Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------- BẾ QUÁCH SANG ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY XẠ ĐEN (Ehretia asperula Zoll. & Mor) TẠI VƯỜN ƯƠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên – Năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------- BẾ QUÁCH SANG ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY XẠ ĐEN (Ehretia asperula Zoll. & Mor) TẠI VƯỜN ƯƠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : K47 – LN Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn:TS. Nguyễn Tuấn Hùng Thái Nguyên – Năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ các tiểu luận, luận văn nào trước đây. Thái Nguyên, Ngày… tháng… năm 2019 Xác nhận của GVHD Người viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước (Ký, ghi rõ họ tên) hội đồng khoa học (Ký, ghi rõ họ tên) TS. Nguyễn Tuấn Hùng Bế Quách Sang XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên Đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi đặc biệt xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm sâu sắc của thầy giáo TS. Nguyễn Tuấn Hùng đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Trong quá trình nghiên cứu do có những chủ quan và khách quan nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các sinh viên để tôi hoàn thành khóa luận được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, Ngày… tháng… năm 2019 Sinh viên Bế Quách Sang
  5. iii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Công thức và nội dung thí nghiệm ................................................. 25 Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm bón phân ................................................... 25 Bảng 3.3. Các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn, D00 chất lượng của cây Xạ đen ........ 26 Bảng 4.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón đến tỷ lệ sống của cây Xạ đen . 30 Bảng 4.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng đường kính của cây (D00) ........................................................................................ 32 Bảng 4.3 Ảnh hưởng các loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao của cây (Hvn) .............................................................................................. 33 Bảng 4.4 Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến động thái ra lá của cây xạ đen ....................................................................................................... 35
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Tỷ lệ sống của cây Xạ đen sau 90 ngày ở các CTTN ..................... 31 Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của công thức phân bón đến sinh trưởng đường kính gốc cây Xạ đen sau 90 ngày .......................... 33 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sinh trưởng chiều cao cây Xạ đen sau 90 ngày theo dõi ...................... 34 Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của các công thức phân bón đến động thái ra lá cây Xạ đen ..................................................................... 36
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3 1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ...................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 5 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 5 2.2. Tình hình nghiên cứu cây dược liệu trên Thế giới và Việt Nam ............... 8 2.2.1. Nghiên cứu về cây dược liệu trên Thế giới............................................. 8 2.2.2. Nghiên cứu về cây dược liệu ở Việt Nam ............................................... 9 2.3. Tình hình nghiên cứu cây Xạ đen trong và ngoài nước ........................... 13 2.3.1.Tình hình nghiên cứu cây Xạ đen trong nước........................................ 13 2.3.2. Tình hình nghiên cứu cây Xạ đen ngoài nước ...................................... 15 2.4. Tổng quan về cây Xạ đen ......................................................................... 15 2.4.1. Nguồn gốc và phân loại......................................................................... 15 2.4.2. Đặc điểm phân bố.................................................................................. 16 2.4.3. Đặc điểm hình thái ................................................................................ 17 2.4.4 Giá trị của cây Xạ đen ............................................................................ 18 2.5. Những thuận lợi và khó khăn trong gây trồng cây xạ đen ....................... 21 2.5.1. Thuận lợi ............................................................................................... 21 2.5.2. Khó khăn ............................................................................................... 21
