Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------- LƯƠNG ĐÌNH ĐỨC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC MỎ CHÌ KẼM PÁC Ả ĐẾN MÔI TRƯỜNG XÃ THƯỢNG QUAN, HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Thái nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------- LƯƠNG ĐÌNH ĐỨC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC MỎ CHÌ KẼM PÁC Ả ĐẾN MÔI TRƯỜNG XÃ THƯỢNG QUAN, HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : LT K49 - KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Huệ Thái nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng giúp học sinh, sinh viên củng cố, trau dồi kiến thức đã học tập được ở trên nhà trường. Đồng thời giúp cho sinh viên tiếp xúc, học hỏi và rút kinh nghiệm từ thực tế để trở thành một cán bộ tốt, có chuyên môn giỏi đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Nguyễn Thị Huệ đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo em trong qua trình em thực tập và hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Môi trường, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dậy và trang bị cho em đầy đủ những kiến thức khi ngồi trên ghế nhà trường. Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các cô, các anh, các chị làm việc tại Công ty TNHH Thái Bắc đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian em thực tập tại công ty để em có được kết quả thực tập như hiện nay. Tuy nhiên trong quá trình thực tập và báo cáo em vẫn còn nhiều những sai sót do còn hạn chế về kiến thức, thiếu kinh nghiệm thực tế. Vì vậy em mong các thầy cô, các bạn đóng góp ý kiến và chỉ bảo để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Bắc Kạn, ngày… tháng… năm 2019 Sinh viên Lương Đình Đức
  4. ii MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 4 2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4 2.1.1.1. Một số khái niệm .................................................................................. 4 2.1.2. Nguồn gốc và thành phần của quặng chì – kẽm ..................................... 5 2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài ............................................................................. 6 2.3. Hiện trạng khai thác và chế biến chì - kẽm trên thế giới và Việt Nam...... 7 2.3.1 Hiện trạng khai thác và chế biến quặng chì – kẽm trên thế giới.............. 7 2.3.2. Hiện trạng khai thác và chế biến chì – kẽm ở Việt Nam ........................ 8 2.3.3. Những ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản chì - kẽm đến môi trường ......................................................................................................... 9 2.3.4. Phân bố và khai thác khoáng sản chì – kẽm ở Bắc Kạn ....................... 11 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 14 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 14 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 14 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 14 3.2. Địa điểm và thời gian ................................................................................ 14 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu............................................................................... 14 3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 14 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 14
  5. iii 3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 14 3.4.1. Phương pháp thu thập, phân tích số liệu thứ cấp ..................................... 14 3.4.2. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 15 3.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................. 15 3.4.4. Phương pháp phân tích, so sánh ............................................................ 15 3.4.6. Phương pháp lấy mẫu ............................................................................ 18 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 20 4.1 Điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ........ 20 4.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 20 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 26 4.2. Đánh giá hiện trạng khai thác và chế biến tại mỏ chì – kẽm Pác Ả ........ 30 4.2.1. Hiện trạng mỏ ........................................................................................ 30 4.2.2. Hoạt động tuyển quặng ......................................................................... 36 4.3. Nguyên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường ....................................................................................................... 41 4.3.1. Ảnh hưởng đến môi trường đất ............................................................. 41 4.3.2. Ảnh hưởng đến môi trường không khí .................................................. 43 4.3.3. Ảnh hưởng của nước thải đến môi trường ............................................ 47 4.3.4. Hiện trạng tài nguyên sinh vật .............................................................. 56 4.3.5. sức khỏe cộng đồng ............................................................................... 56 4.4. Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường ............................. 57 4.4.1. Biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng do chất thải rắn ................................ 57 4.4.2. Biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng do bụi, tiếng ồn, khí độc .................. 57 4.4.3. Biện pháp giảm ảnh hưởng do nước thải .............................................. 58 4.5. Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường đất, nước, không khí khu vực mỏ ................................................................................................ 60 4.5.1. Giải ppháp kỹ thuật công nghệ ............................................................. 60
  6. iv 4.5.2. Đề xuất các giải pháp quản lý ............................................................... 62 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 64 5.1. Kết luận .................................................................................................... 64 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 66
