Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ THƯ Tên đề tài: “CÔNG TÁC KÊ KHAI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN 3 THÔN TẠI XÃ BIÊN SƠN, HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2018” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ THƯ Tên đề tài: “CÔNG TÁC KÊ KHAI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN 3 THÔN TẠI XÃ BIÊN SƠN, HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2018” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Lớp : K47 – ĐCMT Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thùy Linh Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Qua quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy, các cô trong trường nói chung và các thầy các cô trong Khoa Quản lý Tài Nguyên nói riêng, em đã được trang bị những kiến thức cơ bản về chuyên môn cũng như lối sống, tạo cho mình hành trang vững chắc cho công tác sau này. Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói chung, các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Tài nguyên nói riêng đã tận tình giảng dạy dỗ em trong thời gian qua. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến cô ThS. Nguyễn Thùy Linh, cô đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trong thời gian làm việc với thầy, em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là nền tảng cho tương lai của em. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các cô, các chú, các anh, các chị trong Công ty Cổ phần TNMT Phương Bắc. Đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc cung cấp thông tin cũng như đóng góp ý kiến có liên quan đến việc nghiên cứu, giúp em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình. Do thời gian cũng như kiến thức của bản thân có hạn, bước đầu được làm quen với thực tế nên trong quá trình làm khóa luận còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Thư
  4. ii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Biên Sơn năm 2018 ................. 39 Bảng 4.2. Bảng tổng hợp số liệu các hộ gia đình, cá nhân tham gia kê khai cấp GCNQSDĐ ở 3 thôn thuộc xã Biên Sơn năm 2018 ................................. 42 Bảng 4.3. Tổng hợp số hộ đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ ............................... 44 Bảng 4.4. Kết quả số diện tích được cấp GCNQSD theo hồ sơ của xã Biên Sơn năm 2018 .................................................................................................. 45 Bảng 4.5. Tổng hợp số hộ không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ .................... 47 Bảng 4.6. Một số ví dụ về trường hợp không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ 49
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ....................................... 36
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu, các từ viết tắt Nghĩa đầy đủ BTNMT Bộ Tài nguyên và môi trường GCN Giấy chứng nhận GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất NĐ-CP Nghị định Chính Phủ UBND Uỷ ban nhân dân CSDL Cơ sở dữ liệu NQ-CP Nghị quyết Chính Phủ QH Quốc hội CT - TTg Chỉ thị thủ tướng VPĐKQSDĐ Văn Phòng đăng ký quyền sử dụng đất
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4 2.1.1. Những vấn đề về đất đai.......................................................................... 4 2.1.2. Đăng kí đất đai ........................................................................................ 5 2.1.3. Quyền sử dụng đất .................................................................................. 7 2.1.4. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.............................. 8 2.1.5. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ......................................................................................... 8 2.1.6. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ............................................................... 9 2.2. Căn cứ pháp lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ............................................................. 10 2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 11 2.3.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận của một số nước trên thế giới ............. 11 2.3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận tại Việt Nam ....................................... 12 2.3.3. Tình hình cấp giấy chứng nhận trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ............... 14 2.4. Những quy định chung về giấy chứng nhận ............................................ 22
  8. vi 2.4.1. Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ............................................................................ 22 2.4.2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ............................................................. 23 2.4.3. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất .................................................................... 23 2.4.4. Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ................................................. 25 2.4.5. Các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. ................................................ 29 2.4.6. Mẫu GCN .............................................................................................. 30 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 32 3.1.1. Đối tượng .............................................................................................. 32 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 32 3.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 32 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 32 3.4. Phương pháp thực hiện............................................................................. 32 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp ..................................... 32 3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp .................................... 33 3.4.3. Phương pháp thống kê........................................................................... 33 3.4.4. Phương pháp so sánh............................................................................. 33 3.4.5. Phương pháp phân tích, đánh giá .......................................................... 33 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 34 4.1. Khái quát về điều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang [3] ......................................................................... 34 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 34
