Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------------- DƯƠNG XUÂN NAM Tên chuyên đề: “ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ THEO DÕI NĂNG XUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI GIÁP VĂN NHÂN, XÃ NGỌC LÝ - HUYỆN TÂN YÊN - TỈNH BẮC GIANG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K46 – Thú y – N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khoá học: 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn: TS. Phùng Đức Hoàn Thái Nguyên – 2018
  2. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành khóa luận của mình, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y và lãnh đạo trại lợn Thảo Nhân, xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Em cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của người thân trong gia đình. Nhân dịp này em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Phùng Đức Hoàn. đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp. Em xin cảm ơn ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, lãnh đạo khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện khóa luận này. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn tất cả các anh chị trong ban lãnh đạo Công Ty XNK Biovet đã giúp đỡ em trong suốt thời gian qua, đặc biệt em xin trân thành cảm ơn cô chú tại trại Ông Giáp Văn Nhân chủ trại Thảo Nhân xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, cùng toàn thể anh chị em quản lý, kỹ sư, công nhân, sinh viên thực tập trong trại về sự hợp tác giúp đỡ bố trí thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu và thu thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên em trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn tất cả! Thái Nguyên, ngày tháng 12 năm 2018 Sinh viên Dương Xuân Nam
  3. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Lịch sát trùng chuồng trại ............................................................... 26 Bảng 3.2: Lịch tiêm phòng vắc xin, thuốc, chế phẩm tại cơ sở ...................... 27 Bảng 4.1. Kết quả trực tiếp theo dõi tại trại .................................................... 32 Bảng 4.2. Tình hình chăn nuôi lợn qua 2 năm 2017 – 2018 của trại lợn........ 33 Bảng 4.3. Số liệu nuôi dưỡng chăm sóc của trại............................................ 34 Bảng 4.4. Kết quả một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái .............. 35 Bảng 4.5. Kết quả vệ sinh sát trùng ................................................................ 36 Bảng 4.6. Lịch phòng vắc xin cho lợn của trại ............................................... 37 Bảng 4.7. Kết quả công tác phòng bệnh bằng vắc xin .................................... 38 Bảng 4.8. Tình hình mắc một số bệnh sinh sản thường gặp ........................... 39 Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái.................................................... 40
  4. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ADG : Tăng khối lượng bình quân trung bình của lợn trên ngày Cs : Cộng sự FCR : Tiêu tốn thức ăn trên một kilôgam tăng khối lượng GGP : Kí hiệu của đời giống cụ kị GP : Kí hiệu của đời giống ông bà MMA : Tên gọi chung của các triệu chứng bệnh thường xảy ra trên lợn nái bao gồm viêm vú, viêm tử cung, mất sữa MTV : Một thành viên Nxb : Nhà xuất bản PRRS : Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp PS : Kí hiệu đời giống bố mẹ TĐDLĐ : Tuổi động dục lần đầu TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TT : Thể trọng HTX : Hợp tác xã XNK : Xuất nhập khẩu
  5. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................. iv Phần 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu .............................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu ............................................................................................................2 1.2.2. Yêu cầu ..............................................................................................................2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ................................................................................3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................3 2.1.2. Thuận lợi, khó khăn ..........................................................................................7 2.2. Tổng quan tài liệu.................................................................................................8 2.2.1. Đặc điểm cấu tạo bộ phận sinh dục của lợn nái ................................................8 2.2.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái ............................................................11 2.2.3. Đặc điểm về khả năng điều tiết thân nhiệt ......................................................16 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................17 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................17 2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................19 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ...............21 3.1. Đối tượng ...........................................................................................................21 3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện .........................................................................21 3.3. Nội dung tiến hành .............................................................................................21 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện ..............................................................21 3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện ......................................................................................21 3.4.2. Phương pháp thực hiện....................................................................................22
