Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ HIỀN Tên chuyên đề: “ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở LỢN NUÔI TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT ĐẠT, PHÚC YÊN, VĨNH PHÚC” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K46 – TY – N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 – 2019 Thái Nguyên - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ HIỀN Tên chuyên đề: “ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở LỢN NUÔI TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT ĐẠT, PHÚC YÊN, VĨNH PHÚC” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K46 – TY – N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 – 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Thu Quyên Thái Nguyên - 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp Đại học là một học phần cần thiết và rất quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường, nhằm rèn luyện về kĩ năng, tay nghề, áp dụng được những kiến thức lý thuyết đã học vào trau dồi thêm kinh nghiệm cho công việc sau này. Sau một thời gian học tập tại trường và thực tập tại cơ sở, đến nay em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự động viên hướng dẫn chỉ bảo tận tình, tạo điều kiện và đóng góp những ý kiến quý báu của các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Thông qua khóa luận này, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn tới: Ban giám hiệu và toàn thể các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là cô giáo TS. Nguyễn Thu Quyên đã luôn động viên giúp đỡ, chỉ bảo tận tình, đóng góp ý kiến quý báu cho em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học này. Em xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo công ty Phát Đạt và các anh, chị cán bộ kỹ thuật, các cán bộ công nhân viên của trại lợn đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, hướng dẫn kỹ thuật cho em trong thời gian thực tập. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè trong suốt khóa học. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc toàn thể các thầy cô giáo lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Hoàng Thị Hiền
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kết quả sản xuất của trại.................................................................... 7 Bảng 3.1. Lịch sát trùng chuồng trại của trại ................................................... 33 Bảng 3.2. Công tác phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn tại trại .................. 33 Bảng 4.1. Số lượng lợn nái chửa, nái nuôi con, lợn con và lợn thịt trực tiếp chăm sóc trong 6 tháng thực tập ........................................................ 39 Bảng 4.2: Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn ............... 40 Bảng 4.3. Kêt quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại ..................................... 42 Bảng 4.4. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vắc xin................ 44 Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái.............................. 45 Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán bệnh cho đàn lợn ............................................... 46 Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn.................................................... 47 Bảng 4.8 Kết quả thực hiện phẫu thuật trên đàn lợn con ................................. 49
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Cs. : Cộng sự Kg : Kilogam G : gam Ml : Mililit Nxb : Nhà xuất bản STT : Số thứ tự TT : Thể trọng TNHH : Trách nhiệm hữu hạn SS : Sơ sinh CS : Cai Sữa XC : Xuất chuồng
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................ iii MỤC LỤC ....................................................................................................... iv Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ....................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu ............................................................................................ 2 1.2.2. Yêu cầu ............................................................................................. 2 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập ........................................................................ 3 2.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................ 3 2.1.2. Điều kiện khí hậu .............................................................................. 3 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại ..................................................................... 4 2.1.4. Cơ sở vật chất của trại....................................................................... 4 2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của trại ......................................................... 6 2.1.6. Đối tượng và các kết quả sản xuất của trang trại .............................. 6 2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề .................................................. 8 2.2.1. Những hiểu biết về phòng, trị bệnh cho vật nuôi ............................. 8 2.2.2. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái ........................................... 12 2.2.3. Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và lợn nái nuôi con......................................................................................... 16 2.2.4. Những hiểu biết về một số bệnh thường gặp tại cơ sở trong thời gian thực tập .............................................................................................. 19 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước .................................. 27 2.3.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước ........................................... 27
