Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI THỊ HỒNG NHUNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VÀ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU MẦM CẢI CỦ TẠI CÔNG TY TNHH HẢI ANH TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Khóa : 2015-2019 Thái Nguyên – Năm 2019
  2. i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI THỊ HỒNG NHUNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VÀ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU MẦM CẢI CỦ TẠI CÔNG TY TNHH HẢI ANH TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Lớp : K47 - TT Khoa : Nông học Khóa : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Hà Minh Tuân Thái Nguyên - Năm 2019
  3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học này là một công trình nghiên cứu độc lập không có sự sao chép của người khác. Đề tài là một sản phẩm mà cá nhân tôi đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Hải Anh. Trong quá trình viết bài có sự tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, dưới sự hướng dẫn của TS. Hà Minh Tuân – Khoa Nông Học, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi xin cam đoan tính trung thực về nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài này. Thái Nguyên, tháng ... năm 2018 Sinh viên Bùi Thị Hồng Nhung
  4. iii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên hệ chính quy. Chương trình thực tập là giai chuyển tiếp giữa môi trường học tập sang môi trường xã hội thực tiễn để sinh viên làm quen với môi trường làm việc thực tế khi trải qua thời gian học tập trên giảng đường, giúp sinh viên hoàn thiện được kỹ năng, năng lực bản thân còn mở ra cơ hội việc làm sau tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là Ban chủ nhiệm khoa Nông Học và các thầy cô trong khoa của nhà trường đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập tại trường. Em cũng xin chân thành cám ơn thầy giáo TS. Hà Minh Tuân - Khoa Nông Học, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ và nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa thực tập. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp thầy, cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài báo cáo tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng ... năm 2018 Sinh viên BÙI THỊ HỒNG NHUNG
  5. iv MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 8 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. 8 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài. 9 1.2.1. Mục đích: 9 1.2.2. Yêu cầu: 9 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 10 1.3.1. Ý nghĩa khoa học: 10 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn: 10 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 11 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 11 2.2. Giá trị dinh dưỡng của rau mầm 12 2.3. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây rau cải củ 14 2.3.1. Nguồn gốc và phân loại và giá trị sử dụng 14 2.3.2. Đặc điểm thực vật học 14 2.4. Yêu cầu ngoại cảnh và nhu cầu dinh dưỡng của cây rau cải củ 15 2.4.1. Yêu cầu ngoại cảnh 15 2.5. Tổng quan về các mô hình sản xuất và kinh doanh rau tại các khu vực đô thị 18 2.5.1. Nhu cầu rau an toàn và hữu cơ tại các khu vực đô thị: 18 2.5.2. Các mô hình sản xuất và cung ứng rau tại các khu vực đô thị 21 2.6. Các nghiên cứu về quy trình kỹ thuật sản xuất rau mầm 21 2.7. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau mầm trên thế giới và Việt Nam 24 2.7.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau mầm trên thế giới 24 2.7.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau mầm ở Việt Nam 25 2.8. Tóm tắt và Kết luận từ tổng quan tài liệu 26 PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