  6. v 3.4.4 Chẩn đoán và điều trị bệnh tại cơ sở ................................................................27 3.4.5 Các quy trình khác ...........................................................................................30 3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu với công thức tính ................................................31 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................32 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất .....................................................................32 4.2. Kết quả nghiên cứu chuyên đề ...........................................................................33 4.2.1. Tình hình sản xuất chăn nuôi của cơ sở ..........................................................32 4.2.2. Kết quả công tác chăn nuôi .............................................................................34 4.2.3. Kết quả công tác vệ sinh và phòng bệnh .........................................................35 4.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái ngoại .39 4.3.1. Tình hình mắc bệnh sinh sản của lợn nái nuôi tại trại ....................................39 4.3.2. Kết quả điều trị một số bệnh thường gặp ........................................................40 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................43 5.1. Kết luận ..............................................................................................................43 5.2. Đề nghị ...............................................................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................46
  7. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta đang phát triển mạnh mẽ theo hướng trang trại và hộ gia đình. Chăn nuôi lợn ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam. Nó đã góp phần rất lớn vào tăng trưởng kinh tế nông thôn nước ta. Không chỉ để phục vụ cho tiêu dùng, nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày mà còn phải tiến tới xuất khẩu với số lượng lớn. Đây là nguồn cung cấp thực phẩm với tỉ trọng cao và chất lượng tốt cho con người, là nguồn cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt và là nguồn cung cấp các sản phẩm phụ như: Da, mỡ, nội tạng.... cho ngành công nghiệp chế biến. Phát triển chăn nuôi lợn nái sinh sản cũng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao nguồn thu nhập cho các hộ chăn nuôi. Hiện nay, chăn nuôi lợn nái sinh sản đang đi theo hướng công nghiệp hóa từng bước nâng cao chất lượng và số lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng thịt lợn, bên cạnh chăn nuôi các giống lợn nội, chúng ta đã nhập nhiều giống lợn ngoại về để lại tạo với giống lợn nội và nuôi thuần. Do vậy, rất nhiều trang trại chăn nuôi lợn ngoại với quy mô từ vài trăm lợn nái đến vài nghìn lợn nái đã phát triển ở khắp nơi trong cả nước. Để chăn nuôi lợn ngoại đạt hiệu quả cao, bên cạnh các yếu tố về thức ăn, chuồng trại, con giống thì kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cũng rất quan trọng. Đối với lợn nái, đặc biệt là lợn nái ngoại được nuôi theo phương thức công nghiệp thì các bệnh về sinh sản khá nhiều do khả năng thích nghi của đàn lợn ngoại với khí hậu nước ta còn kém. Mặt khác trong quá
  8. 2 trình sinh đẻ lợn nái hay bị các loại vi khuẩn như: Streptococcus, E.coli... xâm nhập và gây một số bệnh như: viêm tử cung, âm đạo... Các bệnh sinh sản ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đàn lợn giống nói riêng, đồng thời ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của toàn ngành chăn nuôi lợn nói chung. Chúng ta cần phải có biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái một cách an toàn và hiệu quả nhất. Xuất phát từ thực tiễn đó em thực hiện chuyên đề “Áp dụng quy trình chăm nuôi dưỡng và theo dõi năng xuất sinh sản của lợn nái tại trại chăn nuôi Giáp Văn Nhân, Xã Ngọc Lý, Huyện Tân Yên, Tỉnh Bắc Giang ”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu 1.2.1. Mục tiêu - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại chăn nuôi Giáp Văn Nhân. - Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại. - Xác định tình hình nhiễm bệnh, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy trình phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái nuôi tại trại. 1.2.2. Yêu cầu - Trực tiếp thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái tại trại chăn nuôi Giáp Văn Nhân, Xã Ngọc Lý, Huyện Tân Yên, Tỉnh Bắc Giang. - Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trại chăn nuôi Giáp Văn Nhân - Áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại đạt hiệu quả cao. - Xác định được tình hình nhiễm bệnh, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy trình phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái nuôi tại trại.
