Xem mẫu

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ====== TẠ THỊ HỒNG THANH ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐẠO ĐỨC CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Triết học HÀ NỘI - 2019
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ====== TẠ THỊ HỒNG THANH ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐẠO ĐỨC CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Triết học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Th.S Nguyễn Thị Giang HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới Th.S Nguyễn Thị Giang - ngƣời cô đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Chính trị cùng các thầy cô giáo trong trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy, chỉ bảo em trong suốt thời gian qua. Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình cũng nhƣ bạn bè đã góp ý, ủng hộ em hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình nghiên cứu, với điều kiện hạn chế về thời gian cũng nhƣ kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô cũng nhƣ các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2019 Ngƣời thực hiện Tạ Thị Hồng Thanh
  4. LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của Th.s Nguyễn Thị Giang. Tôi xin cam đoan rằng: Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2019 Ngƣời thực hiện Tạ Thị Hồng Thanh
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:................................................................ 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 7 6. Ý nghĩa của khóa luận ................................................................................... 7 7. Kết cấu của khóa luận ................................................................................... 7 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ......................................................................................... 8 1.1. Khái quát về sự ra đời Phật giáo ................................................................ 8 1.1.1. Sự hình thành và phát triển Phật giáo ..................................................... 8 1.1.2. Quá trình du nhập, phát triển Phật giáo ở Việt Nam .............................. 9 1.2. Nhân sinh quan Phật giáo......................................................................... 13 1.2.1. Nhân sinh quan Phật giáo trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo ............... 13 1.2.2. Khái niệm nhân sinh quan, nhân sinh quan Phật giáo .......................... 15 1.2.3. Nội dung nhân sinh quan Phật giáo ...................................................... 17 1.3. Đạo đức và kết cấu của đạo đức............................................................... 23 1.3.1. Khái niệm đạo đức trong lịch sử triết học............................................. 23 1.3.2. Khái niệm đạo đức theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin ................. 24 1.3.3. Kết cấu của đạo đức .............................................................................. 26 CHƢƠNG 2. NHỮNG ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐẠO ĐỨC CỦA NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY .................. 28 2.1. Ảnh hƣởng nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức của con ngƣời Việt Nam ................................................................................................................. 35 2.1.1. Ảnh hƣởng nhân sinh quan Phật giáo đến ý thức đạo đức ................... 35 2.1.2. Ảnh hƣởng của nhân sinh quan Phật giáo đến hành vi đạo đức ........... 40 2.1.3. Ảnh hƣởng của nhân sinh quan Phật giáo đến quan hệ đạo đức .......... 47 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ NHỮNG TIÊU CỰC CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO TRONG ĐẠO ĐỨC CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY ............ 50
