Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỨA NGỌC ÁNH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN 2018 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 – 2019 THÁI NGUYÊN – 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------- HỨA NGỌC ÁNH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành/ngành : Khoa học môi trường Lớp : K47 KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Huệ THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã được học và vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường, em đã về thực tập tại Viện Kỹ Thuật Và Công Nghệ Môi Trường. Đến nay em đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp. Để hoàn thành đề tài này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Ban chủ nhiệm khoa và tập thể các thầy giáo, cô giáo trong trường đã truyền đạt lại cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại nhà trường. Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên của Viện Kỹ Thuật và Công Nghệ Môi Trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ dạy tận tình của cô giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Huệ đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin được gửi tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho em trong suốt khoảng thời qua cũng như vượt qua những khó khăn trong khoảng thời gian thực hiện khóa luận. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày……tháng…..năm 2019 Sinh viên Hứa Ngọc Ánh
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tác dụng bệnh lý của một số chất khí độc hại đối với sức khỏe con người................................................................................................................ 29 Bảng 3.1.Thể hiện phương pháp phân tích mẫu ............................................. 33 Bảng 4.1. Diễn biến cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012-2016 ........................................................................................ 42 Bảng 4.2 : Vị trí, tọa điểm lấy mẫu ................................................................. 54 Bảng 4.3. Thể hiện kết quả phân tích không khí trên địa bàn huyện Sóc Sơn 2018 ................................................................................................................. 55
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Dân số trung bình của huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012-2016 .......... 45 Hình 4.2. Biểu đồ nồng độ khí SO2 tại một số xã huyện Sóc Sơn năm 2018 ......................................................................................................... 58 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện nồng độ khí NO2 tại một số xã huyện Sóc Sơn năm 2018 .......................................................................................................... 59 Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện nồng độ khí CO tại một số xã huyện Sóc Sơn 2018 ......................................................................................... 60 Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện Tổng bụi lơ lửng tại một số xã huyện Sóc Sơn 2018 ......................................................................................... 61 Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện nồng độ khí NH3 tại một số xã huyện Sóc Sơn 2018 ........................................................................................ 62 Hình 4.7. . Biểu đồ thể hiện nồng độ khí H2S tại một số xã huyện Sóc Sơn 2018 ......................................................................................... 63
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA CỦA TỪ VIẾT TẮT 1 BTNMT Bộ tài nguyên môi trường 2 BVMT Bảo vệ môi trường 3 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 4 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 5 QTMT Quan trắc môi trường 6 MTKK Môi trường không khí 7 GTVT Giao thông vận tải 8 UBND Ủy Ban Nhân Dân 9 HĐND Hội Đồng Nhân Dân 10 TSP Tổng bụi lơ lửng 11 KK Không Khí 12 WHO Tổ chức y tế thế giới
  7. v MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2.Mục tiêu của đề tài ...................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3 1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn ............................................................................ 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4 2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4 2.1.1.Khái niệm môi trường .............................................................................. 4 2.1.2. Ô nhiễm môi trường ................................................................................ 5 2.1.3 . Khái niệm không khí .............................................................................. 6 2.1.4. Ô nhiễm không khí .................................................................................. 7 2.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 16 2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 17 2.3.1. Tình hình môi trường không khí trên thế giới ...................................... 