Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN LẠC DƯƠNG LÂM ĐỒNG Ngành : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn: TS.Phan Thị Hằng Nga Sinh viên thực hiện : Đào Thị Mai Vy MSSV: 1154021255 Lớp: 11DTNH14 TP.Hồ Chí Minh, năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN LẠC DƯƠNG LÂM ĐỒNG Ngành : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn: TS.Phan Thị Hằng Nga Sinh viên thực hiện : Đào Thị Mai Vy MSSV: 1154021255 Lớp: 11DTNH14 TP.Hồ Chí Minh, năm 2015 i
  3. LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khoá luận tốt nghiệp được thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP.Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 08 năm 2015 Tác giả Đào Thị Mai Vy  ii 
  4. LỜI CẢM ƠN  Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ts.Phan Thị Hằng Nga và Quý thầy cô trường Đại học Công Nghệ TP.HCM đã hết lòng giảng dạy, chỉ dẫn và trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích, cơ bản và thực tiễn nhất để tôi có cơ sở, nền tảng hoàn thành Khoá luận tốt nghiệp này. Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến ban Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng cùng toàn thể các anh chị trong Ngân hàng, đặc biệt là các anh chị cán bộ phòng Kế hoạch – Kinh doanh đã tận tình chỉ dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm cũng như được tiếp xúc với thực tế để nâng cao kiến thức cũng như học hỏi thêm về kỹ năng nghiệp vụ của mình. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! TP.Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 08 năm 2015 Tác giả Đào Thị Mai Vy  iii 
  5.  iv 
  6. v
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa TCTD Tổ chức tín dụng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triền Nông Thôn KTNQ Kế toán – Ngân quỹ KHKD Kế hoạch – Kinh doanh DSCVNH Doanh số cho vay ngắn hạn DSCVTH Doanh số cho vay trung hạn DSCVDH Doanh số cho vay dài hạn TG Tiền gửi TNVHĐ Tổng nguồn vốn huy động CBTD Cán bộ tín dụng HĐTD Hợp đồng tín dụng TSĐB Tài sản đảm bảo SXKD Sản xuất kinh doanh CIC Trung tâm thông tin tín dụng KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp  vi 
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Bảng tóm tắt quy trình tín dụng. Bảng 1.2. Các tỷ số tài chính. Bảng 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định tín dụng. Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng giai đoạn 2012-2014. Bảng 2.2. Tổng dư nợ giai đoạn 2012-2014 phân theo kỳ hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng. Bảng 2.3.Tổng nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng giai đoạn 2012-2014. Bảng 2.4. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn giai đoạn 2012-2014. Bảng 2.5. Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn giai đoạn 2012-2014. Bảng 2.6. Xếp hạng khách hàng. Bảng 2.7. Bảng cân đối tài khoản rút gọn của công ty Bảo Nguyên năm 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm. Bảng 2.8. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty Bảo Nguyên năm 2012, 2013 và 06 tháng đầu năm 2014. Bảng 2.9. Các chỉ tiêu đánh giá tài chính của công ty Bảo Nguyên trong năm 2012; 2013 và 06 tháng đầu năm 2014. Bảng 2.10. Hiệu quả kinh tế của dự án làm nhà kính công ty Bảo Nguyên. Bảng 2.11. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh Lạc Dương. Bảng 2.12. Nghề nghiệp của khách hàng. Bảng 2.13. Mục đích vay vốn của khách hàng. Bảng 2.14. Hệ số Cronbach’s Alpha của các thành phần thang đo các biến đặc trưng và thang đo chất lượng tốt. Bảng 2.15. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett. Bảng 2.16. Tổng phương sai được giải thích. Bảng 2.17. Ma trận nhân tố xoay. Bảng 2.18. Mô hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Bảng 2.19. Hệ số hồi quy.  vii 
  9. Bảng 2.20. Tóm tắt mô hình (Model Summary). Bảng 2.21. Phân tích phương sai (ANOVA). Bảng 2.22. Kết quả kiểm định (Correlations). Bảng 2.23. Các hệ số hồi quy. Bảng 2.24. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết. Bảng 2.25. Tổng kết kết quả đánh giá chất lượng công tác thẩm định tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Lạc Dương. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Biểu đồ 2.1. Tổng vốn huy động và dư nợ cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương, Lâm Đồng giai đoạn 2012 – 2014. Biểu đồ 2.2. Mục đích vay vốn của khách hàng. Sơ đồ 1.1. Khuôn khổ phân tích tài chính dựa vào loại phân tích. Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức NHNo&PTNT Chi nhánh Lạc Dương. Sơ đồ 2.2. Quy trình tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng. Sơ đồ 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Lạc Dương, Lâm Đồng.  viii 