  7. v 2.3.2. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước ........................................... 29 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 30 3.1. Đối tượng theo dõi ............................................................................... 30 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ........................................................... 30 3.3. Nội dung tiến hành ............................................................................... 30 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tiến hành .................................. 30 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................... 30 3.4.2. Phương pháp thực hiện ................................................................... 30 3.4.3. Quy trình xuất bán lợn .................................................................... 38 3.4.4. Một số các chỉ tiêu theo dõi công thức tính .................................... 38 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ........................................ 39 4.1 Kết quả áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái nuôi tại trại .... 39 4.2. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh tại trại .................................. 42 4.2.1. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại............... 42 4.2.2. Kết quả tiêm thuốc và vắc xin phòng bệnh cho lợn con................ 44 4.3. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái .................................. 45 4.4. Công tác chẩn đoán bệnh cho đàn lợn ................................................. 46 4.5. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn ........................................................ 47 4.6. Kết quả thực hiện biện pháp phẫu thuật trên đàn lợn con tại trại ........ 48 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 50 5.1. Kết luận ................................................................................................ 50 5.2. Đề nghị ................................................................................................. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Công tác vệ sinh là cơ sở, nền tảng của biện pháp phòng bệnh trong chăn nuôi. Khi môi trường sống bất lợi cho gia súc như chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, dinh dưỡng kém, chuồng trại thiết kế không đúng quy chuẩn, vấn đề vệ sinh chuồng trại không được chú trọng,… sẽ trở thành nguyên nhân làm cho vật nuôi giảm sức đề kháng (miễn dịch) và dễ bị các tác nhân vi khuẩn, virus và ký sinh trùng xâm nhập có thể tạo thành dịch bệnh. Để phòng bệnh cho vật nuôi, ngoài biện pháp tạo môi trường sống tốt, giảm các yếu tố gây bất lợi cho vật nuôi, nâng cao được sức chống chịu và sự miễn dịch của vật nuôi thì nhà chăn nuôi cũng cần phải giảm thiểu sự tiếp xúc các tác nhân gây bệnh đối với vật nuôi, từ đó sẽ hạn chế được khả năng lan truyền của dịch bệnh. Việc chăm sóc nuôi dưỡng tốt và vệ sinh phòng bệnh là những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp người chăn nuôi có thể giảm bớt thiệt hại kinh tế do dịch bệnh gây ra. Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã và đang cập nhật nhiều quy trình, kỹ thuật mới trong chăn nuôi lợn, với mong muốn đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người chăn nuôi cũng như giúp cho khâu quản lý dịch bệnh được thuận lợi hơn. Là một sinh viên ngành Thú y, với mong muốn được rèn luyện thành thạo các kỹ năng nghề trong chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn. Cập nhật những công nghệ mới trong quy trình, kỹ thuật nuôi lợn quy mô công nghiệp, tạo tiền đề tốt cho sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc ngay, đáp ứng với nhu cầu của nhà tuyển dụng. Được sự phân công của Khoa và sự tiếp nhận của cơ sở thực tập, em đã tiến hành thực hiện chuyên đề: “Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị một số bệnh thường gặp cho lợn nuôi tại công ty TNHH Phát Đạt, Phúc Yên, Vĩnh Phúc”
  9. 2 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục tiêu - Rèn luyện thành thạo các kỹ năng trong quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn. - Rèn luyện và nâng cao kỹ năng chẩn đoán lâm sàng trên lợn bị bệnh. - Tập kê đơn và điều trị bệnh cho đàn lợn mắc bệnh. - Tìm hiểu cách quản lý, tổ chức của một trang trại chăn nuôi 1.2.2. Yêu cầu - Nắm vững các nguyên tắc phòng trị bệnh cho vật nuôi nói chung. - Thành thạo các kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc chẩn đoán lâm sàng và mổ khám bệnh tích trên lợn - Đưa ra được phác đồ điều trị đối với một số bệnh thường gặp ở lợn. - Thực hiện tốt các yêu cầu, quy định tại cơ sở
  10. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 2.1.1. Vị trí địa lý Trang trại chăn nuôi lợn Phát Đạt thuộc thôn Cao Quang, xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Thị xã Phúc Yên có địa hình đa dạng, có cả nông thôn và đô thị, có vùng đồi rừng, bán sơn địa, vùng đồng bằng. Trang trại nằm trên vùng bán sơn địa thuộc xã Cao Minh. + Phía Đông giáp phường Xuân Hòa + Phía Tây giáp xã Nam Viêm. + Phía Nam giáp xã Bá Hiến. + Phía Bắc giáp xã Ngọc Thanh. Đây là điều kiện khá thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán giữa các xã, huyện thành bên cạnh. 2.1.2. Điều kiện khí hậu Khí hậu là yếu tố quan trọng trong đời sống sinh hoạt của người dân cũng như trong chăn nuôi. Nó quyết định đến sự phát triển của ngành nông nghiệp trong đó có trồng trọt và chăn nuôi, mà hiện nay chăn nuôi đang có xu hướng tăng mạnh. Xã Cao Minh cũng như thị xã Phúc Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân năm là 230C, có nét đặc trưng nóng ẩm mưa nhiều về mùa hè, hanh khô kéo dài và lạnh về mùa đông. Nhiệt độ không khí có nét đặc trưng sau: cực đại trung bình năm 20,50C, cực đại tuyệt đối là 41,60C, cực tiểu tuyệt đối là 3,10C. Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm là 83%, độ ẩm cực tiểu tuyệt đối là 16%.
