Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------------- NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ VÀ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHÈ VIETGAP TẠI XÃ BÁ XUYÊN, THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Trồng trọt Khoa : Nông học Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------------- NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ VÀ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHÈ VIETGAP TẠI XÃ BÁ XUYÊN, THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Trồng trọt Khoa : Nông học Lớp : TT - K46 Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn : TS. Phạm Văn Ngọc Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ đề tài vị hay một công trình nghiên cứu nào. Những tài liệu, thông tin, số liệu mà tôi tham khảo, số liệu dẫn chứng đều có trích dẫn và được sự đồng ý của các tác giả cũng như địa phương khảo sát, hoặc là các sách báo, công trình được đăng tải, phát hành phổ biến, tôi sử dụng có trích dẫn rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài này đều được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày……tháng..…năm 2019 Sinh viên Nguyễn Phương Thảo
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Phạm Văn Ngọc, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ tôi về chuyên môn trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn, các thầy cô trong khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi thực hiện tốt đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Uỷ ban nhân dân xã Bá Xuyên, tập thể lãnh đạo, cán bộ các phòng ban chuyên môn của UBND xã đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu, học tập cũng như cơ sở nghiên cứu để tôi thực hiện tốt đề tài này. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình cô Trần Thị Hồng, Ngô Thị Hường , Nguyễn Thị Thoan, Chú Đồng Văn Tồn, Đồng Văn Khúc,… cùng toàn thể bà con xã Bá Xuyên đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đề tài này khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, các cô. Xin trân trọng cảm ơn. Thái Nguyên, ngày……tháng..…năm 2019 Sinh viên Nguyễn Phương Thảo
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG....................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ viii PHẦN 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .................................................................................2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................4 2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của Xã Bá Xuyên ...........................................4 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................4 2.1.2. Điều kiện đất đai .................................................................................................5 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội....................................................................................6 2.1.4. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................7 2.2. Cơ sở lý luận về xây dựng mô hình sản xuất, chế biến chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP .............................................................................................................7 2.2.1. Một số khái niệm ................................................................................................7 2.2.2. Vai trò phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ....................12 2.3. Nội dung phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ...................16 2.3.1. Phát triển diện tích trồng chè an toàn theo VietGAP........................................16 2.3.2. Tăng trưởng về năng suất, sản lượng chè an toàn theo VietGAP .....................17 2.3.3. Tăng trưởng của giá trị sản xuất chè, giá trị xuất khẩu ....................................17 2.3.4. Tăng trưởng về chất lượng, thị trường tiêu thụ chè ..........................................18 2.3.5. Thu nhập tăng lên của các hộ trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP ..................18
