Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆN CÔNG NGHIỆP GỖ VÀ NỘI THẤT =====&&&==== KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LẬP HỒ SƠ KỸ THUẬT SẢN XUẤT TỦ VANITY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN WOODSLAND NGÀNH: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN MÃ SỐ: 7549001 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Vũ Mạnh Tường Sinh viên thực hiện : Phạm Viết Nhiên Lớp : K61B - CBLS Khóa học : 2016 – 2020 Hà Nội, 2020
  2. LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, cho phép em được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến thầy cô viện công nghiệp gỗ Trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường. Em xin gửi đến quý thầy cô Viện Công nghiệp gỗ đã tâm huyết nhiệt tình truyền đạt vốn kinh nghiệm quý báu cho chúng em trong suốt thời gian qua. Và trong thời gian này là thời gian mà thầy cô hướng dẫn chúng em làm khóa luận, đặc biệt là thầy Vũ Mạnh Tường đã hướng dẫn em thực hiện khóa. Thầy đã chỉ bảo nhiệt tình cho em biết về bài khóa luận của em một cách chi tiết, một lần nữa em xin chân thành cám ơn thầy. Vì đây là bài khóa luận đầu tiên nên có thể có thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn học cùng khóa để kiến thức của em được vững chắc hơn trên con đường sau này. Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Vũ Mạnh Tường là thầy cố vấn học tập cho em trong suốt 4 năm qua, và các bạn khóa K61 -CBLS đã cùng nhau học tập rèn luyện để trở thành những con người có ích cho xã hội sau này. Cuối cùng em xin chúc các quý thầy cô sức khỏe thật tốt. Em xin chân thành cám ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2020 Sinh viên Phạm Viết Nhiên i
  3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................. iv DANH SÁCH CÁC MỤC HÌNH ......................................................................... v ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .......................................................... 2 1.1. Mục tiêu đề tài ................................................................................................ 2 1.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.4. phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 4 2.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 4 2.1.1. Nguyên tắc sản xuất sản phẩm .................................................................... 4 2.1.2. Các bước sản xuất sản phẩm tủ ................................................................... 5 2.1.3. Nguyên lý mỹ thuật trong sản xuất ............................................................. 6 2.1.4. Các loại liên kết của sản phẩm mộc phổ biến ............................................. 7 2.1.5. Trang sức sản phẩm................................................................................... 11 2.2. Dự toán chi phí sản xuất sản phẩm mộc ...................................................... 11 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 14 3.1. Thông tin về công ty cổ phần Woodsland.................................................... 14 3.2. Tìm hiểu, phân tích đặc điểm nguyên liệu, máy móc và các sản phẩm tủ Vanity . ................................................................................................................ 15 3.2.1. Nguyên vật liệu chính sử dụng cho sản phẩm .......................................... 15 3.2.2. Máy và thiết bị được sử dụng trong sản xuất sản phẩm............................ 19 3.2.3. Các sản phẩm tủ vanity ............................................................................. 23 3.3. Xây dựng hệ thống bản vẽ triển khai sản xuất tủ Vanity. ............................ 32 3.4. Lập biểu tính toán khối lượng nguyên liệu, phụ kiện cho một sản phẩm tủ Vanity. ................................................................................................................. 32 ii