  9. vii 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 36 4.2. Tình hình sử dụng đất đai tại xã Biên Sơn ............................................... 38 4.3. Công tác kê khai cấp GCNQSDĐ tại 3 thôn trên địa bàn xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang năm 2018 ................................................... 41 4.3.1. Tổng hợp kết quả quá trình kê khai cấp GCNQSDĐ tại 3 thôn trên địa bàn xã Biên sơn năm 2018 .............................................................................. 41 4.3.2. Tổng hợp các trường hợp đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ tại 3 thôn trên địa bàn xã Biên sơn năm 2018 ........................................................................ 43 4.3.3. Tổng hợp các trường hợp không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ tại 3 thôn trên địa bàn xã Biên sơn năm 2018 ................................................................. 46 4.4. Những thuận lợi, khó khăn và Giải pháp trong công tác cấp GCNQSD đất tại xã Biên Sơn ................................................................................................ 50 4.4.1. Những thuận lợi..................................................................................... 50 4.4.2. Những khó khăn .................................................................................... 51 4.4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Biên Sơn .. 51 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 55 5.1. Kết luận .................................................................................................... 55 5.2. Kiến nghị. ................................................................................................. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư và là cơ sở để phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Để quản lý và sử dụng tài nguyên đất tiết kiệm và có hiệu quả. Nhà nước ta đã ban hành Luật Đất đai ngày 29/11/2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Trong hệ thống pháp luật về đất đai đã quy định công tác đo vẽ bản đồ, lập hồ sơ địa chính là hết sức quan trọng, là nền tảng của công tác quản lý nhà nước về đất đai. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm giúp các cấp chính quyền nắm chắc và quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất đai, là cơ sở thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, gắn với việc bảo vệ môi trường. Tạo cơ sở pháp lý, khoa học để người sử dụng đất thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật. Trong những năm qua, tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã Biên Sơn luôn được coi trọng và đã dần đi vào nề nếp. Ngay từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành, cùng với các văn bản hướng dẫn của Bộ và của tỉnh, UBND xã đã triển khai, tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai theo đúng quy định. Tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. Đến nay, xã đã cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất ở, góp phần nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về đất đai và đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn trước
  11. 2 mắt. Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, đời sống kinh tế của người dân đã từng bước được cải thiện. Đất đai cơ bản đã được giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên tình trạng hồ sơ địa chính vẫn còn nhiều bất cập, không đồng bộ dẫn đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai gặp nhiều khó khăn. Hệ thống hồ sơ địa chính của xã được xây dựng chủ yếu dựa trên các loại tài liệu bản đồ khác nhau, như bản đồ giải thửa 299, trích đo thửa đất bằng thước dây và cả trường hợp người sử dụng đất tự kê khai. Việc đo đạc, chỉnh lý biến động bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính không được thực hiện thường xuyên tại ba cấp, dẫn tới tình trạng công tác chỉnh lý biến động tồn đọng ngày càng lớn. Tình trạng hệ thống tài liệu hồ sơ địa chính thiếu đồng bộ, không thống nhất, không đảm bảo tính chính xác về mặt số liệu và tính pháp lý; nên gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt là công tác thống kê, kiểm kê đất đai hàng năm, bồi thường, giải phóng mặt bằng và công tác giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai của người sử dụng đất. Vì vậy, việc đo đạc bản đồ địa chính, xây dựng một hệ thống hồ sơ địa chính đồng bộ, thống nhất cho xã là việc làm cần thiết và cấp bách để đảm bảo việc quản lý, sử dụng đất đai một cách chặt chẽ, tiết kiệm và có hiệu quả. Hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính chính là tiền đề cho việc quản lý, khai thác, sử dụng đất một cách hợp lý, có hiệu quả, thuận tiện trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Công tác đăng ký thống kê đất đai, lập và lưu trữ sổ bộ địa chính (sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai), cấp GCN thực hiện bằng phương pháp thủ công, chưa đáp ứng được theo quy định hiện hành giai đoạn hiện nay do vậy rất cần thiết phải đo đạc mới bản đồ địa chính và cấp GCN.