  11. 4 Hướng gió chủ yếu về mùa đông là Đông - Bắc, về mùa hè là Đông - Nam, vận tốc gió trung bình năm là 2,4m/s. Khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng. Nhìn chung điều kiện khí hậu của xã khá là thuận lợi cho nông nghiệp phát triển cả về trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên, có những tháng bất lợi như mùa hè nhiệt độ, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh. Chính vì vậy việc phòng và trị bệnh cho đàn gia súc khá là quan trọng. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại Cơ cấu của trại được tổ chức như sau: + 01 giám đốc công ty. + 01 trưởng trại. + 01 kĩ sư + 05 công nhân. + 06 sinh viên thực tập 2.1.4. Cơ sở vật chất của trại Trang trại chăn nuôi lợn Phát Đạt là trại tư nhân bắt đầu hoạt động chăn nuôi từ năm 2009 với quy mô là 120 nái sau đến năm 2013 công ty có mở thêm quy mô lên 600 nái và 2000 lợn thịt trên diện tích là 3 ha. Cơ sở vật chất ở trại tương đối đầy đủ để phục vụ cho chăn nuôi như: hệ thống nước, hệ thống điện, kho cám, kho thuốc, phòng pha tinh… - Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hoàn toàn. Phía đầu chuồng là hệ thống dàn mát, cuối chuồng có 3 quạt thông gió đối với các chuồng đẻ, chuồng bầu, chuồng thịt, 2 quạt thông gió đối với chuồng cách ly và 2 quạt thông gió đối với chuồng lợn đực và 2 quạt trần đối với chuồng lợn loại. Hai bên tường có dãy cửa sổ lắp kính. Mỗi cửa sổ có diện tích 1,5m2, cách nền 1,2m, mỗi cửa sổ cách nhau 80cm. Trên trần được lắp hệ thống chống nóng bằng tôn lạnh.
  12. 5 - Hệ thống điện: nguồn cấp điện có điện lưới và máy phát dự phòng. Đối với chuồng bầu, hệ thống điện được cung cấp đầy đủ đảm bảo độ sáng phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái bầu. - Hệ thống nước trong khu chăn nuôi đều là nước giếng khoan. Nước uống cho lợn được cấp từ hai bể lớn, một bể xây dựng ở đầu chuồng thịt 1 và một bể ở đầu chuồng đẻ 1. Nước tắm và nước xả gầm, phục vụ cho công tác khác, được bố trí từ các bể lọc và được bơm qua hệ thống ống dẫn tới bể chứa ở giữa các chuồng. - Phòng pha tinh của trại được trang bị các dụng cụ hiện đại như: kính hiển vi, thiết bị cảm ứng nhiệt, các dụng cụ đóng liều tinh, nồi hấp cách thủy và một số thiết bị khác - Hệ thống xử lý môi trường: chất thải được xử lý bằng hệ thống biogas trước khi thải ra môi trường, có điểm tiêu chất thải, có giàn khử mùi phía sau quạt hút gió, có hố xử lý lợn xa khu vực chăn nuôi. - Một số dụng cụ và trang thiết bị khác: tủ lạnh bảo quản vắc xin, tủ thuốc để bảo quản và dự trữ thuốc cho trại, xe chở cám từ nhà kho xuống chuồng, máy nén khí phun sát trùng di động khu vực ngoài chuồng nuôi. - Trại có một nhà khách, một phòng họp, ba dãy nhà ở công nhân viên, ba khu vệ sinh và nhà tắm cho công nhân viên cũng như khách thăm trại và một nhà bếp ăn. - Tổng trại có 10 chuồng nuôi, trong đó có: hai chuồng đẻ với 92 ô đẻ, hai chuồng bầu với 246 ô bầu, một chuồng đực với 9 ô đực, một chuồng hậu bị có ba ô quy mô là 50 con/ lứa, một chuồng cai sữa có 26 ô quy mô là 650 con/lứa và ba chuồng thịt có 16 ô quy mô là 2000 lợn thịt/lứa. Hiện nay công ty có 24% là giống bố mẹ nhập từ công ty Greenfeed Việt Nam, có 7% là giống ông bà nhập từ xí nghiệp Đồng Hiệp Hải Phòng để sản xuất và gây nái. Còn lại 69% là giống bố mẹ nhập từ công ty CP Việt Nam. Trại có 2 đực ông, 5 đực bố để phối giống và 2 đực làm đực thí tình.