17 2.3.2. Tình hình môi trường không khí tại Việt Nam ..................................... 22 2.4. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng .................. 26 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 30 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 30 3.1.1.Đối tượng ............................................................................................... 30 3.1.2.Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 30 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 30 3.2.1. Địa điểm ............................................................................................... 30 3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 30 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 30
  8. vi 3.3.1. Đánh giá sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn...... 30 3.3.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí trên địa bàn huyện Sóc Sơn ................................................................................................. 30 3.3.3. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn huyện Sóc Sơn ................................................................................................. 31 3.4.Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 31 3.4.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ................................................ 31 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu, phân tích môi trường không khí....................... 31 3.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu thứ cấp.................................... 33 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 34 4.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn ..................................... 34 4.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 34 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 42 4.1.3. Kết luận về thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Sóc Sơn .... 53 4.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí trên địa bàn huyện Sóc Sơn............................................................................................................ 54 4.2.1 Vị trí lấy mẫu ......................................................................................... 54 4.2.2. Kết quả quan trắc mẫu không khí vi khí hậu từ KK1 đến KK6 ........... 55 4.3. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường không khí huyện Sóc Sơn 64 4.3.1. Đề xuất đối với cơ quan quản lý ........................................................... 65 4.3.2. Giải pháp cho các phương tiện giao thông............................................ 66 4.3.3. Giải pháp đối với người dân.................................................................. 67 4.3.4.Các giải pháp khác ................................................................................. 67 PHẦN 5 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .............................................................. 69 5.1. Kết luận .................................................................................................... 69 5.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 72
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Môi trường không khí có vai trò rất quan trọng góp phần tạo nên sự sống trên trái đất – cung cấp O2 cho quá trình hô hấp của sự sống hay CO2 cho quá trình quang hợp của các loại sinh vật trên trái đất, đây là hai quá trình quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của con người. Do đó chất lượng môi trường không khí là vấn đề quan trọng cần được quan tâm hàng đầu. Với sự phát triển kinh tế nhất hiện nay, bảo vệ môi trường không khí không chỉ là của riêng một quốc gia mà còn là vấn đề của tất cả các tập thể cá nhân, mọi vùng, mọi khu vực ở khắp nơi trên trái đất. Với các hoạt động để duy trì đời sống, loài người đang từng giờ từng phút thải vào môi trường không khí các khí độc, bụi .... Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trường, làm cho môi trường sống của con người bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Những năm gần đây nhân loại đã phải quan tâm nhiều đến vấn đề ô nhiễm môi trường không khí đó là: sự biến đổi của khí hậu – nóng lên toàn cầu, sự suy giảm tầng ozon và mưa axít. Quá trình phát triển công nghiệp từ thế kỷ XVII đến nay, đặc biệt từ thế kỷ XX đã phá huỷ, gây tổn hại quá nặng nề đến các thành phần của môi trường. Vì thế, sang thế kỷ XXI này, việc bảo vệ các thành phần của môi trường đang là vấn đề cấp bách đối với toàn thể nhân loại. Trong những năm gần đây quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta diễn ra mạnh mẽ và đã thu được nhiều thành công đáng khích lệ. Đặc biệt Việt Nam là một trong những nước sớm vượt qua khủng hoảng kinh tế và đang vững bước trên con đường phát triển của mình. Bên cạnh những thành tựu đó, hoạt động phát triển kinh tế cũng gây rất nhiều tác động tiêu cực