  4. 3.4.1. Tính toán khối lượng nguyên liệu ............................................................. 32 3.4.2 Tính toán phụ kiện ..................................................................................... 33 3.5. Lập phiếu công nghệ gia công chi tiết cho tủ Vanity .................................. 33 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 37 1. Kết luận ........................................................................................................... 37 2. Tồn tại.............................................................................................................. 37 3. Kiến nghị ......................................................................................................... 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO iii
  5. DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 3.1 Kích thước cơ bản của tủ vanity (mm) ................................................ 26 Bảng 3.2 Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm ........................................................ 28 Bàng 3.3. Nguyên vật liệu chi tiết tủ Vanity ....................................................... 32 Bảng.3.4 Linh phụ kiện vật tư sản phẩm ........................................................... 33 Bảng 3.5.Phiếu công nghệ gia công tủ Vanity .................................................... 33 iv
  6. DANH SÁCH CÁC MỤC HÌNH Hình 2.1 Ảnh sử dụng keo dán gỗ........................................................................ 8 Hình 2.2. Liên kết bằng mộng............................................................................... 9 Hình 2.3. Chốt gỗ ................................................................................................ 10 Hình 2.4. Liên kết đinh vít trong đồ mộc ............................................................ 10 Hình 3.1. Công ty CP Woodsland ....................................................................... 15 Hình 3.2. Gỗ tự nhiên .......................................................................................... 15 Hình 3.3. Ván nhân tạo........................................................................................ 18 Hinh 3.4 Bản vẽ phối cảnh tủ vanity ................................................................... 25 Hình 3.5 Liên kết chốt gỗ .................................................................................... 29 Hình 3.6 Liên kết mộng....................................................................................... 29 Hình 3.7.Day trượt ngăn kéo ............................................................................... 30 Hình 3.8.Vít Bulong ............................................................................................ 30 Hình 3.9.Liên kết đinh vít gia cố chi tiết ............................................................ 31 Hình 3.10. Núm chân trống ẩm ........................................................................... 31 v