  6. v 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 28 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu: 28 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu: 28 3.2. Vật liệu nghiên cứu. 28 3.2.1. Vật liệu cho nghiên cứu: 28 3.2.2. Giá thể sử dụng trồng: 28 3.3. Địa điểm và thời gian thực tập và nghiên cứu 29 3.4. Nội dung nghiên cứu 29 3.5. Phương pháp nghiên cứu 30 3.5.1. Phương pháp nghiên cứu 30 3.5.2. Phương pháp nghiên cứu 31 3.6. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin và dữ liệu 34 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35 4.1. Mô hình sản xuất và kinh doanh của công ty TNHH Hải Anh tại thành phố Thái Nguyên 35 4.2. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất rau mầm cải củ tại Thái Nguyên 45 4.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ ngâm hạt đến tỷ lệ nảy mầm và và sinh trưởng của rau mầm cải 45 4.2.2. Ảnh hưởng của thời gian ngâm hạt tới tỷ lệ nảy mầm và và sinh trưởng của rau mầm cải 48 4.2.3. Ảnh hưởng của thời gian ủ hạt trong bóng tối (sau khi gieo vào khay) tới sinh trưởng, năng suất của rau mầm cải củ 40 4.2.4. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức, tính cho 100 khay 50 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53 5.1. Kết luận: 53 5.2. Kiến nghị 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 47
  7. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Chi phí đầu tư ban đầu của cơ sở sản xuất rau mầm Hải Anh Bảng 4.2. Quy mô sản xuất rau mầm của cơ sở nghiên cứu 38 Bảng 4.3: Sản lượng và doanh thu rau mầm với diện tích 200m2 39 Bảng 4.4: Doanh thu từ các sản phầm khác tại cơ sở 40 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ ngâm hạt đến sinh trưởng và năng suất của rau mầm cải 46 Bảng 4.6: Ảnh hưởng của thời gian ngâm hạt đến sinh trưởng và năng suất rau cải củ 48 Bảng 4.7: Ảnh hưởng của thời gian ủ hạt trong bóng tối tới sinh trưởng và năng suất rau mầm cải củ 50 Bảng 4.8. Ảnh hưởng của thời gian ủ hạt trong bóng tối tới màu sắc lá mầm 51
  8. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 31 Hình 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 32 Hình 3.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm công thức 3 33 Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức của công ty 36 Hình 4.2: Kênh tiêu thụ các loại sản phẩm rau của công ty 42
  9. viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật CD : Chiều dài CV : Coefficient variance ( hệ số biến động) CT : Công thức DK : Đường kính ĐVT : Đơn vị tính Đ/C : Đối chứng LSD : Least Significant Difference ( sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa) NL : Nhắc lại TB : Trung bình
  10. 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Rau có vị trí và tầm quan trọng hết sức to lớn đối với đời sống con người, bởi chúng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết mà không loại thực phẩm nào có thể thay thế được. Rau xanh có tác dụng cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của cơ thể con người, rau cung cấp phần lớn các chất thiết yếu như vitamin, chất khoáng, các chất khác cần thiết cho hoạt động sống của con người (Trần Thị Ba, 2008). Trước thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát tốt, người dân lạm dụng chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản, hóa chất khi trồng rau khi đưa ra thị trường nhiều. Tỷ lệ người bị ngộ độc thực phẩm và mắc bệnh nan y do thực phẩm bẩn gây ra hiện đang là vấn đề rất được quan tâm trong dư luận xã hội. Người tiêu dùng ngày càng lựa chọn, tìm kiếm nguồn rau an toàn nhiều hơn. Lượng rau an toàn ở các chợ truyền thống và siêu thị được tiêu thụ ngày càng tăng, vì thế rau sạch đã trở thành nhu cầu cấp bách nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng trong cả nước. Những giải pháp hiệu quả để có một nguồn rau sạch đảm bảo an toàn mà chứa lượng dinh dưỡng dồi dào, không dùng hóa chất, chất kích thích mà khu vực sản xuất không cần phải chiếm diện quá tích lớn và một phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân đó là sản xuất rau mầm sạch. Rau mầm cải củ (Raphanus sativus) chứa giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần các loại rau thường (Phan Quốc Kinh, 1997). Đặc biệt, loại rau mầm này dễ trồng, không cần sử dụng bất cứ hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, và phân bón nào. Rau mầm được trồng ở môi trường sạch không có mầm bệnh và vi sinh vật gây hại. Ngoài ra, rau mầm cải củ còn cung cấp chất xơ, làm đẹp,