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Kí hiệu viết tắt Tên kí hiệu 1 BTNMT Bộ tài nguyên môi trường 2 BOD (Biochemical Oxygen Demand) Nhu cầu oxy sinh học 3 COD (Chemical Oxygen Demand) Nhu cầu oxy hóa học 4 DO (Dissolve oxygen) Oxy hòa tan 5 TSS (Total Suspenđe Solid) Tổng chất rắn lơ lửng 6 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 7 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 8 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 9 UBND Ủy ban nhân dân 10 GS Giáo sư 11 TS Tiến sĩ 12 KPHĐ Không phát hiện được
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tổng hợp phương pháp phân tích ................................................... 16 Bảng 3.2. Tổng hợp các phương pháp lấy mẫu .............................................. 18 Bảng 3.3. Tổng hợp các vị trí lấy mẫu ............................................................ 19 Bảng 4.1: Giới hạn trên mặt mỏ Pác Ả ........................................................... 20 Bảng 4.2: Nhiệt độ trung bình tháng trong năm 2016 .................................... 24 Bảng 4.3: Độ ẩm trung bình tháng trong năm ................................................ 24 Bảng 4.4: Lượng mưa trung bình tháng .......................................................... 25 Bảng 4.5: Trữ lượng công nghiệp của mỏ chì, kẽm Pác Ả ............................. 31 Bảng 4.6: Các chỉ tiêu khoan nổ mìn .............................................................. 34 Bảng 4.7: Bảng thống kê các thiết bị được sử dụng trong quá trình đào lò ... 35 Bảng 4.8: Trang thiết bị điện dùng trong mỏ ................................................. 40 Bảng 4.9: Kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực dự án ....................... 42 Bảng 4.10: Các nguồn gây ô nhiễm không khí trong hoạt động khai thác ..... 43 Bảng 4.11: Ước tính lượng bụi sinh ra trong quá trình khai thác 1 năm ........ 44 Bảng 4.12: Kết quả đo, phân tích, bụi, ồn trong khu vực mỏ ......................... 44 Bảng 4.13: Kết quả đo, phân tích khí thải ống khói ....................................... 45 Bảng 4.14: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh 46 Bảng 4.15: Nguồn phát sinh nước thải do hoạt động khai thác ...................... 47 Bảng 4.16: Kết quả đo, phân tích nước thải hầm lò........................................ 49 Bảng 4.17: Kết quả phân tích nước tuyển quặng ............................................ 51 Bảng 4.19: Kết quả đo, phân tích nước thải sinh hoạt của mỏ ....................... 54 Bảng 4.20: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực dự án .......... 55
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Các loại khoáng sản tỉnh Bắc Kạn .................................................. 11 Hình 1.2: Phân bố quặng chì kẽm tỉnh Bắc Kạn ............................................. 12 Hình 4.1: Vị trí dự án ...................................................................................... 21 Hình 4.2: Biểu đồ nhiệt độ trung bình tháng trong năm 2016 ........................ 24 Hình 4.3: Biểu đồ độ ẩm trung bình tháng trong năm 2016 ........................... 25 Hình 4.4: Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng trong năm 2016.................... 25 Hình 4.5: Cấu trúc cột thuốc nổ trong lỗ khoan .............................................. 33 Hình 4.6: Sơ đồ công nghệ khai thác hầm lò kèm dòng thải và biện pháp giảm thiểu ................................................................................................................. 34 Hình 4.7: Tóm tắt sơ đồ công nghệ chế biến tại dự án ................................... 36 Hình 4.8: Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại cải tiến ..................................................... 53 Bảng 4.18: Bảng biên chế lao động toàn mỏ .................................................. 53 Hình 4.9: Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt ...................................................... 59 Hình 4.10: Quy trình xử lý nước thải hầm lò .................................................. 61 Hình 4.11: Mô hình xử lý nước thải hầm lò.................................................... 61
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay trong bối cảnh toàn cầu nói chung, cùng sự phát triển kinh tế - xã hội thì vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm chú trọng, bởi lẽ môi trường có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới cuộc sống của con người, đây là một vấn đề lớn bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng đến thế hệ hiện tại mà nó còn để lại những ảnh hưởng nặng nề cho thế hệ tương lai. Sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao, nguyên nhân trực tiếp là do hoạt động của con người tác động vào môi trường tự nhiên đặc biệt là hoạt động khai khoáng có những tác động tiêu cực tới môi trường sống của con người. Hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta hiện nay đang tăng trưởng cả về quy mô và việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, góp phần quan trọng cho phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy vậy hoạt động này đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh khu vực khai thắc và chế biến, gây ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu dài. Biểu hiện rõ nhất là việc khai thác và sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên gây tác động xấu tới chất lượng môi trường đất, nước, không khí, cảnh quan sinh thái môi trường, làm ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng đất, nước, tiềm ẩn nguy cơ tích tụ hoặc phát tán chất thải ra ngoài môi trường. Những hoạt động này đang phá vỡ mức cân bằng sinh thái đã được hình thành từ hàng chục triệu năm gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường, đã trở thành ván đề cấp bách hàng đầu mang tính chính trị xã hội của một quốc gia. Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm vùng Đông Bắc có trữ lượng khoáng sản chì – kẽm thuộc loại lớn nhất Việt Nam. Trong đó, huyện Ngân Sơn là một trong những huyện có hoạt động khai thác chì – kẽm phát triển nhất với nhiều mỏ có trữ lượng lớn.