  7. ĐẶT VẤN ĐỀ Sản phẩm mộc nói chung, sản phẩm tủ Vanity nói riêng, tuy có nhiều chủng loại, mẫu mã nhưng mỗi loại đều có những đặc thù riêng. Song nhìn chung đều phải đáp ứng yêu cầu về công năng và thẩm mỹ. Tủ Vanity thiết kế phải phù hợp với không gian nội thất, phù hợp với mục đích sử dụng, phù hợp với con người và thao tác thuận tiện. Tuy nhiên, một trong những yếu tố được con người chú trọng là giá thành sản phẩm. Do vậy sản phẩm phải đẹp, giá thành hợp lý phù hợp với điều kiện kinh tế của khách hàng thì sản phẩm đó sẽ chiếm lĩnh thị trường. Để làm được điều đó thì trong sản phẩm chúng ta phải có kế hoạch sử dụng vật liệu, phụ kiện hợp lý, thuận tiện cho gia công chế tạo sản phẩm, giá thành hợp lý nhưng vẫn đảm bảo được công năng và tính chắc chắn, bền lâu của sản phẩm. Nhằm áp dụng kiến thức đã được học trong quá trình hoc tập chuyên ngành Công nghệ Chế biến Lâm sản tại Viện Công nghiệp gỗ, Trường Đại học Lâm nghiệp, kết hợp với công ty cổ phần Woodsland, em đã tiến hành thực hiện khoá luận tốt nghiệp với tên: “Lập hồ sơ kỹ thuật sản xuất tủ Vanity tại công ty cổ phần Woodsland”. 1
  8. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Mục tiêu đề tài - Hiểu được quy trình sản xuất sản phẩm gỗ tại công ty Cổ Phần Woodsland. - Xây dựng được hồ sơ kỹ thuật sản xuất sản phẩm tủ Vanity tại công ty Cổ Phần Woodsland. 1.2. Nội dung nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu đặt ra, khoá luận tiến hành thực hiện các nội dung nghiên cứu sau: (1) Tìm hiểu, phân tích đặc điểm nguyên liệu, máy móc và các sản phẩm tủ Vanity . (2) Xây dựng hệ thống bản vẽ triển khai sản xuất tủ Vanity. (3) Lập biểu tính toán khối lượng nguyên liệu, phụ kiện cho một sản phẩm tủ Vanity. (4) Lập phiếu công nghệ gia công chi tiết cho tủ Vanity . 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khoá luận gồm: - Tủ Vanity được sản xuất từ công ty Cổ Phần woodsland. - Hồ sơ sản xuất tủ Vanity của công ty cổ phần woodsland. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (1) Kiểu dáng: Tủ Vanity được thiết kế dựa trên kiểu dáng và kích thước của khách hàng. (2) Nguyên liệu: Sử dụng chủ yếu gỗ Keo (3) Hồ sơ kỹ thuật: Thông tin về sản phẩm, hồ sơ bản vẽ sản xuất, biểu tính toán khối lượng nguyên liệu, phụ kiện, phiếu gia công chi tiết. 1.4. Phương pháp nghiên cứu (1) Phương pháp lý thuyết: Áp dụng để tìm hiểu cơ sở xây dựng phương án sản xuất, lập bản vẽ chi tiết, lập phiếu công nghệ cho từng chi tiết sản phẩm, tính toán giá thành sản xuất. 2
  9. (2) Phương pháp họa đồ vi tính: Áp dụng để xây dựng Bản thiết kế. Phần mềm sử dụng trong khóa luận: Solidworks. (3) Phương pháp điều tra khảo sát:Phương pháp này dùng để ứng dụng vào khảo sát hiện trạng công trình, khảo sát xu thế sử dụng sản phẩm tủ Vanity hiện nay. (4) Phương pháp chuyên gia:Được sử dụng khi điều tra, khảo sát, đánh giá để lựa chọn phương án sản xuất. (5) Phương pháp kế thừa:Sử dụng phương pháp kế thừa các tài liệu có sẵn trường Đại học Lâm Nghiệp Việt và khóa luận của các khóa trên. 3
  10. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Nguyên tắc sản xuất sản phẩm Để có một sản phẩm tốt, ta phải thực hiện thiết kế theo một số nguyên tắc nhất định. Bởi điều đó có ý nghĩa quyết định đến chất lượng sản phẩm. Nhìn chung, khi thiết kế sảm phẩm mộc ta cần phải dựa trên một số nguyên tắc cơ bản sau: + Công năng sản phẩm:  Đảm bảo công năng sản phẩm theo đúng ý đồ, mục đích của khách hàng. Trong mọi công đoạn sản xuất, người sản xuất phải lấy công năng của sản phẩm làm định hướng xuyên suốt. Khi tạo dáng, ngoài mục tiêu có mẫu mã đẹp, ta luôn phải chú ý khả năng đáp ứng của sản phẩm trong sử dụng. Tủ cần có kích thước bao phù hợp với kích thước người sử dụng và kích thước vật xung quanh. Đảm bảo yêu cầu sử dụng cần chú ý đến điều kiện sử dụng, tâm sinh lý con người cũng như tính chất nguyên vật liệu. + Tính nghệ thuật: - Đảm bảo các nguyên tắc thẩm mỹ trong sản xuất. Nguyên tắc này chủ yếu vận dụng trong quá trình tạo dáng sản phẩm. Nhưng trong quá trình thi công cũng không thể xem nhẹ bởi độ tinh xảo của mối liên kết, chất lượng bề mặt của sản phẩm ảnh hưởng không ít tới chất lượng thẩm mỹ. + Tính kinh tế: Tính kinh tế tức là lợi ích về kinh tế của sản phẩm, đây là mục tiêu rất quan trọng mà các sản phẩm công nghiệp mong muốn và theo đuổi. Khi thiết kế cần nhấn mạnh tính thương phẩm và tính kinh tế đối với đồ nội thất, thiết kế được những sản phẩm có giá thành thấp, thiêt kế ra được những sản phẩm đồ gia dụng thích hợp cho việc bán hàng, đạt được yêu cầu về chất 4
