể là hoa đơn học hoa chum hoàn chỉnh phù hợp cho tự thụ phấn - Đất đai: Đây là yếu tố quan trọng nhất trong suốt quá trình từ gieo hạt, sinh trưởng phát triển đến thu hoạch của cây cà. Ở gian đoạn vườn ươm (gieo hạt) cần chọn đất tốt, giàu mùn, giàu chất dinh dƣỡng, có khẳ năng dữ ẩm và thoát nước tốt, sạch bệnh, làm đất nhỏ,tơi xốp, sạch cỏ, lên luống bằng phẳng. Khi đem cây ra trồng ngoài sản xuất, nên chọn đất tốt, dẽ chủ động tƣới tiêu để tạo điều kiện cho cây xinh trưởng, phát triển tốt và tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất hai giống. Đất trồng thích hợp là đất thoát nước tốt, pha cát và không cao hơn 800m so với mực nước biển - PH : Độ pH thích hợp cho cây phát triển là 6,6-7,0 Còn độ pH thích hợp cho sản xuất hạt giống 5,5 – 6,5. 2.2.Tình hình sản suất và tiêu thụ cà tím trên thế giới và ở Việt Nam. 2.2.1. Tình hình xuất khẩu và tiêu thụ cà tím trên thế giới Tổng xuất khẩu cà tím - Theo FAO trong năm 2010, sản xuất cà tím có tính tập trung cao độ, với 93% sản phẩm đến từ 7 quốc gia. Trung Quốc là nước sản xuất lớn nhất (58% tổng sản lượng thế giới) và Ấn Độ đứng thứ 2 với 25%; tiếp đến là Ai Cập, Thổ Nhỹ Kỳ, Nhật Bản là một trong mười quốc gia sản xuất cà tím lớn nhất thế giới. Mỹ là nước có diện tích trồng cà tím đứng thứu 20 trên thế giới. Với hơn 4.000.000 vùng trồng(1.600.000) được giành cho việc trồng trọt cà tím trên thế giới. - Tổng sản lượng tươi (bao gồm cả chùm) thế giới năm 2013 đạt 41,840 triệu tấn, giảm so với của năm 2012 do thời tiết xấu làm giảm sản lượng ở Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Sản Quốc 58,55; Ấn Độ 25,24; Ai Cập 2,94; Thổ Nhỹ Kỳ 2,03; Nhật Bản 0,79 .
  16. 8 - Ở Trung Quốc, được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và Đài Loan... Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về sản xuất lượng của các nước đạt (đơn vị: ngàn tấn): Trung Theo báo cáo năm 2008, Trung Quốc đã sản xuất được 17.532.681 tấn vào năm 2006. Trong một thời gian, Trung Quốc đang tìm kiếm cách thức mới để tăng năng suất, và năm 1987, Trung Quốc đã thành lập cơ sở sản xuất rau giống đầu tiên ở Bắc Kinh, gọi là " ". Cà tím đã được sản xuất theo cách thức như cà chua, dưa leo, tiêu và dưa, nhưng phụ thuộc vào sự quay vòng của cây trồng để có năng suất cao hơn. - Tại Thái Lan được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, một phần miền Bắc và miền Đông. Năm 1987, Thái Lan trồng 1.500 ha cho sản lượng 76.275 tấn với giá trị 28 triệu đôla Mỹ (Trần Thế Tục, 1995). Đến năm 2007, theo Somsri, diện tích ở Thái Lan khoảng 34.354 ha và sản lượng khoảng 197.716 tấn, Năm 2009, Thái Lan trồng 14.136 ha và đạt sản lượng 19.326 tấn. - Ở Ấn Độ, và chùm trồng trên quy mô thương mại ở một số vùng. chùm là loại quả được dùng để ăn sáng phổ biến ở nhiều nước, Những vùng khô hạn như Punjab là nơi lý tưởng với chùm. có thể chọn được lượng mưa lớn và phát triển tốt ở vùng KonKan. Năm 2005, Ấn Độ sản xuất được 142.000 tấn. Năm 2009, sản lượng quả đạt 183.922 tấn, xếp thứ 2 về sản xuất quả ở các nước châu Á. - Theo số liệu thống kê của FAO trong các năm gần đây, tình hình sản xuất cà tím trên thế giới được tổng hợp trong Bảng 2.1
