Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ____________________________________ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN TP.HCM Ngành: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn: Ths. Hà Minh Phước Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Tường Vi MSSV: 1211191233 Lớp: 12DTNH04 TP. Hồ Chí Minh, 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ____________________________________ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN TP.HCM Ngành: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn:Ths. Hà Minh Phước Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Tường Vi MSSV: 1211191233 Lớp: 12DTNH04 TP. Hồ Chí Minh, 2016
  3. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Hà Minh Phước LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do bản thân tôi thực hiện theo sự hướng dẫn của Ths Hà Minh Phước. Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các công ty xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện đựa trên số liệu thực tế thu thập được cũng như cơ sở lý thuyết các nghiên cứu của các nhà kinh tế học trước đây. Tôi xin cam đoan không có hiện tượng sao chép hoàn toàn hay một phần những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Đây là đề tài nghiên cứu độc lập của tôi. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan nảy. TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 6 năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Tường Vi Trang i
  4. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Hà Minh Phước LỜI CẢM ƠN  Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gian tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của quý thầy cô. Với lòng biết ơn sâu sắc, nhóm xin gửi đến quý Thầy Cô Khoa Kế Toán – Tài Chính – Ngân Hàng – Trường ĐH Công Nghệ TPHCM đã cùng với tri thức và tâm huyết của minh để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Em xin chân thành cảm ơn Thạc Sĩ Hà Minh Phước đã tận tâm hướng dẫn em qua những buổi thảo luận và hướng dẫn để em hoàn thành tốt Khóa luận tót nghiệp. Bài khóa luận tốt nghiệp được thực hiện trong khoảng thời gian từ 26/03/2016 – 22/06/2016. Vì kiến thức còn hạn chế do đó không thể tranh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Em xin chúc quý Thầy cô nhiều sức khỏe và niềm vui trong công việc. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. TP.HCM, ngày 22 tháng 06 năm 2016. Tác giả Nguyễn Thị Tường Vi Trang ii
  5. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Hà Minh Phước DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NĐT Nhà đầu tư TTCK Thị trường chứng khoán TSSL Tỷ suất sinh lợi P/E Số nhân thu nhập BE/ME Giá trị sổ sách trên giá trị thị trường CTCP Công ty cổ phần HOSE Ho Chi Minh Stock Exchange BCTC Báo cáo tài chính SMB Small Minus Big HML High Minus Low WML Winners Minus Losers CAPM The Capital Asset Pricing Model Fama-French Fama-French Three Factor Model Carhart Carhart Four-Factor Model Trang iii
  6. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Hà Minh Phước DANH MụC HÌNH Vẽ, BảNG BIểU Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu của khóa luận. ...........................................................19 Bảng 3.1: Phân chia danh mục ..................................................................................23 Bảng 3.2: Kết quả phân chia 30 cổ phiếu ngành xây dựng thành 6 danh mục .........23 Bảng 3.3: Tên công ty và mã cổ phiếu nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sàn HOSE. .......................................................................................................................24 Bảng 4.1: Phân tích mô tả dữ liệu .............................................................................27 Bảng 4.2: Tính chất của hệ số tương quan ................................................................28 Bảng 4.3 Kết quả hồi quy tổng hợp mô hình CAPM, Fama-French và Carhart.......41 Trang iv