  10. 2 không nhỏ tới môi trường như: ô nhiễm, suy thoái môi trường nước, không khí và môi trường đất. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên trong vùng lãnh thổ. Môi trường không khí ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường không khí do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm không khí do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Để phục vụ cho nhu cầu phát triển, chúng ta đã tiến hành hàng loạt các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường như: xây dựng các công trình, nhà cửa, nhà máy, các khu công nghiệp; khai thác tài nguyên làm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Những hoạt động này đã gây ra những tác động tiêu cực cho môi trường nói chung và không khí nói riêng. Chính vì vậy nhiệm vụ cấp bách đặt ra hiện nay là phải bảo vệ môi trường không khí. Là huyện nằm ở cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội, Sóc Sơn là đầu mối giao thông quan trọng ở phía bắc của thủ đô Hà Nội với nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như: Quốc lộ 2; Quốc lộ 3; Quốc lộ 18, đường Bắc Thăng Long Nội Bài, Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, … đặc biệt Sóc Sơn có cảng hàng không quốc tế Nội Bài là đầu mối giao thông lớn, quan trọng của quốc gia. Các nguồn khí thải từ hoạt động giao thông, xây dựng, sinh hoạt có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường không khí, đa dạng sinh học trong khu vực. Xuất phát từ nhu cầu thực tế rất cần thiết phải đánh giá hiện trạng môi trường không khí huyện Sóc Sơn, để từ đó đề xuất được những giải pháp hợp lý bảo vệ môi trường không khí, góp phần đảm bảo sức khỏe cho nhân dân toàn huyện, để làm rõ hiện trạng này em xin tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2018”
  11. 3 dưới sự hướng dẫn của cô giáo ThS. Nguyễn Thị Huệ - Giảng viên khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn. - Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí huyện Sóc Sơn. - Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện môi trường khu vực trên địa bàn huyện Sóc Sơn. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học + Áp dụng các kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tế. + Nâng cao kiến thức, kỹ năng thực tế. + Tích lũy kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công việc sau khi ra trường. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn + Kết quả của chuyên đề sẽ góp phần nâng cao sự quan tâm của người dân về bảo vệ môi trường . + Làm căn cứ để các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường. + Từ việc đánh giá hiện trạng môi trường không khí huyện Sóc Sơn, đề xuất đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn nghiên cứu nói riêng và thủ đô Hà Nội nói chung.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm môi trường Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2014 sửa đổi của BTNMT có định nghĩa: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người”. [1] “Thành phần môi trường là các yếu tố vật chất tạo thành môi trường như : đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác”. “ Môi trường là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội- nhân văn và các điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sự phát triển, lên đời sống và hoạt động của con người trong thời gian bất kì”.[11] “Môi trường là một thành phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể tự nhiên…mà ở đó, cá thể, quần thể, loài…có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình”.[10] Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể .[6] “Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật”.[10] Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống, sự
  13. 5 phát triển của từng cá nhân và toàn bộ cộng đồng người. Các thành phần của môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp tới con người trên trái đất gồm có bốn quyển : sinh quyển, thuỷ quyển, khí quyển, thạch quyển. Có thể nêu ra một định nghĩa chung về môi trường như sau: Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người có ảnh hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, đất, sinh vật, xã hội loài người. 2.1.2. Ô nhiễm môi trường Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014 của Bộ Tài nguyên và môi trường định nghĩa: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.[1] “Ô nhiễm môi trường là sự tích lũy trong môi trường các yếu tố (vật lý, hóa học, sinh học) vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường, khiến cho môi trường trở nên độc hại đối với con người,vật nuôi, cây trồng”. “Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn,... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các cơ thể sống khác”. [9] Như phân tích thì các định nghĩa về ô nhiễm môi trường đều đề cập đến sự biến đổi của các thành phần môi trường theo chiều hướng xấu, gây bất lợi cho con người và sinh vật. Sự biến đổi các thành phần môi trường có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm. Chất gây ô nhiễm được các nhà môi trường đĩnh nghĩa là các chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.