  11. 2 chống lão hóa da, phòng ngừa ung thư và ngăn cản sự sơ cứng tế bào phù hợp cho mọi lứa tuổi nhất là trẻ em và người lớn tuổi (Paul Tatalay, 1997). Trước thực trạng diện tích đất nông nghiệp trong địa phận thành phố Thái Nguyên ngày một thu hẹp,sản xuất rau mầm là phương thức canh tác phù hợp với nền nông nghiệp đô thị và có thể mở ra một hướng mới trong việc sản xuất rau tại tỉnh Thái Nguyên. Rau mầm được sản xuất trên giá thể, sử dụng các khay nhựa có thể xếp thành tầng trên các khung giá đỡ, vận chuyển dễ dàng nên không chiếm nhiều diện tích sản xuất. Cho đến nay, các nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật sản xuất rau mầm cải củ còn hạn chế. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, đòi hỏi phải nắm được mô hình để sản xuất kinh doanh sao cho hợp lí và kỹ thuật sản xuất rau mầm tốt đảm bảo năng suất, chất lượng. Tội đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá mô hình sản xuất và kinh doanh và nghiên cứu kỹ thuật sản xuất rau mầm cải củ tại công ty TNHH Hải Anh tại Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài. 1.2.1. Mục đích: Tìm hiểu về mô hình sản xuất kinh doanh và nghiên cứu một số kỹ thuật sản xuất rau mầm cải củ tại thành phố Thái Nguyên. 1.2.2. Yêu cầu: - Đánh giá được mô hình sản xuất và kinh doanh của công ty TNHH Hải Anh. - Nghiên cứu và xác định được một số kỹ thuật hiệu quả trong sản xuất rau mầm cải củ. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 1.3.1. Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu về sau. Là nền tảng nghiên cứu cho các giống rau mầm tương tự khác.
  12. 3 Xác định được các biện pháp kỹ thuật hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất rau mầm cải. Góp phần bổ sung tài liệu để người nghiên cứu, người sản xuất, sinh viên, cán bộ truy cứu và tham khảo. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn: Tạo điều kiện cho sinh viên được học tập và rèn luyện kỹ thuật cũng như tay nghề trong sản xuất. Là cơ sở khoa học để mở rộng được mô hình sản xuất và kinh doanh giống rau. Nâng cao hiểu biết trong ngành trồng trọt nói riêng, nông nghiệp nói chung. Kết quả đề tài góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình, doanh nghiệp, địa phương sản xuất rau mầm cải củ.
  13. 4 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài Hiện nay, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu trên rau là điều không thể tránh khỏi do tập quán sản xuất không bền vững tại Việt Nam, gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khoẻ của con người. Đây là điều quan tâm và bức xúc rất lớn của người tiêu dùng (Trang Nghiêm, 2007). Trong bối cảnh mỗi năm thế giới có khoảng 2 triệu người ngộ độc do sử dụng rau không an toàn, trong đó 40.000 người tử vong (thống kê của Tổ chức Lao động thế giới), hơn ai hết, mỗi người dân đều mong muốn an tâm trong bữa ăn (Lưu Hoài Chuẩn, 2012). Rau xanh có vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của con người. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ rau xanh chưa được quản lý, kiểm soát chặt chẽ. Vì thế, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là mối bận tâm hàng đầu của người tiêu dùng (Phan Quốc Kinh, 1999). Rau mầm là loại rau sạch hiện đang được quan tâm rất nhiều không chỉ vì giá trị dinh dưỡng cao của rau mầm đem lại mà còn bởi nhu cầu thị trường hướng đến một nguồn rau sạch và an toàn cho người tiêu dùng tin cậy và sử dụng trong những bữa ăn hàng ngày (Phan Quốc Kinh, 1997). Sản xuất rau mầm đang là hướng đi mới cho người dân không có nhiều diện tích đất sản xuất, để có một vườn trồng rau sạch rất đơn giản chỉ cần một khoảng không gian nhỏ, nguồn nước sạch và hạt giống sạch uy tín đảm bảo chất lượng và thực hiện theo chế độ 4 không: không sử dụng đất; không sử dụng nước nhiễm bẩn; không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; và không sử dụng phân hóa học (Phan Quốc Kinh, 1997). Hiện nay, nhu cầu về rau sạch tại các khu đô thị lớn, gồm cả thành phố Thái Nguyên, ngày một ra tăng. Trong đó, rau mầm là một trong những loại