  7. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Hà Minh Phước MụC LụC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................2 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .....................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3 1.6. Kết cấu đề tài ....................................................................................................3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............................................................................5 2.1. Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại: tiền đề tạo nên mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi .....................................................................................................5 2.2. Lý thuyết và các mô hình có liên quan. ............................................................6 2.2.1. Mô hình định giá tài sản vốn CAPM (Capital Asset Pricing Model). .......6 2.2.2. Mô hình 3 nhân tố của Fama- French (1993) .............................................8 2.2.3. Mô hình 4 nhân tố của Carhart .................................................................12 2.3. Tổng kết một số kết quả của các nghiên cứu có liên quan tại Việt Nam và trên thế giới trong thời gian gần đây .............................................................................12 2.3.1. Nghiên cứu ở những nước trên thế giới ...................................................12 2.3.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam ..............................................................14 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................16 3.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................16 3.2. Dữ liệu nghiên cứu .........................................................................................20 3.2.1. Nguồn dữ liệu ...........................................................................................20 3.2.2. Cách lấy và xử lý dữ liệu..........................................................................21 3.2.3. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................24 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................27 4.1. Thống kê mô tả. ..............................................................................................27 4.2. Phân tích tương quan. .....................................................................................28 4.3. Thực hiện mô hình hồi quy. ............................................................................30 Trang v
  8. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Hà Minh Phước 4.3.1. Kiểm định với mô hình CAPM ................................................................31 4.3.2. Kiểm định với mô hình ba nhân tố của Fama – French ( 1993 ) .............33 4.3.3. Kiểm định với mô hình bốn nhân tố của Carhart ( 1994 ) .......................36 4.4. Kiểm định các giả thiết nghiên cứu ................................................................39 4.5. Phân tích hồi quy tuyến tính mô hình CAPM, Fama-French và Carhart. ......41 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP .........................................................44 5.1. Kết luận ...........................................................................................................44 5.2. Giải pháp .........................................................................................................45 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. ........................................................46 5.3.1. Hạn chế .....................................................................................................46 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo. ....................................................................47 Trang vi