  12. 3 Được sự nhất trí của ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sự phân công của khoa Quản lý Tài nguyên - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và dưới sự hướng dẫn của: Th.S Nguyễn Thùy Linh. Em tiến hành thực hiện đề tài " Công tác kê khai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn 3 thôn tại xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang năm 2018". 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá được tình hình cơ bản của xã Biên Sơn, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực. - Điều tra tình hình sử dụng đất tại xã Biên Sơn năm 2018. - Tìm hiểu công tác kê khai cấp GCNQSDĐ cụ thể tại 3 thôn thuộc xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. - Đánh giá tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong khi thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ. Từ đó đưa ra những đề xuất, các giải pháp có tính khả thi khi thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã. 1.3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Bổ sung hoàn thiện kiến thức đã được học trong nhà trường cho bản thân. Đồng thời tiếp cận và thấy được những thuận lợi và khó khăn của công tác cấp GCNQSD đất đai trong thực tế. Nắm vững những quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản dưới Luật về đất đai của Trung ương và địa phương về cấp GCNQSDĐ. * Ý nghĩa trong thực tiễn Qua quá trình nghiên cứu cấp GCNQSDĐ sẽ thấy được những việc đã làm được và chưa làm được trong quá trình thực hiện, từ đó rút ra những kinh nghiệm và tìm những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm thúc đẩy công tác thực hiện cấp GCNQSDĐ nói riêng và công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung được tốt hơn.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Những vấn đề về đất đai * Khái niệm về đất đai: - VV.Docutraiep (1846 - 1903) [7]: Đất trên bề mặt lục địa là một vật thể thiên nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp cực kỳ phức tạp của 5 yếu tố: Sinh vật, đá mẹ, địa hình, khí hậu và tuổi thọ địa phương. - Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt nó như: Khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bè mặt, cùng với khoáng sản và nước ngầm trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người và các kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại. * Phân loại đất đai: Theo Điều 10, Luật Đất đai 2013 [4], căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau: Thứ nhất là nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau: Đất trồng cây hằng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
  14. 5 Thứ hai là nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau: Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; Đất xây dựng trụ sở cơ quan; Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác; Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông; thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải; Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở. Thứ ba là nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. 2.1.2. Đăng kí đất đai * Khái niệm đăng kí đất đai (Nguyễn Thị Lợi, 2017) [6]: Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước (với tư cách là đại diện chủ sở hữu) và người sử dụng đất được Nhà nước giao quyền sử dụng, nhằm thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ để quản
  15. 6 lý thống nhất đối với đất đai theo pháp luật, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những chủ sử dụng đất có đủ điều kiện, để xác lập địa vị pháp lý của họ trong việc sử dụng đất đối với Nhà nước và xã hội. * Khái niệm đăng ký quyền sở hữu nhà ở: Đăng ký quyền sở hữu nhà ở là việc cá nhân, tổ chức sau khi hoàn thành, tạo lập nhà ở hợp pháp thì đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. * Khái niệm đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất: Thuật ngữ đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thực chất là việc ghi vào hồ sơ địa chính về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với một thửa đất xác định và cấp giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với thửa đất đó nhằm chính thức xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. * Vai trò của công tác đăng ký đất đai: Đăng ký đất đai là công cụ của Nhà nước đảm bảo lợi ích Nhà nước, cộng đồng công dân như quản lý nguồn thuế, Nhà nước với vai trò trung gian tiến hành cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, bố trí cho mục đích sử dụng tốt nhất. Nhà nước biết được cách để quản lý chung qua việc dùng công cụ đăng ký đất đai để quản lý. Lợi ích của công dân có thể thấy được như Nhà nước bảo vệ quyền và bảo vệ người công dân khi có các tranh chấp, khuyến khích dầu tư cá nhân, hỗ trợ các giao dịch về đất đai, giảm khả năng tranh chấp đất đai. * Hình thức đăng ký đất đai: Có hai hình thức đăng ký là đăng ký tự nguyện và đăng ký bắt buộc. Theo quy mô và mức độ phức tạp của công việc về đăng ký trong từng thời kỳ đăng ký đất đai được chia thành 2 giai đoạn:
  16. 7 - Giai đoạn 1: đăng ký đất ban đầu được tổ chức thực hiện lần đầu trên phạm vi cả nước để thiết lập hồ sơ địa chính ban đầu cho toàn bộ đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các chủ sử dụng đủ điều kiện. - Giai đoạn 2: đăng ký biến động đất đai thực hiện ở những địa phương đã hoàn thành đăng ký ban đầu cho mọi trường hợp có nhu cầu thay đổi nội dung của hồ sơ địa chính đã thiết lập. 2.1.3. Quyền sử dụng đất Quyền sử dụng đất là toàn bộ các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành trong đó quy định việc bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất sử dụng. "Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác được xác lập do Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất" (theo Điều 688 Bộ Luật Dân sự). Đất đai có thể đem lại sự giàu có, sự phồn thịnh cho chủ sở hữu đất, và việc sở hữu đất đai như thế nào cho hợp lý để đảm bảo cho sự phát triển ổn định hoà bình, công bằng xã hội lại là vấn đề hết sức hóc búa đối với mỗi quốc gia cũng như toàn thể nhân loại. Chế độ quản lý và sử dụng đất đai hiện hành của nước ta là sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước thống nhất quản lý, nhân dân được trực tiếp sử dụng và có quyền của người sử dụng đất. Để quy định, bảo vệ và thực thi chế độ này Nhà nước ta đã đưa ra các văn bản pháp luật, pháp lý quy định cụ thể. Đó là Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 (Điều 19), Hiến pháp 1992 (Điều 17,18, 84), Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998, năm 2001 quy định về quyền sở hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai, chế độ quản lý đất đai thống nhất của Nhà nước cũng như quy định rõ quyền hạn trách nhiệm, các công tác quản lý đất và quyền hạn trách nhiệm của người sử dụng đất.
  17. 8 2.1.4. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Nhà ở là tài sản luôn gắn liền với đất đai, hơn thế nữa nhà ở đặc biệt quan trọng, quý giá đối với mỗi con người, mỗi gia đình cũng như toàn xã hội. Nhà ở lại là tài sản có giá trị lớn do con người tạo lập nhằm thoả mãn cho nhu cầu của mình, vì vậy nảy sinh và tồn tại quyền sở hữu về nhà ở. Theo Điều 181 Luật dân sự Việt nam nhà ở là một bất động sản không thể di dời và quyền sở hữu nhà ở cũng như quyền sở hữu các tài sản khác bao gồm quyền chiếm đoạt (quản lý nhà ở), quyền sử dụng (lợi dụng các tính năng của nhà ở để phục vụ mục đích kinh tế - đời sống), và quyền định đoạt (quyết định số phận pháp lý của nhà ở như bán, cho thuê, cho mượn, để thừa kế, phá đi,...). Chủ sở hữu nhà ở là người có đầy đủ các quyền đó. Tuy nhiên quyền sở hữu nhà ở cũng có thể tách rời như đối với đất, nghĩa là chủ sở hữu có thể chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng nhà ở và quyền chiếm hữu nhà ở của mình cho người khác trong một khoảng thời gian và không gian xác định, đó là khi chủ sở hữu cho thuê nhà, cho mượn nhà. Việc quy định phân chia quyền hạn giữa chủ sở hữu nhà và người sử dụng nhà không tuân theo một quy tắc cứng nhắc mà tuân theo sự thoả thuận giữa hai bên. 2.1.5. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất * Khái niệm. Theo quy định tại Khoản 16, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013 [4]:“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. * Mục đích của việc cấp Giấy chứng nhận.
