Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU VIỆN NGÔN NGỮ - VĂN HÓA - QUAN HỆ QUỐC TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN L ự c NHẬT BẢN TỪ SAU NĂM 1945 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Trình độ đào tạo: Đại học Ngành: Đông Phương Học Chuyên ngành: Ngôn ngữ Nhật Bản Giảng viên hướng dẫn: Ths. Lâm Ngọc Như Trúc Sinh viên thực hiện: Trần Tuấn Kiệt MSSV: 13030615 Lớp: DH13NB Vũng Tàu, năm 2017
  2. Tác giả xin cam đoan : Khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Chính sách phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản từ sau năm 1945 và bài học kinh nghiệm cho Việt N am ’" là công trình nghiên cứu của cá nhân tác giả, không sao chép của bất cứ ai. Các số liệu sử dụng phân tích trong khóa luận có nguồn trích dẫn, có chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố, các website. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận do tác giả tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tác giả xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình. SINH VIÊN THỰC HIỆN (Ký và ghi rõ họ tên) Trần Tuấn Kiệt
  3. Qua quá trình học tập và nghiên cứu, tác giả đã tích lũy được nhiều kiến thức quý báu và đã hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp. Đó là nhờ sự giảng dạy tận tình của quý Thầy Cô trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu, sự hướng dẫn tận tâm của Ths Lâm Ngọc Như Trúc và sự giúp đỡ nhiệt tình của quý đại diện ở các đơn vị khác... Tác giả xin chân thành cảm ơn: - Quý Thầy Cô Trường Đại học Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu - Ths. Lâm Ngọc Như Trúc Cuối cùng tác giả xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã quan tâm giúp đỡ, động viên tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Kính mong quý Thầy Cô, gia đình cùng các anh chị và các bạn nhận nơi tác giả lòng biết ơn sâu sắc nhất. SINH VIÊN THỰC HIỆN (Ký và ghi rõ họ tên) Trần Tuấn Kiệt
  4. MỞ Đ Ầ U ................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 2 2. Mục đích nghiên c ứ u .......................................................................................5 3. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................6 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đ ề .............................................................................. 7 5. Phương pháp nghiên c ứ u ................................................................................ 8 6. Dự kiến kết quả nghiên cứ u............................................................................9 7. Cấu trúc của KLTN......................................................................................... 10 CHƯƠNG I: NHẬN THỨC VỀ NHÂN TỐ “CON NGƯỜI” TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẬT B Ả N ....................................................................... 11 1.1. Nhận thức về nhân tố “con người” thể hiện qua “Ý thức tự hào, tự tôn dân tộc” .......................................................................................................................... 12 1.2. Nhận thức về nhân tố “con người” thể hiện qua chiến lược tập trung xây dựng giáo dục - chú trọng đầu tư cho “con người” ...........................................15 1.3. Nhận thức về nhân tố “con người” thể hiện qua vấn đề nhân công, lao động ........................................................................................................................ 22 CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NHẬT BẢN TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN N A Y ................................................. 25 2.1. Vài nét về chính sách phát triển nguồn nhân lực trước năm 1945...........26 2.2. Thời kì bị chiếm đóng (từ năm 1945 đến 1952).........................................35 2.3. Thời kì hậu chiếm đóng (từ 1952 đến 1984)...............................................38 2.4. Những năm 8 0 thế kỉ XX đến nay............................................................... 40 CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰ C ..........................................................46
  5. 3.1. Bài học về sức mạnh dân tộ c ....................................................................... 47 3.2. Bài học về ứng dụng, thực tiễn trong giáo dục............................................ 51 3.3. Bài học về thích ứng với thời đại CNH - HĐH trong giáo dục con người 55 3.4. Bài học về giữ vững bản sắc dân tộc khi hội n h ập .................................... 58 3.5. Bài học chú trọng đầu tư cho con người..................................................... 60 3.6. Bài học từ những mặt trái trong sự phát triển của Nhật B ản.................... 61 KẾT L U Ậ N ............................................................................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................70
  6. 1. KLTN: Khóa luận tốt nghiệp 2. CMKT: Chuyên môn kỹ thuật 3. LLLĐ: Lực lượng lao động 4. NCNL & TTTTLĐ: Nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động 5. SCN: Sơ cấp nghề 6. TCN: Trung cấp nghề 7. CĐN: Cao đẳng nghề 8. CNH - HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 9. CNTT: Công nghệ thông tin 10. TBCN: Tư Bản Chủ Nghĩa 11. THPT: Trung học phổ thông
  7. Bảng 1: Trình độ CMKT của LLLĐ TP. Hồ Chí Minh năm 2 016....................3 Bảng 2: Cơ cấu lao động có việc làm chia theo trình độ CMKT....................... 3 Bảng 3: Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đạt được.................................4 Bảng 4: Khoảng cách giữa năng suất lao động của một số nước trong khu vực qua các thời kỳ (tính theo số lần )..........................................................................4
  8. Hình 1.1 Danh sách các nước theo số d â n ..... Error! Bookmark not defined. Hình 1.2 Ảnh minh họa giáo dục Nhật Bản thời x ư a ...................................... 16 Hình 2.1 Ảnh minh họa giáo dục Nhật Bản .... Error! Bookmark not defined.