  11. 2 Hoạt động khai thác khoáng sản chì – kẽm trên địa bàn huyện Ngân Sơn trong những năm qua đã có những đóng góp tích cực vào ngân sách của địa phương, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của nhân dân. Song bên cạnh đó, hoạt động khai thác cũng gây ảnh hưởng tới các thành phần của môi trường như không khí, đất đai, cảnh quan, nước mặt, nước ngầm, các vấn đề về kinh tế – xã hội… Chính vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ kim loại chì – kẽm đến môi trường mang tính cấp thiết và đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay đó là gắn kết hài hòa giữ phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Mỏ chì – kẽm Pác Ả xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn nằm trong khu vực mỏ hiện đang có một số mỏ đang hoạt động như: Mỏ chì – kẽm Cốc Chặng, Cốc Lót, Sáo Sào, Nà Nọi,.. Tác động mạnh đến môi trường. Mỏ chì – kẽm Pác Ả có công suất khai thác tương đối lớn, kết hợp phương pháp khai thác cơ giới hóa với lao động thủ công. Xuất phát từ thực tế trên tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn’’ 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá được hiện trạng khai thác tại mỏ chì – kẽm Pác Ả. - Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt đông khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường. - Phân tích và đánh giá tổng thể về các biện pháp và công trình bảo vệ môi trường mỏ đang áp dụng. - Đề xuất các được giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường đất, nước, không khí khu vực mỏ.
  12. 3 1.3. Ý nghĩa đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế. - Nâng cao kiến thức thực tế. - Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường. - Bổ xung tư liệu cho học tập. - Kết quả của đề tái là tài liệu tham khảo và là cơ sở khoa học cho các nghiêm cứu có liên quan. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đưa ra được các tác động đến môi trường của dự án mỏ chì – kẽm Pác Ả tới môi trường xung quanh, để từ đó giúp cho đơn vị tổ chức khai thác có các biện pháp quản lí, ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường, cảnh quan và con người. - Kết quả của đề tài là cơ sở cho cơ quan chức năng ở địa phương đưa ra những biện pháp quản lý môi trường có hiệu quả, phù hợp với các đặc thù tại khu vực mỏ Pác Ả. - Nâng cao nhận thức, tuyên truyển và giáo dục về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai khoáng. - Nâng cao chất lượng môi trường và người dân trên địa bàn.
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận 2.1.1.1. Một số khái niệm Một số khái niệm, thuật ngữ về môi trường sử dụng trong đề tài được hiểu theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 như sau: - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. - Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. - Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. - Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. - Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. - Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. - Hệ sinh thái là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiwwn nhất định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau.