  9. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Hà Minh Phước CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế chung gặp nhiều trắc trở, đòi hỏi các nhà đầu tư không chỉ cân nhắc kỹ lưỡng quyết định đầu tư bằng ngồn vốn mình bỏ ra một cách an toàn, có hiệu quả hay xác định và nắm bắt dòng tiền của mình lưu chuyển ra sao, bởi mục tiêu lớn nhất khi đầu tư là đạt được tỷ suất sinh lợi cao nhất. Hơn 10 năm hoạt động, TTCK Việt Nam ngày càng phát triển, việc đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán trở thành kênh đầu tư thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam vẫn còn quá non trẻ và ẩn chứa bên trong nhiều biến động, do đó việc đầu tư cũng mang lại không ít rủi ro cho các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường hay những nhà đầu tư theo hình thức đám đông, chưa có nhiều kiến thức về lĩnh vực chứng khoán. Rủi ro khi đầu tư vào TTCK là không thể tránh khỏi. Do đó, nhà đầu tư phải cân nhắc trước khi quyết định lựa chọn mã chứng khoán vào danh mục của mình để mang lại suất sinh lợi cao với mức rủi rothấp nhất có thể chấp nhận được. Có nhiều nghiên cứu phân tích những nguyên nhân tác động đến TTCK ví dụ như những nhân tố vĩ mô biến động của chu kỳ kinh tế trong nước cũng như thế giới, biến động của lãi suất, tỷ giá hay giá vàng, giá dầu… hay nhân tố vi mô như ảnh hưởng của thị trường, quy mô công ty, dòng tiền trên giá…Khi đầu tư vào TTCK đòi hỏi phải có kiến thức về chứng khoán và lập trường riêng của bản thân, nếu không sẽ lúng túng trước những thông tin hay báo cáo của thị trường cũng như của doanh nghiệp. Càng khó khăn cho nhà đầu tư hơn khi tham khảo những dự đoán của giới chuyên môn, tổ chức tài chính danh tiếng trên thế giới khi nhận định về TTCK Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu các mô hình định giá chứng khoán từ đó cho nhà đầu tư có kiến thức sâu hơn, tầm nhìn rộng hơn về TTCK là rất quan trọng. Có nhiều tranh luận về các mô hình định giá này như: mô hình định giá tài sản vốn, mô hình 3 nhân tố của Fama- French hay mô hình 4 nhân tố của Carhart…Các mô hình này được nghiên cứu trên nhiều TTCK trên thế giới và mang lại nhiều kết quả hữu ích cho nhà đầu tư khi tham gia vào TTCK. TTCK Việt Nam Trang 1
  10. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Hà Minh Phước biến động rất bất thường, không thể chỉ dựa vào những phỏng đoán của giới chuyên môn đặc biệt là đầu tư theo “tâm lý bầy đàn” của nước ta mà phải có cái nhìn sâu sắc hơn, nhận định rõ ràng hơn để mang lại kết quả thỏa đáng. Như vậy, việc xem xét các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của chứng khoán là rất cần thiết và giúp cho các nhà đầu tư có thể an tâm khi đưa ra lựa chọn cho mình. Nhận ra điều tất yếu đó, khóa luận này tiến hành kiểm định xem thử trong 3 mô hình trên mô hình nào là phù hợp nhất đối với các công ty thuộc nhóm ngành Xây dựng trên TTCK TP Hồ Chí Minh. 1.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm đánh giá các nhân tố (rủi ro thị trường, quy mô công ty và giá trị công ty, xu hướng tăng trưởng ) ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết tại sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh từ đó đưa ra các biện pháp và khuyến nghị đầu tư dựa trên kết quả phân tích được. Ngoài ra nghiên cứu này còn kiểm định sự phù hợp của các mô hình bao gồm : • Mô hình định giá tài sản vốn CAPM. • Theo mô hình 3 nhân tố của Fama- French (1993). • Nhân tố xu hướng trong mô hình của Carhart. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu • TSSL của các chứng khoán có mối quan hệ như thế nào đối với các yếu tố thị trường. • Mô hình 3 nhân tố của Fama-French (1993) thì nhân tố quy mô và nhân tố giá trị tương quan với TSSL như thế nào. • Mô hình 4 nhân tố của Carhart thì thêm nhân tố xu hướng có mối quan hệ như thế nào đối với TSSL. • Trong các mô hình thì mô hình nào phù hợp nhất để giải thích cho TSSL của các chứng khoán thuộc nhóm ngành xây dựng trên sàn TP HCM giai đoạn 2013 – 2015. Trang 2