  17. 9 Bảng 2.1. Tình hình sản xuất cà tím trên thế giới từ năm 2013-2017 Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (ha) (tấn/ha) (tấn) 2013 1.854.703 26,3597 48.889.422 2014 1.860.878 26,8441 49.953.603 2015 1.801.107 28,0664 50.550.607 2016 1.788.279 28,6269 51.192.811 2017 1.858.253 28,1496 52.309.119 (Nguồn: FAOSTAT/Statistics (2017) Qua bảng: ta thấy, trên thế giới trong những năm gần đây diện tích trồng cà tím có tăng lên, năm 2013 là 1.854.703 ha đến năm 2017 là 1.858.253 ha. Điều này cho thấy diện tích trồng cà tím trên thế giới có sự phát triển. Cùng với đó sản lượng cà tím cũng tăng lên qua các năm, năm 2013 là 48.889.422 tấn đến năm 2017 là 52.309.119 tấn. Năm 2013 năng suất là 26,3597 tấn/ha đến năm 2016 đạt 28,1496 tấn/ha. Điều đó thể hiện sự quan tâm áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất của nhà vườn. Tình hình tiêu thụ sản phẩm trên thế giới - Tổng mức tiêu thụ cà trên thế giới năm 2013 đạt 4,22 triệu tấn, giảm 7% so với năm 2012 là 4,56 triệu tấn, do thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến sản lượng . Các nước tiêu thụ lớn trên thế giới: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Mêhicô, Nga, Achentina,… - Tổng lượng tươi đem chế biến trên thế giới năm 2013 là 974 ngàn tấn, giảm 1 triệu tấn so với năm 2012. Trong đó, Mỹ 507 ngàn tấn, Nam Phi 186 ngàn tấn, Mêhicô 82ngàn tấn. - Về tiêu thụ : Nhật Bản là thị trường lớn cho việc tiêu thụ . Trong năm 2009 bang Florida của Mỹ đã xuất sang Nhật Bản 4.755.972 thùng (80.851tấn) tươi, năm 2008: 6 - 7 triệu thùng(102-119 nghìn tấn), năm 2007: 8 triệu thùng (136 nghìn
  18. 10 tấn). Nam Phi cũng xuất sang Nhật khoảng 6 triệu thùng (96.721tấn) trong năm 2008, tăng gần 1,55 triệu thùng so với năm [15]. - Tại các thị trường châu Âu, ngoại trừ mặt hàng thanh long có số lượng xuất khẩu lớn, các mặt hàng quả khác, như: , xoài, chôm chôm… hay các loại rau khác của Việt Nam có khối lượng khá khiêm tốn. Mặt hàng rau đã được xuất khẩu trở lại bình thường vào thị trường châu Âu, tuy nhiên với khối lượng không nhiều [15]. - Tại Nga, Năm 2009, Nga nhập 60 ngàn tấn , tăng so với 32 ngàn tấn năm 2007. Các nước cung cấp chủ yếu cho Nga là Thổ Nhĩ Kỳ, Ixraen, Nam Phi và Achentina. - Thị trường xuất khẩu cà tím ngày càng mở rộng không chỉ trong nước mà mở rộng ra nước ngoài. Hiện nay, một số tỉnh thành đã xuất khẩu sang nhiều nước như: Đức, Canada, Hà Lan, Cộng hòa Séc, Nga, Hồng Kông, Trung Quốc. Từ đầu năm 2014, có thêm nhiều doanh nhân đến từ Pháp, Nhật tìm hiểu và đặt hàng với số lượng lớn. Đối với các tỉnh phía Bắc, cà tím chủ yếu được tiêu thụ trong nước. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp không đủ sản lượng lớn, ổn định để xuất khẩu. Vì vậy, các tỉnh 13 đã có chủ trương mở rộng diện tích cà tím theo hướng liên kết thông qua các tổ hợp tác để doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho nhà vườn. Ngoài ra, nhà vườn tham gia vào tổ hợp tác sẽ cùng sản xuất theo một quy trình, từ đó đảm bảo chất lượng trái cà tím đồng đều hơn 2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà tím ở Việt Nam - Cây ăn quả có vị trí quan trọng trong đời sống và trong nền kinh tế. Quả là những sản phẩm có giá trị sử dụng rộng rãi, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, chất vi lượng, khoáng chất bổ dưỡng, là thuốc có tác dụng phòng chữa bệnh cho con người.