  10. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................................................................................................. 4 1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng của NHTM ......................................................... 4 1.1.1. Khái niệm về hoạt động tín dụng của NHTM ......................................................... 4 1.1.1.1. Khái niệm về hoạt động tín dụng của NHTM ......................................................... 4 1.1.1.2. Khái niệm về hoạt động cho vay của NHTM .......................................................... 4 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động tín dụng ngân hàng ......................................................... 4 1.1.3. Phân loại tín dụng ngân hàng.................................................................................. 5 1.1.4. Đối tượng cho vay của ngân hàng ........................................................................... 6 1.1.5. Nguyên tắc cho vay và điều kiện cho vay................................................................. 6 1.1.5.1. Nguyên tắc cho vay ................................................................................................. 6 1.1.5.2. Điều kiện cho vay .................................................................................................... 6 1.1.6. Quy trình tín dụng..................................................................................................... 7 1.1.6.1. Quy trình tín dụng ................................................................................................... 7 1.1.6.2. Ý nghĩa của quy trình tín dụng................................................................................ 8 1.2. Tổng quan về công tác thẩm định tín dụng .............................................................. 8 1.2.1. Khái niệm thẩm định tín dụng ................................................................................. 8 1.2.2. Mục đích của thẩm định tín dụng ............................................................................ 9 1.2.3. Nguồn thông tin phục vụ phân tích tín dụng .......................................................... 9 1.3. Nội dung của thẩm định tín dụng ............................................................................ 10 1.3.1. Thẩm định tư cách của khách hàng vay vốn......................................................... 10 1.3.2. Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng vay vốn ...................................... 10 1.3.2.1. Thẩm định mức độ tin cậy của báo cáo tài chính ................................................. 11 1.3.2.2. Thẩm định nội dung báo cáo tài chính ................................................................. 11 1.3.2.3. Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh ......................................................... 13 1.3.2.4. Thẩm định tài sản đảm bảo................................................................................... 13 1.4. Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng của công tác thẩm định tín dụng ................ 14 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định tín dụng ................ 15 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 15  ix 
  11. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN LẠC DƯƠNG LÂM ĐỒNG ............................................................................ 16 2.1. Thông tin chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng ...................................................................... 16 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam ........................................................................................................ 16 2.1.1.1. Giới thiệu về Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam ..... 16 2.1.1.2. Giới thiệu về Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi Nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng ................................................................................ 17 2.1.2. Những dấu mốc lịch sử của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam ............................................................................................................................ 17 2.1.3. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Huyện Lạc Dương, Lâm Đồng ......................................................................................... 18 2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Huyện Lạc Dương, Lâm Đồng ............................................................................... 18 2.1.3.2. Chức năng – nhiệm vụ của các phòng ban ........................................................... 19 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng .......................................... 20 2.2.1. Tình hình huy động vốn ......................................................................................... 20 2.2.2. Tình hình sử dụng vốn ........................................................................................... 21 2.2.3. Tình hình huy động vốn và cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng ................................... 22 2.2.4. Tỉ lệ nợ xấu, nợ quá hạn ........................................................................................ 24 2.3. Thực trạng công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng ................................. 25 2.3.1. Quy trình tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng ............................................................................. 25 2.3.2. Nội dung thẩm định tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng ............................................................ 29 2.3.2.1. Hồ sơ vay vốn........................................................................................................ 29 2.3.2.2. Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng ....................................................... 30 x