  9. i l VG DW Ỷ ò
  10. 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục đào tạo đang trở thành yếu tố quyết định và là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển của mỗ i quốc gia hiện nay. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Mỹ, Nhật Bản, các nước phương Tây, hiện tượng những “con hổ”, “con rồng” ở khu vực phần lớn đều nhờ vào nguồn nhân lực có chất lượng [8]. Khác với các quốc gia khác trong khu vực cũng như trên thế giới, Nhật Bản là quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, vì vậy để phát triển, Nhật Bản chỉ có thể dựa vào chính mỗ i người dân. Nhận thức được điều đó, Chính phủ Nhật Bản đặc biệt chú trọng tới giáo dục đào tạo “con người”, coi đây là quốc sách hàng đầu nhằm đáp ứng kỳ vọng tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Hiện nay Việt Nam là một trong những quốc gia có lực lượng lao động đông, cụ thể theo số liệu Cục thống kê năm 2 016: Dân số trung bình năm 2016 của cả nước ước tính 92,70 triệu người, tăng 987,8 nghìn người, tương đương tăng 1,08% so với năm 2015, trong đó Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của cả nước năm 2016 ước tính 47,7 triệu người, tăng 275,9 nghìn người so với năm trước, trong đó lao động nam 25,8 triệu người, chiếm 54,1%; lao động nữ 21,9 triệu người, chiếm 45,9% [16]. Việt Nam đang ở vào “giai đoạn vàng” của phát triển dân số nhưng chất lượng lại không cao, biểu hiện là nhiều thành phần lao động có tay nghề thấp, chưa có tác phong công nghiệp. Cũng theo số liệu Cục thống kê năm 2 016: Tổng số lao động đang làm việc 4.234.768 người chiếm 70,62% tổng số lao động. Trong tổng số lao động đang làm việc chuyên môn kỹ thuật bậc cao chiếm 15,57%; chuyên môn kỹ thuật bậc trung chiếm 5,61%; các nghề giản đơn và thợ chiếm 41,24% và các loại công việc khác chiếm 35,81% [16]. So với các nước có nền kinh tế khá phát triển trong khu vực (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo,
  11. Malaysia...) và các nền kinh tế phát triển trên thế giới (Nhật, Mỹ, Anh, Pháp...) thì trình độ văn hoá của nguồn nhân lực Việt Nam chưa cao, còn ở khoảng cách khá xa. Năm 2004, trong LLLĐ của cả nước có 5% mù chữ, 12% chưa tốt nghiệp tiểu học, 30,5% tốt nghiệp tiểu học, 32,8% tốt nghiệp THCS và 19,7% tốt nghiệp THPT [3]. Bảng 1: Trình độ CMKT của LLLĐ TP. Hồ Chí Minh năm 2016 (%) [16] Năm 2015 2016 rri Ẳ Tông 100 100 Lao động chưa qua đào tạo 27,67 25,00 Sơ cấp nghề 25,59 26,09 Công nhân kỹ thuật lành nghề 17,74 18,41 Trung cấp (CN - TCN) 4,81 5,25 Cao đẳng (CN- CĐN) 4,38 4,80 Đại học trở lên 19,81 20,45 Bảng 2: Cơ cấu lao động có việc làm chia theo trình độ CMKT (%) [16] Chia theo trình độ CM KT *? r r r i /y /y Tông sô Không Dạy Trung Cao Đại Không có nghề cấp đẳng học xác CMKT (SCN chuyên trở định TCN, nghiệp lên CĐN) Cả nước 100,0 84,7 3,7 3,7 1,7 6,1 0,12 Nam 100,0 83,0 5,6 3,3 1,2 6,7 0,11
  12. Nữ 100,0 86,4 1,7 4,0 2,3 5,4 0,13 Thành thị 100,0 68,8 6,5 6,0 2,9 15,8 0,08 Nam 100,0 66,4 9,3 5,0 2,1 17,2 0,06 Nữ 100,0 71,5 3,4 7,0 3,7 14,2 0,10 Nông thôn 100,0 90,9 2,7 2,8 1,3 2,3 0,14 Nam 100,0 89,6 4,2 2,7 0,8 2,6 0,14 Nữ 100,0 92,3 1,0 2,8 1,7 2,0 0,15 Bảng 3: Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đạt được [16] Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Trình độ CMKT cao nhất đạt được 100,0 100,0 100,0 100,0 Không có trình độ CMKT 85,3 84,4 83,2 81,8 Dạy nghề 3,8 4,0 4,7 5,4 Trung học chuyên nghiệp 3,5 3,7 3,7 3,7 Cao đẳng 1,7 1,8 2,0 2,0 Đại học trở lên 5,7 6,1 6,4 7,1 Bảng 4: Khoảng cách giữa năng suất lao động của một số nước trong khu vực qua các thời kỳ (tính theo số lần) [10] Tên nước và vùng lãnh thổ 2000 2010 2012 Singapore 20,2 15,3 14,5 Nhật Bản 12,8 8,9 8,4 Hàn Quốc 8,5 7,2 6,9