  19. 11 - Giống cà tím rất đa dạng về quả và màu sắc. Hiện nay, ở nước ta chưa có các giống cà tím chọn tạo được công nhận giống, mà chủ yếu là địa phương và nhập nội. Dựa vào hình dạng quả, có thể chia cà tím thành các nhóm giống quả tròn và nhóm giống quả dài. Một số giống cà tím ở Việt Nam: - Giống cà tím EG 203: Đây là giống có nguồn gốc từ trung tâm nghiên cứu phát triển rau Châu Á năm 1999. Sauk hi khảo nghiệm vụ xuân hè năm 2000 cho thấy giống cà tím này sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Giống này có khả năng chống được vi khuẩn héo xanh, chịu được ngập úng, chống được tuyến trùng dễ do Meloigogyne incognital, chịu được bệnh thối gốc do nấm Selerotium rolfsii, nên thường được chọn làm gốc ghép với cà chua. - Giống cà tím địa phương: Văn Đức, Bắc Ninh. - Giống cà tím CE – 1 cho năng suất khoảng 50 -60 tấn/ha. Giống này đang được trồng nhiều ở Cát Tiên – Lâm Đồng. Đang là một trong những cây đem lại thu nhập cao ở vùng lũ Cat Tiên… - Các giống lai: Hai mũi tên đỏ, Kiều Nương, Triệu Quân,…cho năng suất rất cao. Cà tím là cây dễ trồng và được trồng khắp nơi ở nước ta. Ngoài công dụng là thức ăn thơm ngon, bổ dưỡng nó còn được sử dụng làm thuốc từ lâu đời với công dụng mát gan, nhuận tràng, kích thích sự bài tiết mật, điều hoà tiêu hoá.  Cách chế biến các món ăn từ cà tím: - Qủa tươi có mùi vị hơi không hấp dẫn, nhưng khi chế biến rồi thì nó trở thành dễ chịu hơn và có kết cấu rắn chắc, giàu hương vị. Việc ngâm qua nước pha muối và sau đó rửa lại các miếng cà tím đã thái sẽ làm nó mềm hơn và loại bỏ gần hết vị đắng của nó. Nó đặc biệt hữu ích trong nấu ăn, nhờ đó nó có khả
  20. 12 năng hấp thụ nhiều dầu mỡ hơn, tạo điều kiện để chế biến các loại thức ăn giàu dinh dưỡng hơn. Cùi thịt của quả cà tím trơn mượt,các hạt mềm và (giống như hạt cà chua ) có thể ăn được cùng với các phần còn lại của quả. Vỏ quả cũng có thể ăn được, mặc dù có nhiều người thích gọt vỏ nó đi. - Ở Việt Nam, cà tím thường được nấu cùng tía tô và có trog các món ăn như: cà bung, cà tím xào cần tỏi, cà tím om tôm thịt, cà tím nhồi thịt om cà chua, cà tím tẩm bột rán, cà tím làm dưa muối xồi…. - Nếu trước kia, cà trồng chỉ để phục vụ cho nhu cầu tự cung, tự cấp của nhân dân ta thì ngày nay nó đã trở thành một cây hàng hoá đem lại giá trị kinh tế không nhỏ cho nhiều vùng trồng rau như Lâm Đồng, Sóc Trăng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương. đặc biệt quả cà tím gần đây còn được chế biến để xuất khẩu sang Nhật Bản. Tại Cát Tiên – Lâm Đồng nông dân trồng cà tím cho biết trồng cây này cho thu nhập gấp 2 lần so với những loại rau thương phẩm khác ở địa phương như dưa leo, Nên nó đã trở thành một cây xoá đói giảm nghèo cho bà con tại vùng lũ cát này (Quang Sáng) . - Trồng cà vốn đầu tư ít (khoảng 300.000 đồng/sào cà pháo), thu lãi cao hơn nhiều so với trồng lúa và một số cây màu khác, sản phẩm làm ra đến đâu, được thương lái mua hết đến đó với giá ổn ñịnh nên trong khoảng 5 năm trở lại đây, diện tích cây cà nói chung và cà pháo nói riêng tại Vĩnh Phúc và một số tỉnh khác ở ñồng bằng sông Hồng được mở rộng hơn rất nhiều. - Phát triển cây cà tím góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, chuyển nền kinh tế độc canh, tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững.
nguon tai.lieu . vn