  8. vi 2.6. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 22 PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 23 3.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................. 23 3.1.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 23 3.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ............................................................. 24 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24 3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 24 3.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu................................................................. 24 3.3.2. Phương pháp bố trí thí nhiệm................................................................ 24 3.3.3. Các chỉ tiêu sinh trưởng được theo dõi trên vườn ươm ........................ 27 3.4.Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 27 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 30 4.1. Kết quả ghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến tỷ lệ sống của cây Xạ đen (%) ................................................................................................ 30 4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng đường kính (D00) của cây xạ đen (cm) ............................................................ 31 4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng các loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây Xạ đen (cm) ........................................................................ 33 4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến động thái ra lá của cây xạ đen ................................................................................................. 35 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 37 5.1. Kết luận .................................................................................................... 37 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 39 PHỤ LỤC
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cũng như hầu hết các nước có nền văn hóa phương Đông, xu hướng sử dụng dược phẩm có nguồn gốc thiên nhiên và được sản xuất trong nước ở Việt Nam ngày càng tăng. Điều đó làm cho vị thế của cây thuốc Nam trong tương lai sẽ được nâng cao, có nghĩa là lợi ích mà chúng mang lại cho người nông dân sẽ lớn hơn. Tuy nhiên, cũng vì lẽ đó mà trên thực tế việc khai thác không bền vững nguồn tài nguyên thuốc Nam sẽ làm cho đa dạng sinh học bị suy thoái và thế hệ tương lai không còn hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên này. Chính vì vậy, cần phải có những giải pháp vừa đảm bảo phát triển được nguồn tài nguyên cây thuốc Nam tự nhiên, vừa có được lợi nhuận từ các sản phẩm mà chúng mang lại không phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu khai thác từ tự nhiên [8]. Thực tế cho thấy nguồn tài nguyên dược liệu tự nhiên đang ngày một cạn kiệt, nhiều loài đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, cây dược liệu nuôi trồng đang bị thu hẹp hoặc phát triển một cách tự phát. Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy, cây thuốc đang bị khai thác quá mức. Nguyên nhân của thực trạng này là do người dân khai thác và sử dụng không hợp lý nguồn dược liệu, cơ quan chức năng chưa quan tâm đến việc bảo tồn, nuôi trồng, chưa quản lý được vùng dược liệu, chưa có sự tham gia của doanh nghiệp trong chuỗi gia tăng giá trị sản phẩm từ dược liệu, thị trường dược liệu không ổn định [12]. Căn bệnh ung thư hiện nay vẫn là một trong những ‘ tứ chứng nam y ’ mà nền y học ngày nay còn gặp nhiều khó khăn. Cho đến nay việc tìm và chứng minh những cây cỏ và chất có tác dụng điều trị ung thư vẫn là một vấn đề bức xúc. Gần đây, Xạ đen xuất hiện trong bài thuốc chữa ung thư theo kinh nghiệm dân gian của một lang y người Mường ở Hòa Bình có tác dụng rất tốt
  10. 2 đã gây sự quan tâm và chú ý của người dân. Chính vì vậy mà nhu cầu sử dụng xạ đen ở thị trường, đặc biệt là ở Hòa Bình đã bắt đầu gia tăng. Cây Xạ đen (Ehretia asperula Zoll. & Mor.) còn được gọi là cây Dót. Xạ đen thường mọc ở độ cao 1000 -1500 m, phân bố tập trung ở Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam... Ở nước ta, Xạ đen phân bố chủ yếu tại các tỉnh Sơn La, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Bình, Hòa Bình, Vườn Quốc gia Cúc Phương, Vườn Quốc gia Ba Vì... mọc tự nhiên trong rừng. Theo y học cổ truyền và nghiên cứu lâm sàng của Lê Thế Trung và cs cây Xạ đen có vị chát, tính hàn, có tác dụng trong giải độc, tiêu viêm, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ chướng; điều trị mụn nhọt, ung thũng và ung thư; tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, trong nghiên cứu còn khẳng định Xạ đen là một trong số ít vị thuốc nam có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân ung thư [12]. Xạ đen còn có tác dụng giúp ổn định huyết áp, đặc biệt là huyết áp cao, hỗ trợ điều trị xơ gan, men gan cao, viêm gan B. Giúp cơ thể thanh nhiệt và giải độc, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm, bệnh tiểu đường, máu nhiễm mỡ, dùng trong giảm đau, tăng sức đề kháng của cơ thể, xạ đen nay được lưu hành và sử dụng rộng rãi, phổ biến ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á, bởi tính năng và tác dụng tuyệt vời của nó, do vậy được người sử dụng hết sức quan tâm, nhiều công ty trong và ngoài nước chú trọng bào chế và sản xuất ra nhiều dạng thuốc mới. Các hợp chất chiết xuất từ cây Xạ đen kết hợp với các loài dược liệu khác như: Linh chi, Tam thất, Lược vàng, Thông đỏ, Hồng Sâm,.. tạo nên các chế phẩm có tác dụng phòng chống ung thư như: Ancan, Kỳ tích, Trà Xạ đen- Tam thất. Chính vì giá trị dược liệu của Xạ đen dẫn đến tình trạng khai thác quá mức, do đó số lượng quần thể trong tự nhiên giảm sút nghiêm trọng. Bên cạnh đó phương pháp nuôi trồng cây Xạ đen chủ yếu hiện nay là giâm hom cho số lượng cây giống còn hạn chế, mang nhiều bệnh từ cây mẹ [5].