  6. iv 2.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ......................................................................................................................18 2.4. Cơ sở thực tiễn phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn an toàn khác ...............................................................................................24 2.4.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè an toàn trên thế giới ...............................24 2.4.2. Kinh nghiệm sản xuất chè an toàn theo các tiêu chuẩn ở Việt Nam ................28 2.4.3. Một số chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển sản xuất chè an toàn .........................................................................................................................31 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 33 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.....................................................33 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................33 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................33 3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................33 3.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................34 3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra ..............................34 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................35 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thông tin ............................................37 3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .........................................................................37 3.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển ....................................................................37 3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá khác về sản phẩm và chất lượng ....................................38 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................39 4.1. Thực trạng phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bá Xuyên ..........................................................................................................................39 4.1.1. Thực trạng phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Bá Xuyên ..........................................................................................................................39 4.1.2. Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất chè ở xã Bá Xuyên ..56 4.1.3. Đánh giá của cán bộ địa phương về phát triển sản xuất chè an toàn theo VietGAP ở Bá Xuyên .................................................................................................59 4.1.4. Các giải pháp xã Bá Xuyên đang áp dụng phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ....................................................................................................60
  7. v 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè an toàn theo VietGAP tại xã Bá Xuyên ....................................................................................................................61 4.2.1. Các yếu tố nội tại ..............................................................................................61 4.2.2. Các yếu tố bên ngoài .........................................................................................62 4.3. Quy trình chế biến chè an toàn theo VietGAP tại xã Bá Xuyên..........................63 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................65 5.1. Kết luận ................................................................................................................65 5.2. Kiến nghị ..............................................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................67 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Mẫu nghiên cứu ..........................................................................................34 Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè tại xã Bá Xuyên năm 2017 ................40 Bảng 4.2: Tình hình phát triển sản xuất chè tại Xã Bá Xuyên ...................................40 Bảng 4.3: So sánh diện tích chè chuyển đổi sang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và chè tự do năm 2017...............................................................................41 Bảng 4.4: Tình hình phát triển sản xuất chè VietGAP ở các xóm điều tra.................42 Bảng 4.5: Tình hình