Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN ------------ KHƢƠNG THỊ HUYỀN CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH :THÔNG TIN – THƢ VIỆN KHÓA :54 (2009 – 2013) HỆ :CHÍNH QUY HÀ NỘI – 2013
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN ------------ KHƢƠNG THỊ HUYỀN CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: THÔNG TIN – THƢ VIỆN GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: THS. ĐỒNG ĐỨC HÙNG HÀ NỘI - 2013
  3. LỜI CẢM ƠN Với tinh thần làm việc nghiêm túc, sự cố gắng nỗ lực cao tôi đã hoàn thành khóa luận này. Tuy nhiên, do một số yếu tố khách quan và trình độ có hạn của bản thân nên trong quá trình nghiên cứu chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến các thầy cô, cán bộ thư viện và bạn bè để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Thông tin - Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Ban Giám đốc và các cán bộ làm việc tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài của mình. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Đồng Đức Hùng – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo ân cần để tôi hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2013 Sinh viên Khương Thị Huyền
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CSDL Cơ sở dữ liệu ĐHKTHN Đại học Kiến trúc Hà Nội NDT Ngƣời dùng tin NLTT Nguồn lực thông tin TTTTTV Trung tâm Thông tin Thƣ viện
  5. DANH MỤC CÁC HÌNH THỨ TỰ TÊN TRANG Hình 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung 14 tâm Hình 2 Đồ thị thống kê ấn phẩm định kỳ 27 theo ngôn ngữ Hình 3 Các phân hệ trong phần mềm 31 Libol 5.5 Hình 4 Đồ thị thống kê bổ sung ấn phẩm 37 theo nguồn bổ sung Hình 5 Tính năng đơn đặt trong phân hệ 39 Bổ sung Hình 6 Đồ thị thống kê số lƣợng bổ sung 40 bản ấn phẩm Hình 7 Đồ thị thống kê nhóm ngành nghề 43
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG THỨ TỰ TÊN TRANG Bảng 1 Số lƣợng và trình độ đội ngũ cán 15 bộ tại Trung tâm Bảng 2 Tài liệu nộp lƣu chiểu từ năm 35 2000 – 2012 Bảng 3 Số lƣợng tài liệu do quỹ Ford tài 36 trợ Bảng 4 Kinh phí bổ sung 37 Bảng 5 Số lƣợng tài liệu thanh lý từ năm 41 2001 - 2010 Bảng 6 Ngôn ngữ tài liệu mà NDT 45 sử dụng Bảng 7 Mức độ thỏa mãn của NDT 46 về NLTT tại Trung tâm Bảng 8 Đáng giá chất lƣợng các sản 50 phẩm và dịch vụ
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 2. Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài .................................................................. 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 6. Bố cục của khóa luận ............................................................................................... NỘI DUNG CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN LỰC THÔNG TIN ..................................................................................... 1.1. Giớ i thiệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội ............ 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................. 1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ.................................................................................. 1.1.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Trung tâm ................................. 1.1.4 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ ................................................................. 1.1.5 Cơ sở vật chất, trang thiết bị ......................................................................... 1.2 Cơ sở lý luận về nguồn lực thông tin ..................................................................... 1.2.1 Khái niệm nguồn lực thông tin ...................................................................... 1.2.2 Đặc trưng của nguồn lực thông tin................................................................. 1.2.3 Nguyên tắc phát triển nguồn lực thông tin ..................................................... 1.2.4 Vai trò của nguồn lực thông tin ..................................................................... CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI .......................................................... 2.1 Cơ cấu nguồn lực thông tin tại Trung tâm .............................................................