  11. 3 Tuy nhiên, việc gieo trồng và nhân giống cây Xạ Đen lại gặp khá nhiều khó khăn, do cây xạ đen chủ yếu sống ở vùng đồi núi nên đất để trồng cây xạ đen phải là đất đỏ, đất thịt hoặc đất cát pha tơi xốp. Ngoài ra để phát triển cây Xạ Đen chúng ta cần nghiên cứu thêm về sự ảnh hưởng của việc bón phân đến sự snh trưởng và phát triển của cây Xạ đen. Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng của cây Xạ đen (Ehretia asperula Zoll. & Mor) tại vườn ươm trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên” là cần thiết, có ý nghĩa cả khoa học và thực tiễn sản xuất. 1.2. Mục đích nghiên cứu Xác định được ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây Xạ đen trong giai đoạn vườn ươm. Từ đó góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho người dân, để nhân giống rộng cây dược liệu quý, nhằm nâng cao năng suất làm cơ sở để phát triển góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng, từng bước khai thác có hiệu quả tiềm năng cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu. 1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu * Ý nghĩa khoa học Vận dụng những kiến thức thực tế của bản thân làm quen với quá trình nghiên cứu trong thực tế. Tích lũy những kinh nghiệm, những hiểu biết từ đó thấy được những điểm mạnh, điểm yếu cảu bản thân khi đi làm. Nâng cao kiển thức, hiểu biết về loài cây dược liệu Xạ đen cho bản thân. Rèn luyện các kỹ năng tổng hợp, phân tích, tổng hợp số liệu tiếp thu và hỏi những kinh nghiệm từ thực tế.
  12. 4 * Ý nghĩa thực tiễn Đề tài đóng góp thêm cơ sở lý luận về ảnh hưởng của chế độ bón phân đến cây Xạ đen ở vườn ươm. Xác định được sự sinh trưởng, phát triển của loài cây Xạ đen trong các điều kiện bón phân khác nhau. Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực và chính xác. Đề xuất một số giải pháp kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế phù hợp với điều kiện thực tế. Nâng cao kiến thức thực tế, sự hiểu biết của bản thân để phục vụ cho công tác sau khi ra trường.