  9. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý: - Trại lợn của nông hộ Giáp Văn Nhân nằm trên địa bàn xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Xã Ngọc Lý là một trong những xã miền núi của huyện Tân Yên, nằm ở phía Nam của huyện Tân Yên, cách trung tâm huyện khoảng 6km, cách thành phố Bắc Giang khoảng 11km về phía Tây Bắc. Ngọc Lý là một xã nông nghiệp điển hình của huyện. Theo ranh giới hành chính, xã bao gồm 13 thôn có tổng diện tích là 914,31 ha. + Phía Bắc: Giáp xã Cao Xá, huyện Tân Yên, + Phía Nam: Giáp xã Minh Đức, huyện Việt Yên, + Phía Đông: Giáp xã Việt Lập, huyện Tân Yên, + Phía Tây: Giáp xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên, - Xã Ngọc Lý có vị trí đại lý thuận lợi với tuyến Tỉnh lộ 298 đi qua, là điều kiện tốt để phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa với thị trường bên ngoài. 2.1.1.2. Thời tiết và khí hậu của xã: - Xã Ngọc Lý nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Bắc Bộ. Nhìn chung, khí hậu tương đối ổn định và khá ôn hòa, ít chịu ảnh ưởng của gió bão. - Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình không khí: 23,4 độ C (max 39,5 độ C; min (7-9) độ C) - Độ ẩm không khí trung bình năm: Độ ẩm trung bình tháng cao nhất: 88% ; Độ ẩm trung bình thấp nhất: 57%
  10. 4 - Chế độ nắng: Tổng giờ nắng trung bình hằng năm là 1.685h, trung bình vào mùa hè 6 – 7 h/ngày, trong mùa đông là 23,8h/ ngày. - Lượng mưa: + Mùa mưa: từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung vào các tháng 7, 8,9 chiếm 70% lượng mưa của cả năm. Lượng mưa trung bình năm: (1600 - 1800)mm. Lượng mưa ngày lớn nhất: 204mm. + Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Vào các tháng 1 2 thường có mưa phùn và giá rét kéo dài do ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc. Lượng mưa nhỏ nhất chỉ đạt 17- 24mm vào các tháng 12 và tháng 1 năm sau. - Nhìn chung, khí hậu và thời tiết xã Ngọc Lý tương đối thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi. 2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại: - Về số lượng có 7 người. - Cơ cấu tổ chức của trang trại được tổ chức như sau: + 01: Chủ trại. + 01: Quản lý. + 02: Công nhân. + 03: Sinh viên thực tập. Với đội ngũ công nhân trên, khi làm viẹc tại trại mọi người không chỉ trực tiếp tham gia trong chăm sóc lợn, mà còn thực hiện các công việc như: chăm sóc cây cam, bưởi diễn, chăm sóc quản lý trại cá, ba ba. 2.1.1.4. Cơ sở vật chất của trang trại Trại chăn nuôi Giáp Văn Nhân thuộc HTX Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Huyền Trang ở thôn Lý 1, xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, chuyên về lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Do ông Giáp Văn Nhân làm giám đốc, hiện HTX có 10 thành viên sản xuất, theo mô hình kinh tế trang trại, gia trại.
  11. 5 * Quá trình thành lập: Trại được thành lập năm 2015 dựa trên cơ sở phát triển kinh tế nông thôn mới tại địa phương, trại nằm trong HTX Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Huyền Trang, thôn Lý 1, xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên, tinh Bắc Giang, do ông Giáp Văn Nhân làm chủ trại, trại chủ yếu chăn nuôi tại gia, trại liên kết một số công ty như: công ty XNK Biovet, Habiovet,...Một số công ty khác trong chăn nuôi sản xuất men vi sinh. Trại có diện tích đất rộng trong đó có: + Đất trồng cây ăn quả: 2 ha + Ao hồ chứa nước nuôi cá, ba ba: 1 ha + Khu nhân giống cây trông: 500 m2 + Đất xây dựng khu nhà ở cho công nhân: 500 m2 * Cơ sở vật chất, hạ tầng của trại: Trại được xây dựng trên cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng hiẹn đại và hiệu quả. - Về cơ sở vật chất sinh hoạt: + Có đầy đủ các thiết bị, máy móc để phục vụ công nhân và sinh viên sinh hoạt hàng ngày như: Máy giặt, tivi, tủ lạnh, quạt,... + Những vật dụng cá nhân như: Kem đánh răng, xà phòng tắm, dầu gội đầu cũng dược trại chuẩn bị. - Về cơ sở vật chất chăn nuôi: + Có đầy đủ các trang thiết bị, máy móc để phục vụ cho sản xuất chăn nuôi như: Máy say cám, máy phối chộn cám, kính hiển vi,... + Cơ sở vật chất trong chuồng trại chăn nuôi được trại chú trọng đầu tư hơn hết. + Có hệ thống quạt gió, dàn mát, điện sáng, với uống nược tự động. + Có một máy phát điện công xuất lớn, đủ cung cấp điện cho cả trại sinh hoạt và hệ thống chuồng nuôi những khi mất điện.