  18. 9 - Đối với Nhà nước: Giúp thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ, chi tiết đến từng thửa đất trong phạm vi từng xã, phường, thị trấn trong cả nước. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng, nó vừa là phương thức, vừa là công cụ để Nhà nước nắm chắc tình hình sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt việc sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo cho quỹ đất được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. Cấp GCN là điều kiện để Nhà nước thực hiện các biện pháp, các hoạt động về quản lý nhằm lập lại trật tự trong sử dụng đất hiện nay. - Đối với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản được Nhà nước bảo vệ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp đối với các thửa đất, tài sản đã được đăng ký, cấp GCN. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản yên tâm chủ động khai thác tốt mọi tiềm năng của khu đất được giao, hiểu và chấp hành tốt pháp luật về đất đai. - Việc cấp GCN là công việc hết sức quan trọng, nó phải được tiến hành lần lượt từng bước vững chắc, phải chủ động tạo điều kiện để mọi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đều được cấp GCN. 2.1.6. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Điều 95 Luật Đất đai năm 2013[4] quy định: “Đăng ký đất đai là một yêu cầu bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu” trong các trường hợp như: thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng; thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký; thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký; nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký; thay đổi mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc thay đổi những nội dung quyền sử dụng đã đăng ký. Chúng ta phải thực hiện việc đăng
  19. 10 ký và cấp GCN bởi vì: - GCN là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thực chất là bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời giám sát họ thực hiện các nghĩa vụ khi sử dụng đất đúng theo pháp luật nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các lợi ích trong việc sử dụng đất. Thông qua việc đăng ký và cấp GCN, cho phép xác lập một sự ràng buộc về trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà nước và những người sử dụng đất đai trong việc chấp hành Luật Đất đai. Đồng thời, việc đăng ký và cấp GCN sẽ cung cấp thông tin đây đủ nhất và làm cơ sở pháp lý để Nhà nước xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được Nhà nước bảo vệ khi xảy ra tranh chấp, xâm phạm đất đai. - GCN là điền kiện bảo đảm Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ. Đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. 2.2. Căn cứ pháp lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Công tác cấp GCN là một công tác không thể thiếu trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Do đó việc ban hành các văn bản pháp lý phục vụ công tác cấp GCN là điều cần thiết: - Luật Đất đai năm 2013 ngày 29/11/2013 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2014 của Quốc hội ban hành. - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. - Nghị định số 44/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ quy định về giá đất. - Nghị định số 45/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.
  20. 11 - Nghị định số 46/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ quy định về thu tiền thuê đất. thuê mặt nước. - Nghị định số 47/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Giấy chứng nhận, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Hồ sơ địa chính. - Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Bản đồ địa chính. -Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 Quy định về Thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ tài chính Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ quy định về thu tiền sử dụng đất; - Quyết định số 405/QĐ-UBND ngày 14/7/2017 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành bộ đơn giá đo đạc bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và số hóa chuyển hệ bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; 2.3. Cơ sở thực tiễn 2.3.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận của một số nước trên thế giới Trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, quan hệ sở hữu đất đai và hình thức sở hữu đất đai tuỳ thuộc vào bản chất Nhà nước và lợi ích của giai cấp thống trị, nên quan hệ sở hữu đất đai và các biện pháp để quản lý đất đai của mỗi quốc gia là khác nhau. [8] - Tại Mỹ: Mỹ là một quốc gia phát triển, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Đến nay, họ đã hoàn thành việc GCN. Nước Mỹ đã xây dựng một hệ thống thông tin về đất đai và đưa vào lưu trữ trong máy tính, qua đó có khả năng cập nhật các thông tin và biến động đất đai một cách nhanh
nguon tai.lieu . vn