  14. 5 rau được nhiều người ưa thích. Rau mầu cải củ cũng là một trong những loại rau được ưa chuộng, và có mặt trong nhiều nhà hàng và quán ăn trong thành phố. Tuy nhiên, các nghiên cứu liên quan đến mô hình kinh doanh rau mầm sạch trong khu vực đô thị cũng như quy trình kỹ thuật sản xuất rau mầm cải còn khá hạn chế. Do đó, việc triển khai đề tài nghiên cứu này là cần thiết, góp phần cung cấp những kiến thức hiểu biết về mô hình sản xuất, kinh doanh rau mầm nói chung, và xác định được các biện pháp sản xuất hiệu quả cho rau mầm cải củ nói riêng. 2.2. Giá trị dinh dưỡng của rau mầm Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, rau mầm là một trong những món ăn bổ dưỡng nhất và hoàn thiện nhất đối với sức khỏe con người. Sự nảy mầm làm tăng hàm lượng enzyme trong rau cao hơn 43 lần so với thức ăn bình thường. Quá trình nảy mầm dưới tác dụng của ánh sáng sẽ tạo chất diệp lục. Chất này giúp cơ thể khắc phục hiện tượng thiếu protein trong bệnh thiếu máu (Paul Tatalay, 1997). Đồng thời, các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra rau mầm rất thích hợp cho các chế độ ăn kiêng lành mạnh. Rau mầm chứa các chất chống ôxy hoá giúp làm chậm quá trình lão hoá và ngăn ngừa các nguy cơ về ung thư. Nghiên cứu ở Australia cho thấy, hầu như tất cả các loại rau thuộc họ hoa thập tự (Brassicaceae) đều có chứa chất glucosinonates (GSL), sau khi ăn, chất này sẽ chuyển hóa thành chất isothiocyanates (ITC) giúp cơ thể chống lại sự phát triển tế bào ung thư. Tuy nhiên chất GSL có nhiều nhất trong hạt và mầm của suplơ xanh, củ cải trắng,.. và ít dần khi cây lớn lên (Paul Tatalay, 1997). “Hạt giống rau được ví như quả trứng vịt, còn rau mầm được coi như quả trứng vịt lộn, qua đó để thấy giá trị dinh dưỡng của rau mầm rất cao”. Theo dược sỹ Lê Huy Hoàng (2008), 30 gram hạt giống rau sẽ cho thu hoạch
  15. 6 từ 500-700 gram rau mầm. Ước tính, 50 gram rau mầm có giá trị dinh dưỡng bằng 200 gram rau thường. Một gia đình thành phố chỉ cần trồng 7-14 khay rau mầm sẽ có đủ rau sạch ăn luân phiên trong một tuần. Trong quá trình nghiên cứu của Talalay và cs. (1997) đã phát hiện trong mầm cải xanh (trồng khoảng 3 ngày) chứa số lượng lớn hợp chất sulforaphane tự nhiên, hỗ trợ chất chống oxy hóa, nên có khả năng chống ung thư cao. Nghiên cứu hàm lượng một số chất có trong rau mầm đã đưa ra kết luận ở trạng thái mầm các chất dự trữ trong hạt tự biến đổi cơ cấu và tạo thành các vitamin cao nhất là E,C,B,.. rất bổ dưỡng có khả năng chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư, giảm Cholesterol, giảm huyết áp, tăng khả năng kháng thể (Trần Thị Ba, 1999). Thông thường cứ 100g rau mầm sẽ có hàm lượng dinh dưỡng bằng với 1,5kg rau bình thường. Rau mầm chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nhờ vậy, loại rau này giúp nâng cao sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa, mịn da (Phan Quốc Kinh, 1997). Rau mầm cải củ có hàm lượng vitamin C gấp 29 lần, và 4 lần vitamin A và hàm lượng Canxi cao gấp 10 lần trong khoai tây, rau mầm cũng chứa 1 lượng cao antioxindants hoạt động ngăn chặn sự lão hóa (Stev Meyerowitz, 2002). Rau mầm củ cải trắng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhất, rất tốt cho sức khỏe. Trong rau mầm củ cải trắng có nhiều enzyme giúp cơ thể hấp thụ thức ăn tốt, giảm cholesterol, tăng cường sức đề kháng. Do có nhiều vitamin E, nên rau mầm có tác dụng chống lão hóa, làm đẹp da, phòng ngừa ung thư và ngăn cản sự xơ cứng tế bào (Paul Tatalay, 1997).