  13. Trung Quốc 1,19 1,95 2,13 Malaysia 7,74 6,1 5,9 Thái Lan 3,5 2,9 2,9 Philippines 2,4 1,9 1,8 Indonesia 2,8 2,4 2,5 Với hiện thực và tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của Việt Nam như vậy nên tác giả chọn đề tài “Chính sách phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản từ sau năm 1945 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” để làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Qua việc phác thảo bức tranh về chính sách phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản từ năm 1945 đến nay, tác giả muốn đi sâu vào việc phân tích bản chất của chính sách này dưới tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan, từ đó rút kết những bài học phát triển cho nguồn nhân lực Việt Nam vốn hiện còn nhiều hạn chế về chất lượng. Sau Thế chiến thứ 2, Nhật Bản bại trận, phải chịu những tổn thất nặng nề cả về kinh tế lẫn chính trị. Đất nước bị chiến tranh tàn phá, kinh tế khó khăn, nghèo tài nguyên, thất nghiệp, thiếu nguyên liệu, lương thực, lạm phát. Sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ b ằng 1/4 so với trước chiến tranh, Nhật phải dựa vào “viện trợ” kinh tế của Mỹ dưới hình thức vay nợ để phục hồi kinh tế. Trước tình hình đó, nếu không có những chính sách đúng đắn kịp thời, Nhật Bản khó mà khôi phục, phát triển đất nước như ngày nay. Một trong những chính sách mà chính phủ Nhật đã thực hiện một cách thành công cho đến ngày nay, đó là chính sách tập trung giáo dục, phát triển một nguồn nhân lực chất lượng cả về chuyên môn lẫn đạo lức, tác phong lao động.
  14. Với tình trạng nguồn nhân lực đông nhưng chất lượng không cao của Việt Nam trong những năm qua, để góp phần cải thiện thực trạng này, mục đích bài khóa luận là thông qua việc nghiên cứu các “chính sách phát triển nguồn nhân lực từ sau năm 1945 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” để tìm ra các biện pháp phát triển cho nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập, hiện đại hóa đất nước. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Tác giả lấy Nhật Bản làm đối tượng chính để nghiên cứu về các chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, điều này không chỉ phù hợp với ngành Đông phương học mà còn phù hợp với thực tế Nhật Bản đã và đang là một trong những quốc gia có nguồn nhân lực phát triển với chất lượng được thế giới công nhận. Phân tích các chính sách phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản, từ đó rút kết những bài học kinh nghiệm khả thi khi vận dụng vào Việt Nam, góp phần cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian và trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, tác giả giới hạn phạm vi nhiệm vụ nghiên cứu khóa luận trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến nay vì những lí do sau đây: Từ những năm 1945, tình hình chính trị và xã hội Nhật Bản có nhiều sự thay đổi. Cụ thể: 1945 - 1950: kinh tế phát triển chậm chạp và phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Mỹ. Từ tháng 6 - 1950: sau khi Mỹ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên, kinh tế Nhật phát triển nhanh chóng nhờ những đơn đặt hàng quân sự của Mỹ. Từ những năm 60: do Mỹ tập trung trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, Nhật có cơ hội phát triển “thần kỳ”, đuổi kịp rồi vượt các nước Tây Âu, vươn lên đứng hàng thứ 2 sau Mỹ trong thế giới TBCN. Từ những năm 70 trở đi: Nhật trở thành một trong ba trung tâm