  14. 5 - Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường. - Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. Theo luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010, khái niệm khai thác khoáng sản được hiểu: là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan. 2.1.2. Nguồn gốc và thành phần của quặng chì – kẽm Trong tự nhiên quặng chì khồn tồn tại dưới dạng riênh biệt mà chủ yếu là khoáng sản đa kim chì – kẽm. Khoáng vật chứa chì quan trọng nhất có giá trị kinh tế là galenite PbS (trong đó chì chiếm 8,6% khối lượng) và cerussute PbCO3. [12] Quặng chì chia ra hai loại: quặng sulfua và quặng oxit tùy thuộc vào dạng khoáng. Trong quặng chì – kẽm sulfua, khoáng chứa chì là galenite PbS, khoáng chứa kẽm là sfalezit ZnS. Trong quặng chì oxit, chì ở dạng khoáng cerussite PbCO3, kẽm ở dạng khoáng ZnCO3, các tạp chất cũng đều ở dạng cacbonat. Trên 95% lượng kẽm trên thế giới được sản xuất từ quặng sfalerit. Ngoài chì và kẽm, từ quặng chì – kẽm nguyên khai có thể lấy ra được một phần hoặc toàn bộ các nguyên tố Au, Ag, Cd, Se, Te, Ti, Ge, Bi, đồng thời còn có Sn, Cu, Ni, As, S, gallium, bismuth…chúng được sử dụng rộng rãi trong việc mạ các chi tiết máy tinh vi, làm nguyên liệu phụ gia để tăng cao chất lượng của các hợp kim làm vật hấp thụ và phản quang nơtron trong các lò phản ứng hạt nhân…[12] Vớ mục địc sử dụng tổng hợp, người ta tiến hành làm giàu quặng chì – kẽm bằng phương pháp tuyển nổi để thu được tinh quặng chì và tinh quặng
  15. 6 kẽm. Tinh quặng chỉ sau khi tuyển nổi thường chứa 44-75% Pb, 3,5 – 10% Zn, 0,5 – 4% Cu, 215% Fe, 0,5 – 5 SiO2.[12] 2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài - Luật Bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 ngày 01/01.2015; - Luật Khoáng sản số 60/2012/QH 12 ngày 17/11/2010; - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; - Quyết định số 18/2013/QĐ-TTG ngày 29/03/2013 của Thủ tướng chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản; - QVVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; - QCVN 09:2015-MT/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; - QCVN 01-1:2018/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; - QCVN 11-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; - QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quang; - QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất; - Thông tư liên tịch số 36/TTLT-BYT-BQP ngày 17 tháng 10 năm 2011 của liên bộ Y tế - Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  16. 7 2.3. Hiện trạng khai thác và chế biến chì - kẽm trên thế giới và Việt Nam 2.3.1 Hiện trạng khai thác và chế biến quặng chì – kẽm trên thế giới Trên thế giới, 80% các mỏ chì – kẽm là mỏ hầm lò, 8% là mỏ lộ thiên, còn lại là mỏ kết hợp giữa hai dạng trên. Tuy nhiên, nếu tính theo sản lượng thì khai thác lộ thiên chỉ chiếm 15%, khai thác hầm lò chiếm 64%, 21% cò lại được khai thác từ các mỏ hỗn hợp hầm lò – lộ thiên.[14] Hàm lượng chì trong lớp vỏ trái đất là 0.0016%, và có trữ lượng rất phong phú. Hiện tại, đã khảo sát được khối lượng tài nguyên là hơn 2 tỷ tấn, và lượng dự trữ là 89 triệu tấn (điều tra Địa chất Hoa Kỳ-2014). Về cơ bản, nguồn tài nguyên chủ yếu tồn tại dưới các dạng khoáng sản liên quan, với trữ lượng quặng chủ yếu cùng với các mỏ chì duy nhất chỉ chiếm 32,2% tổng trữ lượng. Quặng chì chính là galena (PbS), cerussite (PbCO3) và chì sunfat (PbSO4). Ngoài ra, một lượng nhỏ chì cũng tồn tại trong tất cả các loại urani và thor.[14] Các hình thức chế biến chì – kẽm trên thế giới hiện nay bao gồm: - Nung và thiêu kết Trước khi thu hồi kẽm kim loại bằng phương pháp thủy luyện kim hoặc hỏa luyện kim, cần thiết phải tách bỏ lưu huỳnh ra khỏi tinh quặng bằng cách nung và thiêu kết. Theo phương pháp này, tinh quặng được nung nóng tới nhiệt độ trên 90000C, khi đó, sunfua kẽm (ZnS) chuyển hóa thành oxit kẽm (ZnO). Đồng thời, lưu huỳnh kết hợp với oxi tạo thành dioxit lưu huỳnh, sau đó chuyển hóa thành axit sunlfuric, một sản phẩm phụ quan trọng cho giá trị thương mại.[12] - Phương pháp thủy luyện kim Trong giai đoạn ngâm chết, oxit kẽm được chết tách từ các sản phẩm nung khác nhờ axit sulfuric. Lượng kẽm được hòa tan bằng axit sulfuaric, tuy nhiên, dung dịch đã hòa tan còn chứa một lượng tạp chất cần ohải loại bỏ