  16. 7 2.3. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây rau cải củ 2.3.1. Nguồn gốc và phân loại và giá trị sử dụng Cải củ (Raphanus sativus) là một loại rau ăn củ thuộc họ Cải, được thuần hóa ở châu Âu từ thời kỳ tiền Roman. Hiện nay cải củ được trồng và sử dụng trên khắp thế giới. Cải củ có nhiều thứ khác nhau, khác biệt về kích thước, màu sắc và mùa vụ. Một vài thứ cải củ được trồng để lấy hạt dùng trong chế biến dầu hạt cải (Tô Thị Thu Hà và các cộng sự, 2012). Bộ (order) Brassicales Họ (family) Brassicaceae Chi (genus) Raphanus Hiện nay, có hai loại cải củ chính được dùng phổ biến, đó là củ cải trắng (mùa đông) và củ cải đỏ (xuân hoặc hè). Củ cải trắng thường có hình dáng dài, nhỏ chứ không tròn như củ cải đỏ.... Ngoài ra ở Việt Nam, củ cải trắng còn là một vị thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát, củ cải nấu chín có vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị, có công dụng chữa một số bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,... (Tô Thị Thu Hà và các cộng sự, 2012) 2.3.2. Đặc điểm thực vật học Rễ: Rễ cọc phình to thành củ chứa nhiều dinh dưỡng, hình dáng, màu sắc, kích thước phụ thuộc vào giống, rễ củ là bộ phận chính được dùng trong thực phẩm mà ta quen gọi là củ, củ có hình dạng khác nhau phụ thuộc vào giống, chế độ dinh dưỡng, đất đai và điều kiện ngoại cảnh. Củ hình thành ở giai đoạn 4-6 lá thật tuỳ từng giống (Tô Thị Thu Hà và các cộng sự, 2012) Lá: Lá xoăn, xẻ thùy, có những giống phủ một lớp lông mỏng ở lá và cuống lá. Lá thường có màu xanh hoặc xanh vàng tùy giống (Tô Thị Thu Hà và các cộng sự, 2012).