  11. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Hà Minh Phước 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu:BCTC đã được kiểm toán và thông tin được lấy từ Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh bao gồm: giá đóng cửa hàng ngày, vốn chủ sở hữu, số lượng cổ phiếu đang lưu hành, chỉ số VN-Index… từ năm 2013 đến năm 2015 của 30 Công ty nhóm ngành Xây dựng trên Sàn Chứng khoán TP.HCM. Khóa luận còn sử dụng khá nhiều tài liệu về mô hình CAPM, Fama-French (1993) và mô hình 4 nhân tố của Carhart cũng như các nghiên cứu trước đây của các nước có thị trường chứng khoán phát triển và thị trường chứng khoán ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu:Khóa luận thực hiện nghiên cứu tổng quan và chi tiết đối với ba mô hình là mô hình CAPM, Fama-French và Carhart với dữ liệu thực tế thu thập được. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng mà cụ thể là phương pháp thống kê mô tả, phân tích tương quan và phương pháp hồi quy để hiểu rõ hơn sự tác động của 4 nhân tố: rủi ro thị trường, giá trị công ty, quy mô công ty và xu hướng tăng trưởng đến tỷ suất sinh lợi chứng khoán nhóm ngành Xây dựng. Phương pháp kiểm định sự phù hợp của mô hình trong việc dự báo tỷ suất sinh lời cổ phiếu ngành Xây dựng.Đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của các nhà khoa học trước đây trên thế giới và tại Việt Nam để tạo nền tảng kiến thức thuận lợi cho việc nghiên cứu. 1.6. Kết cấu đề tài Nội dung của đề tài bao gồm 5 chương sau: • CHƯƠNG 1 : GIớI THIệU • CHƯƠNG 2 : CƠ Sở LÝ LUậN • CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU • CHƯƠNG 4 : KếT QUả NGHIÊN CứU • CHƯƠNG 5 : KếT LUậN VÀ GIảI PHÁP Trang 3
  12. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Hà Minh Phước Do phạm vi kiến thức về tài chính nói chung cũng như kỹ năng phân tích và thống kê nói riêng còn hạn chế, nên việc không thể không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện Khóa luận, rất mong nhận được nhiều sự đóng góp từ thầy cô để tài của em được hoàn thiện hơn. Trang 4
  13. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Hà Minh Phước CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại: tiền đề tạo nên mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1959 bởi nhà kinh tế học Harry Markowitz, lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại khuyến nghị các nhà đầu tư hãy đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Bằng cách này họ có thể giảm rủi ro thị trường tác động lên tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của danh mục mà mình đang nắm giữ. Ngoài ra, Harry Markowitz còn phát triển nguyên lý trong việc xây dựng danh mục đầu tư. Có một cụm từ đơn giản để hiểu về lý thuyết này đó là “Không để tất cả trứng vào cùng một giỏ”. Một danh mục đầu tư được xem là hiệu quả khi có tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cao ở một mức rủi ro có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, để làm được điều này không phải là chuyện dễ, bởi vì đầu tư vào chứng khoán luôn kèm theo hai loại rủi ro cơ bản là rủi ro của chính chứng khoán và rủi ro thị trường. Nếu không biết tính toán, linh hoạt và cân bằng giữa các loại rủi ro thì chắc chắn danh mục đầu tư sẽ khó có lợi nhuận. Vì vậy, trước khi có bất cứ quyết định đầu tư nào cần phải xem xét nhiều yếu tố: • Mục tiêu của nhà đầu tư là gì? • Mức độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư? • Hãy đầu tư vào những gì hiểu rõ • Xác định đúng đắn thời điểm mua bán Bằng cách cân bằng các cổ phiếu đang nắm giữ để phòng ngừa các biến động thị trường bất lợi, nhà đầu tư có thể nắm giữ một danh mục khá ổn định - ngay cả với những kênh đầu tư biến động mạnh. Trang 5