nhân lực của hộ điều tra năm 2019 ............................................44 Bảng 4.6: Tình hình tiếp cận vốn của hộ điều tra năm 2019 ....................................45 Bảng 4.7: Tình hình đất sản xuất của hộ điều tra năm 2019 ......................................46 Bảng 4.8. Quan niệm về nơi sản xuất chè an toàn ......................................................48 Bảng 4.9: Chi phí sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP xã Bá Xuyên ....................49 Bảng 4.10: So sánh chi phí sản xuất chè VietGAP và chè thường .............................50 Bảng 4.11: Tình hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV trên chè VietGAP ............52 Bảng 4.12: Lựa chọn nguồn cung cấp giống, phân bón và thuốc BVTV ...................53 Bảng 4.13: Thực trạng tham gia các lớp tập huấn khyến nông của chủ hộ sản xuất chè an toàn theo VietGAP .........................................................................55 Bảng 4.14: Thực trạng thu hoạch chè an toàn tại xã Bá Xuyên .................................59
  9. vii DANH MỤC HÌNH Hình 1: Chứng nhận hợp tác xã chè VietGAP Bá Xuyên Sông Công........................69 Hình 2: Danh sách các hộ gia đình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP ...............70 Hình 3: Chứng nhận chè Tôm tại hợp tác xã chè VietGAP Bá Xuyên Sông Công ...70 Hình 4: Kiểm định chất lượng chè, thực hành hái chè cùng bà con trên cách đồng chè VietGap tại xã Bá Xuyên...........................................................................71 Hình 5: Chè chế biến không đạt tiêu chuẩn VietGap .................................................71 Hình 6: Các chị Lê Thị Bình (bên trái) và Chu Thị Lan, hội viên Tổ sản xuất chè VietGAP Ao Cang - Chũng Na, luôn thực hiện nghiêm túc việc ghi chép cũng như các quy trình chăm sóc, chế biến chè an toàn. ..........................72
  10. viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BNNPTNT : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn BVTV : Bảo vệ thực vật GAP : Good Agricultural Practices (Là những phương pháp cụ thể, áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất thực phẩm cho người tiêu dùng hoặc chế biến tiếp được an toàn và hợp vệ sinh.) GSSX : Giám sát sản xuất NN : Nông nghiệp PTNT : Phát triển nông thôn PRA : Pariciptory Rapid Appraisals (Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn – PRA) HTX : Hợp tác xã KTCB : Kiến thiết cơ bản TKTM : Thời kỳ trồng mới TKKD : Thời kỳ kinh doanh UBND : Ủy ban nhân dân VietGAP : Vietnamese Good Agricultural Practices (có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm
  11. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta hiện nay có khoảng 122.500 ha chè, đứng thứ 5 thế giới về diện tích. Nhưng thị phần chè của Việt Nam lại khá khiêm tốn trong xuất khẩu chè thế giới, một phần do chất lượng thấp không đáp ứng yêu cầu về chất lượng cũng như an toàn theo tiêu chuẩn của nhiều nước; một phần do năng suất, sản lượng không cao [1]. Đây là một tồn tại lớn của ngành chè nhiều năm nay, nguyên nhân chính là sự phát triển quá ồ ạt của các cơ sở chế biến chè, sự thu mua ồ ạt chè nguyên liệu không phân loại, không kiểm tra chất lượng của thương lái một số nước trong đó có Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, làm cho người dân bỏ các mô hình chè an toàn, tăng diện tích chè ồ ạt nhưng chất lượng chè lại không đảm bảo [2]. Chè bẩn, chè không rõ nguồn gốc rất nhiều, lại thiếu chè thương hiệu, chè sạch, chè ngon, dẫn đến tình trạng, chè xuất khẩu ít, giá chè thấp, khan hiếm nguyên liệu. Do vậy để có nguyên liệu sản xuất nhiều nhà máy trong nước thu mua nguyên liệu mà không quan tâm đến chất lượng chè đầu vào, không kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng kim loại nặng cũng như các nguy cơ không an toàn khác. Bên cạnh đó người dân trồng chè thì chỉ biết lợi nhuận trước mắt, chạy đua về mặt diện tích và sản lượng mà không chú trọng đến chất lượng. Cùng với đó là thói quen sản xuất của người dân, bóc lột đất, bón phân, phun thuốc làm sao cho chè trông đẹp mắt, hái được nhiều. So sánh với việc sản xuất chè an toàn theo các tiêu chuẩn của VietGAP, Quyết định, quy chuẩn của Bộ Nông nghiệp lại khá tốn kém, cầu kỳ và đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao. Cây chè lại là cây kén đất, có thời gian kiến thiết cơ bản dài, nhiều sâu, bệnh nên việc đầu tư một vườn chè với thời gian dài, nhiều rủi ro, lại khó tiêu thụ sẽ làm nhiều người trồng không muốn thay đổi thói quen sản xuất cũ. Bá Xuyên là một đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Xã này có diện tích là 8,67 km², dân số là 5.665 người. Tuyến xe buýt số 9 chạy tuyến Trại Cau - TPTN - Sông Công - Bãi Bông (Phổ Yên) đi qua địa