  12. 2.3.2.3. Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng ..................................................... 30 2.3.2.4. Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng ............................... 33 2.3.2.5. Chấm điểm và xếp hạng khách hàng .................................................................... 34 2.3.2.6. Đảm bảo tiền vay .................................................................................................. 36 2.3.2.7. Thẩm định rủi ro ................................................................................................... 36 2.3.3. Những rủi ro phát sinh trong quá trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng . 37 2.3.3.1. Rủi ro trong thẩm định hồ sơ và mục đích vay vốn .............................................. 37 2.3.3.2. Rủi ro trong thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng ................................... 38 2.3.3.3. Rủi ro trong thẩm định đánh giá năng lực tài chính chủa khách hàng ................ 39 2.3.3.4. Rủi ro trong thẩm định phương án sản xuất kinh doanh ...................................... 40 2.3.3.5. Rủi ro trong thẩm định tài sản đảm bảo ............................................................... 40 2.3.4. Ví dụ thực tế quy trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng........................... 41 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng ......................................................................................................................... 47 2.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng .......................................................................................... 48 2.4.2. Thiết kế mô hình nghiên cứu ................................................................................. 49 2.4.3. Kết quả nghiên cứu khảo sát thực tế ..................................................................... 51 2.4.3.1. Đánh giá sơ bộ kết quả khảo sát thực tế............................................................... 52 2.4.3.2.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng .................................. 53 2.5. Đánh giá chất lượng công tác thẩm định tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng ............................. 60 2.5.1. Ưu điểm ................................................................................................................... 60 2.5.2. Hạn chế ................................................................................................................... 61 2.5.3. Nguyên nhân tồn tại hạn chế ................................................................................. 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 64 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM, CHI NHÁNH HUYỆN LẠC DƯƠNG LÂM ĐỒNG ............................. 65  xi 
  13. 3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam65 3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi Nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng ..................................................................... 65 3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền .................... 70 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 71 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 73 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 74  xii 
  14. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam đã trải qua một thời gian dài đổi mới và không ngừng vươn lên để bắt kịp đà phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới, nước ta đã có những bước chuyển mình quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Kinh tế Thế giới WTO. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nước ta đã thoát khỏi tình trạng đói nghèo, đời sống người dân được nâng cao; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Trong những năm gần đây, do hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ xảy ra vào năm 2008, làm sụp đổ hàng loạt các định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo, mà nguyên nhân bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ. Nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng, đặt biệt là thị trường tài chính, làm cho hàng loạt ngân hàng làm ăn thua lỗ; tỷ lệ nợ xấu tăng cao, đây được xem như là hồi chuông cảnh báo cho một tương lai đáng lo ngại của nên kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Để vượt qua cơn khủng hoảng, các NHTM cần phải cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, để thực hiện tốt vai trò là cấu nối chuyển dịch nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thông qua ba hoạt động chính là huy động vốn, cấp tín dụng và trung gian thanh toán. Hoạt động cấp tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhưng đồng thời cũng tìm ẩn rất nhiều rủi ro. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều phía nhưng đều làm ảnh hưởng đến danh tiếng cũng như làm giảm uy tín của ngân hàng. Vì vậy, để hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải, đảm bảo thu hồi được vốn, giảm tỷ lệ nợ xấu thì công tác thẩm định tín dụng cần phải được quan tâm hàng đầu. Nó được xem như là cơ sở để căn cứ ra quyết định cấp tín dụng; quy trình thẩm định hợp lý, khoa học không chỉ giúp phát hiện sớm những rủi ro tín dụng có thể gặp phải mà còn giúp ngân hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí, làm gia tăng thêm thu nhập từ hoạt động cấp tín dụng. Với mong muốn có thể tìm hiểu sâu về công tác thẩm định tín dụng và nghiên cứu đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng; trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng, tác giả đã chọn đề tài “Chất Lượng Công Tác Thẩm Định Tín Dụng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi Nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1 SVTH: Đào Thị Mai Vy -1154021255 Lớp 11DTNH14