  8. 2.1.1 Nguồn lực thông tin truyền thống .................................................................. 2.1.2 Nguồn lực thông tin hiện đại ......................................................................... 2.2 Tình hình phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm ........................................ 2.2.1 Diện bổ sung .................................................................................................. 2.2.2 Nguồn bổ sung ............................................................................................................ 2.2.3 Kinh phí bổ sung......................................................................................................... 2.2.4 Quan hệ hợp tác trong bổ sung.................................................................................. 2.2.5 Tin học hóa trong công tác bổ sung .......................................................................... 2.2.6 Công tác thanh lý ........................................................................................................ 2.3 Đánh giá hoạt động phát triển nguồn lực thông tin của Trung tâm ............................... 2.3.1 Đánh giá mức độ thỏa mãn của NDT về nguồn lực thông tin ................................ 2.3.2 Đánh giá chất lượng các sản phẩm và dịch vụ tại Trung tâm ................................. CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ............................................................................... 3.1. Nhận xét ............................................................................................................... 3.1.1. Ưu điểm ........................................................................................................ 3.1.2. Nhược điểm ................................................................................................... 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin tại Trung tâm ........ 3.2.1. Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin ................................. 3.2.2. Đa dạng hóa các nguồn bổ sung và loại hình tài liệu ............................... 3.2.3 Chú trọng bổ sung “đúng” và “trúng” nhu cầu tin của NDT .................... 3.2.4. Đẩy mạnh tin học hóa trong công tác phát triển NLTT ............................. 3.2.5. Tăng cường phối hợp bổ sung và chia sẻ NLTT ........................................ 3.2.6. Tăng cường kinh phí bổ sung ..................................................................... 3.2.7. Tăng cường nguồn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ............................ 3.2.8. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và đào tạo NDT .................................... KẾT LUẬN ................................................................................................................. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế kỷ XXI – thế kỷ hình thành xã hội thông tin toàn cầu và nền kinh tế tri thức, trong đó thông tin tri thức đang trở thành sức mạnh của nhân loại, là nguồn lực đặc biệt của riêng mỗi tổ chức và toàn xã hội. Với tốc độ gia tăng mạnh mẽ của thông tin tri thức thì việc nghiên cứu, tổ chức để để đưa thông tin trở thành nguồn lực, đáp ứng nhu cầu tin ngày càng tăng của người dùng tin (NDT) đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho các cơ quan thông tin thư viện. Trong hoạt động thông tin thư viện, công tác phát triển nguồn lực thông tin là một nhiệm vụ quan trọng, giúp thư viện tồn tại và phát triển. Hiện nay, chất lượng của các nguồn lực thông tin đang là vấn đề được NDT đặc biệt quan tâm. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (ĐHKTHN) là một trường đầu ngành trong lĩnh vực đào tạo các Kiến trúc sư, Kỹ sư chuyên ngành kiến trúc, xây dựng, quy hoạch, kỹ thuật hạ tầng và môi trường đô thị, quản lý đô thị. Hiện nay, nhà trường đang tiến hành triển khai mở rộng quy mô đào tạo gắn với chất lượng, đáp ứng thị trường và nhu cầu phát triển nguồn lực của xã hội. Đồng thời, với mục đích phát triển theo xu thế hội nhập, đẩy mạnh áp dụng đào tạo theo hệ thống học chế tín chỉ. Để đáp ứng những nhiệm vụ mới đề ra, công tác phát triển nguồn lực thông tin (NLTT) của Trung tâm Thông tin Thư viện (TTTTTV) Trường ĐHKTHN cần phải được chú trọng và có những chính sách phát triển phù hợp. Vậy làm thế nào để phát triển nguồn lực thông tin hiện có của Trung tâm và khai thác, sử dụng NLTT bên ngoài đáp ứng nhu cầu của NDT một cách có hiệu quả?