  12. 6 - Về cơ sở hạ tầng: + Trại xây dựng gồm các khu tách biệt: Khu nhà ở và sinh hoạt của công nhân, sinh viên và khu chăn nuôi. + Khu nhà ở rộng rãi có đầy đủ nhà tắm, nhà vệ sinh tiện nghi. + Khu thay đồ quần áo công nhân. + Nhà bếp rộng rãi và sạch sẽ. + Phòng pha chế tinh. + Trại có 1 nhà chế biến thực ăn: Có máy xay, trộn thức ăn. + Trại có 3 nhà kho trong đó: 2 nhà kho chứa thức ăn cho lợn, 1 nhà kho để chứa thuốc và bảo quản thuốc, vắc xin, dụng cụ kỹ thuật. - Hệ thống chuồng nuôi. Hệ thống chuồng nuôi được xây dựng khép kín hoàn toàn, hai bên tường có dãy cửa sổ lắp kính,mỗi của sổ có diện thích 1,2m, cách nền 1,2m, mỗi cửa sổ cách nhau 2,5m. Trại có 2 khu chuồng nuôi: khu nuôi lợn nái và lợn con theo mẹ, khu nuôi lợn thịt. - Khu nuôi lợn nái và lợn con theo mẹ được chia thành 2 dãy: xây dựng đảm đảm bảo cho 100 nái bao gồm: + Dãy 1: Được thiết kế thành 82 ô lợn nái chửa, 2 ô lợn đực ở đầu dãy và cuối dãy, sàn chuồng được làm bằng bê tông đảm bảo chắc chắn. + Dãy 2: Được thiết kế thành 20 ô lợn nái đẻ, và 4 ô tập trung lợn con tách sữa và tập ăn, sàn chuồng lợn nái làm bằng bê tông, lợn con dược sử dụng sàn bằng nhựa cứng. - Khu chuồng nuôi lợn thịt: Có 2 dãy xây dựng đảm bảo cho 700 lợn thịt. + Dãy 1: Có sức chứa khoảng 500 lợn thịt, có 8 ô mỗi ô chứa 50-60 con, dãy có sử dụng chế phẩm sinh học cho lợn từ 15kg-40kg rồi chuyển sang chuồng nước, có 1 ô là chuồng lợn bệnh ở cuối dãy chuồng.
  13. 7 + Dãy 2: Có 5 ô chứa khoảng 200 lợn, mỗi ô chứa từ 40 - 50 con đều là chuồng nước, có 1 ô cuối dãy là chuồng lợn bệnh. Chuồng có hệ thống sử lý nước thải và có 6 quạt thông gió, đầu dãy là hệ thống làm mát, có hệ thống ánh sáng đầy đủ, mỗi dãy có 1 máy bơm nước thuận tiện trọng việc vệ sinh chuồng trại. Nhìn chung cơ sở vật chất tại trại khá đầy đủ nhằm đáp ứng và phù hợp với quay mô trại, hệ thống chăn nuôi khép kín. * Hệ thống xử lý nước thải tại trại: Hệ thống sử lý bằng biogas: Chất thải được xử lý bằng cách đưa chất thải xuống hố biogas, tận dụng nguồn chất đốt trong sinh hoạt, chất thải của biogas được đưa ra ao chứa và có lục bình để để xử lý khi thải ra môi trường. Xử lý chất thải bằng men vi sinh: Sử dụng đối với chuồng trấu sử dụng men vi sinh nhằm giảm mùi hôi thối trong chuồng, giảm dịch bệnh cho đàm lợn giai đoạn 15kg - 30kg. Ủ phân tận dụng làm phân bón cho cây trồng. 2.1.2. Thuận lợi, khó khăn 2.1.2.1. Thuận lợi - Trại được xây dựng ở vị trí cách xa khu dân cư, thuận tiện đường giao thông. - Trại được chứng nhận đủ tiêu chuẩn chăn nuôi VietGap. - Trại có sự giúp đỡ về kỹ thuật của công ty XNK Biovet. - Công nhân có tay nghề cao, năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc. - Trại được xây dựng theo mô hình công nghiệp, trang thiết bị hiện đại, do đó rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp hiện nay. 2.1.2.2. Khó khăn - Trại được xây dựng theo mô hình tại gia, do gia đình quản lý. - Trại không có kỹ thuật chuyên sâu, ảnh hưởng khi sảy ra dịch bệnh.