  12. 2 bàn xã theo tỉnh lộ 262. Đặc biệt năm 2019, trên địa bàn xã Bá Xuyên đang triển khai xây dựng Cụm công nghiệp Bá Xuyên và một phần của KCN 2 Sông Công, đây là tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội thành phố Sông Công cũng như tỉnh Thái Nguyên[3]. Cây chè đã trở thành một trong những cây trồng quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân trong địa bàn xã. Những năm trước, tình hình tiêu thụ chè, xuất khẩu chè rất tốt, nhưng những năm gần đây yêu cầu chè ngày một cao hơn về chất lượng, mẫu mã,…chỉ có thể bán được chè chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, nhất là các sản phẩm chè xuất khẩu. Sản phẩm chè của nước ta đang phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của các nước có quy trình sản xuất tiên tiến [4]. Do đó sản xuất chè theo hướng an toàn trên địa bàn xã Bá Xuyên đã có bước phát triển, song kết quả chưa cao và chưa tương ứng với tiềm năng hiện có. Các hộ trồng chè vẫn chưa kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh vật và kim loại nặng trong đất gây nên hiện tượng an toàn vệ sinh thực phẩm kém chất, lượng chè chưa cao, mẫu mã không đẹp, chuyển giao công nghệ trong sản xuất, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch còn hạn chế dẫn đến tình trạng giá chè thấp, khó tiêu thụ và cây chè không phát triển hết tiềm năng[11]. Như vậy thực trạng phát triển sản xuất chè an toàn ở xã Bá Xuyên như thế nào? Giải pháp nào để thúc đẩy phát triển sản xuất chè an toàn tương xứng với ưu đãi của thiên nhiên dành cho xã? Đề tài: “Đánh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên” sẽ góp phần trả lời các câu hỏi trên. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP qua đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
  13. 3 - Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
  14. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của Xã Bá Xuyên 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1.Vị trí địa lý Bá Xuyên là một đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Xã này có diện tích là 8,67 km², dân số là 5.665 người. Đây là nơi có 10 ha trồng chè theo Dự án thử nghiệm trồng chè cành của Sở khoa học – công nghệ Thái Nguyên. Tuyến xe buýt số 9 chạy tuyến Trại Cau - TPTN - Sông Công - Bãi Bông (Phổ Yên) đi qua địa bàn xã theo tỉnh lộ 262. Đặc biệt năm 2019, trên địa bàn xã Bá Xuyên đang triển khai xây dựng Cụm công nghiệp Bá Xuyên và một phần của KCN 2 Sông Công, đây là tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội thành phố Sông Công cũng như tỉnh Thái Nguyên. Đây là cơ hội lý tưởng để các nhà đầu tư có thể đến và nghiên cứu. Với vị trí địa lý và diện tích đất nông nghiệp cũng như mạng lưới liên kết như vậy, Bá Xuyên có điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất nông sản hàng hóa. Đặc là cây chè, cây trồng truyền thống của xã, là cây mang lại kinh tế chính cho người nông dân. Sản phẩm chè có thể lưu thông với thành phố Thái Nguyên và các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Nội cũng như thuận lợi xuất khẩu ra ngoài. 2.1.1.2. Địa chất - Địa hình: Xã Bá Xuyên nằm phía Tây Bắc thành phố Sông Công, phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên phía Đông giáp xã Tân Quang và phường Bách Quang, phía Tây giáp xã Bình Sơn, phía Nam giáp phường Lương Châu. Xã Bá Xuyên có 12 đơn vị xóm. Tổng diện tích tự nhiên là 8,6727 Km2. Địa hình mang đặc điểm của miền trung du, nền dốc dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. 2.1.1.3. Khí hậu thời tiết Xã Bá Xuyên thuộc vùng trung du Bắc Bộ.  Nhiệt độ không khí trung bình 23 °C, nhiệt độ tháng cao nhất là 28 °C, nhiệt độ tháng thấp nhất là 16,1 °C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,4 °C và nhiệt độ thấp tuyệt đối là 3 °C.