  10. Nhận thấy tầm quan trọng đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng đề tài Các vấn đề về NLTT tại các cơ quan thông tin thư viện đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Về các vấn đề mang tính tổng quát về NLTT, trước hết phải kể đến cuốn sách “Thông tin - từ lý thuyết đến thực tiễn” (2005) của PGS. TS Nguyễn Hữu Hùng. Trong công trình nghiêm cứu, tác giả đã phác họa bức tranh thông tin trong nền kinh tế mới, với các khái niệm và luận chứng khẳng định vai trò đặc biệt quan trong của NLTT, nghiên cứ các vấn đề chiến lược, phương thức, quản lý, khai thác…để đưa thông tin trở thành nguồn lực của sự phát triển. Nghiên cứu chính sách phát triển NLTT có bài viết sau: “Phác thảo sơ bộ chính sách về NLTT” của TS. Lê Văn Viết. Nội dung chính của bài viết này là đưa ra một số giải pháp xây dựng chính sách tạo nguồn thông tin. Về ciệc chia sẻ NLTT, có bài: “Một số vấn đề thiết lập hình thức mượn chia sẻ tài liệu thông tin giữa các thư viện Việt Nam”. Ngoài ra còn rất nhiều các bài viết, công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án… có nội dung liên quan đến NLTT của các tác giả nghiên cứu về các lĩnh vực khoa học nói chung và lĩnh vực khoa học thư viện nói riêng. Viết về NLTT tại ĐHKTHN đã có 01 luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Sơn: “Phát triển và quản lý NLTT số tại TTTTTV trường ĐHKTHN”, và khóa luận tốt nghiệp của tác giả Trần Thị Kim Liên: “Tìm hiểu công tác phát triển vốn tài liệu tại TTTTTV trường ĐHKTHN”. Tuy nhiên, các bài viết nêu trên chưa đi sâu khai thác các khía cạnh phát triển NLTT một cách toàn diện.
  11. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài được triển khai nghiên cứu với mục đích: Phân tích và đánh giá thực trạng NLTT của TTTTTV - Trường ĐHKTHN. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển NLTT của TTTTTV nhằm nâng cao chất lượng nguồn tin và hiệu quả phục vụ thông tin cho cán bộ, sinh viện trong toàn trường ĐHKTHN. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về NLTT. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về không gian: công tác phát triển NLTT tại TTTTTV- ĐHKTHN + Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu công tác phát triển NLTT của Trung tâm trong giai đoạn hiện nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận đã sử dụng các phương pháp sau: - Phân tích và tổng hợp tài liệu - Quan sát - Phỏng vấn 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung chính của khóa luận chia làm 03 chương: Chương 1: Khái quát về Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn lực thông tin của Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Chương 3: Nhận xét và một số giải pháp phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
  12. CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN LỰC THÔNG TIN 1.1 Giới thiệu Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Kiến Trúc Hà Nội 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Trường Đại học Kiến trúc được thành lập theo Quyết định số 181/CP ngày 17 tháng 9 năm 1969 của Hội đồng Chính phủ. Trường thuộc Bộ Xây dựng, chịu sự quản lý Nhà nước về chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Trường hiện có 26 đơn vị trực thuộc, trong đó có 11 đơn vị thuộc khối đào tạo, 7 đơn vị thuộc khối quản lý, 5 đơn vị thuộc khối khoa học công nghệ và thông tin, 03 đơn vị thuộc khối sản xuất dịch vụ và chuyển giao công nghệ xây dựng. Nhà trường có trên 900 cán bộ viên chức, người lao động hợp đồng, trong đó có 418 cán bộ giảng dạy, 2 Giáo sư, 22 Phó Giáo sư, 17 Nhà giáo ưu tú, 77 Tiến sỹ, 284 Thạc sỹ. Tổng số sinh viên thường xuyên là 11.000, gồm cả hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học. Số sinh viên cao học gần 700, số nghiên cứu sinh là 65. Trong hơn 40 năm qua, Trường đã đào tạo được gần 30.000 kiến trúc sư, kỹ sư , gần 100 tiến sỹ thuộc các chuyên ngành đào tạo của Trường. Ngoài ra Trường đã tổ chức nhiều khóa bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho hàng ngàn cán bộ quản lý, cán bộ khoa học của các địa phương, các cơ quan, tổ chức thuộc nhiều địa bàn trong cả nước. Trường cũng đã đào tạo được 80 Kiến trúc sư, Kỹ sư cho các nước bạn Lào và Cămpuchia.