  17. 8 Hoa: Hoa có màu trắng, đôi khi phớt tím, hoa có 4 cánh hoa, giống như các cây họ thập tự khác (Tô Thị Thu Hà và các cộng sự, 2012) 2.3.3. Giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây rau cải củ. ● Thời kỳ nảy mầm: Thời kỳ từ khi hạt nảy mầm tới khi cây có hai lá mầm. Thời kỳ này bắt đầu có rễ hút nước và chất dinh dưỡng nhưng do rễ còn nhỏ và ít nên khả năng hút dinh dưỡng yếu. Yêu cầu dinh dưỡng ở thời kỳ này chưa cao (Tô Thị Thu Hà và các cộng sự, 2012). ● Thời kỳ cây con: Được tính từ khi cây xuất hiện lá thật thứ nhất cho tới khi cây được 4-6 lá thật tuỳ theo giống. Thời kỳ này cây phát triển mạnh, lớp vỏ ngoài cùng phát triển không tương xứng nên bị nứt và thay thế bằng lớp vỏ mới, bắt đầu vào thời kỳ hình thành củ (Tô Thị Thu Hà và các cộng sự, 2012) ● Thời kỳ rễ củ phát triển: Thời kỳ này rễ củ lớn và phát triển rất nhanh, các chất dinh dưỡng được tâp trung vào rễ củ, vì vậy cần đảm bảo nước và dinh dưỡng cũng như việc xới vun cao tạo điều kiện cho đất tơi xốp, củ phát triển thẳng và đều, đảm bảo giá trị hàng hoá cao (Tô Thị Thu Hà và các cộng sự, 2012) 2.4. Yêu cầu ngoại cảnh và nhu cầu dinh dưỡng của cây rau cải củ 2.4.1. Yêu cầu ngoại cảnh ● Đất: Đất thích hợp cho việc gieo trồng cải củ là đất thịt nhẹ, có tầng canh tác dày, tưới tiêu thuận tiện, độ pH khoảng 6,0-6,5. ● Nhiệt độ: Cải củ là cây ưa nhiệt độ lạnh và lạnh vừa phải, là một loại cây có tính chống chịu, nó có thể chịu được lạnh hoăc sương mù. Nhiệt độ cao có ảnh hưởng tới chất lượng củ, củ nhanh hóa gỗ, có vị cay nồng. Nhiệt độ 10 0C làm
  18. 9 cho cây ra hoa sớm. Nhiệt độ thích hợp cho năng suất cao và phẩm chất tốt là 150C- 200C, và nhiệt độ đất là 180C-230C (Nguyễn Văn Tuất, 2012). ● Ẩm độ: Cải củ có hệ rễ ăn nông nên chịu úng, chịu hạn kém, ẩm độ thích hợp là 60-70%. Ở giai đoạn nẩy mầm và phình củ nhu cầu nước lớn hơn các giai đoạn khác (Nguyễn Văn Tuất, 2012). ● Ánh sáng: Cải củ là cây phản ứng với ánh sáng ngày ngắn, vì vậy việc gieo trồng cần bố trí thời vụ hợp lý, thường ở miền Bắc gieo vào tháng 9 (Nguyễn Văn Tuất, 2012). 2.4.2. Nhu cầu dinh dưỡng. ● Nitơ (N): Nitơ có tác dụng thúc đẩy lá và rễ sinh trưởng và phát triển, là yếu tố quan trọng đối với năng suất và chất lượng củ sau này. Tuy nhiên phải bón đạm cân đối và vừa phải, vì nếu thừa đạm sẽ làm bộ lá sinh trưởng mạnh, làm chậm quá trình hình thành rễ củ và củ mau hoá bấc làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm khi thu hoạch (Tô Thị Thu Hà và các cộng sự, 2012). ● Lân (P): Lân xúc tiến quá trình đồng hoá chất dinh dưỡng, biến đổi sinh hoá, và vận chuyển các chất trong cây, bón lân ở giai đoạn bón lót (Tô Thị Thu Hà và các cộng sự, 2012) ● Kali (K): Kali có tác dụng tốt cho quá trình sinh trưởng và quá trình hình thành hạt của cây. Kết hợp bón thúc kali với đạm sau mỗi đợt xới xáo để cây tận dụng được nhiều sinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển (Tô Thị Thu Hà và các cộng sự, 2012). ● Bo (Bo):