  13. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học Mục đích của việc bón phân là nhằm làm cho cây phát triển và đạt năng suất cao, có phẩm chất tốt, cho nên bón phân phải phù hợp với yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng mới phát huy tối đa tác dụng của phân bón. Sinh trưởng và phát triển của cây trồng có quan hệ mật thiết với điều kiện bên ngoài. Phân bón là chất dùng để cung cấp một trong nhiều chất cần thiết cho cây. Phân bón có thể là sản phẩm thiên nhiên hoặc được chế tạo trong công nghiệp. Trong cả hai cả hai trường hợp các nguyên tố dinh dưỡng đều như nhau và tác dụng như nhau đối với sinh trưởng của cây [18]. Có hai cách bón phân cho cây trồng: Bón phân qua rễ và bón phân qua lá [16]. + Bón phân qua rễ: Lượng phân bón trực tiếp vào đất, chất dinh dưỡng được ngấm vào đất. Bộ rễ của cây hút chất dinh dưỡng từ đất chuyển lên các bộ phận lên trên mặt đất của cây (thân, lá, hoa quả) cây trồng phát triển bình thường. + Bón phân qua lá: (Lá , thân, cành, quả) lượng phân hòa tan vào nước ở một nồng độ cho phép. Phun ướt đẫm lá và thân cây quả, chất dinh dưỡng được ngấm qua lá. Bón phân vào đất (qua rễ) cây hấp thụ thường không hết nên giữ lại trong đất hoặc tự rửa trôi. Còn bón phân qua lá nồng độ bón phân qua lá thường nhỏ. Nếu bón nồng độ cao thì cây tự xót và chết. Nếu bón nồng độ quá thấp thì hiệu quả không rõ. Vì vậy trong một đời cây phải bón nhiều lần ở những nồng độ thích hợp. Trong vườn ươm hầu hết phân bón được trộn với
  14. 6 đất trong hỗn hợp ruột bầu, tùy theo tính chất đất, đặc tính sinh thái học của cây con mà tỉ lệ pha trộn hỗn hợp ruột bầu cho phù hợp. Bón phân cần kết hợp với các biện pháp lâm sinh như: Nhổ cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh thường xuyên để phát huy tối đa hiệu lực của phân bón. Phân bón có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của thực vật, nó không những có tác dụng làm cho cây sinh trưởng nhanh mà còn là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của cơ thể thực vật. Theo nhiều tài liệu trên thế giới, chỉ sử dụng phân bón chiếm 30%. Việc kết hợp cân đối nguồn phân, khả năng cung cấp của đất, thể thống canh tác, giống cây trồng, điều kiện thời tiết thích hợp sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản suất, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững [20]. Phân bón là chất dùng để cũng cấp một trong nhiều chất cần thiết cho cây. Phân bón có thể là một sản phẩm thiên nhiên học được chế tạo trong công nghiệp. Trong cả hai trường hợp các nguyên tố dinh dưỡng đều như nhau và tác động như nhau đối với sinh trưởng của cây, trong các biện pháp kỹ thuật được sử dụng phổ biến thường xuyên đem lại hiệu quả lớn. Tuy nhiên bón phân cần phải cân đối để cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý theo từng đối tượng cây trồng, từng loại đất và mùa vụ cụ thể sẽ đảm bảo năng xuất cao, chất lượng tốt [21]. Các loài phân hóa học được sử dụng chăm sóc cây con trong thời gian ngắn. Bón phân này cần kết hợp với các biện pháp lâm sinh như: Nhổ cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh phải thường xuyên phát huy tối đa hiệu lực của phân bón [22]. Trong sản xuất nông nghiệp: Đất là giá thể, môi trường sinh sống trực tiếp của bộ rễ và là nguồn cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây. Đất tốt,
  15. 7 cây sinh trưởng tốt ra hoa kết quả sớm, sản lượng - chất lượng quả, hạt cao chu kỳ sai quả ngắn và ngược lại. Đất tốt là đất giàu dinh dưỡng chủ yếu là N, P, K ... và các nguyên tố vi lượng cần thiết đồng thời các thành phần đó có một tỉ lệ thích hợp [323]. Trong gieo ươm: - Điều kiện đất đai: Đất là hoàn cảnh để cây con sinh trưởng, phát triển sau này, cây con sinh trưởng, phát triển tốt hay sấu là do đất cung cấp chất dinh dưỡng, nước và không khí cho cây. Chất dinh dưỡng, nước và không khí trong đất có đầy đủ cho cây hay không chủ yếu là do: Thành phần cơ giới, độ ẩm, độ pH… của đất quyết định. + Thành phần cơ giới của đất: Đất vườn ươm nên chọn thành phần cơ giới cát pha có kết cấu tơi xốp, thoáng khí, khả năng thấm nước và giữ nước tốt, loại đất này thuận lợi cho hạt nảy mầm, sinh trưởng của cây con, dễ làm đất và chăm sóc cây con hơn… Tuy nhiên chọn đất xây dựng vườn ươm cũng cần căn cứ vào đặc tính sinh học loài cây, ví dụ: Gieo ươm cây Mỡ ưa đất thịt trung