  13. 6 2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của trại 2.1.5.1. Thuận lợi Qua thời gian thực tập tại tại trang trại lợn của công ty Phát Đạt đề tài có một số nhận định như sau: Trang trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: xa khu dân cư, thuận tiện đường giao thông. Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân. Cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng, công nhân nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong sản xuất. Trang trại công ty xây dựng theo hình thức công nghiệp, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng theo hình thức khép kín. Nguồn nước được xử lý sạch sẽ đáp ứng đủ cho trang trại. Trang trại nhập các giống lợn ông bà, bố mẹ từ công ty có uy tín như CP, Greenfeed, Xí nghiệp Đồng Hiệp Hải Phòng nên việc phòng và trị bệnh cho lợn nái dễ dàng hơn. 2.1.5.2. Khó khăn Vốn đầu tư ban đầu bỏ ra xây dựng cơ sở vật chất khá lớn. Do yêu cầu nghiêm ngặt của việc phòng bệnh cho đàn lợn vì vậy việc đi lại ra vào khu chăn nuôi hạn chế nhiều vấn đề, nên công nhân thường xuyên xin thôi việc dẫn đến thay đổi công nhân liên tục làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc đàn lợn. Giá cả thịt trong ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng trong thời gian vừa qua có những biến động lớn, gây ảnh hưởng tới đầu ra của lợn thịt, làm cho ngành chăn nuôi lợn gặp khó khăn. 2.1.6. Đối tượng và các kết quả sản xuất của trang trại 2.1.6.1. Đối tượng sản xuất Trang trại chuyên nuôi lợn sinh sản, cung cấp 3 giống lợn là Landrace - Yorkshire và Duroc, lợn con sau khi cai sữa sẽ được chuyển sang chuồng lợn
  14. 7 thịt nuôi đến giai đoạn xuất chuồng. Toàn bộ số lợn thịt sẽ được công ty TNHH Phát Đạt chuyển đến lò mổ của công ty để giết thịt, đóng gói sản phẩm và xuất bán vào các siêu thị. 2.1.6.2. Kết quả sản xuất của cơ sở trong những năm gần đây Trang trại chăn nuôi của công ty TNHH Phát Đạt là một trong những trang trại có quy mô công nghiệp khép kín, với số vốn đầu tư lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, trại luôn đạt kết quả sản xuất cao. Dưới đây là một số chỉ tiêu mà trại đã đạt được trong 3 năm gần đây: Bảng 2.1. Kết quả sản xuất của trại Số lợn qua các năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Nái hậu bị (con) 14 12 36 Nái sinh sản (con) 480 302 195 Lợn đưc giống 11 9 9 Lợn con theo mẹ 5284 3599 1325 Lợn thịt 1832 1435 952 Tỷ lệ đậu thai (%) 86,63 87,58 89,64 Số lứa đẻ/nái/năm (con) 2,34 2,33 2,32 Lợn con chết và loại sau sinh (%) 8,37 6,9 6,94 Số lợn con cai sữa/nái/năm (con) 23,01 23,42 25,04 Tổng số lợn con xuất (con) 25.844 16.479 11.328 (Nguồn: Cán bộ kỹ thuật trại) Qua bảng trên ta có thể thấy, từ năm 2016 - 2018 kết quả sản xuất của trại có xu hướng giảm dần: Số lợn nái sinh sản từ năm 2016 là 480 nái, tới năm 2018 giảm xuống còn 195. Số lợn con xuất từ năm 2016 là 25.844, tới năm 2018 giảm xuống còn 11.328 con.