  19. 10 Bo có tác dụng phân chia và phát triển tế bào, làm chắc vách tế bào và vận chuyển đường. Bón lót phân borat cùng với phân chuồng và lân (Tô Thị Thu Hà và các cộng sự, 2012). ● Magie (Mg): Mg là thành phần quan trọng của phân tử diệp lục nên nó quyết định hoạt động quang hợp của cây. Hàm lượng Mg của diệp lục chiếm khoảng 10% Mg trong lá (Hoàng Minh Tấn, 2003). Thiếu Mg gây ra bệnh vàng lá do thiếu diệp lục. Triệu chứng điển hình là gân lá vẫn còn xanh nhưng thịt lá bị vàng. Nếu thiếu hụt nghiêm trọng lá sẽ bị biến sang màu vàng hoặc trắng, ngoài ra có thể bị già và rụng sớm (Hà Minh Tuấn, 2006). ● Canxi (Ca): Hàm lượng Ca trong cây ảnh hưởng tới việc cố định đạm. (J.F.Loneragan, 1958). Ca có tác dụng trung hòa độ chua của đất thuận lợi cho sự phát triển của rễ và hoạt động của vi sinh vật. Khi thiếu Ca thì các mô phân sinh đỉnh thân và rễ bị hại nghiêm trọng, mô phân sinh ngừng phân chia, sinh trưởng bị ức chế, rễ ngắn hóa nhầy và chết (Hoàng Minh Tấn, 2003). ● Sắt (Fe): Xúc tác tổng hợp clorophin, có ảnh hưởng quyết định tới sự tổng hợp diệp lục trong cây (Vũ Văn Vụ, 2012). Thiếu sắt lá cây mất màu xanh chuyển sang vàng và trắng. Triệu chứng thiếu sắt xuất hiện ở lá non sau đến lá già vì sắt không di động từ lá già về lá non (Hà Minh Tuấn, 2006). ● Đồng (Cu): Cu đóng vai trò như một yếu tố cấu trúc trong protein điều hòa và tham gia vận chuyển electron quang hợp, hô hấp của ti thể, phản ứng oxy hóa,
  20. 11 chuyển hóa thành tế bào và truyền tín hiệu hormone (Marschner, 1995 ; Raven et al, 1999). Thiếu Cu các lá cũng có thể bị xoắn hoặc thay đổi và hiển thị úa lá hoặc thậm chí là hoại tử (Marschner, 1995). ● Mangan (Mn): Mangan là thành phần của các hệ thống enzyme trong cây. Mn hoạt hóa một số phản ứng trao đổi chất trong cây, hỗ trợ sự tổng hợp diệp lục, có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp. Mangan giúp tăng cường sự nảy mầm của hạt. Khi thiếu đi Mn sẽ dẫn đến hiện tượng mất cân bằng các dinh dưỡng khác như Canxi, Magie và Sắt, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cây trồng (Hoàng Minh Tấn, 2003). ● Lưu huỳnh (S): Lưu huỳnh tham gia vào hợp chất quan trọng có ý nghĩa trong quá trình trao đổi chất và năng lượng trong tế bào là cofecment A. Triệu chứng đặc trưng khi thiếu S là lá vàng úa, gân lá vàng mà thịt lá còn xanhm sau đó là chuyển sang vàng, cây sinh trưởng còi cọc, tích lũy nhiều antocyanin. Sự tổn thương xảy ra trước tiên ở ngọn, cộng với sự xuất hiện các vết chấm đỏ ở mô chết (Hà Minh Tuấn, 2006). 2.5. Tổng quan về các mô hình sản xuất và kinh doanh rau tại các khu vực đô thị 2.5.1. Nhu cầu rau an toàn và hữu cơ tại các khu vực đô thị: Theo Michael Hamm, Giáo sư về nông nghiệp bền vững Đại học Michigan, với hơn 100.000 khoảng đất trống, bằng công nghệ sinh học, có thể đáp ứng 3/4 lượng rau và gần 1/2 lượng quả đối với nhu cầu tiêu thụ của một thành phố 700.000 dân. Nông nghiệp đô thị nếu được tổ chức tốt, sẽ tạo ra nguồn thực phẩm tươi sống, an toàn - điều thật sự có ý nghĩa hiện nay khi yêu cầu về thực phẩm ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng (Michael Hamm, 2018).
nguon tai.lieu . vn