  13. TTTTTV - ĐHKTHN ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của Nhà trường. Có thể khái quát quá trình phat triển của Trung tâm thành 04 giai đoạn sau: * Giai đoạn 1961 - 1969 Từ năm 1961 khi chưa thành lập Trường Đại hoc Kiến trúc Hà Nội mà chỉ là lớp Kiến trúc sư thuộc Bộ Kiến trúc thì Thư viện chỉ là một tủ sách chuyên ngành kiến trúc để phục vụ lớp Kiến trúc sư đầu tiên. Đến năm 1969 theo Quyết định 181/CP - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội được thành lập, thư viện lúc này cũng chỉ là một bộ phận thuộc phòng đào tạo, Thư viện hoạt động với cơ sở vật chất nghèo nàn, vốn tài liệu ít ỏi, đội ngũ cán bộ chỉ gồm 03 người. Nhiệm vụ của cán bộ thư viện lúc này mới chỉ là tổ chức, phục vụ kho sách. * Giai đoạn 1970 – 1980 Là giai đoạn thứ ba trong quá trình hình thành và phát triển của TTTTTV- ĐHKTHN. Năm 1970 Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội vẫn thuộc sự quản lý của phòng đào tạo, lúc này do điều kiện chiến tranh, thư viện cùng nhà trường phải sơ tán ở Cao Bằng, sau đó lại chuyển về Xuân Hòa - Vĩnh Phúc. Từ năm 1977 - 1980 Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tách làm hai cơ sở đào tạo tại Xuân Hòa - Mê Linh - Vĩnh Phúc và tại Huyện Từ Liêm (xã Chèm). Hoạt động trong thời gian này cũng không có gì mới, từ cán bộ thư viện đến cơ sở vật chất, vốn tài liệu đều bị phân tán, song cũng bắt đầu thể hiện vai trò trong việc phục vụ giảng viên và sinh viên trong Trường. * Giai đoạn 1981 – 2000 Năm 1981 Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã chuyển hai cơ sở đào tạo trên về Km 10 đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội thành một nơi đào tạo duy nhất, ban giám hiệu nhà trường cũng đã kiện toàn bộ máy cơ cấu tổ chức thành một cơ cấu thống nhất. Thư viện hoạt động dưới sự quản lý
  14. của phòng đào tạo. Trong giai đoạn này thư viện đã có những bước phát triển đáng kể góp phần vào sự phát triển chung của nhà trường. Vốn tài liệu được bổ sung, cơ sở vật chất được nâng cấp, số lượng cán bộ tăng lên (6 cán bộ năm 1981 tăng lên 9 cán bộ năm 2000). * Giai đoạn 2001 đến nay Với tính chất coi thư viện như giảng đường thứ hai của sinh viên và giảng viên, và với nhu cầu thông tin của NDT ngày càng cao về mọi lĩnh vực đào tạo của trường thì việc Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội vẫn chịu sự quản lý của Phòng đào tạo là một cơ chế hoạt động không phù hợp đối với thời điểm lúc này. Các trường đại học hiện nay đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý hợp lý cho Thư viện. Chính yêu cầu đó là lý do dẫn đến sự ra đời của TTTTTV- ĐHKTHN. Ngày 08 tháng 01 năm 2001 Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ra Quyết định số 43/QĐ/ BXD sáp nhập Thư viện thuộc phòng quản lý đào tạo và Trung tâm tư liệu thuộc Viện Nghiên cứu Kiến trúc nhiệt đới thành TTTTTV thuộc Trường ĐHKTHN. Đội ngũ cán bộ từ 9 người đến năm 2001 đã lên tới 20 cán bộ. TTTTTV- ĐHKTHN đã ra đời và phát triển theo xu thế mới của thư viện các trường đại học hiện nay. Trung tâm đã bắt đầu đổi mới từ cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động, đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tạo lập, xử lý, lưu trữ, khái thác và phổ biến thông tin cho NDT. Mặc dù mới được thành lập, song Trung tâm đã bắt đầu phát triển từ nền tảng có sẵn cùng với sự quan tâm đầu tư của nhà trường và Bộ Xây dựng. Hiện nay, TTTTTV- ĐHKTHN đã trở thành địa chỉ quen thuộc với sinh viên và giảng viên trong trường.