  14. 8 - Dịch bệnh diễn biến phức tạp nên chi phí dành cho phòng và chữa bệnh cao. - Giá thức ăn chăn nuôi mỗi ngày một tăng khiến chi phí thức ăn tăng cao gây ảnh hưởng tới chăn nuôi của trang trại. - Từ cuối tháng 3 đến nay giá lợn có xu hướng giảm mạnh. Có thời điểm giá lợn hơi xuống tới mức kỉ lục là 20.000 đồng/kg. không những giá lợn hơi giảm mà giá lợn giống cũng giảm từ hơn 1.200.000 đồng/con khoảng 10 kg xuống còn 600.000 đồng/con vẫn không có người mua. Khiến người chăn nuôi gặp vô vàn khó khăn trong việc tái đàn cũng như mở rộng quy mô sản xuất. - Trên thị trường hiện nay giá thịt lợn giảm sâu không chỉ làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, mà còn gây không ít khó khăn đối với thịt lợn của các trang trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn vì chất lượng thịt tốt hơn so với chất lượng thịt bán ngoài chợ nên giá thành đắt hơn. Tuy nhiên vì lợi nhuận nhiều trang trại thu gom lợn từ dân sau đó dán mác thịt lợn sạch và bán ra thị trường với giá rẻ hơn. 2.2. Tổng quan tài liệu 2.2.1. Đặc điểm cấu tạo bộ phận sinh dục của lợn nái Bộ phận sinh dục bên ngoài là bộ phận sinh dục có thể nhìn thấy, sờ thấy và quan sát được bao gồm: âm môn, âm vật và tiền đình. Bộ phận sinh dục bên trong là bộ phận không nhìn thấy được nhưng bằng phương pháp gián tiếp người ta có thể quan sát, hoặc sờ thấy bao gồm: âm đạo, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng. Mỗi bộ phận này đều đảm nhiệm một chức năng khác nhau và giữ một vai trò quan trọng khác nhau. * Âm môn (vulva) Âm môn hay còn gọi là âm hộ, nằm dưới hậu môn. Bên ngoài có hai môi, bờ trên của hai môi có sắc tố, nhiều tuyến tiết chất nhờn màu trắng và tuyến tiết mồ hôi.
  15. 9 * Âm vật (clitori) Âm vật của con cái được cấu tạo giống như dương vật của con đực được thu nhỏ lại, bên trong có các thể hổng. Trên âm vật có các nếp da tạo ra mũ âm, ở giữa âm vật gấp xuống dưới là chỗ tập trung các đầu mút các dây thần kinh. * Tiền đình (vestibulum) Tiền đình là giới hạn giữa âm môn và âm đạo. Trong tiền đình có màng trinh, phía trước là âm đạo. Màng trinh là các sợi cơ đàn hồi do hai lớp niêm mạc gấp lại tạo thành một nếp. Tiền đình có một số tuyến xếp theo hàng chéo, hướng quay về âm vật. * Âm đạo (vagina) Âm đạo là một ống tròn, trước là cổ tử cung, phía sau là tiền đình có màng trinh. Âm đạo được cấu tạo bởi ba lớp: Lớp liên kết bên ngoài. Lớp cơ trơn: bên ngoài là cơ dọc, bên trong là cơ vòng, chúng liên kết với các cơ tử cung. Lớp niêm mạc: trên bề mặt có nhiều tế bào thượng bì gấp nếp dọc. Ngoài ra âm đạo còn là bộ phận thải thai ra bên ngoài khi sinh đẻ và là ống thải các chất dịch từ trong tử cung. Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [4], âm đạo của lợn dài 10 - 12 cm. * Tử cung (uterus) Tử cung của lợn có hai sừng, một thân và một cổ tử cung. Cổ tử cung: là phần ngoài của tử cung, cổ tử cung của lợn dài và tròn, không gấp nếp hoa nở mà là những cột thịt dài xen kẽ cài răng lược với nhau do đó dễ dàng cho việc thụ tinh nhân tạo đồng thời cũng dễ gây sảy thai (Đặng Quang Nam và Phạm Đức Chương 2002) [8]. Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [4], thì cổ tử cung lợn dài 10 - 18 cm.