  15. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga 2. Mục tiêu nghiên cứu:  Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng.  Nghiên cứu, phân tích chính sách và quy trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng.  Đánh giá hiệu quả trong công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng.  Tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng  Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng mà khoá luận tập trung nghiên cứu là Chất lượng công tác thẩm định tín dụng; các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định và các biện pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Khoá luận được viết dựa vào các số liệu từ báo cáo tài chính và quy trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng. Về thời gian: Khoá luận nghiên cứu thực trạng công tác thẩm định tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng trong tương lai. 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Thu thập thông tin, số liệu: Dữ liệu thứ cấp: Khoá luận sử dụng tài liệu thu thập được từ các báo cáo và tài liệu liên quan đến quy trình thẩm định tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng. Đồng thời, cũng tham khảo thêm 2 SVTH: Đào Thị Mai Vy -1154021255 Lớp 11DTNH14
  16. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga thông tin từ website của Ngân Hàng Nhà Nước Tỉnh Lâm Đồng, website của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam để có thêm thông tin về hoạt động tín dụng của ngân hàng. Dữ liệu sơ cấp: Lập bảng câu hỏi những vấn đề liên quan đến công tác thẩm định tín dụng tại NHNNo&PTNT chi nhánh Lạc Dương Lâm Đồng, tiến hành khảo sát các khách hàng đã và đang vay vốn tại đây. 4.2. Phương pháp nghiên cứu so sánh: Sau khi thu thập được thông tín, số liệu tiến hành tính toán và so sánh để thấy được sự thay đổi tình hình hoạt động của ngân hàng từ năm 2012 đến năm 2014. Ngoài ra, cũng so sánh chất lượng công tác thẩm định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng với chất lượng công tác thẩm định trong các tài liệu tham khảo viết về chất lượng công tác thẩm định của ngân hàng để thấy được những ưu điểm và hạn chế của công tác thẩm định của Agribank Lạc Dương từ đó đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng thẩm định. 4.3. Phương pháp nghiên cứu định tính: Thông qua quá trình tham khảo, thảo luận và tổng hợp ý kiến của các chuyên gia để hình thành nên các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định tín dụng của NHNo&PTNN Chi nhánh Lạc Dương Lâm Đồng. 4.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp khách hàng đã và đang vay vốn tại Agribank Lạc Dương, thông tin thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu từ đó đề xuất giải pháp. 5. Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu , kết luận và tài liệu tham khảo thì đồ án chia làm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về Thẩm định tín dụng của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng Công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng. Chương 3: Biện pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Lạc Dương Lâm Đồng. 3 SVTH: Đào Thị Mai Vy -1154021255 Lớp 11DTNH14
  17. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng của NHTM: 1.1.1. Khái niệm về hoạt động tín dụng của NHTM: 1.1.1.1. Khái niệm về hoạt động tín dụng của NHTM: Thuật ngữ “Tín dụng” xuất phát từ cữ Latin Creditum có nghĩa là “nuôi dưỡng lòng tin, tín nhiệm, hẹn trả”. Theo Karl Marx, tín dụng là sự vận động của tư bản cho vat T – T. Xuất phát từ chức năng của NHTM, chúng ta có thể hiểu tín dụng ngân hàng theo một trong các cách sau: Thứ nhất, tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền giữa một bên là ngân hàng với một bên là khách hàng của NHTM. Thứ hai, tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Thứ ba, tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các định chế tài chính khác). Trong đó, bên cho vay ứng trước vốn bằng tiền cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thảo thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Theo nghĩa hẹp, tín dụng ngân hàng được hiểu là một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp cho khách hàng. 1.1.1.2. Khái niệm về hoạt động cho vay của NHTM: Cho vay là một trong những hình thức cấp tín dụng. Bên cạnh cho vay, còn có nhiều hình thức cấp tín dụng khác như chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán,… Cho vay là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhưng lại là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, đồng thời đây cũng là hoạt động đặc trưng thể hiện bản chất của ngân hàng. 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động tín dụng ngân hàng: Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung:  Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng;  Sự chuyển nhượng này có thời hạn hay mang tính tạm thời;  Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. 4 SVTH: Đào Thị Mai Vy -1154021255 Lớp 11DTNH14