  15. 8 Sở dĩ tình hình sản xuất của trại có xu hướng giảm là do số lượng lợn nái loại tăng lên. Mặt khác, năm 2017 ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam rơi vào khủng hoảng giá, giá lợn giảm xuống thấp và kéo dài, nhiều trang trại nuôi lợn rơi vào tình trạng phá sản, một số trang trại phải giảm số đầu nái để duy trì sản xuất, chính vì lý do đó mà số lượng lợn nái của trại cũng bị giảm mạnh. Ngoài mô hình Chăn nuôi lợn khép kín, Công ty còn đầu tư thêm dây truyền giết mổ đạt tiêu chuẩn, phục vụ cho nhu cầu của trại và một số tỉnh lân cận. Số lợn thịt được nuôi tại trang trại, trước giai đoạn xuất chuồng 1 tháng, trang trại chuyển sang chế độ nuôi với nguồn dinh dưỡng khác, cho lợn ăn thức ăn tự trộn, chủ yếu là ngô, cám gạo, khô đỗ tương ... để cho thịt lợn ngon hơn. Số lợn này sẽ được công ty chuyển về lò mổ và giết thịt, bao gói và đưa vào hệ thống siêu thị lớn ở một số tỉnh. 2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề 2.2.1. Những hiểu biết về phòng, trị bệnh cho vật nuôi 2.2.1.1. Phòng bệnh Như ta đã biết ‘‘Phòng bệnh hơn chữa bệnh’’‚ nên khâu phòng bệnh được đặt lên hàng đầu, nếu phòng bệnh tốt thì có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa lên hàng đầu, xoay quanh các yếu tố môi trường, mầm bệnh, vật chủ. Do vậy, việc phòng bệnh cũng như trị bệnh phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. - Phòng bệnh bằng vệ sinh và chăm sóc nuôi dưỡng tốt : Theo Nguyễn Ngọc Phục (2004) [17] bệnh xuất hiện trong một đàn lợn thường do nguyên nhân phức tạp, có thể là bệnh truyền nhiễm hoặc không truyền nhiễm hoặc có sự kết hợp cả hai. Có rất nhiều biện pháp đã được đưa ra áp dụng nhằm kiểm soát các khả năng xảy ra bệnh tật trên đàn lợn. Phần lớn các biện pháp này đều nhằm làm giảm khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh và nâng cao sức đề kháng của đàn lợn.
  16. 9 Theo Lê Văn Tạo và cs, (1993) [18], vi khuẩn E.coli gây bệnh ở lợn là vi khuẩn tồn tại trong môi trường, đường tiêu hoá của vật chủ. Khi môi trường quá ô nhiễm do vệ sinh chuồng trại kém, nước uống thức ăn bi ̣nhiễm vi khuẩn, điều kiện ngoại cảnh thay đổi, lợn giảm sức đề kháng dễ bi ̣cảm nhiễm E.coli, bệnh sẽ nổ ra vì vậy mà khâu vệ sinh, chăm sóc có một ý nghĩa to lớn trong phòng bệnh. Trong chăn nuôi việc đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật là điều rất cần thiết, chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ tạo ra những gia súc khoẻ mạnh, có khả năng chống đỡ bệnh tật tốt và ngược lại. Ô chuồng lợn nái phải được vệ sinh tiêu độc trước khi vào đẻ. Nhiệt độ trong chuồng phải đảm bảo 27 – 300C đối với lợn sơ sinh và 28 – 300C đối với lợn cai sữa. Chuồng phải luôn khô ráo, không thấm ướt. Việc giữ gìn chuồng trại sạch sẽ kín, ấm áp vào mùa đông và đầu xuân. Nên dùng các thiết bị sưởi điện hoặc đèn hồng ngoại trong những ngày thời tiết lạnh ẩm để đề phòng bệnh lợn con phân trắng mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi. Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004) [16] từ 3 – 5 ngày trước dự kiến đẻ, ô chuồng lợn nái đã được cọ rửa sạch, phun khử trùng bằng hóa chất như Crezin 5% hoặc bằng loại hóa chất khác nhằm tiêu độc khử trùng chuồng lợn nái trước khi đẻ. - Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh. Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương pháp: Rửa sạch, để khô sau đó khử trùng chuồng bằng các loại thuốc sát trùng và trống chuồng ít nhất 15 ngày với vật nuôi thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản. Với những chuồng nuôi lưu cữu hoặc chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm, cần phải vệ sinh tổng thể và triệt để: Sau khi đưa hết vật nuôi ra khỏi chuồng, xử lý theo hướng dẫn của thú y, cần phun sát trùng kỹ (pha dung dịch sát trùng