  14. 6 Môi trường có thể bị ô nhiễm với nhiều mức độ khác nhau: ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Mức độ ô nhiễm môi trường đối với một thành phần môi trường cụ thể thường được xác định dựa vào mức vượt tiêu chuẩn chất lượng môi trường của các chất gây ô nhiễm có trong thành phần môi trường đó. 2.1.3. Khái niệm không khí Không khí (khí quyển) là lớp khí bảo vệ bao quanh trái đất bao gồm (N2), (O2), ngoài ra còn có CO2, và một số loại khí khác. [10] Không khí là một hỗn hợp khí gồm có: khí nitơ chiếm 78,9%, oxi chiếm 0,95%, argon chiếm 0,93%, đioxit cacbon chiếm 0,32% và một số hiếm khí khác như neon, heli, metan, kripton. Trong điều kiện bình thường của độ ẩm tuyệt đối, hơi nước chiếm gần 1-3% thể tích không khí. Cấu trúc khí quyển trái đất có cấu trúc phân tầng từ dưới lên trên như sau: - Tầng đối lưu là tầng thấp nhất của khí quyển, tầng này không khí luôn chuyển động đối lưu từ mặt đất, thành phần không khí khá đồng nhất, tầng đối lưu dày khoảng 7 - 8 km ở hai cực còn vùng xích đạo dày từ 16 - 18 km. Tầng này tập trung nhiều hơi nước, bụi và các hiện tượng thời tiết chính như mây, mưa, tuyết, bão. - Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới trên ở độ cao 50 km. Không khí tầng này loãng hơn, ít chứa bụi và các hiện tượng thời tiết. Ở độ cao 25 km trong tầng bình lưu có một lớp không khí giàu khí ozon, gọi là tầng ozon. - Trên tầng bình lưu cho đến độ cao 80 km gọi là tầng trung gian, nhiệt độ tầng này giảm dần. - Từ độ cao 80-500 km gọi là tầng nhiệt, ở đây nhiệt độ ban ngày thường cao,nhưng ban đêm lại xuống thấp.
  15. 7 - Từ độ cao 500 km trở lên đến khoảng 2000 km gọi là tầng điện ly, do tác động của tia tử ngoại, các phân tử không khí loãng trong tầng bị phân hủy thành các ion nhẹ như He+, H+, O++. Chức năng của khí quyển: - Duy trì sự sống trên trái đất - Bảo vệ trái đất khỏi những tác động từ ngoài không gian - Hấp thu các tia từ vũ trụ và phần lớn bức xạ ánh sáng mặt trời - Chỉ cho phép các tia có bước sóng từ 300 – 2500 nm và 0,14 – 40 m (sóng radio) đi vào trái đất trong khi lọc hầu hết các sóng tử ngoại có hại (
  16. 8 lượng trong sinh hoạt, khói từ các nhà máy công nghiệp. Chất ô nhiễm không khí có thể có nguồn gốc thiên nhiên như SO2, bụi sinh ra từ các núi lửa, các khí oxy cacbon (CO, CO2), oxy nitơ (NOx). Ô nhiễm không khí không phải là vấn đề mới được phát hiện. Nó đã được đề cập đến cách đây hàng thế kỉ, song mãi đến thế kỉ XX con người mới bắt đầu quan tâm hơn đến tình trạng ô nhiễm không khí và đưa ra những biện pháp để phòng ngừa, kiểm soát nhằm làm trong sạch và tạo một môi trường sống an toàn. Dưới góc độ pháp lý, ô nhiễm không khí là sự thay đổi tính chất không khí,vi phạm tiêu chuẩn không khí mà pháp luật đã quy định. Nói cách khác, ô nhiễm không khí là không khí có sự xuất hiện một số chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí làm thay đổi tính chất lý hóa vốn có của nó và sự thay đổi này vi phạm tiêu chuẩn môi trường do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, gây tác động có hại cho con người và thiên nhiên. [16] Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%. Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,6°C và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,3°C. Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,4 °C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050
  17. 9 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,5°C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính. - Các tác nhân gây ô nhiễm không khí *Ô nhiễm không khí do tác nhân lí học Ô nhiễm không khí do bụi: Bụi là những hạt nhỏ bé, nó được phân tán trong không khí, bụi trong không khí có nguồn gốc là hoạt động công nghiệp như bụi than, bụi các loại quặng kim loại, bụi do giao thông thì phân bố dọc các tuyến đường quốc lộ và xung quanh các ngã tư, ngã năm, hàm lượng bụi tăng cao làm ô nhiễm không khí cục bộ từng vùng, từng nơi và từng lúc. Đặc biệt bụi giao thông là bụi có chứa SiO2 tự do có khả năng gây xơ hóa phổi. Nồng độ bụi trong không khí được dùng làm chỉ điểm đánh giá tình trạng ô nhiễm không khí, tiêu chuẩn bụi lắng là dưới 96 tấn/km2/năm. [12] Bụi lơ lửng (TSP) gây thiệt hại cho một số công nghiệp cần vô trùng như công nghiệp dược phẩm và công nghiệp thực phẩm. Chúng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người như gây bệnh hen suyễn, viêm cuống phổi, bệnh khí thũng và bệnh viêm cơ phổi. [7] - Ô nhiễm không khí do các tia phóng xạ và đồng vị phóng xạ: Những chất phóng xạ là những chất có khả năng phát ra những tia a, b, y trong điện tử và các lượng tử khác có năng lượng lớn. Những đồng vị phóng xạ nguy hiểm nhất ở dạng khí và khí dung là I131, F32, CO60, C14, S35, Ca45, Au198, ngoài ra chúng còn dưới dạng các hợp chất. Các chất phóng xạ và đồng vị phóng xạ có nguồn gốc: + Khai thác quặng phóng xạ. + Các khí dung phóng xạ rơi xuống từ khí quyển. + Do sử dụng các đồng vị phóng xạ vào mục đích điều trị và mục đích nghiên cứu khoa học.