  11. lượng tốt, ngoại hình đẹp, tiêu hao ít nguyên liệu cũng như yêu cầu về môi trường. Khi sản xuất cần phải lựa chọn nguyên vật liệu hợp lý, xem xét khả năng gia công, điều kiện hiện có của nhà máy, cơ sở thi công. + Tính an toàn: Tính an toàn là vừa yêu cầu sản phẩm phải có đủ cường độ lực học và tính ổn định của sản phẩm, vừa yêu cầu sản phẩm có sự an toàn đối với môi trường ít gây ô nhiễm. Đa dạng hóa vật liệu. Sản phẩm phải đạt các mức tiêu chuẩn cho con người lẫn môi trường do nhà nước hay thế giới đề ra mức độ ổn định cho đồ gỗ không được vượt quá mức cho phép. + Đảm bảo tính dễ chịu: Muốn sản xuất ra đồ gia dụng dễ chịu phải phù hợp nguyên lý cấu tạo cấu, phải quan sát phân tích tỉ mỉ với đời sống. 2.1.2. Các bước sản xuất sản phẩm tủ Hiện nay công việc sản xuất có rất nhiều bước hoặc rất nhiều cách để sản xuất, nhưng một trong số đấy đều có điểm chung. Vì vậy nhìn chung các bước sản xuất có thể được thực hiện trong các bước như sau: Bước 1: Thu thập thông tin đưa của khách hàng. Bước 2: Tạo dáng cho sản phẩm: Xin ảnh minh họa của khách hàng . Bước 3: Lựa chọn phương án kết cấu, liên kết sản phẩm và tính toán nguyên vật liệu. Quá trình tạo dáng sản phẩm, ta đã có mẫu mã phù hợp, bước công việc náy sẽ nói lên tính khả thi của phương án thiết kế. Trong một số trường hợp bước công việc này được kết hợp với bước lựa chọn công nghệ và gia công. Đây là một công đoạn đòi hỏi người thiết kế có một kiến thức nhất định về công việc. Tùy vào mục đích của bước tạo dáng, ta phải lựa chọn nguyên vật liệu cùng các kết cấu phù hợp. Các mối liên kết giữa các chi tiết, bộ phận phải được lựa chọn đảm bảo công năng của sản phẩm. Cho dù chúng ta lựa chọn được cách 5
  12. thức liên kết như thế nào, sử dụng nguyên vật liệu ra sao thì chúng ta vẫn không thể sao nhãng các nguyên tắc thiết kế: Đảm bảo tính công năng – thẩm mỹ - kinh tế - phú hợp công nghệ. Bước 4: Lựa chọn công nghệ và lập kế hoạch thi công. Lựa chọn các máy phug hợp có sẵn trong công ty để sản xuất ra sản phẩm tủ vanity. Một số máy phù hợp trong sản xuất như là : Máy cưa , máy bào , máy lạng , máy CNC , may khoan 2 chiều , máy cắt mộng ovan ( âm , dương ) , máy khoan 6 mũi , máy khoan dàn đứng , máy ép lực, nhiêt , máy ghép ngang , máy ép khí đứng , may trà 2 đầu , máy phay trục đứng , máy khaon giàn ngang. Bóc tách sản phẩm chi tiết. Bước 5: Chế thử - kiểm tra, đánh giá – nghiệm thu, lắp đặt – bàn giao. 2.1.3. Nguyên lý mỹ thuật trong sản xuất Tỉ lệ - kích thước: tỷ lệ này cho biết mồi quan hệ giữa phần này với phần kia, mộ-t phần với toàn phần hay vật này với vật khác. Quan hệ tỉ lệ: có thể trên trị số, số lượng, số mức, mức độ. Kích thước đồ gia dụng là chỉ mức độ lớn nhỏ giữa kích thước chỉnh thể đồ gia dụng với các chi tiết của nó, giữa đồ gia dụng đặt trên nó, giữa đồ gia dụng với môi trường không gian nội thất, mà từ đó có thể tạo ra một ấn tượng về sự vật lớn nhỏ. Những ấn tượng về sự vật lớn nhỏ khác nhau sẽ làm cho con người có được những cảm giác khác nhau, như thông thoáng, chật hẹp, khó chịu. Tỷ lệ đồ gia dụng bao gồm mối quan hệ giữa kích thước tương đối của trên dưới , trái phải, trước sau, chủ thể và phụ kiện, độ dài ngắn, lớn nhỏ, cao thấp giữa các bộ phận và chỉnh thể. Một hình dáng có tỷ lệ thích hợp sẽ làm cho con người cảm nhận được cái đẹp, khi thiết kế đồ gia dụng bắt buộc phải có những tỉ lệ hợp lí nhất định. Những nhân tố quyết định đến tỉ lệ của đồ gia dụng có công năng, vật liệu, công nghệ sản xuất, không gian nội thất... Kích thước khi thiết kế tạo dáng được căn cứ vòa kích thước của cơ thể con người hoặc những yêu cầu khi sử dụng để hình thành lên một phạm vi kích thước nhất định nào đó. 6