  18. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga 1.1.3. Phân loại tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau tuỳ theo những tiêu thức phân loại khác nhau:  Dựa vào mục đích của tín dụng: - Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp; - Cho vay tiêu dùng cá nhân; - Cho vay mua bán bất động sản; - Cho vay sản xuất nông nghiệp; - Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu…  Dựa vào thời hạn tín dụng: - Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới một năm. Mục đích của loại cho vay này thường là tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động; - Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định; - Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư.  Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: - Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. - Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.  Dựa vào phương thức cho vay: - Cho vay theo món; - Cho vay theo hạn mức tín dụng; - Cho vay theo hạn mức thấu chi.  Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay: - Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn; - Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp; - Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tuỳ khả năng tài chính của mình, người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. 5 SVTH: Đào Thị Mai Vy -1154021255 Lớp 11DTNH14
  19. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga 1.1.4. Đối tượng cho vay của ngân hàng: Đối tượng cho vay của ngân hàng là phần thiết hụt trong tổng giá trị cấu thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Đối tượng cho vay của ngân hàng bao gồm: giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các nhu cầu tài chính của khách hàng. 1.1.5. Nguyên tắc cho vay và điều kiện cho vay: 1.1.5.1. Nguyên tắc cho vay: Việc thiết lập nguyên tắc cho vay có ý nghĩa rất lớn đối với ngân hàng và khách hàng và nền kinh tế. Thực hiện nguyên tắc tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay và góp phần hạn chế rủi ro. Ở Việt Nam hiện nay, theo “Quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng” của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khách hàng vay vốn phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản sau đây: Một là, sử dụng vốn vay phải đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp động tín dụng. Đây là điều kiện tiên quyết để ngân hàng đảm bảo hiệu quả tín dụng và khả năng thu hồi nợ vay khi hợp đồng tín dụng đáo hạn, bởi vậy cho vay đúng mục đích không chỉ là nguyên tắc mà còn là phương châm hoạt động của ngân hàng. Hai là, hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Hoàn trả là một trong các chức năng của tín dụng; để duy trì chức năng trung gian tín dụng của mình, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải thực hiện nguyên tắc hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn thoả thuận để ngân hàng có thể làm tốt nhiệm vụ trả nợ của mình đối với khách hàng tiền gửi và đảm bảo an toàn trong kinh doanh tín dụng. 1.1.5.2. Điều kiện cho vay: Điều kiện cho vay là cơ sở để ngân hàng xem xét và quyết định cho vay, đồng thời cũng là căn cứ để ngân hàng theo dõi, giám sát và xử lý các tình huống xảy ra trong quy trình cho vay. Các TCTD chỉ cho vay khi khách hàng hội đủ các điều kiện sau đây: Thứ nhất, khách hàng vay vốn phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Thứ hai, mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Thứ ba, khách hàng có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Thứ tư, có dự án đầu tư, phương án SXKD dịch vụ khả thi và có hiệu quả hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật. 6 SVTH: Đào Thị Mai Vy -1154021255 Lớp 11DTNH14
  20. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Thị Hằng Nga Thứ năm, thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 1.1.6. Quy trình tín dụng: 1.1.6.1. Quy trình tín dụng: Bảng 1.1. Bảng tóm tắt quy trình tín dụng Giai đoạn Nguồn cung cấp thông tin Nhiệm vụ của ngân hàng Kết quả Lập hồ sơ Tiếp xúc, giới thiệu và Hoàn thành bộ hồ sơ Khách hàng đi vay cung đề nghị cấp hướng dẫn khách hàng lập để chuyển sang giai cấp thông tin tín dụng hồ sơ đoạn sau Báo cáo kết quả thẩm Hồ sơ đề nghị vay cấp tín Tổ chức thẩm định về các định để chuyển sang Thẩm định dụng mặt tài chính và phi tài bộ phận có thẩm tín dụng Thông tin bổ sung từ phỏng chính do các cá nhân hoặc quyền để quyết định vấn, hồ sơ lưu trữ,… bộ phận thẩm định thực hiện cho vay. Quyết định cho vay Các tài liệu từ giai đoạn Quyết định cho vay hay từ hay từ chối theo kết Quyết định trước và báo cáo kết quả chối cho vay dựa vào kết quả thẩm định. tín dụng thẩm định quả phân tích Tiếm hành các thủ Các thông tin bổ sung tục pháp lý. Đưa tiền, chuyển tiền Quyết định cho vay và các Thẩm định các chứng từ vào tài khoản tiền gửi hợp đồng liên quan. theo các điều kiện của của khách hàng hoặc Giải ngân Các chứng từ làm cơ sở giải HĐTD trước khi phát tiền chuyển trả cho nhà ngân vay cung cấp theo yêu cầu của khách hàng. Phân tích hoạt động tài Các thông tin từ nội bộ Báo cáo kết quả giám khoản, BCTC, kiểm tra mục Giám sát và ngân hàng. sát và đưa ra các giải đích sử dụng vốn vay. thanh lý tín Các báo cáo tài chính theo pháp xử lý. Tái xét và xếp hạng tín dụng định kỳ của khách hàng. Lập thủ tục để thanh dụng. Các thông tin khác. lý tín dụng. Thanh lý HĐTD 7 SVTH: Đào Thị Mai Vy -1154021255 Lớp 11DTNH14
nguon tai.lieu . vn