  18. 10 + Sử dụng phóng xạ làm nguyên tử đánh dấu trong công nghiệp và trong nông nghiệp. + Lò phản ứng công nghiệp, nhà máy điện nguyên tử, lò phản ứng hạt nhân, nhiệt hạch, khoa học vũ trụ. + Máy gia tốc thực nghiệm. Khả năng phát sinh những tổn thương phóng xạ và thời gian xuất hiện triệu chứng thường khác nhau phụ thuộc vào số lượng, chất tiếp xúc, bản chất lý hóa học của chúng và thời gian bán phân hủy. Do tính chất nguy hiểm của phóng xạ nên phải theo dõi chặt chẽ và thường xuyên. *Ô nhiễm không khí do tác nhân hóa học a. Ô nhiễm không khí do các hợp chất có chứa cacbon - CO là một chất khí không gây kích thích và không gây tổn thương niêm mạc vì CO là một chất khí, không màu, không mùi, không vị, do đó con người ít phát hiện thấy. CO được tạo thành do đốt cháy hợp chất cacbon không hoàn toàn, CO có ái lực mạnh với Hemoglobin (Hb) gấp từ 250 - 300 lần so với O2. Khi hít thở phải khí CO thì CO + Hb → HbCO (cacboxyl hemoglobin). - CO2: (Dioxy cacbon) là do quá trình hô hấp của sinh vật, nhất là trong khí thở ra của người, các sinh vật thở ra hoặc là khi đốt cháy C và các hợp chất chứa cacbon sẽ sinh ra khí CO2, các trạm điện, nhà máy, xe hơi, sự hoạt động và đốt cháy than đá, dầu và khí đốt tự nhiên đã sinh ra một lượng khí CO2 khổng lồ. - CFC: Được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp làm lạnh, bao gồm CFC1 hoặc CFCCl3, CFCCl2, CHC1F2. Một hậu quả của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ozon. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ozon. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ozon sẽ bị mỏng dần rồi thủng.