bình, đất tơi xốp, thoáng khí và ẩm. Gieo ươm cây Thông ưa đất cát pha, thoát nước tốt. + Độ phì của đất: Đất có độ phì tốt là đất có hàm lượng cao các chất dinh dưỡng khoáng chủ yếu cho cây như: N, P, K, Mg, Ca và các chất vi lượng khác… Đồng thời tỷ lệ các chất phải cân đối và thích hợp. Gieo ươm trên đất tốt cây con sinh trưởng càng nhanh, khỏe mập, các bộ phận rễ, thân, cành, lá phát triển cân đối. + Độ ẩm của đất: Có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển cân đối giữa các bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất của cây con. Đất quá khô hoặc quá ẩm đều không tốt. Mực nước ngầm trong đất cao hay thấp có liên
  16. 8 quan đến độ ẩm của đất, mực nước ngầm thích hợp cho loại đất cát pha ở độ sâu là 1,5 - 2m, đất sét là trên 2,5m. Chọn đất vườn ươm không nên chỉ dựa vào độ ẩm của đất, mực nước ngầm cao hay thấp mà còn tùy thuộc vào đặc tính sinh vật học của từng loài cây ươm. Ví dụ: Gieo ươm cây Phi lao nên chọn đất thường xuyên ẩm, song gieo ươm cây Thông cần phải chọn đất nơi cao ráo, thoát nước. + Độ pH của đất: Có ảnh hưởng tới tốc độ nẩy mầm của hạt giống và sinh trưởng của cây con, đa số các loài cây thích hợp với độ pH trung tính, cá biệt có loài ưa chua như cây Thông, ưa kiềm như Phi lao [24]. Ruột bầu: Là môi trường trực tiếp nuôi cây, thành phần ruột bầu gồm đất và phân bón. Đất làm ruột bầu thường sử dụng loại đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, phân bón là phân hữu cơ đã ủ hoai mục (phân chuồng, phân xanh), phân vi sinh và phân vô cơ. Tùy theo tính chất đất, đặc tính sinh thái học của cây con mà tỷ lệ pha trộn hỗn hợp ruột bầu cho phù hợp [25]. - Sâu bệnh hại: Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều nên hầu hết các vườn ươm đều có nhiều sâu, bệnh hại, làm ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng cây con, tăng giá thành sản xuất cây con, thậm chí có nơi còn dẫn đến thất bại hoàn toàn. Cho nên trước khi xây dựng vườn ươm cần điều tra mức độ nhiễm sâu bệnh hại của đất, để có biện pháp xử lý đất trước khi gieo ươm hoặc không xây dựng vườn ươm ở những nơi bị nhiễm sâu bệnh nặng. 2.2. Tình hình nghiên cứu cây dược liệu trên Thế giới và Việt Nam 2.2.1. Nghiên cứu về cây dược liệu trên Thế giới Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2005) [19]. 80% dân số ở các nước đang phát triển việc chăm sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến y học cổ truyền (YHCT) hoặc thuốc từ dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên
  17. 9 cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ cây dược liệu để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh. Theo thống kê của WHO, ở Trung Quốc doanh số thị trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), châu Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004), ... Tính trên toàn thế giới, hàng năm doanh thu thuốc từ dược liệu ước đạt khoảng trên 80 tỷ USD. Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là những nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Bangladesh...ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi...ở Châu Mỹ La tinh như Brasil, Uruguay... Ngày nay, đã là thời điểm báo động về hậu quả mất đi nhanh chóng tính đa dạng của nguồn tài nguyên sinh học, trong đó có nguồn cây thuốc của mỗi quốc gia. Tư liệu từ Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên (IUCN) cho biết, trong tổng số 43.000 loài thực vật mà tổ chức này thông tin, thì có gần 30.000 loài được coi là bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau. Trong tài liệu “Các loài thực vật bị đe dọa ở Ấn Độ” xuất bản năm 1980 đã đề cập tới 200 loài, trong đó phần lớn số loài là cây thuốc. Trong bộ “Trung Quốc thực vật hồng bì thư” (Sách đỏ về thực vật của Trung Quốc), năm 1996 cũng giới thiệu gần 200 loài được sử dụng làm thuốc, cần được bảo vệ [13]. 2.2.2. Nghiên cứu về cây dược liệu ở Việt Nam Từ ngàn xưa, trong quá trình hái lượm các loại cây cỏ để làm thức ăn, con người đã phát hiện ra những cây cỏ có độc thì tránh, những cây cỏ ăn được thì sử dụng làm lương thực, thực phẩm, những loại cây cỏ ăn vào khỏi bệnh thì dần được tích lũy thành kinh nghiệm sử dụng làm thuốc và được truyền tụng từ đời này qua đời khác. Cùng với sự tiến hóa và phát triển của xã hội, kho tàng kiến thức về cây thuốc của nhân loại ngày càng trở nên phong phú.