  16. 10 Thân tử cung: thân tử cung lợn ngắn, độ dài khoảng 3 - 5 cm nối giữa sừng tử cung và cổ tử cung. Niêm mạc thân và sừng tử cung là những nếp gấp nhăn nheo theo chiều dọc. Sừng tử cung: sừng tử cung của lợn ngoằn ngoèo như ruột non dài 0,5 - 1 m. Ở lợn thai làm tổ đều hai sừng tử cung. * Ống dẫn trứng Ống dẫn trứng (vòi fallop) nằm ở màng treo buồng trứng. Chức năng của ống dẫn trứng là vận chuyển trứng và tinh trùng theo chiều ngược nhau. Cấu tạo ống dẫn trứng cũng phù hợp với chức năng này, một đầu ống dẫn trứng thông với xoang bụng, gần sát buồng trứng có loa kèn là một màng mỏng tạo thành một tán rộng lô nhô không đều ôm lấy trứng. Trứng được vận chuyển qua lớp nhầy đi đến lòng ống dẫn trứng, nơi xảy ra quá trình thụ tinh và phân chia của phôi. Thời gian tế bào trứng di chuyển trong ống dẫn trứng từ 3 - 10 ngày. Trên đường di hành, tế bào trứng có thể ở lại các đoạn khác nhau do những chỗ hẹp của ống dẫn trứng. Có thể chia ống dẫn trứng thành bốn đoạn chức năng: đoạn tua diềm, đoạn phễu, phồng của ống dẫn trứng và đoạn co của ống dẫn trứng. Ống dẫn trứng cung cấp một ngoại cảnh thuận lợi nhất cho sự hợp nhất của các giao tử và cho một sự phát triển ban đầu của phôi (Hoàng Văn Tiến và cs 1995) [11]. * Buồng trứng Buồng trứng lợn dài 1,5 - 2,5 cm, khối lượng khoảng 3 - 5g (Đặng Quang Nam và Phạm Đức Chương 2002) [8]. Cấu tạo: phía ngoài được bao bọc bởi một lớp màng bằng tổ chức liên kết sợi, bên trong buồng trứng chia làm hai miền. Miền vỏ và miền tủy đều được cấu tạo bằng tổ chức liên kết sợi xốp và tạo cho buồng trứng một lớp đệm (Stromaovaris). Ở miền tủy có tác dụng về sinh dục vì ở đó xảy ra quá trình trứng chín và rụng trứng. Trên buồng trứng của một lợn cái 10 ngày tuổi
  17. 11 đã có khoảng 60.000 trứng non. Theo thời gian, buồng trứng này phát triển qua các giai đoạn khác nhau. Tầng ngoài là những noãn bào sơ cấp phân bố tương đối đều, tầng trong là những noãn bào thứ cấp đang sinh trưởng, khi noãn bào chín sẽ nổi lên bề mặt buồng trứng. Noãn bào sơ cấp có trứng ở giữa, xung quanh là noãn bào, noãn bào lúc đầu có hình dẹt sau có hình trụ. Noãn bào thứ cấp do noãn bào tăng sinh và hình thành xoang noãn bào ép trứng về một phía, khi noãn bào chín là quá trình sinh trưởng đã hình thành. Noãn bào nổi lên trên bề mặt buồng trứng, đến một giai đoạn nhất định sẽ vỡ ra, tế bào trứng theo dịch noãn bào vào loa kèn rồi đi vào ống trứng, nơi noãn bào vỡ sẽ hình thành thể vàng. Thể vàng tiết ra progesteron, khối lượng thể vàng và hàm lượng progesteron tăng nhanh từ ngày thứ 8 và tương đối ổn định cho đến ngày thứ 15, sự thoái hóa thể vàng bắt đầu từ ngày thứ 17 - 18 và sẽ chuyển thành thể bạch nếu trứng không được thụ tinh. Relaxin do thể vàng tiết ra để gây giãn nở xương chậu, làm giãn và mềm cổ tử cung, do đó mở rộng đường sinh dục khi gần sinh. Inhibin có tác dụng ức chế sự phân tiết kích tố noãn (FSH) từ tuyến yên, do đó ức chế sự phát triển nang noãn theo chu kỳ (Trần Thị Dân, 2008) [2]. 