  17. 10 và phun theo hướng dẫn khi chống dịch) toàn bộ chuồng nuôi từ mái, các dụng cụ và môi trường xung quanh, để khô và dọn, rửa. Các chất thải rắn trong chăn nuôi cần thu gom để đốt hoặc ủ sinh học; chất thải lỏng, nước rửa chuồng cần thu gom để xử lý, không thải trực tiếp ra môi trường. Cần phun sát trùng 1 - 2 lần/tuần trong suốt thời gian trống chuồng, ít nhất trong 30 ngày. Các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô, sát trùng và đưa vào kho bảo quản. Vệ sinh và phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi. - Phòng bệnh bằng vắc xin : Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Theo Nguyễn Bá Hiên và cs, (2012) [9] vắc xin là một chế phẩm sinh học mà trong đó chứa chính mầm bệnh cần phòng cho một bệnh truyền nhiễm nào đó (mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, độc tố hay vật liệu di truyền như ARN, AND…) đã được làm giảm độc lực hay vô độc bằng các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hay phương pháp sinh học phân tử (vắc xin thế hệ mới – vắc xin công nghệ gen). Lúc đó chúng không còn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng, nhưng khi đưa vào cơ thể động vật nó sẽ gây ra đáp ứng miễm dịch làm cho động vật có miễm dịch chống lại sự xâm nhiễm gây bệnh của mầm bệnh tương ứng. Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vắc xin) mới có miễn dịch. 2.2.1.2. Điều trị bệnh Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [9] nguyên tắc để điều trị bệnh là : + Toàn diện: phải phối hợp nhiều biện pháp như hộ lý, dinh dưỡng, dùng thuốc điều trị. + Điều trị sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh để dễ lành bệnh và hạn chế lây lan.
  18. 11 + Diệt căn bệnh là chủ yếu kết hợp chữa triệu chứng. + Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức đề kháng của cơ thể, làm cho cơ thể tự nó chống lại mầm bệnh thì bệnh mới chóng khỏi, ít bị tái phát và biến chứng, miễn dịch mới lâu bền. + Phải có quan điểm khi chữa bệnh, chỉ nên chữa những gia súc có thể chữa lành mà không giảm sức kéo và sản phẩm. Nếu quá trình chữa bệnh kéo dài, tốn kém vượt quá giá trị gia súc thì không nên chữa. + Những bệnh rất nguy hiểm cho người mà không có thuốc chữa thì không nên chữa. Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [9] các biện pháp chữa bệnh truyền nhiễm là : + Hộ lý: cho gia súc ốm nghỉ ngơi, nhốt riêng ở chuồng có điều kiện vệ sinh tốt (thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh). Theo dõi thân nhiệt, nhịp tim, hô hấp, phân, nước tiểu. Phát hiện sớm những biến chuyển của bệnh để kịp thời đối phó. Cho gia súc ăn uống thức ăn tốt và thích hợp với tính chất của bệnh. + Dùng kháng huyết thanh: chủ yếu dùng chữa bệnh đặc hiệu vì vậy thường được dùng trong ổ dịch, chữa cho gia súc đã mắc bệnh. Chữa bệnh bằng kháng huyết thanh là đưa vào cơ thể những kháng thể chuẩn bị sẵn, có tác dụng trung hòa mầm bệnh hoặc độc tố của chúng ( huyết thanh kháng độc tố). + Dùng hóa dược: phần lớn hóa dược được dùng để chữa triệu chứng, một số hóa dược dùng chữa nguyên nhân vì có tác dụng đặc hiệu đến mầm bệnh. Dùng hóa dược chữa bệnh phải tác động mạnh và sớm, vì nhiều loài vi khuẩn có thể thích ứng với liều lượng nhỏ. Chúng có thể chống lại thuốc và tính chất quen thuộc được truyền cho những thế hệ sau. Khi cần, có thể phối hợp nhiều loại hóa dược để tăng hiệu quả điều trị, vì nếu một loại thuốc chưa có tác dụng đến mầm bệnh thì có loại thuốc khác tác dụng tốt hơn.