  15. 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 1.1.2.1 Chức năng TTTTTV- ĐHKTHN có chức năng cung cấp các thông tin, tư liệu, sách báo, tạp chí, băng hình, phim, ảnh, đĩa CD và các tài liệu khác phục vụ cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường. 1.1.2.2 Nhiệm vụ - Quản lý, lưu trữ, bảo quản, khai thác, sưu tầm, sử dụng các tài liệu phương tiện kỹ thuật được trang bị phục vụ các nhiệm vụ của Trường. - Thu thập, xử lý và cung cấp tài liệu, thông tin về các lĩnh vực khoa học cơ bản, lĩnh vực chuyên ngành và các lĩnh vực khoa học khác nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu của NDT. - Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm, bổ sung, cập nhật hóa giáo trình, sách báo và các loại tài liệu tham khảo khác. Tiếp nhận các ấn phẩm thông tin do cá nhân trong và ngoài nước trao tặng. - Tham gia biên soạn, phát hành, lập cơ sở dữ liệu các giáo trình, tài liệu theo yêu cầu của Trường bằng hình thức hợp động giao nhận. - Nghiên cứu, đề xuất các ý kiến và phương án xây dựng, củng cố và phát triển nguồn tin. - Củng cố, phát triển quan hệ hợp tác với các trường, các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước về thông tin tư liệu phục vụ nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu. - Biên tập, in ấn bản tin, ấn phẩm có nội dung tuyên truyền chuyên ngành Xây dựng, Kiến trúc theo yêu cầu của Bộ và Trường. - Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Trung tâm, tham gia xây dựng, phát triển và quản lý hệ thống mạng thư viện, từng bước hiện đại hóa Thư viện. - Xây dựng nội quy về quản lý và sử dụng các tài sản của thư viện. Kiểm tra giám sát việc thực hiện nội quy của Trung tâm.
  16. Những chức năng và nhiệm vụ trên đã phần nào phác họa đầy đủ và chi tiết về các hoạt động của Trung tâm, đồng thời thể hiện vai trò vô cùng to lớn của Trung tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ cung cấp tri thức cho bạn đọc trong và ngoài Trường. 1.1.3 Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin tại Trung tâm Tìm hiểu đặc điểm NDT và nhu cầu tin của họ là một công việc rất quan trọng góp phần định hướng cho toàn bộ hoạt động của mỗi cơ quan Thông tin -Thư viện. Hiện nay, TTTTV Trường ĐHKTHN phục vụ chủ yếu các đối tượng sau: Cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, sinh viên của tất cả các khóa trong hệ đào tạo. Tại Trường ĐHKTHN có NDT có thể chia thành 04 nhóm chính sau: - Nhóm 1: Cán bộ lãnh đạo, quản lý Nhóm NDT này chiếm tỷ lệ không lớn nhưng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của nhà trường nói chung và các bộ phận chuyên môn nói riêng. Hay nói cách khác, họ vừa là NDT vừa là chủ thể thông tin tại trường ĐHKTHN. Những cán bộ quản lý vừa thực hiện chức năng quản lý công tác giáo dục đào tạo, vừa là người xây dựng các chiến lược phát triển của nhà trường. Các cán bộ quản lý trong trường gồm: Hiệu trưởng, hiệu phó, các trưởng phó phòng ban trong trường. Các đối tượng này có nhu cầu chủ yếu về các tài liệu liên quan đến tình hình chính trị, các văn bản chính sách của Đảng và Nhà nước, các báo cáo, tạp chí chuyên ngành…Tất cả những yêu cầu trên đều nhằm mục đích phục vụ cho nhiệm vụ quản lý. Với đặc thù công việc là cường độ lao động cao, nên thông tin cung cấp cho nhóm NDT này phải cô đọng, ngắn gọn và súc tích. Tiêu biểu như các tài liệu dạng tổng quan, tổng luận, chuyên đề, bản tin, báo cáo….Phương pháp phục vụ cho nhóm này chủ yếu là phục vụ từ xa. Tức là NLTT sẽ được cung cấp đến từng người theo những yêu cầu cụ thể.