  17. 8 nhằm đạt được sản phẩm kẽm có chất lượng cao. Quá trình tinh chế được thực hiện bằng các pha thêm một lương bột kém vào trong dung dịch, khi đó các ion kim loại khác bị kết tủa. Sau đó, dung dịch này sẽ tham gia vao một quá trình điện phân với anot (cực dương) là hợp kim chỉ và các catot (cực âm) nhôm. Dòng điện truyền qua chất điện phân nhờ việc tạo ra sự chênh lệch điện áp 3,3V – 3,5V giữa anot và catot khiến cho kẽm bám vào các catot nhôm. Lượng kẽm kết tủa này sẽ được gỡ ra, sấy khô, nấu luyện và đúc thành các thanh kẽm. Các thanh kẽm này có thể khác nhau về chủng loại: loại chất lượng cai có 99,95% kẽm và loại chất lượng đặc biệt cao có 99,00% kẽm.[12] - Phương pháp hỏa luyện kim Phương pháp này tiêu thụ năng lượng cao nên giá nhiên liệu tăng, hiệu quả sẽ giảm. Hiện nay, các lò nấu luyện áp dụng phương pháp này đang hoạt động tại Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Ba Lan. Một số quốc gia sản xuất kẽm lớn trên thế giới hiện nay phải kể đến là: Australia, Canada, Trung Quốc, Peru, Mỹ, Bỉ và Thụy Điển.[12] 2.3.2. Hiện trạng khai thác và chế biến chì – kẽm ở Việt Nam Việt nam có vị trí địa chất, địa lý độc đáo, là nơi giao cắt của hai vành đai sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, là nước nhiệt đới gió mùa phát triển mạnh các quá trình phong hóa thuận lợi cho sự hình thành khoáng sản. Qua 65 năm nghiên cứu điều tra cơ bản và tìm kiếm khoáng sản các nhà địa chất Việt Nam cùng với các kết quả nghiên cứu của các nhà địa chất Pháp từ trước cách mạnh tháng 8 đến nay. Việt Nam đã phát hiện có hàng nghìn điểm mỏ và tụ khoáng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau, từ các khoáng sản năng lượng, kim loại đến khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng.[12] Chì- kẽm, có ở Chợ Điền – Chợ Đồn (Bắc Cạn) chiếm 80% cả nước. Ngoài ra còn có ở Lang Hít (Thái Nguyên), Sơn Dương (Tuyên Quang) và
  18. 9 một số mỏ nhỏ ở Bắc Trung Bộ mới đang thăm dò. Thời Pháp thuộc mới khai thác chì – kẽm ở Chợ Đồn – Chợ Điền chuyển về làm giàu quặng ở Quảng Yên và mang về chính quốc.[15] Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Kạn trước đây, trên địa bàn có nhiều nhất là khoáng sản chì, kẽm với khoảng 70 mỏ, điểm mỏ có trữ lượng khoảng 4 triệu tấn. Tại Việt Nam việc khai thác và chế biến chì – kẽm đã được thực hiện từ lâu, gần đây, Công ty Kim loại màu Thái Nguyên đã xây dựng xong nhà máy điện phân kẽm kim loại, công suất 10.000 tấn/năm tại khu công nghiệp Sông Công, Thái Nguyên. [12] Theo kế hoạch thời gian tới sẽ tiến hành đầu tư khai thác các mỏ chì – kẽm Nông Tiến – Trà Đà, Thượng Ấn, Các Đường, Ba Bồ… công suất 40.000 – 60.000 tấn quặng nguyên khai/năm, một nhà máy luyện chì và tách bạc, công suất 10.000 tấn chì thỏi và 15.000 kg bạc/năm. Bên cạnh đó, từ nguồn nguyên liệu 50.000 – 100.000 tấn tinh quặng tuyển nổi và bột kẽm, sẽ xây dựng hai nhà máy phân kẽm, công suất mỗi nhà máy khoảng 20.000 tấn kẽm/năm tại Tuyên Quang và Bắc Kạn.[12] 2.3.3. Những ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản chì - kẽm đến môi trường a. Ảnh hường đến môi trường không khí khai thác các mỏ chì – kẽm sử dụng phổ biến hai công nghệ khai thác là : - Xúc bốc trực tiếp Vận chuyển Chế biến - Khoan nổ mìn Xúc bốc Vận chuyển Chế biến Hầu hết các khâu công nghệ khai thác đều gây ô nhiễm bụi * Khí độc Nguồn phát sinh khí thải đều diễn ra ở tất cả các công đoạn sản xuất và nhiều nhất là do thiết bị làm việc và do nổ mìn.