  13. Cân bằng: là chỉ mối quan hệ nặng nhẹ hoặc cảm giác tương đối giữa các bộ phận trái, phải, trước sau của đồ gia dụng. Sự cân bằng thị giác có thể sử lý bằng nhiều cách. Có thể dùng số lượng, mức độ hay vị trí để làm giải pháp cân bằng trong thiết kế mỹ thuật. Cân bằng động là một hình thái cân bằng không đối xứng, không cân bằng về chất và lượng, cân bằng động có được hiệu quả của sự sinh động, hoạt bát thanh thoát,... Cân bằng tĩnh là dựa theo trục trung tâm để tạo ra trạng thái đối xứng hai bên trái và phải, nó là trạng thái cân bằng mà bằng nhau về chất và lượng, cân bằng tĩnh có được hiệu quả của sự đoan trang, nghiêm túc ổn định. Nhịp điệu: do một hoặc một nhóm các yếu tố tiến hành sắp xếp liên tục, lặp đi lặp lại và theo trật tự tạo hình. Nhấn mạnh: Che đậy cái xấu hoặc cái buồn tẻ nhàm chán, tách biệt, lạc lõng, vô duyên để thu hút tập trung hướng đến cái đẹp, sự hoàn hảo. Nhấn mạnh là yếu tố nào tập trung người xem nhất, nếu tất cả các yếu tố bằng nhau thì thiết kế ấy không có sự nhấn mạnh. Những yếu tố cần phải nổi bật thì sẽ cần được nhấn mạnh. Sự nhấn mạnh được tạo ra bởi sự sắp đặt các yếu tố một cách hợp lý. Sự nhấn mạnh hoặc tương phản làm cho mẫu thiết kế trở nên sinh động. Nhấn mạnh bằng tương phản xuất phát từ nhiều cách, nhưng cách phổ biến nhất có lẽ là dùng màu sắc. Sự tương phản về hình khối, chất liệu, nhịp điệu làm nên ưu thế của một chi tiết so với tổng thể. Thống nhất – Đa dạng: thống nhất về một phong cách sản xuất. Hài hòa: là sự hòa đồng, đồng đều về các yếu tố với nhau, cái này bù đắp cho cái kia, các yếu tố chung tính chất phổ quát (hình dáng, vật liệu, màu sắc,...) 2.1.4. Các loại liên kết của sản phẩm mộc phổ biến Từ xưa đến nay đồ gỗ có rất nhiều cách để liên kết với nhau, đối với ngày xưa cha ông ta đã có nhiều cách để liên kết đồ gỗ như dùng các vật dụng dán dính đồ gỗ đến sử dụng các mối liên kết (mộng) để kết nối chúng với nhau thành các sản phẩm mộc. Đến khi con người hiện đại thì những liên kết đấy vẫn được áp dụng và cải tiến lên rất nhiều so với trước đó. Đối với các đồ dùng mộc hiện 7
  14. nay có rất nhiều loại liên kết khác nhau để liên kết, sau đây là một số liên kết đồ gỗ thường được sử dụng hiện nay: a. Liên kết bằng keo dán Hình 2.1 Ảnh sử dụng keo dán gỗ Liên kết dán sử dụng các loại keo dán để tạo nên những thanh có tiết diện khá lớn bằng cách dán nhiều tấm ván lại với nhau. Hiện nay liên kết này được sử dụng rất phổ biến nhờ sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất các loại gỗ thương mại. Khi làm việc, các tấm gỗ được dán có thể bị trượt, bong lớp dán. Liên kết dán không đục khoét gỗ (không có giảm yếu) nên khả năng chịu lực của gỗ sử dụng loại liên kết này là lớn nhất. Liên kết keo được sử dụng trong việc sản xuất đồ gỗ được thiết kế theo bất kỳ phương pháp nào. Liên kết keo là phương thức ghép chỉ đơn thuần dùng keo dán các chi tiết, cụm chi tiết hoặc toàn bộ một sản phẩm. Ghép chi tiết keo sử dụng rất rộng như ghép vật liệu ngắn thành dài, vật liệu hẹp thành rộng, ván mỏng thành dày, dán phủ mặt của ván rỗng ruột và dán gỗ uốn nhiều lớp ván mỏng… Một số loại keo dán thường được sử dụng hiện nay như là: PU, PVA, PVAc,... Gắn keo còn được ứng dụng ở các trường hợp mà các phương pháp ghép khác không sử dụng được, như công nghệ trang sức dán mặt bằng gỗ lạng và dán cạnh cụm chi tiết dạng tấm… 8