  15. kinh tế - tài chính của thế giới, trở thành một siêu cường kinh tế. Nhiều người gọi là “Thần kỳ Nhật Bản” [14]. Sau khi Thiên hoàng Minh Trị1 lên ngôi, Ông đã thực hiện nhiều cuộc cải cách mạnh mẽ, đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây giữa lúc chủ nghĩa thực dân đang phát triển mạnh. Mặc dù vậy, để đảm bảo tính logic của nội dung khóa luận, vấn đề chính sách phát triển nguồn nhân lực ở các giai đoạn trước năm 1945 (đ ặc biệt là trước Duy Tân Minh Trị) vẫn được tác giả nhắc đến ở mục 1 chương II. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của một quốc gia, đã có không ít các tác giả nghiên cứu về cách phát triển nguồn nhân lực cao và các vấn đề liên quan. Cụ thể như các tác giả: Nguy ễn Quỳnh Anh - Đinh Anh Nguyên: Kinh nghiệm giáo dục đại học nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Nhật Bản và những bài học đặt ra cho giáo dục đại học ở Việt Nam [5], Nguy ễn Thị Ho à ng Diễm: Xu hướng quốc tế hóa đào tạo nguồn nhân lực tại các trường đại học Việt Nam [5], Nguy ễn Thị Thanh M ai: Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực ở Nhật Bản - Đài Loan áp dụng cho Việt Nam [5], Phạm Lê Khánh Trang: Tính tiết kiệm của người Nhật Bản - bài học cho đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam [5], Đinh thị Dung: Nhân tố con người và sự thành công của Nhật Bản sau 1945 - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam đương đại [5], Võ Minh Tập: Nhận diện nguồn lực con người ở Nhật Bản hiện nay và gợi ý hợp tác phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản đến năm 2020 [5]... Những bài viết của các tác giả nêu trên đa phần đều có những cái nhìn thiết thực về giáo dục Nhật Bản, tuy nhiên những tác phẩm kể trên chưa phải là những công trình nghiên cứu 1 Là vị Thiên hoàng thứ 122 của Nhật Bản theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống, trị vì từ ngày 3 tháng 2 năm 1867 tới khi qua đời ngày 30 tháng 7 năm 1912 (45 năm, 178 ngày).
  16. chuyên sâu, không đề cập nhiều và chưa làm nổi bật các chính sách đào tạo nguồn nhân lực của Nhật Bản từ sau năm 1945 đến nay để thấy được tác động to lớn giúp Nhật phát triển như ngày nay. Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu đi trước, tác giả hi vọng rằng khóa luận “Chính sách phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản từ sau năm 1945 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” sẽ mang đến cái nhìn tổng quan, đầy đủ về chính sách phát triển con người - nguồn nhân lực, điều mà đã giúp cho một quốc gia thất bại sau Thế chiến thứ 2 như Nhật Bản có thể vượt qua và vươn lên phát triển thành một trong những quốc gia phát triển hàng đầu của khu vực cũng như trên thế giới. “Phát triển nguồn nhân lực cao” là nền tảng quan trọng nhất trong sự phát triển của một quốc gia bất kì khi muốn hiện đại hóa đất nước như Việt Nam hiện nay. Bằng những thành tựu Nhật Bản đạt được thông qua “chính sách phát triển nguồn nhân lực” mà nước này đã thực hiện khá thành công, trong bài khóa luận này sẽ phân tích và rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá mà Việt Nam nên học hỏi, vận dụng vào thực tiễn để đưa nước Việt Nam phát triển nhanh và bền vững. 5. Phương pháp nghiên cứu Bài khóa luận vận dụng phương pháp lịch sử kết hợp chặt chẽ với phương pháp logic, thể hiện cụ thể ở các mặt sau đây: - Thu thập, sưu tầm, nghiên cứu, xử lí các nguồn tư liệu thành văn để rút ra những sự kiện, những tài liệu cần thiết cho đề tài. - Tiến hành một số cuộc tiếp xúc với người Nhật Bản đang sống, học tập và làm việc tại Vũng Tàu để tìm hiểu về đất nước, con người Nhật Bản và những suy nghĩ của họ đối với tình hình nhân lực lao động cũng như mối quan hệ giữa Nhật Bản với Việt Nam trong quá khứ và hiện tại.