  14. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Hà Minh Phước 2.2. Lý thuyết và các mô hình có liên quan. 2.2.1. Mô hình định giá tài sản vốn CAPM (Capital Asset Pricing Model). Sharpe(1964), Lintner(1965) và Black(1972) đã nghiên cứu và thể hiện mối tương quan giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi của các chứng khoán vào thập niên 1960. Mô hình này cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của chứng khoán và beta chứng khoán qua phương trình : −  −  E ( Ri ) = R f +  E ( Rm )− R f  β i   E(Ri): là suất sinh lợi kỳ vọng của một danh mục tài sản i bất kỳ Rf : là lợi nhuận không rủi ro E(Rm): là lợi nhuận kỳ vọng của danh mục thị trường βi: là hệ số beta thị trường của danh mục tài sản i. Mô hình CAPM là mô hình mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng. Trong mô hình này, lợi nhuận kỳ vọng bằng lợi nhuận phi rủi ro (rick-free) cộng với một khoản bù đắp rủi ro dựa trên cơ sở rủi ro toàn hệ thống của chứng khoán đó. Còn rủi ro không toàn hệ thống không được xem xét trong mô hình này do nhà đầu tư có thể xây dựng danh mục đầu tư đa dạng hoá để loại bỏ rủi ro này. Nhà đầu tư sẽ dựa trên rủi ro và tỷ suất sinh lợi từ mô hình để thiết lập đường thị trường chứng khoán SML(security market line), họ đầu tư những chứng khoán đang được định giá thấp (bên trên đường SML) và bán khống (nếu thị trường cho phép) hoặc từ bỏ nắm giữ những chứng khoán bên dưới SML.Như vậy, khi hệ số beta càng cao thì suất sinh lời của chứng khoán càng cao và vì vậy, cũng mang nhiều rủi ro hơn. Beta bằng 0: Lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán có beta bằng 0 chính là lợi nhuận không rủi ro, Rf. Beta bằng 1. Lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán có beta bằng 1 chính là lợi nhuận thị trường, E(Rm). Quan hệ giữa lợi nhuận và hệ số rủi ro beta của chứng khoán là quan hệ tuyến tính được diễn tả bởi đường thẳng SML có hệ số góc là E(Rm) - Rf Trang 6
  15. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Hà Minh Phước Đây là mô hình cơ bản, tiền đề cho các mô hình sau. Ngoài ra, lý thuyết mô hình CAPM, đi lên từ lý thuyết danh mục của Markowitz, cho nên nó cần một số giả định sau: • Những giả định về hành vi của nhà đầu tư (1)Lý thuyết thị trường vốn cho rằng nhà đầu tư ra quyết định đầu tư dựa theo hai tham số : lợi nhuận kỳ vọng và phương sai của lợi nhuận. (2)Cácnhàđầu tưnói chung là người ngại rủi ro. Do vậy, để họ có thể đầu tư cần phải có phần lợi nhuận bù đắp cho rủi ro mà họ phải gánh chịu. (3)Tấtcảcácnhàđầutưcómộtphạmvithờigiantrongmộtkỳnhưnhauchẳng hạnnhưmột tháng,sáu thánghaymộtnăm.Môhìnhnàysẽđượcxâydựng chomộtkhoảngthờigiangiảđịnhvàkếtquả củanócũngsẽbịảnhhưởng bởi việcgiảđịnhkhácđi.Sựkhácnhautrongphạm vithờigian sẽđòihỏicác nhà đầutưxácđịnhra các thước đorủi rovàcáctàisản phirủirophùhợpvớicácphạmvithờigianđầutư củahọ. • Những giả định về thị trường vốn (1)Lý thuyết thị trường vốn cho rằng thị trường vốn là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nghĩa là số lượng người mua và người bán đủ lớn và tất cả các nhà đầu tư riêng lẻ không thể ảnh hưởng tới giá cả tài sản giao dịch trên thị trường. (2) Lý thuyết thị trường vốn còn giả định không có chi phí giao dịch và không có sự can thiệp nào ảnh hưởng đến cung cầu trên thị trường. (3)Cuối cùng lý thuyết thị trường vốn cho rằng nhà đầu tư có thể vay và cho vay ở mức lãi suất phi rủi ro. Thông thường, để lượng hóa mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi, người ta thường sử dụng mô hình định giá tài sản vốn CAPM bởi vì đây là mô hình đơn giản và có cơ sở lý thuyết khá vững vàng. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình này trên thực tế của các nghiên cứu thực nghiệm đã đặt ra những vấn đề cần phải quan Trang 7