  15. Ưu điểm của dán keo là có thể đạt được những gỗ nhỏ làm được nhiều việc, gỗ kém thành tốt, tiết kiệm gỗ, kết cấu ổn định, còn có thể nâng cao và cải thiện chất lượng trang sức của đồ gỗ. Trong sản phẩm tủ vanity này thì công ty Cổ Phần Woodsland đã dùng keo 1922 AKZO NOBEL. b. Liên kết mộng gỗ Hình 2.2. Liên kết bằng mộng Mộng là một hình thức cấu tạo có hình dạng xác định được gia công tạo thành ở đầu cuối chi tiết theo hướng dọc thớ, nhằm mục đích liên kết với lỗ được gia công trên chi tiết khác của kết cấu. Cấu tạo của mộng có nhiều dạng, song cơ bản vẫn bao gồm thân mộng và vai mộng. Thân mộng để cắm chắc vào lỗ mộng. Vai mộng để giới hạn mức độ cắm sâu của mộng, đồng thời cũng có tác dụng chống chèn dập mộng và đỡ tải trọng. Thân mộng có thể thẳng hoặc xiên, có bậc hay không có bậc, tiết diện có thể là hình tròn hay hình chữ nhật. Thân mộng có thể liền khối với chi tiết, nhưng cũng có thể là thân mộng mượn, không liền với chi tiết mà được gia công ngoài, cắm vào chi tiết tạo thành mộng. Độ cứng vững của liên kết mộng phụ thuộc vào tính chất của nguyên vật liệu, kích thước và hình dạng của lỗ và mộng. Để tăng cường độ bền cho liên kết mộng có 9
  16. thể sử dụng thêm liên kết đinh, chốt, nêm, ke hay sử dụng keo dán để gia cố. c. Liên kết bằng chốt gỗ Chốt thường được làm bằng gỗ, chốt tre,... khi được làm việc chốt chịu uốn, và mặt lỗ chốt chịu ép mặt, loại liên kết này thường được dùng để nối các thanh gỗ hoặc dùng để nối các chi tiết với nhau thay cho vật liệu khác. Hình 2.3. Chốt gỗ d. Liên kết bằng đinh vít Hình 2.4. Liên kết đinh vít trong đồ mộc Liên kết đinh vít thường sử dụng các vật liệu làm bằng kim loại để liên kết trong đồ mộc. Đinh và vít là loại vật liệu dễ dàng tháo lắp nên cũng rất được mọi người ưa chuộng hiện nay và phổ biến trong đồ mộc. Liên kết đinh vít có nhược điểm là không thể tận dụng lại nếu hỏng cần phải thay thế luôn nên không thể tận dụng lại như gỗ, tre. Ghép liên kết đinh vít gỗ được dùng tương đối rộng rãi để cố định chi tiết, cụm chi tiết tấm mặt bàn, tấm ngồi ghế, mặt tủ, tấm móc tủ, giá chân, đường 10
  17. rãnh ngăn kéo… cố định tấm lưng của đồ gỗ kiểu tháo lắp cũng có thể dùng ghép liên kết đinh vít, tay kéo, khóa cửa, bản lề…Khi lắp đặt cũng thường dùng ghép đinh vít gỗ. Ưu điểm của vít đinh gỗ là thao tác đơn giản, kinh tế và dễ có được đinh vít tiêu chuẩn có quy cách khác nhau. 2.1.5. Trang sức sản phẩm Sơn Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sơn cho sản phẩm gỗ, đa dạng từ mẫu mã đến màu sắc, từ sơn lót đến sơn phủ bề mặt ngoài với nhiều công dụng khác nhau. Sơn được pha chế theo nguyên tắc riêng và được phun lên bề mặt gỗ để bám vào bề mặt gỗ bảo vệ và làm đẹp cho sản phẩm mộc. ví dụ như một số loại sơn PU trên thị trường hiện nay là:sơn PU 1K, sơn vilyn… sơn 1K là hệ sơn một thành phần, được xuất sứ từ alkyd cao cấp và nhựa PU 1 thành phần giúp nâng cao tính năng sản phẩm phù hợp dùng cho gỗ nội và ngoại thất gồm kim loại, mây tre lá…Sơn PU 1K có tất cả các hệ màu. Sơn vilyn là loại sơn một thành phần được sản xuất đặc biết dành cho các dây chuyền sơn công nghiệp. Sơn vinyl nhanh khô và khắc phục được những yếu điểm của sơn thông thường. Sơn vinyl được sử dụng làm sơn lót và phủ trên bề mặt gỗ và kim loại. Trong sản phẩm tủ Vanity này thì công ty CP Woodsland dùng sơn PU màu cà phê của Trung Quốc. 2.2. Dự toán chi phí sản xuất sản phẩm mộc Một số khái niệm cơ bản dự toán chi phí sản xuất Dự toán : Là một kế hoạch chi tiết (detailed plan) được lập cho một kỳ hoạt động trong tương lai, biểu hiện dưới hình thức định lượng (số lượng và giá trị), chỉ ra việc huy động các nguồn lực và việc sử dụng chúng trong thời kỳ đó. Dự toán là một công cụ của nhà quản lý, được sử dụng trong việc lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá hoạt động. Dự toán chi phí sản xuất kinh doanh là những dự kiến (kế hoạch) chi tiết, chỉ rõ cách thức huy động và sử dụng các nguồn lực cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách toàn diện và phối hợp, được xác định 11