  15. 5  Độ ẩm trung bình năm (%): 82%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 86%, độ ẩm trung bình tháng thấp nhất là 78%, độ ẩm thấp tuyệt đối là 16%.  Lượng mưa trung bình hàng năm là 2168 mm, số ngày mưa hàng năm là 142 ngày, lượng mưa tháng lớn nhất là 443 mm, lượng mưa tháng nhỏ nhất 22 mm, số ngày mưa trên 50 mm là 12 ngày, số ngày mưa trên 100 mm là 2-3 ngày, lượng mưa ngày lớn nhất là 353 mm, lượng mưa tháng lớn nhất là 1103 mm, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa đến cuối mùa và đạt tới mức lớn nhất vào tháng 8. 2.1.1.4. Thủy văn Xã Bá Xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hệ thống sông của thành phố Sông Công bắt nguồn từ vùng Đèo Khế, tỉnh Thái Nguyên, chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Sau khi ra khỏi hồ Núi Cốc ở phía Tây thành phố Thái Nguyên, nó chia thành hai nhánh. Nhánh chính chảy qua trung tâm thành phố Sông Công, qua thị xã Phổ Yên để hội lưu với sông Cầu từ bên phải tại ranh giới ba xã Thuận Thành (thị xã Phổ Yên), Trung Giã (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và Hợp Thịnh (huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang). Nhánh phụ nhỏ hơn chảy qua phía Bắc thành phố Sông Công, huyện Phú Bình rồi chảy vào thị xã Phổ Yên để nối với sông Cầu tại ranh giới ba xã Tân Phú, Thuận Thành (thị xã Phổ Yên), Đại Thành (huyện Hiệp Hòa). Sông này dài 96 km. Diện tích lưu vực 951 km², cao trung bình 224 m, độ dốc trung bình 27,3%, mật độ sông suối 1,20 km/km². Tổng lượng nước 0,794 km³ ứng với lưu lượng trung bình năm 25 m³/s, môđun dòng chảy năm 26 l/s.km². Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 74,7% lượng nước cả năm; tháng 8 có lượng dòng chảy lớn nhất chiếm 19,30% lượng nước cả năm; tháng cạn kiệt nhất chiếm 1,8% lượng nước cả năm. 2.1.2. Điều kiện đất đai Xã Bá Xuyên có tổng diện tích tự nhiên là 8,6727 km² ha, chia thành các loại đất như sau: - Nhóm đất đỏ vàng (Feralit): là nhóm đất chiến phần lớn diện tích trong địa bàn xã (61%), đặc điểm của loại đất này là hàm lượng mùn và đạm thấp, hơi chua. Thích hợp với phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng. - Đất đỏ vàng trên đá biến chất và đất sét (Fs) chiếm 18%, loại đất này có tỷ lệ đạm và mùn trung bình, môi trường có phản ứng chua. Có khả năng phát triển cây
  16. 6 công nghiệp chè, cây ăn quả và phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi đại gia súc. - Đất pha (Feralit biến đổi do canh tác): Fp, Fq có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị rửa trôi, đất chua, tỷ lệ mùn nghèo có diện tích chiếm 13% (chú ý khi canh tác trên loại đất này cần tăng mùn và nâng cao sự hấp thụ của đất). - Đất khác: Feralit trên đất đá vôi Fk, Fv, Fl có tầng dầy trung bình, có tỷ lệ đạm và mùn trung bình. Có khả năng phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, đậu tương,...) chiếm 8%. - Nhóm đất dốc tụ: phân bố rải rác ở, sông suối, thành phần cơ giới thô, lẫn sỏi đá, nghèo mùn, đạm trung bình, có khả năng cải tạo thâm canh. - Những loại đất này rất thích hợp cho phát triển các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm, khí hậu đất đai của huyện phù hợp với phát triển sản xuất chè, nhất là hiện nay định hướng quy hoạch phát triển sản xuất chè theo hướng VietGAP, mang lại chất lượng chè tốt hơn. 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất Tổng diện tích tự nhiên của xã là 8,6727 km². Với quỹ đất nông nghiệp tương đối lớn của xã, đây là thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, bởi vậy đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế của người nông dân. Tuy nhiên về thực trạng đất nông nghiệp tại địa bàn xã sử dụng không tập trung và không có quy hoạch rõ ràng, vì vậy việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của xã cần phân chia theo khu vực, từ đó để tìm hướng phát triển cho các loại cây, con, đặc biệt là phát triển sản xuất chè để phát triển bền vững. Trong thời gian tới xu hướng đất sản xuất nông nghiệp sẽ tăng lên do chuyển mục đích sử dụng từ đất Lâm nghiệp sang đất sản xuất nông nghiệp để tăng giá trị sản xuất trên diện tích đất canh tác. 2.1.3.2.Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư - Dân số: Xã Bá Xuyên hiện có 12 xóm, dân số trung bình 5.665 người. Mật độ dân số 653 người/km² với gần 4,1 nghìn nhân khẩu. Kinh tế của xã chủ yếu phụ thuộc vào phát triển các cây nông nghiệp, trồng chè và chăn nuôi. - Lao động: Nhìn chung lao động trên địa bàn xã tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp là những người phục vụ hoạt động