  16. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Hà Minh Phước tâm. • Những phát hiện bất thường khi áp dụng CAPM Một số học giả khi áp dụng mô hình CAPM đã phát hiện ra một số điểm bất thường khiến CAPM không còn đúng như trường hợp bình thường. Những điểm bất thường bao gồm: Ảnh hưởng của qui mô công ty – Người ta phát hiện rằng chứng khoán của công ty có giá trị thị trường nhỏ (giá trị vốn hóa thị trường bằng giá mỗi cổ phiếu nhân số lượng cổ phiếu) đem lại lợi nhuận cao hơn cổ phiếu của công ty có giá trị thị trường lớn, nếu những yếu tố khác như nhau . Ảnh hưởng của tỷ số P/E (số nhân thu nhập) và ME/BE (giá trị thị trường trên giá trị sổ sách) – Người ta cũng thấy rằng cổ phiếu của những công ty có tỷ số P/E và tỷ số ME/BE thấp đem lại lợi nhuận cao hơn cổ phiếu của những công ty có tỷ số P/E và ME/BE cao. Ảnh hưởng tháng Giêng – Những người nào nắm giữ cổ phiếu trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 1 thường có lợi nhuận cao hơn so với những tháng khác.Tuy vậy, người ta cũng lưu ý mặc dù ảnh hưởng tháng Giêng được tìm thấy trong nhiều năm nhưng không phải năm nào cũng xảy ra. 2.2.2. Mô hình 3 nhân tố của Fama- French (1993) Trong nỗ lực của các nhà nghiên cứu tài chính, một kết quả nghiên cứu có sức ảnh hưởng lớn đó là nghiên cứu của Fama và French đã được công bố vào năm 1992 dựa trên một mô hình, trong đó tổng hợp tất cả những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi như quy mô, đòn bẩy tài chính, tỷ số E/P, Giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (BE/ME) và beta của các cổ phiếu của NYSE (Sàn giao dịch chứng khoán New York), AMEX và NASDAQ (sàn giao dịch chứng khoán điện tử của Mỹ). Hai ông cho rằng mối quan hệ giữa beta và tỷ suất sinh lợi trung bình là không cao trong suốt thời kỳ 1963-1990, ngay cả chỉ dùng beta để giải thích cho tỷ suất sinh lợi trung bình. Trong khi đó, các kiểm định lần lượt giữa tỷ suất sinh lợi trung bình với quy mô, hệ số đòn bẩy, tỷ số E/P và tỷ số BE/ME cho thấy rằng tất cả các biến này đều quan trọng và có tín hiệu mong đợi. Kết quả cuối cùng, hai ông chỉ ra rằng tỷ số Trang 8
  17. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Hà Minh Phước BE/ME và quy mô công ty là những yếu tố có mối quan hệ mạnh nhất tới tỷ suất sinh lợi cổ phiếu và vai trò của các yếu tố còn lại (đòn bẩy, E/P) là không cao khi đưa hai yếu tố này vào mô hình. Tiếp tục công trình nghiên cứu này, vào năm 1993 Fama và French đã công bố mô hình 3 yếu tố nổi tiếng của mình.Trong mô hình này, ngoài hai yếu tố như đã trình bày ở trên, hai ông đã đưa thêm vào yếu tố thứ ba đó là phần bù rủi ro cổ phiếu. Trong mô hình ba yếu tố của Fama và French, những cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ (small-cap) được gọi là những cổ phiếu quy mô công ty nhỏ, những cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn (big-cap) được gọi là những cổ phiếu quy mô công ty lớn, những cổ phiếu có tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu cao (high book-to-market) được gọi là những cổ phiếu “giá trị”, những cổ phiếu có tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu thấp (low book-to- market) được gọi là những cổ phiếu “tăng trưởng”. Trong mô hình này, những cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ có một phần bù kỳ vọng cao hơn những cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn và những cổ phiếu “giá trị” có một phần bù kỳ vọng cao hơn những cổ phiếu “tăng trưởng”. Phần bù giá trị đại diện cho sự khác nhau giữa suất sinh lợi bình quân của một danh mục đầu tư của những cổ phiếu “giá trị” và suất sinh lợi bình quân của một danh mục đầu tư của những cổ phiếu “tăng trưởng”. Giống như vậy, phần bù quy mô công ty đại diện cho sự khác nhau giữa suất sinh lợi bình quân của một danh mục đầu tư của những cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ và suất sinh lợi bình quân của một danh mục đầu tư của những cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn. Các yếu tố của mô hình Fama-French Phần bù của thị trường (market premium): phần bù cho mức độ rủi ro mà các nhà đầu tư phải gánh chịu liên quan đến thị trường. Trang 9