  19. 10 Hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị khai thác sẽ làm phát sinh ô nhiễm có chứa sản phẩm của quá trình đốt nhiên liệu và khí thải thường là NÕ, SO2, CO… * Tiếng ồn - Khoan nổ mìn: tiếng ồn phát sinh và tác động thường xuyên, đặc biệt là trong moong và hầm lò khai thác; - Tiếng ồn động cơ của các phương tiện giao thông vận tải; - Tiếng ồn từ hoạt động chế biến quặng (quá trình đập, nghiền quặng). b. Ảnh hường đến môi trường nước Ảnh hưởng đến môi trường nước chủ yếu là do nước mua chảy tràn khu vực khai thác và nước thải sản xuất. Đối với khai thác hầm lò, việc sử dụng hệ thống khai thác lưu quặng có nguy cơ làm giảm độ pH trong nước thải hầm lò, tăng nguy ciw axit hóa nguồn nước thải mỏ do đặc điểm quặng sulfua có chứa nhiều lưu huỳnh. Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước, người ra đưa ra các thông số sau: - Các kim loại nặng như chì, kẽm… - Nhu cầu oxy sinh học (BOD): là lượng oxy cần thiết để sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ theo phản ứng: Chất hữu cơ, vi khuẩn + O2 CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian. - Nhu cầu oxy hóa học (COD: là lượng oxy cần thiết để oxy hóa toàn bộ các hợp chất hóa học trong mước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. - Chất dinh dưỡng: các thông số chỉ thị mức độ ô nhiễm chất dinh dưỡng trong nước bao gồm nitrat, phosphat… c. Ảnh hưởng đến môi trường đất Hoạt động khai thác ảnh hưởng đến môi trường đất thể hiện ở khía các cạnh:
  20. 11 - Nguy cơ gây nhiễm bẩn đất đai. - Chiếm dụng nhiều diện tích đất. - Nguy cơ trượt lở đất, xói mòn khi có mưa lớn. d. Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, cảnh quan Hoạt động khai thác làm biến đổi địa hình, địa mạo của khu vực và biến đổi hệ sinh thái, diện tích đất bị bóc mòn, cảnh quan thay đổi đồng thời làm tăng nguy cơ trượt lở, đất đai bị rửa trôi, giảm độ phì, làm mất nơi cư trú của nhiều loại động vật. 2.3.4. Phân bố và khai thác khoáng sản chì – kẽm ở Bắc Kạn 2.3.4.1. Phân bố Kết quả điều tra đã ghi nhận 77 mỏ và điểm quặng chì kẽm trong địa bàn tỉnh Bắc Kạn gồm 22 mỏ và 55 điểm quặng, chúng phân bố chủ yếu ở 3 vùng chính: vùng Chợ Điền – Chợ Đồn, vùng Pác Nặm và vùng Ngân Sơn, tập trung nhiều nhất.[10] Fe - Cu; 4 Mn; 7 Al ; 3 Fe Fe; 17 Anti mon; 6 Fe - Mn Cu c i c; Al PnZn; 77 140 Antimon PnZn Au; 19 Au c i c Hình 1.1: Các loại khoáng sản tỉnh Bắc Kạn
nguon tai.lieu . vn