  17. 7 thương mại bán lẻ tại trung tâm, đầu mối giao thông các xã, thị trấn. Cơ cấu lao động ở các khu vực đã có sự chuyển dịch theo hướng ngành công nghiệp - xây dựng và ngành thương mại - dịch vụ tăng dần, ngành nông lâm nghiệp giảm dần. Đây là điều kiện thuận lợi về lao động, nguồn lực cho phát triển nông nghiệp và phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. 2.1.4. Đối tượng nghiên cứu * Đề tài được thực hiện trên các giống chè có sẵn tại địa bàn xã Bá Xuyên như giống: LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, TRI777,… 2.2. Cơ sở lý luận về xây dựng mô hình sản xuất, chế biến chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP 2.2.1. Một số khái niệm 2.2.1.1. Vài nét về cây chè Cây chè hay cây trà có tên khoa học là Camellia sinensis là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất chè. Camellia sinensis có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây chè tại Việt Nam đến giữa thể kỷ 20 được trồng khắp miền quê ngoài Bắc và Trung, diện tích lớn nhất ở hai tỉnh Phú Thọ và Quảng Nam. Thái Nguyên là một tỉnh có diện tích chè tương đối lớn, có nguồn gốc chè khá lâu đời…[5] Chè là loại cây công nghiệp dài ngày, thời gian thu hoạch từ 30 đến 50 năm, chè cổ thụ giá trị càng lớn. Thời kỳ kiến thiết cơ bản cây chè từ 3 năm sau đó được đưa vào kinh doanh, mang lại thu nhập kinh tế hàng năm, năng suất, sản lượng chè tương đối ổn định. Chè có giá trị sử dụng, giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao góp phần cải thiện đời sống cho người lao động. Hiện nay chè là một mặt hàng xuất khẩu lớn và có giá trị của Việt Nam[6]. Cây chè ở Việt Nam có một thương hiệu riêng, có các loại sản phẩm chè nổi tiếng như: san tuyết, suối giàng, chè nhài, ô long,… Trên thế giới không nơi nào nhiều cây chè cổ thụ hàng hai, ba trăm tuổi như ở Suối Giàng (Yên Bái). Từ những năm 60 đã thống kê được có tới trên 80.000 cây chè từ 200 tuổi trở lên, còn những cây trăm tuổi thì rất nhiều. Chất lượng chè ở đây lại tốt, các sản phẩm chè ở đây độc
  18. 8 đáo, trong bát nước chè xanh có đủ 18 vị đầu đẳng của chè trên thế giới[12]. Tuy nhiên, những năm gần đây do chạy theo lợi nhuận trước mắt, nhiều người sản xuất kinh doanh chè đã không chú trọng tới chất lượng chè cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng tới thương hiệu và giá trị kinh tế. Đứng trước nguy cơ mất nhiều thị trường tiêu thụ khó tính, bên cạnh đó yêu cầu về chè ở thị trường nội địa với chất lượng ngày càng cao. Việc phát triển sản xuất chè an toàn là rất cần thiết, nhằm đẩy mạnh tiêu thụ chè, góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm tăng thu nhập cho người trồng chè, xây dựng thương hiệu chè sạch ở Việt Nam. 2.2.1.2. Khái niệm về phát triển, phát triển sản xuất Khái niệm phát triển Cho đến nay có nhiều nghiên cứu đã nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển đại diện cho mỗi cách đánh giá khác nhau về phát triển. Theo Ngân hàng thế giới (WB): phát triển là sự tăng trưởng về kinh tế, bao gồm những thuộc tính liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, tự do về chính trị và các quyền tự do của con người (World Bank, 1992) [1]. Theo MalcomGills – Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương: phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong cơ cấu nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân, sự đô thị hoá, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi trên. Theo tác giả Raaman Weitz: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội” [7]. Có thể hiểu sự phát triển được hình thành bởi nhiều yếu tố, nó là một quá trình thay đổi phức tạp của tập hợp các phạm trù: vật chất, tinh thần, sống, niềm tin, các quan hệ xã hội khác… Tuy nhiên, phát triển kinh tế được hiểu là sự lớn lên về mọi mặt như: tăng lên về số lượng, tốt hơn về chất lượng, cân đối, hiệu quả, công bằng, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế không chỉ tạo ra nhiều hơn về số lượng của cải vật chất, tốt hơn về chất lượng mà còn bao gồm cả phân phối công bằng lợi ích xã hội. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ
  19. 9 cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực thô sơ, tăng tỷ trọng của khu vực chế biến và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định. Như vậy phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia [8]. Phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình quân đầu người, còn bao gồm cả các khía cạnh như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, cải thiện sức khoẻ và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền công dân. Phát triển còn là sự tăng bền vững về các tiêu chuẩn sống, bảo gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường. Phát triển là những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và quyền tự do công dân của con người. 2.2.1.3. Chè an toàn, phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP * Chè an toàn Theo thông tư số 59/2012/TT-BNN&PTNT ban hành ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn. Cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn là cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả hoặc sản xuất, chế biến chè. Chè an toàn là sản phẩm chè búp tươi được sản xuất phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc phù hợp quy trình sản xuất chè an toàn (bao gồm cả sản phẩm) hoặc phù hợp với các quy định liên quan đến đảm bảo an toàn thực phẩm có trong quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn VietGAP hoặc các tiêu chuẩn GAP khác và được chế biến theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và mẫu điển hình đạt các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định. Theo điều 5 thông tư số 59/2012/TT-BNN&PTNT quy định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến chè như sau: Điều kiện sản xuất chè: thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với chè búp tươi trong sản xuất do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc các quy định liên quan đến đảm bảo
  20. 10 an toàn thực phẩm có trong VietGAP hoặc GAP khác nhưng mức giới hạn an toàn không thấp hơn các quy định tại VietGAP. Điều kiện chế biến chè: thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01- 07: 2009/BNNPTNT cơ sở chế biến chè - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. * VietGAP Trước khi VietGAP ra đời, nước ta đã có rất nhiều chương trình sản xuất nông sản an toàn đối với rau, quả, và cây dùng làm thức uống. Nhiều nơi các quy định đó đã xây dựng thành quy trình phổ biến cho nông dân thực hiện. Tuy nhiên, do chưa có đơn vị nào có trách nhiệm kiểm tra và chứng nhận kịp thời hoặc có chính sách khuyến khích cho người sản xuất, nên phong trào sản xuất nông sản sạch chưa được phát triển rộng rãi, có nơi bị lụi dần rồi đi vào dĩ vãng[13]. Vào năm 2004, Hiệp hội Trái cây Việt Nam tham gia vào một dự án có tên "Tăng cường năng lực cạnh tranh" (VNCI) do VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) chủ trì và đã tổ chức một chuyến thăm chương trình liên kết Mỹ - Thái đang thực hiện EUREPGAP và thăm "Liên kết GAP miền Tây Thái Lan". Cũng năm đó, Hiệp hội Trái cây Việt Nam cùng với Hội Làm vườn và VCCI tổ chức hội thảo giới thiệu về GAP (EUREPGAP) tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau hội thảo này, năm 2005, liên kết GAP sông Tiền bao gồm 6 tỉnh có trái cây đã được thành lập, hoạt động rất gắn bó và đã đem lại những kết quả đáng khích lệ. Do nhận thức được tầm quan trọng và tính chất bức xúc để có "GAP" cho VN nên chi nhánh Hội Làm vườn VN được tổ chức Syngenta Việt Nam tài trợ đã có chuyến thăm quan, khảo sát việc thực hiện GAP ở Malaysia từ ngày 5-8 tháng 11 – 2007 đã thu lượm được những nội dung chủ yếu về bước đi và lợi ích việc thực hành các dạng GAP ở Malaysia. Đoàn đã đệ trình một bản tường trình với lãnh đạo Bộ NN&PTNT về tính cấp thiết của việc ra đời VietGAP. Ngày 28-1-2008, VietGAP ra đời tiếp sau EUREPGAP, GlobalGAP và GAP của một số nước châu Á khác. Dù ra đời muộn, VietGAP đã thừa hưởng được kinh nghiệm của nhiều GAP đi trước nên đã nhanh chóng phát huy tác dụng[13]. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP - Vietnamese Good Agricultural Practices) cho sản phẩm trồng trọt là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế nhằm bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và
nguon tai.lieu . vn