  18. 10 Năm 2838 Trước công nguyên, Thần Nông đã biên soạn cuốn sách “Thần nông bản thảo”. Cuốn sách có ghi chép về 364 vị thuốc và cách sử dụng. Đây là cuốn sách nền tảng cho sự phát triển của nghành y học dược thảo Trung Quốc cho đến ngày nay. Năm 1595, Lý Thời Trân đã tổng kết tất cả các kinh nghiệm về cây thuốc, kinh nghiệm sử dụng và soạn ra cuốn “Bản thảo cương mục”. Đây là cuốn sách vĩ đại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực dược liệu, mô tả 1094 cây thuốc và vị thuốc từ cây cỏ. Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng các loài cây thuốc sẵn có trong tự nhiên với các phương pháp bào chế khác nhau để sử dụng chữa bệnh cho mọi người. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, từ thế hệ trước truyền cho thế hệ sau đã đúc kết được các kinh nghiệm từ thực tiễn lâm sàng, xây dựng nên lý luận về các phương pháp phòng và chữa bệnh. Từ thời Hồng Bàng và các Vua Hùng (2879-257 Trước công nguyên), người dân đã có tục ăn trầu và nhuộm răng đen với mục đích bảo vệ răng, làm chắc răng. Việc sử dụng gừng, tỏi, ớt, sả làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày giúp tiêu hóa tốt, phòng trừ các bệnh đường ruột. Cuối thế kỷ III Trước công nguyên, ở Nam Việt giao chỉ đã phát hiện và sử dụng các loại cây thuốc để chữa bệnh như sắn dây, gừng, riềng, đậu khấu, ích trí, lá lốt, sả, quế, vông nem. Dưới các thời phong kiến, các ty Thái y, viện Thái y đã hình thành để chữa bệnh cho vua, quan và nhân dân. Dưới triều Trần, danh y Tuệ Tĩnh (Nguyễn Bá Tĩnh) đã nói “Nam dược trị Nam nhân”, ông cũng đề xuất việc trồng cây thuốc và chữa bệnh trong nhân dân. Ông đã biên soạn cuốn sách “Nam dược thần hiệu”, mô tả 499 vị thuốc và các phương thuốc để chữa 184
  19. 11 bệnh. Năm 1717, “Nam dược thần hiệu” đổi tên thành “Hồng nghĩa giác lĩnh tư y thư” gồm 590 vị thuốc. Dưới triều đại nhà Lê, nổi bật trong nền y học nước nhà là danh y Hải Thượng lãn ông – Lê Hữu Trác. Ông đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu trong sử dụng các loại dược liệu chữa bệnh trong bộ sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển. Nền y học cổ truyền Việt Nam có lịch sử phát triển từ rất lâu đời. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có nhiều kinh nghiệm độc đáo trong việc sử dụng các loài cây cỏ để làm thuốc. Theo Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Nghĩa Thìn (2010)[6], số lượng thực vật bậc cao có mạch đã thống kê được ở nước ta khoảng 10.500 loài, dự đoán khoảng 12.000 loài.Trong đó các loài cây được sử dụng làm thuốc khoảng trên 3900 loài thuộc 307 họ thực vật. Trương Thị Tố Uyên (2010)[17], khi nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc ở xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện 56 họ, 107 