  19. 12 + Dùng kháng sinh: Kháng sinh là những thuốc đặc hiệu có tác dụng ngăn cản sự sinh sản của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên sử dụng kháng sinh có thể gây nhiều tai biến do thuốc có tính độc, do phản ứng dị ứng, do một lúc tiêu diệt nhiều vi khuẩn làm giải phóng một lượng lớn độc tố, làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể. Việc dùng kháng sinh bừa bãi còn gây nên hiện tượng kháng thuốc, làm giảm thấp tác dụng chữa bệnh của kháng sinh. Vì vậy, khi dùng thuốc cần theo những nguyên tắc sau đây : - Phải chẩn đoán đúng bệnh đúng thuốc, sai thuốc sẽ chữa không khỏi bệnh mà làm cho việc chẩn đoán bệnh về sau gặp khó khăn. - Chọn loại kháng sinh có tác dụng tốt nhất đối với mầm bệnh đã xác định. Dùng liều cao ngay từ đầu, những lần sau có thể giảm liều lượng. - Không nên vội vàng thay đổi kháng sinh mà phải chờ một thời gian để phát huy tác dụng của kháng sinh. - Phải phối hợp nhiều loại kháng sinh để làm giảm liều lượng và độc tính của từng loại, tăng tác dụng điều trị và hạn chế hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc. - Phải tăng cường sức đề kháng của cơ thể gia súc như nuôi dưỡng tốt, bổ sung thêm vitamin, truyền nước sinh lý… cho gia súc. 2.2.2. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái 2.2.2.1. Sự thành thục về tính và thể vóc * Sự thành thục về tính: Tuổi thành thục về tính là tuổi mà con vật bắt đầu có phản xạ tính dục và có khả năng sinh sản. Khi gia súc đã thành thục về tính, bộ máy sinh dục đã phát triển hoàn thiện, con vật bắt đầu xuất hiện các phản xạ về sinh dục. Con cái có hiện tượng động dục, con đực có phản xạ giao phối. Sự thành thục về tính của lợn sớm hay muộn phụ thuộc vào: giống, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, khí hậu, chuồng trại ... + Giống: Các giống khác nhau thì thành thục về tính cũng khác nhau: những giống thuần hóa sớm hơn thì tính thành thục sớm hơn những giống thuần hóa muộn, những giống có tầm vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn những giống có tầm vóc lớn.
  20. 13 Theo Phạm Hữu Doanh và cs, (2003) [5] cho rằng: Tuổi động dục đầu tiên ở lợn nội (ỉ, Móng Cái) rất sớm từ 4 - 5 tháng khi khối lượng đạt từ 20 - 25kg. Ở lợn nái lai tuổi động dục lần đầu muộn hơn so với lợn nội thuần, ở lợn lai F1 (có sẵn máu nội) động dục bắt đầu lúc 6 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 50 - 55kg. Ở lợn ngoại động dục muộn hơn so với lợn lai, tức là lúc động dục 6 - 7 tháng khi lợn có khối lượng 60 - 80kg. Tuỳ theo giống, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý mà có tuổi động dục lần đầu khác nhau. Lợn ỉ, Móng Cái có tuổi động dục lần đầu vào 4 - 5 tháng tuổi (121 - 158 ngày tuổi) các giống lợn ngoại (Yorkshire, Landrace) có tuổi động dục lần đầu muộn hơn từ 7 - 8 tháng tuổi. - Chế độ dinh dưỡng: Theo John Nichl (1992) [12],chỉ rõ: Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của lợn cái. Thường những lợn được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì tuổi thành thục về tính sớm hơn những lợn được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng kém, lợn nái được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng tốt sẽ thành thục ở độ tuổi trung bình 188,5 ngày (6 tháng tuổi) với khối lượng cơ thể là 80 kg và nếu hạn chế thức ăn thì sự thành thục về tính sẽ xuất hiện lúc 234,8 ngày (trên 7 tháng tuổi) và khối lượng cơ thể là 48,4 kg. Dinh dưỡng thiếu làm chậm sự thành thục về tính là do sự tác động xấu lên tuyến yên và sự tiết kích tố hướng dục, nếu thừa dinh dưỡng cũng ảnh hưởng không tốt tới sự thành thục là do sự tích luỹ mỡ xung quanh buồng trứng và cơ quan sinh dục làm giảm chức năng bình thường của chúng, mặt khác do béo quá ảnh hưởng tới các hormone oestrogen và progesterone trong máu làm cho hàm lượng của chúng trong cơ thể không đạt mức cần thiết để thúc đẩy sự thành thục. - Mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng: Theo Dwane và cs, (1992) [8] mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới tuổi động dục. Mùa hè lợn nái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa thu - đông, điều đó có thể do ảnh hưởng của nhiệt độ trong chuồng nuôi gắn liền với mức tăng trọng thấp trong
nguon tai.lieu . vn