  17. Phần lớn cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Trường ĐHKTHN vẫn tham gia vào hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Do vậy, ngoài những thông tin về đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và các thông tin chung về pháp luật cũng như về ngành giáo dục, họ còn có nhu cầu về các nguồn tin mang tính chất chuyên ngành để phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. - Nhóm 2: Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu. Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu là những người có trình độ chuyên môn cao, được giao lưu tiếp xúc rộng nên nhu cầu thông tin của họ rất phong phú và đa dạng. Nhóm bạn đọc này có nhu cầu rất cao về các tài liệu chuyên ngành mà họ giảng dạy, hoặc diện tài liệu nghiên cứu các cấp. Nhu cầu về nội dung thông tin trong tài liệu mang tính chất chuyên sâu. Tuy nhiên, họ cũng có nhu cầu về các tài liệu như sách giáo trình, giáo khoa để hỗ trợ trong quá trình giảng dạy của họ. Do đặc trưng của công việc giảng dạy mà nhiều NDT nhóm này đã không có nhiều thời gian tự tìm tài liệu. Vì vậy, Trung tâm cũng có nhiều hình thức phục vụ mang tính chất ưu đãi hơn với họ. Đặc biệt là hình thức mượn tài liệu về nhà, sao chụp tài liệu. - Nhóm 3: Nghiên cứu sinh và học viên cao học Nhóm bạn đọc này chiếm tỷ lệ cũng khá cao trong Trường, vì vậy họ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà trường. Nhu cầu chủ yếu của họ là các xuất bản phẩm định kỳ, các cơ sở dữ liệu, ngân hàng dữ liệu, tài liệu ngoại văn… Nhu cầu tìm kiếm thông tin vừa mang tính chất chuyên sâu vừa mang tính chất tham khảo là đặc trưng tiêu biểu của nhóm này. Bởi mục đích của họ là tìm kiếm những nguồn tài liệu mới nhất, cập nhật nhất và giá trị thông tin cao. - Nhóm 4: Sinh viên Do yêu cầu đòi hỏi đặt ra trong học tập, nghiên cứu, nhóm NDT này chiếm tỷ lệ lớn nhất với nhu cầu thông tin khá phong phú và phức tạp. Hiện
  18. tại Trường ĐHKTHN đã chuyển đổi sang hình thức đào tạo theo “tín chỉ”. Vì vậy, phương pháp tự học, tự nghiên cứu đã và đang có những chuyển biến về phương pháp cũng như kỹ năng học của sinh viên. Chính điều này đã tạo điều kiện cho nhiều sinh viên tiếp cận với thư viện nhiều hơn, tự tìm tòi và khai thác và tích lũy cho mình nhiều kiến thức hơn. Nhu cầu tin của nhóm này bao gồm các tài liệu mang tính chất giáo khoa, giáo trình và các tài liệu mang tính chất tham khảo về mọi lĩnh vực phục vụ cho nhu cầu học tập. Tùy thuộc vào các khóa học khác nhau mà nhu cầu phục vụ khác nhau. Sinh viên năm thứ nhất, thứ hai thì nhu cầu chủ yếu là các sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo. Sinh viên năm thứ ba, thứ tư thì nhu cầu về các tài liệu chuyên ngành rất cao. Như vậy, nhu cầu tin của NDT tại Trung tâm là rất lớn, đa dạng và chuyên sâu, tập trung chủ yếu vào những nội dung về khoa học cơ bản, các nội dung về các ngành học mà nhà trường đào tạo. Ngoài ra họ còn quan tâm đến những nguồn thông tin kiến thức xã hội, văn hóa… Vì vậy, đòi hỏi cán bộ Trung tâm cần phải nắm vững nhu cầu tin của từng nhóm NDT cụ thể để có những phương hướng phục vụ phù hợp nhất. 1.1.4 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Trung tâm - Cơ cấu tổ chức Ngay sau khi được thành lập, Trung tâm đã khẩn trương hình thành và kiện toàn bộ máy tổ chức phù hợp với tình hình thực tế và chức năng, nhiệm vụ đã được lãnh đạo trường quy định. Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm: - Ban giám đốc: 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc - 04 Bộ phận tương ứng với các chức năng và nhiệm vụ sau: + Bộ phận chuyên môn nghiệp vụ (04 cán bộ): Có nhiệm vụ sưu tầm, bổ sung, phân loại, biên dịch, biên mục các tài liệu chuyên ngành: Xây dựng,
  19. Kiến trúc, Quy hoạch, Kỹ thuật hạ tầng và Môi trường đô thị…trong và ngoài nước. + Bộ phận phục vụ bạn đọc (07 cán bộ): Có nhiệm vụ tổ chức, quản lý sắp xếp, tuyên truyền, phổ biến, phục vụ đọc, mượn tài liệu cho cán bộ và sinh viên trong trường. + Bộ phận Thông tin - Tư liệu (03 cán bộ): Có nhiệm xây dựng, phát triển nguồn khai thác thông tin, phổ biến thông tin và quản trị Website. + Bộ phận quản trị mạng và thiết bị, số hóa tài liệu (04 cán bộ): Có nhiệm vụ quản trị mạng, xây dựng, tư vấn đề án phát triển mạng và an ninh của trường và Trung tâm, theo dõi, quản lý, hướng dẫn sử dụng các thiết bị của Trung tâm được trang bị, lập kế hoạch, bảo dưỡng, tu sửa các thiết bị hư hỏng Trung tâm quản lý. Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm thông tin thư viện BAN GIÁM ĐỐC Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Chuyên môn Phục vụ bạn Thông tin tư Quản trị nghiệp vụ đọc liệu mạng và thiết bị Phòn Phòn Phòng Phòn Phòn Phòng Phòn Phòn g g Số Đọc g g Khai g g CSD hóa giáo Đọc Mượ thác Thôn Quản L và viên sinh n mạng g tin trị nghiệ thư & cán viên giáo và tư mạng p vụ viện bộ trình liệu điện nghiê tử n cứu Phòng Đọc giáo Phòng Đọc tạp chí trình, tài liệu tham khảo
  20. - Đội ngũ cán bộ Nhận thức được vai trò, vị trí quan trọng của người cán bộ thư viện, vì vậy Trung tâm rất quan tâm đến công tác tổ chức đội ngũ cán bộ. Hiện tại Trung tâm có 19 cán bộ, trong đó: 02 cán bộ biên chế và 17 cán bộ hợp đồng. Bảng 1 : Số lượng và trình độ đội ngũ cán bộ tại Trung tâm Trình độ/chuyên ngành đào tạo Số lƣợng Tiến sĩ Xây dựng 01 Thạc sĩ Thông tin – Thư viện 02 Cử nhân Thông tin – Thư viện 09 Cử nhân Công nghệ thông tin 01 Cử nhân Ngôn ngữ và khoa học xã hội 03 Cử nhân Báo chí 01 Cao đẳng Thư viện 01 Kiến trúc sư quy hoạch 01 Cán bộ thư viện ở đây đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững chắc, có tâm huyết cao với nghề nghiệp. Đội ngũ cán bộ của Trung tâm thường xuyên được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, với lòng nhiệt tình hăng say với công việc đã tạo mối quan hệ gần gũi giữa bạn đọc và Trung tâm. Điều đó đã tạo nên một môi trường làm việc rất hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc. 1.1.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm - Cơ sở vật chất Trung Tâm tọa lạc tại Km 10 Nguyễn Trãi - Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội. Trung tâm nằm trong khu nhà 9 tầng của trường ĐHKTHN và được đặt
nguon tai.lieu . vn