2.2.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái * Sự thành thục về tính: Tuổi thành thục về tính là tuổi mà con vật bắt đầu có phản xạ tính dục và có khả năng sinh sản. Khi gia súc đã thành thục về tính, bộ máy sinh dục đã phát triển hoàn thiện, dưới tác dụng của thần kinh nội tiết tố con vật bắt đầu xuất hiện các phản xạ về sinh dục. Con cái có hiện tượng động dục, con đực có phản xạ giao phối. Khi đó các noãn bào của con cái chín và rụng trứng (lần đầu), con đực có phản xạ sinh tinh. Đối với các giống gia súc khác nhau thì thời gian thành thục về tính cũng khác nhau: Lợn nội thường từ 4 - 5 tháng
  18. 12 tuổi (120 - 150 ngày), ở lợn ngoại (180 - 210 ngày). Kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và cs (2002) [6], cho biết lợn Landrace thành thục về tính là 213,1 ngày. * Chu kỳ tính: khi gia súc thành thục về tính, những biểu hiện tính dục được biểu hiện ra liên tục có tính chu kỳ, nó chấm dứt hoàn toàn khi cơ thể già yếu. Một chu kỳ động dục được tính từ lần thải trứng trước đến lần thải trứng sau. Các loài gia súc khác nhau thì thời gian hình thành chu kỳ là khác nhau, ở lợn thời gian hình thành một chu kỳ trung bình là 21 ngày biến động trong phạm vi từ 18 - 25 ngày, khi tiến hành phối giống lợn đã có thai thì lợn không động dục lại. Thời gian mang thai của lợn là 114 ngày, thời gian động dục trở lại là 7 ngày sau cai sữa, dao động từ 5 - 12 ngày (Hughes, James, 1996) [16]. * Khoảng cách giữa các lứa đẻ: Khoảng cách giữa các lứa đẻ là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh sản của gia súc cái. Đây là tính trạng bao gồm nhiều tính trạng tạo nên như: thời gian có chửa, thời gian nuôi con, thời gian cai sữa đến thụ thai lứa sau, do vậy khoảng cách lứa đẻ ảnh hưởng đến số con cai sữa/nái/năm. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy thời gian mang thai của lợn nái dao động không đáng kể (từ 113 - 115 ngày), đây là yếu tố ít biến đổi. Hiện nay tại các cơ sở chăn nuôi, thời gian cai sữa ở lợn con là 21 ngày, sau cai sữa 5 - 6 ngày nái mẹ động dục và được phối giống lại. Như vậy khoảng cách các lứa đẻ trung bình là 140 ngày, một năm nái có thể sản xuất được 2,5 lứa.  Sinh lý lâm sàng * Thân nhiệt: Nhiệt độ thân thể gọi tắt là thân nhiệt, là một hằng số hằng định sinh
  19. 13 học ở các động vật cấp cao như động vật có vú, người. Trong điều kiện chăn nuôi giống nhau, thân nhiệt của gia súc non bao giờ cũng cao hơn thân nhiệt của gia súc trưởng thành và gia súc già: ở con cái cao hơn con đực. Trong một ngày đêm, thân nhiệt thấp nhất lúc sáng sớm (1 - 5h sáng), cao nhất vào buổi chiều (16h - 18h) (Hồ Văn Nam và cs 1997) [8]. * Sốt: Sốt là phản ứng toàn thân đối với các tác nhân gây bệnh mà đặc điểm chủ yếu là thân nhiệt cơ thể cao hơn so với sinh lý bình thường. Quá trình chủ yếu là do tác động của vi sinh vật gây bệnh, độc tố và những chất khác được hình thành trong quá trình sinh bệnh. Những chất đó chủ yếu là protein hay