  18. bằng một hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị cho một khoảng thời gian xác định trong tương lai, theo yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp. Dự toán chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là bản dự tính toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong một thời kỳ nhất định. Được dùng để xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch chuẩn bị và khai thác các nguồn vốn cho nhu cầu của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản tiêu hao các nguồn lực (lao động & vật chất) trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Mức tiêu hao các Chi phí sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân loại chi phí: Nguyên vật liệu chính dùng vào sản xuất Vật liệu phụ dùng vào sản xuất Nguyên liệu dùng vào sản xuất Chi phí trực tiếp Năng lượng dùng vào sản xuất Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phúc lợi chế độ Chi phí sử dụng máy móc thiết bị trực tiếp Chi phí quản lý phân xưởng Chi phí gián tiếp Chi phí quản lý doanh nghiệp Thiệt hại sp hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất Chi phí ngoài sản xuất Giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí chi ra cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ của doanh nghiệp xác định cho từng loại sản phẩm cụ thể chỉ tính toán đối với những thành 12
  19. phẩm hoặc đã hoàn thành một giai đoạn công nghệ nhất định, có thể bán ra bên ngoài. Giá thành sản xuất (giá thành phân xưởng): Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc SX sản phẩm. Giá thành sản xuất = Chi phí trực tiếp + Chi phí sản xuất chung (CP QLPX) Giá thành toàn bộ: là toàn bộ chi phí để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Giá thành toàn bộ = giá thành sản xuất + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lí doanh nghiệp. Bảng 2.1: Các loại giá thành sản phẩm Chi phí Chi phí sử dụng Chi phí trực tiếp MMTB QLPX Giá thành phân xưởng Chi phí QLDN Giá thành công xưởng Chi phí ngoài sản xuất Giá thành toàn bộ 13
  20. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin về công ty cổ phần Woodsland Công ty CP Woodsland tiền thân là công ty Liên doanh Woodsland được thành lập theo giấy phép số 19/GP-VP ngày 22 tháng 05 năm 2002 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và được sửa đổi bổ xung theo giấy phép số 19/ GPDDC3- VP ngày 10 tháng 04 năm 2006. Công ty được xây dựng từ năm 2002 đến 2003 và chính thức đi vào sản xuất vào tháng 11 năm 2003 . Ngay sau đó, vào tháng 4 năm 2004 Woodsland đã được lựa chọn để trở thành nhà cung cấp chính thức cho IKEA – tập đoàn đồ gỗ nội thất hàng đầu thế giới và nay đã được xác định là một trong 15 nhà cung cấp trọng yếu trong khu vực Đông Nam Á của tập đoàn IKEA. Ngày 30 tháng 06 năm 2008 Công ty Liên doanh Woodsland được chuyển đổi thành công ty Cổ Phần Woodsland theo giấy chứng nhận đầu tư số 192032000108. Tập trung sản xuất cho thị trường xuất khẩu, năng suất và doanh số của Công ty không ngừng tăng trưởng trong suốt những năm vừa qua. Các sản phẩm do Công ty Woodsland sản xuất được suất khẩu sang các thị trường lớn và khó tính nhất như Mỹ, Canada, Châu Âu, Nga, Nhật Bản,… Với mục tiêu mang các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu vô cùng khắt khe của các khách hàng nước ngoài để phục vụ người dùng trong nước, Công ty Woodsland đã tham gia vào việc cung cấp các sản phẩm nội thất cho thị trường nội địa với các loại sản phẩm chất lượng cao mang lại giá trị cho doanh nghiệp. 14
nguon tai.lieu . vn