  18. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Hà Minh Phước Phần bù của quy mô công ty (size premium): phần bù do tác động của quy mô công ty. Phần bù của giá trị (value premium): phần bù do tác động của giá trị công ty. Biểu thức của mô hình ba Yếu tố của Fama-French: [ ] Rit − R ft = α + β Rmt − R ft + si SMBt + hi HMLt + ε t (1.2) Trong đó: Rit − R ft : Tổng phần bù rủi ro tại thời điểm t α : Tung độ góc của phương trình hồi quy β ( Rmt − R ft ) : Phần bù của thị trường (market premium) ở thời điểm t si SMBt : Phần bù của quy mô công ty (size premium) ở thời điểm t hi HMLt : Phần bù của giá trị (value premium) ở thời điểm t ε t : Sai số ngẫu nhiên ở thời điểm t R it : Suất sinh lợi kỳ vọng bình quân của cổ phiếu tại thời điểm t Rmt : Suất sinh lợi của thị trường tại thời điểm t R ft : Lãi suất phi rủi ro (lãi suất của tín phiếu kho bạc) tại thời điểm t β , s , h : Hệ số hồi quy riêng phần SMBt (small minus big): Hiệu số giữa suất sinh lợi bình quân của danh mục các cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường nhỏ và suất sinh lợi bình quân của danh mục các cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường lớn tại thời điểm t. HMLt (high book-to-market minus low): Hiệu số giữa suất sinh lợi bình quân của danh mục các cổ phiếu có tỷ số giá sổ sách trên giá thị trường cao (cổ phiếu “giá Trang 10
  19. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Hà Minh Phước trị”) và suất sinh lợi bình quân của danh mục các cổ phiếu có tỷ số giá sổ sách trên giá thị trường thấp (cổ phiếu “tăng trưởng”) tại thời điểm t. Mô hình Fama-French vẫn cho rằng tỷ suất sinh lợi cao là phần thưởng cho sự chấp nhận rủi ro cao. Hệ số si và hi lần lượt đo lường mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố SMB và HML đến tỷ suất sinh lợi của danh mục i. Danh mục i bao gồm những cổ phiếu giá trị sẽ có hệ số hi cao và ngược lại đối với danh mục bao gồm những cổ phiếu tăng trưởng sẽ có hệ số hi thấp. Tương tự, danh mục i bao gồm những cổ phiếu có vốn thị trường cao thì sẽ có hệ số si thấp và ngược lại đối với những danh mục bao gồm những cổ phiếu có vốn thị trường thấp thì hệ số si cao. Trang 11
  20. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Hà Minh Phước 2.2.3. Mô hình 4 nhân tố của Carhart Từ mô hình 3 nhân tố của Fama- French, Carhart phát triển thành mô hình 4 nhân tố sau khi thêm vào mô hình nhân tố đà tăng trưởng (xu hướng) theo phương trình: Ri(t)-RF(t)=αi + βi[RM(t)-RF(t)] + siSMB(t) + hiHML(t) + wiWML(t) + ei(t) Ngoài 3 nhân tố trong mô hình Fama- French, Carhart thêm vào mô hình nhân tố xu hướng (đà tăng trưởng), WML(t), đó là TSSL bình quân của những chứng khoán cao giá trừ đi những chứng khoán giảm giá trong một giai đoạn trước đó. Kết quả của Carhart cho rằng nhà đầu tư nên mua những chứng khoán đã có TSSL cao trong quá khứ và bán những chứng khoán có TSSL thấp. 2.3. Tổng kết một số kết quả của các nghiên cứu có liên quan tại Việt Nam và trên thế giới trong thời gian gần đây 2.3.1. Nghiên cứu ở những nước trên thế giới Từ khi mô hình 3 nhân tố Fama-French ra đời vào năm 1993, hàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện để kiểm định khả năng áp dụng mô hình này để xem xét sự thay đổi tỷ suất sinh lợi. Các nghiên cứu đó có thể kể đến như sau: Nghiên cứu tại các thị trường phát triển như Nima Billou (2004) nghiên cứu cho 3 TTCK lớn NYSE, AMEX, and NASDAQ giai đoạn từ 07/1926 đến 12/2003, với độ tin cậy 95% thì R2 của CAPM là 77% và R2 của Fama - French là 88%. Kết quả cho thấy hai yếu tố quy mô và giá trị rất có ảnh hưởng trên thị trường chứng khoán Mỹ. Nghiên cứu của Elhaj Walid và Elhaj Ahlem (2007)cho TTCK Nhật Bản giai đoạn 1/2002 đến 9/2007.Kết quả nghiên cứu cho thấy ở Nhật Bản nhân tố quy mô công ty và tỷ suất sinh lợi có quan hệ nghịch biến, còn nhân tố giá trị và tỷ suất sinh lợi thì đồng biến.Nhân tố quy mô thể hiện rõ nét ở những chứng khoán có mức vốn hóa thị trường nhỏ.R2 trung bình của Fama French là 78.2% lớn hơn so với R2 trung bình của CAPM là 70.5%. Trang 12
nguon tai.lieu . vn