  17. - Trên cơ sở đó, lí giải một số vấn đề về tình hình nhân lực lao động tại Nhật Bản để hiểu đúng đắn, sâu sắc chính sách phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản trong quá khứ và hiện tại. Từ sự kiện, tư liệu lịch sử nói trên, bước đầu tác giả nêu ra những nét khái quát về chính sách phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản, qua đó rút ra những bài học cho việc phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam. Tuy nhiên, bài khóa luận này có những chỗ thiếu sót do nguồn tài liệu, nhất là khả năng và trình độ của người thực hiện đề tài còn hạn chế. Cụ thể: Nguồn tư liệu của Việt Nam về chính sách phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản không nhiều, nếu có thì cũng là những ghi chép rất tóm tắt, sơ lược. Nguồn tài liệu lưu trữ ở nước ngoài mà tác giả tiếp cận được cũng chưa nhiều. Có thể kể đến nguồn tài liệu chủ yếu ở Nhật Bản. Một nguồn tài liệu khá phong phú là tài liệu trên internet và trên các loại tạp chí nghiên cứu về Việt Nam và Nhật Bản của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Những nguồn tư liệu trên được thu thập ở các mức độ khác nhau, góp phần khôi phục lại bức tranh toàn cảnh về chính sách phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản trong quá khứ (từ sau năm 1945) đến hiện tại. 6. Dự kiến kết quả nghiên cứu Qua bài khóa luận với đề tài “Chính sách phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản từ sau năm 1945 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, tác giả dự kiến sẽ đạt được những kết quả sau: - Tổng quan chính sách phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản từ năm 1945 đến nay. - Phân tích, đánh giá cụ thể chính sách phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản để có cái nhìn hoàn thiện và rút ra các bài học tham khảo cho phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam.
  18. 7. Cấu trúc của KLTN Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Thư mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Khóa Luận gồm 3 chương: Chương I : Nhận thức về nhân tố “con người” trong sự phát triển của Nhật Bản Chương II: Chính sách phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản từ sau năm 1945 đến nay Chương III: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực
  19. CHƯƠNG I: NHẬN THỨC VỀ NHÂN TÓ “CON NGƯỜI” TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẬT BẢN
  20. 1.1. Nhận thức về nhân tố “con người” thể hiện qua “Ý thức tự h ào, tự t n n tộc” Mỗ i quốc gia, dân tộc đều có những sự tích, thần thoại về sự hình thành quốc gia, nguồn gốc dân tộc của riêng mình. Những câu chuyện này tuy đều xuất phát từ trí tưởng tưởng của con người, nhưng nhìn chung đều dựa trên hoàn cảnh, sự biến động xung quanh cuộc sống. Chẳng hạn như Việt Nam cho rằng dân tộc Việt là “con rồng cháu tiên”, hay người Ân Độ là “Mahabharata”, dân tộc Nhật Bản là những con cháu của nữ thần Mặt trời... Với cách lý giải như vậy, m i dân tộc đã làm sâu sắc thêm ấn tượng về đất nước mình, cũng như về dân tộc mình. Tuy nhiên, Nhật Bản không chỉ xem dân tộc mình là con cháu của thần, mà họ còn lấy đó làm nền tảng xây dựng sức mạnh phát triển đất nước. Cụ thể, trong số các vị thần có công tạo dựng nên nước Nhật, người Nhật đặc biệt yêu thích nữ thần Mặt trời (Amaterasu bởi lý do nữ thần Mặt trời gắn với tư tưởng sùng bái tự nhiên của người Nhật từ thời cổ đại khi mặt trời là một trong những hiện tượng tự nhiên có tác động trực tiếp đến cuộc sống nông nghiệp con người lúc bấy giờ. Hơn nữa, niềm tin đó không ch dừng lại ở quá trình dựng nước, phát triển dân tộc, mà còn được thể hiện trong tâm thức người Nhật từ xa xưa cho đến ngày nay qua việc tôn sùng Thiên Hoàng - nhân vật được thần linh cử xuống hạ giới để quản lý trật tự xã hội trong vùng đất này. Dựa vào đó, người Nhật có ý thức tự hào, tự tôn dân tộc hết sức mạnh mẽ như một cách bày tỏ lòng tôn kính đối với nguồn cội quốc gia, dân tộc.
nguon tai.lieu . vn