chi, 135 loài và phân loại được 13 nhóm cây thuốc. Trong đó có 28 cây thuốc thông tiểu, thông mật, 27 cây thuốc chữa tê thấp, 22 cây thuốc chữa bệnh tiêu hóa, 21 cây thuốc chữa ho hen, 16 cây thuốc có tác dụng cầm máu, 17 cây thuốc có tác dụng giải độc, 16 cây thuốc chữa cảm sốt, 14 cây thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, 9 cây thuốc chữa bệnh dạ dày, 6 cây thuốc trị giun sán, 3 cây thuốc giúp hạ huyết áp, 3 cây thuốc chữa bệnh về mắt và 2 cây thuốc có tác dụng chữa ung thư. Báo cáo khoa học “Tài nguyên cây thuốc ở Sơn La và kết quả nghiên cứu trồng thử nghiệm một số cây thuốc có giá trị tại Chiềng Sinh, thị xã Sơn La” (1993) đã công bố 500 loài cây thuốc ở Tây Bắc. Riêng Sơn La có 70 họ, 109 chi và 249 loài cây thuốc. Trong đó: Nhóm cây 2 lá mầm gồm 54 họ, 159 chi và 203 loài; nhóm cây 1 lá mầm gồm 10 họ, 27 chi và 31 loài. nhóm cây
  20. 12 hạt trần gồm 2 họ, 2 chi và 2 loài; nhóm thông đất gồm 1 họ, 1 chi và 1 loài; nhóm dương xỉ gồm 3 họ, 9 chi và 12 loài [2]. Năm 2005, Bộ y tế, Vụ y học cổ truyền biên soạn cuốn sách “Cây hoa cây thuốc”, hướng dẫn cách sử dụng 29 loài cây hoa cây cảnh có tác dụng chữa bệnh thông thường. Cuốn sách sau khi xuất bản đã được đông đảo cán bộ và nhân dân tìm đọc, trở thành nhu cầu cần thiết đối với cộng đồng[11]. Cùng với các công trình nghiên cứu về đặc điểm, công dụng của các loại cây thuốc trong tự nhiên. Để cây thuốc sử dụng rộng rãi, trở thành sản phẩm hàng hóa, đồng thời bảo vệ các nguồn gen cây thuốc ngoài tự nhiên đang bị cạn kiệt dần. Các cơ sở nghiên cứu và các nhà khoa học đã nghiên cứu biện pháp kỹ thuật gây trồng các loài cây thuốc, trong đó có các nghiên cứu như: Bảo Thắng (2003) [14], trong cuốn “Kỹ thuật trồng, chế biến và sử dụng cây thuốc nam”. Cuốn sách đã trình bày chi tiết kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản đối với 38 cây thuốc thông dụng; đồng thời cũng mô tả đặc điểm, cách sử dụng 124 vị thuốc chữa bệnh phụ khoa, 10 loại rau, 21 loại quả và một số loại hạt có tác dụng chữa bệnh. Nguyễn Bá Hoạt và Nguyễn Văn Thuần (2005) [7], đã hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt sử dụng và chế biến 30 cây thuốc có nhu cầu lớn làm nguyên liệu cho sản xuất thuốc phòng, chữa bệnh xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu sản xuất đại trà trên diện tích lớn, xây dựng vùng dược liệu theo hướng an toàn theo tiêu chuẩn GAP (Good agricultural pratice). Cuốn sách còn cung cấp một số thông tin cơ bản về giá trị của từng cây nhằm quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Trong phần chế biến, các tác giả giới thiệu một số phương pháp chế biến theo y học cổ truyền, giúp cho cơ sở trồng trọt đầu tư làm tăng chất lượng của sản phẩm và dễ bảo quản hơn.
nguon tai.lieu . vn