sản phẩm của nó (Hồ Văn Nam và cs 1997) [9]. Một số loại hóa chất như adrenalin, parathyoroxyn, nước muối, glucoza ưu trương đều có thể gây sốt. * Tần số hô hấp: Tần số hô hấp là số lần thở trên phút, nó phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất, tuổi và tầm vóc của gia súc. Tần số hô hấp bình thường của lợn dao động trong khoảng 10 - 20 lần/phút. * Sự thành thục về thể vóc Thành thục về thể vóc: Sự thành thục về thể vóc thường diễn ra chậm hơn sự thành thục về tính sau một thời kỳ sinh trưởng và phát triển đến một thời điểm nhất định con vật đạt tới mức độ trưởng thành về thể vóc. Thời gian thành thục về thể vóc của lợn là 7 - 9 tháng. * Tuổi động dục lần đầu (TĐDLĐ) Là khoảng thời gian từ khi sơ sinh đến khi lợn hậu bị có biểu hiện động dục đầu tiên, tuổi động dục lần đầu khác nhau tùy theo giống và chế độ chăm sóc. Các giống lợn có tuổi động dục lần đầu khác nhau. Theo Phạm Hữu Doanh và cs, (2003) [3]: tuổi động dục đầu tiên ở lợn nội (Ỉ, Móng Cái) rất sớm từ 4 - 5 tháng, khi khối lượng đạt từ 20 - 25 kg; ở lợn nái là F1 lúc 6 tháng tuổi, đạt 50 - 55 kg. Lợn ngoại động dục muộn hơn (6 - 7 tháng) khi đạt
  20. 14 65- 80 kg. TĐDLĐ được tính theo công thức: TĐDLĐ = ngày động dục lần đầu - ngày sinh của lợn nái. Chỉ tiêu này ở lợn Landrace là 219,4 ± 4,09 ngày (Phùng Thị Vân và cs, 2001) [13]. * Chu kỳ động dục (ngày) Động dục là một quá trình sinh lý được bắt đầu khi cơ thể đã thành thục về tính, cứ sau một thời gian nhất định trong cơ thể nhất là cơ quan sinh dục của con cái có một số sự thay đổi như: Âm hộ, âm đạo, tử cung xung huyết, các tuyến sinh dục tăng cường hoạt động, trứng phát triển thành thục chín và rụng, niêm dịch trong đường sinh dục được phân tiết, con cái có phản xạ về tính, sự thay đổi đó xảy ra trong một thời gian lặp đi lặp lại có tính chu kỳ gọi là chu kỳ tính (chu kỳ động dục). Sau khi gia súc được sinh ra đến một giai đoạn nào đó cơ thể có những biến đổi chuẩn bị cho việc sinh sản, thời kỳ này gọi là thành thục về tính. Trong điều kiện bình thường, sự thành thục về tính xuất hiện lúc 6 - 7 tháng tuổi đối với lợn ngoại. Tuổi thành thục về tính chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời gian chiếu sáng, chế độ dinh dưỡng, giống, tuổi gia súc. Chu kỳ tính dục: ở gia súc, việc giao phối bị hạn chế trong khoảng thời gian chịu đực trùng hợp với thời gian rụng trứng vì vậy việc nghiên cứu chu kỳ tính dục sẽ giúp cho chúng ta xác định được thời điểm phối giống thích hợp, nâng cao được năng suất sinh sản của con cái. Trung bình ở lợn chu kỳ động đực: 19 - 20 ngày, thời gian chịu đực: 48 - 72 giờ, thời điểm rụng trứng là 35 - 45 giờ kể từ khi bắt đầu chịu đực. Cho phối giống quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ thụ thai và số con sinh ra/ổ. Cơ chế động dục: cơ chế động dục của lợn nái: khi lợn nái đến tuổi thành thục về tính dục, các kích thích bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, thức
nguon tai.lieu . vn