  19. 11 - CH4(Metan): Theo Khali và Rasmussen cho thấy hàng năm tổng lượng phát thải khí metan vào khí quyển là 550 tấn, nguồn sinh ra chính là từ các quá trình sinh học. b. Ô nhiễm không khí do những hợp chất có chứa lưu huỳnh (S) Do quá trình đốt cháy các hợp chất có lưu huỳnh, đặc biệt là các loại than đá chất lượng xấu và các loại dầu mỏ sinh ra SO2. Ở Mỹ (Newyork) đốt 30 triệu tấn than đá trong 1 năm, do đó mà lượng SO2 thải vào trong không khí là 1,5 triệu tấn. SO2 có trong lượng phân tử là 64 nặng gấp đôi S, SO2 bị oxy hóa tạo thành SO3. - Khi hít thở phải SO2 mặc dù ở nồng độ thấp cũng gây co thắt các cơ phế quản, ở nồng độ cao hơn thì gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp, làm cho niêm mạc dày lên gây khản cổ và ho. - SO2 khi bị oxy hóa tạo thành SO3, dưới dạng sương mù, nó tác động rất mạnh và mạnh hơn cả SO2. - Cả hai loại SO2 và SO3 khi gặp hơi nước sẽ tạo thành H2S03 và H2S04 tạo thành mưa acid, ảnh hưởng rất lớn tới sinh vật và các công trình kiến trúc. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta thường dùng SO2 làm tiêu chuẩn để đánh giá mức độ ô nhiễm tại các nhà máy và các khu dân cư trong thành phố. Tiêu chuẩn cho phép là dưới 0,002 mg/lít. - H2S là sản phẩm thứ cấp của các quá trình sản xuất: Quá trình sản xuất than cốc từ than chứa lưu huỳnh, quá trình tinh chế dầu thô chứa lưu huỳnh, quá trình sản xuất CS2 (hơi cay), quá trình sản xuất sợi visco, quá trình sản xuất bột giấy. H2S là khí kích thích và gây ngạt. Các phản ứng kích thích trực tiếp vào mô mát gây viêm màng kết. Hít phải H2S sẽ gây kích thích đối với toàn bộ cơ quan hô hấp và có thể mắc các bệnh về phổi. [5] C. Ô nhiễm không khí do hợp chất có chứa nitơ (N)
  20. 12 - Nguồn phát sinh chủ yếu là do phát triển công nghiệp, chế biến và sản xuất phân đạm, quá trình sản xuất dầu khí, hoặc trong cơn mưa có sét NO2 sẽ được giải phóng ra. - Bao gồm các oxy nitơ như: NO, N2O5, NO2, các hợp chất có chứa nitơ thường không bền vững, riêng NO2 có mùi hắc đặc biệt, màu vàng nâu. - Khi hít thở không khí có chứa NO2 ở nồng độ cao gây phù phổi cấp, ở nồng độ thấp làm ngăn cản quá trình vận chuyển O2 của Hb dẫn tới thiếu O2 ở các tổ chức. Con người tiếp xúc lâu với NO2 (0.06ppm) sẽ gia tăng các bệnh về đường hô hấp, gây nguy hại cho tim, phổi .[13] - NH3 là khí độc có khả năng kích thích mạnh lên đường hô hấp và niêm mạc ẩm ướt, gây bỏng rát do phản ứng kiềm hóa kèm theo tỏa nhiệt. Ngưỡng chịu đựng là 20-40 mg/m3 không khí. NH3 thường gây nhiễm độc cấp tính. [5] d.Ô nhiễm không khí do các hợp chất trừ sâu - Nguồn gốc: Các nhà máy sản xuất các loại hóa chất trừ sâu nhóm clo và các loại thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp và trong y tế để phòng chống các bệnh do côn trùng. - Điều kiện khí tượng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố nồng độ thuốc trừ sâu trong không khí, cự ly vùng sử dụng cũng như thời gian vùng sử dụng. Không khí đóng vai trò quan trọng vận chuyển DDT giữa các vùng ở nông thôn. - Ngoài ra còn thấy nhóm photpho hữu cơ như DDVP, parathion, TEDD, malathion, chúng từ không khí qua da, niêm mạc vào cơ thể và gây độc cho cơ thể, chúng được tích lũy trong các mô mỡ, tủy xương, gan. *Ô nhiễm không khí do tác nhân sinh học - Trong không khí vi sinh vật gây bệnh liên tục chịu tác động huỷ diệt của nhiều yếu tố môi trường gồm các yếu tố khí tượng, sự luân chuyển không khí làm giảm nồng độ vi sinh vật và làm sạch không khí nhanh chóng.
nguon tai.lieu . vn