  6. 3.1. Quan điểm, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề tôn giáo và đạo đức tôn giáo ......................................................................................... 50 3.1.1. Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo...................... 50 3.1.2. Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo ................... 54 3.1.3. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo ....................................... 56 3.2. Một số khuyến nghị để phát huy tính tích cực của nhân sinh quan Phật giáo đối với đạo đức của con ngƣời Việt Nam hiện nay................................. 58 3.2.1.Việc phát triển kinh tế thị trƣờng gắn với đạo đức của ngƣời Việt Nam ......................................................................................................................... 58 3.2.2. Phát huy vai trò tích cực của các tổ chức Phật giáo trong đời sống xã hội .................................................................................................................... 59 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 66
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới đƣợc du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu công nguyên. Trong một thời gian dài từ khi du nhập cho đến nay, Phật giáo đã sớm khẳng định đƣợc mình và tìm đƣợc một chỗ đứng vững chắc trong đời sống văn hóa xã hội của con ngƣời Việt Nam”. “Phật giáo có một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, xã hội ở Việt Nam. Bên cạnh việc lựa chọn đúng đƣợc con đƣờng, cách thức truyền bá phù hợp với tâm lý, truyền thống văn hóa thì nội dung giáo lý của nhà Phật gần gũi với đời sống tinh thần của ngƣời Việt. Với tinh thần từ, bi, hỉ, xả của mình trong nhân sinh quan, Phật giáo đã có sự khác biệt với những hệ tƣ tƣởng cùng thời đƣợc du nhập truyền bá vào Việt Nam và đƣợc con ngƣời Việt Nam đón nhận một cách rất tự nhiên nhƣ “nƣớc ngấm vào lòng đất” và đã len lỏi vào trong đời sống của từng cá nhân, từng cộng đồng ngƣời Việt sinh sống. Nếu nhƣ Nho giáo phải mất một thời gian khá dài khi mà xã hội Việt Nam đã tƣơng đối phát triển mới đƣợc nhân dân trọng dụng, bên cạnh đó Phật giáo ngay từ buổi đầu du nhập vào Việt Nam đã nhanh chóng đƣợc hòa mình vào cùng với nền văn hóa của ngƣời bản địa bằng chính những câu chuyện thần thoại mang đến cho con ngƣời sự thoải mái trong tâm lý và đầy tính nhân văn cao cả (Hình ảnh ông Bụt hiện lên giúp đỡ con ngƣời khi gặp khó khăn, hoạn nạn,…). Điều này, đã đƣợc minh chứng trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam. Ngƣời Việt tiếp thu Phật giáo và đã có những vận dụng những giáo lý này phù hợp với đời sống xã hội và hoàn cảnh lịch sử của dân tộc mình. Phật giáo ở Việt Nam mang một nét rất riêng, khác hẳn với Phật giáo ở các quốc gia khác nhƣ: Trung Quốc, Thái Lan, Lào.. Ngƣời Việt đã biết rằng Phật giáo không đơn thuần là một tôn giáo với hệ thống thần linh và những nghi lễ thờ cúng của mình, mà nó còn là một học thuyết triết học tƣơng đối thâm sâu. Trong những tƣ tƣởng triết học đó, ngoài sự lí giải về quan niệm sống của con ngƣời thì Phật giáo đã dành nhiều những 1
  8. nội dung cho những vấn đề liên quan đến con ngƣời và cuộc đời của con ngƣời, đó chính là nội dung nhân sinh quan của Phật giáo”. “Có thể khẳng định rằng, những tƣ tƣởng của Phật giáo có ảnh hƣởng rất sâu đậm trong xã hội và con ngƣời Việt Nam, đa phần và chủ yếu là những quan niệm xoay quanh vấn đề về con ngƣời và cuộc đời con ngƣời. Tất cả những quan niệm đã cùng với thời gian không ngừng ngấm sâu vào từng hành vi, lời nói, việc làm trong sinh hoạt hàng ngày của ngƣời Việt (Những quan niệm về thiện ác, nhân quả và báo ứng, khuyên con ngƣời sống làm việc thiện, tránh việc ác,…)”. “Trong bối cảnh đất nƣớc hội nhập nền kinh tế thị trƣờng và giao lƣu hội nhập quốc tế trên rất nhiều lĩnh vực và đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Kinh tế thì trƣờng đã đem lại cho đất nƣớc sự phát triển mới với sức bật rất tốt nhƣng bên cạnh đó những mặt trái của nó cũng làm đã nảy sinh rất nhiều các vấn đề liên quan đến con ngƣời và xã hội, đặc biệt là vấn đề suy thoái về đạo đức con ngƣời. Sự xuống cấp và băng hoại về đạo đức trong lối sống của con ngƣời và có bộ phận ngƣời lợi dụng những triết lý nhân sinh của Phật giáo để làm những việc sai trái với quy phạm đạo đức con ngƣời và ảnh hƣởng xấu đến xã hội”. Trong Hội nghị Trung ƣơng 9 khóa XI về “ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Đảng ta đã khẳng định: “Chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Xây dựng và phát huy lối sống mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người; kết hợp hài hòa tính tích cực cá nhân và tính tích cực xã hội; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội. Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn”. “Trong giai đoạn hiện nay, với xu thế biến đổi không ngừng của thời đại và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại và đặc biệt là sự lớn mạnh của thông tin truyền thông đại chúng thì việc giáo dục đạo đức con ngƣời là vô cùng cần thiết. Chúng ta phải có những chuẩn mực đạo đức riêng biệt cho dân tộc thì sẽ không bị hòa tan với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Vì 2
  9. vậy với chức năng truyền đạo của mình với nội dung triết lí nhân sinh quan của Phật giáo đã có những đóng góp không nhỏ trong công cuộc xây dựng đất nƣớc ta trong giai đoạn đổi mới hiện nay”. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài “Ảnh hƣởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con ngƣời Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nhân sinh quan Phật giáo là một trong những đề tài đã đƣợc rất nhiều nhà khoa học, Phật tử nghiên cứu, đặc biệt trong thời gian gần đây khi nền kinh tế ngày càng phát triển và rất nhiều vấn đề đặt ra cần đƣợc giải quyết, cụ thể là: “Tác giả Peter D.Santina (1984), viết cuốn sách“Fundamentals of Buddhism" ( Nền tảng của đạo Phật). Cuốn sách này đƣợc Thích Tâm Quang dịch sang tiếng Việt năm 1996. Trong cuốn sách này tác gỉa đã trình bày mƣời hai bài giảng về lịch sử ra đời của đạo Phật và những giáo lý của đạo Phật nhƣ: Tứ diệu đế, triết lý nhân duyên, nghiệp,… Tác giả đã xuất phát từ quan điểm của một Phật tử phƣơng Tây, có hiểu biết sâu sắc phần giáo lý nên khi trình bày đã làm rõ nội dung trong quan niệm nhân sinh của đạo Phật. Qua cuốn sách này đã giúp cho em có hiểu biết thêm về cách nhìn của ngƣời phƣơng Tây đối với nhân sinh quan Phật giáo, từ đó có thể thấy đƣợc sự khác biệt giữa nhân sinh quan Phật giáo ở Việt Nam với nhân sinh quan Phật giáo nguyên thuỷ và nhân sinh quan Phật giáo đƣợc truyền bá và vận dụng trong đời sống tinh thần của một số quốc gia khác”. “Năm 1984, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam - Viện triết học xuất bản cuốn “Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam” tập hợp 25 bài tham luận của các nhà nghiên cứu có tên tuổi của giới khoa học nƣớc ta nhƣ các Giáo sƣ Trần Văn Giầu, Nguyễn Tài Thƣ, Phan Đại Doãn, Trần Đình Hƣợu,… trong cuộc hội thảo về “Mối quan hệ giữa Phật giáo và lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam”; Cuốn sách “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” của Viện Triết học do PGS Nguyễn Tài Thƣ chủ biên (1988), do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản”. 3
  10. “Các tác giả đã phân tích và làm sáng tỏ mối quan hệ tác động qua lại giữa Phật giáo và lịch sử tƣ tƣởng của Việt Nam, tính chất chung của Phật giáo và đặc điểm Phật giáo Việt Nam và đề cập tới một số tông phái Phật giáo Việt Nam, ảnh hƣởng của Phật giáo tinh thần truyền thống yêu nƣớc, tới các nét văn hóa của Việt Nam,…Những bài nghiên cứu này đã khái quát lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khi du nhập vào Việt Nam đến năm 1980. Những bài nghiên cứu phần nào phản ảnh đƣợc ảnh hƣởng của Phật giáo đến đời sống của ngƣời Việt từ văn hoá, tinh thần, lễ hội và quan trọng nhất đã chỉ ra đƣợc ảnh hƣởng của nó đến chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam từ khi du nhập đến năm 1980. Mặc dù vậy, với sự phát triển không ngừng của xã hội, những nghiên cứu này cần phải đƣợc tiếp tục trong thời đại ngày nay và đề tài khoá luận giải đáp vấn đề này”. “Tác giả Thích Tâm Thiện (1994), viết cuốn “Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo” do Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh xuất bản và cuốn:“Chữ nghiệp trong đạo Phật”, do tác giả Thích Thiện Siêu viết (2002), Nxb Tôn giáo, Hà Nội. Theo các tác giả, quan niệm về “định mệnh” và “định nghiệp” thƣờng đƣợc nêu ra cùng với nhau và có liên quan đến thuyết nhân quả của nhà Phật tác giả đã trình bày về Duyên sinh - Vô ngã qua các thời kỳ. Trong tác phẩm này, các tác giả đã trình bày nhân sinh quan Phật giáo dƣới góc độ là một Phật tử. Khi tiếp cận với những tài liệu này, giúp cho em trong quá trình làm khoá luận có một cách nhìn toàn diện và phong phú trong quá trình nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đạo đức con ngƣời. Thấy đƣợc những ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực từ những ảnh hƣởng trên”. “Nhà tu hành Thích Chân Quang với tác phẩm “Luận về nhân quả” (2005), Nxb Tôn giáo. Trong cuốn sách này, tác giả Thích Chân Quang cho rằng đối với đạo Phật, chúng sinh có ba mục đích cần nhắm đến: “Một là, sống trong luân hồi bớt đau khổ, có phƣớc bão cõi trời cõi ngƣời; Hai là, thoát khỏi luân hồi, chấm dứt sinh tử, có đƣợc niết bàn an vui”; Ba là giáo hóa cho chúng sinh cùng đƣợc thành tựu trí tuệ giải thoát, gọi là hạnh đạo Bồ tát”. 4
  11. “Đây cũng là cách nhìn của những ngƣời tu hành về nhân sinh quan Phật giáo, khi nghiên cứu cũng giúp cho em có sự so sánh giữa những nhà nghiên cứu về Phật giáo không phải là nhà tu hành và những nhà nghiên cứu Phật giáo là nhà tu hành để thấy rõ sự ảnh hƣởng của Phật giáo trong đời sống tinh thần của ngƣời Việt hiện nay”. “Ngoài những tác phẩm trên còn có ra còn một số công trình khác (sách tham khảo, bài đăng trên các tạp chí khoa học,…) cũng có ít nhiều đề cập đến nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hƣởng của nhân sinh quan Phật giáo nhƣ: Lê Hữu Tuấn “Ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam” (1988), Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Nguyễn Tài Thƣ (chủ biên),“Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay” (1997), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Đăng Duy (1999), “Phật giáo với văn hóa Việt Nam”, Nxb Hà Nội; Nguyễn Hùng Hậu (2002), “Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam”, tập I, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Nguyễn Thị Bảy (1997), “Văn hóa Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ”, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội; Đặng Thị Lan (2006), Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam của Đặng Thị Lan, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội..v.v…” “Có thể nhận xét một cách khái quát rằng những công trình nghiên cứu ở trên đều thống nhất với nhau rằng: Phật giáo có những ảnh hƣởng lớn trong đời sống xã hội Việt Nam. Những triết lý nhân sinh của Phật giáo kết hợp với nét văn hóa truyền thống của Việt Nam đã tạo nên sự phong phú trong đời sống văn hóa xã hội của con ngƣời Việt Nam. Những công trình nghiên cứu nói trên, đã trực tiếp hoặc gián tiếp ở các mức độ và khía cạnh khác nhau, đã thể hiện tƣ tƣởng triết học thâm sâu của Phật giáo và ảnh hƣởng của nó đến đạo đức của ngƣời Việt Nam. Do đó,trong giai đoạn hiện nay việc đánh giá những ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo để có thể đƣa ra đƣợc một số khuyến nghị nhằm phát huy những ảnh hƣởng tích cực và hạn chế những ảnh hƣởng 5
  12. tiêu cực của tƣ tƣởng triết học này trong đạo đức của ngƣời Việt Nam hiện nay là một việc làm hết sức có ý nghĩa. Tuy nhiên, việc làm rõ sự ảnh hƣởng của Phật giáo nói chung và nhân sinh quan Phật giáo nói riêng đối với đạo đức của ngƣời Việt Nam hiện nay thì còn chƣa nhiều. Vì vậy, khóa luận có nhiệm vụ là trên cơ sở tiếp thu những kết quả của các công trình nghiên cứu đi trƣớc để đánh giá đƣợc sự ảnh hƣởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con ngƣời Việt Nam hiện nay”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Khóa luận làm rõ ảnh hƣởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức của ngƣời Việt Nam hiện nay; từ đó đƣa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy những ảnh hƣởng tích cực và hạn chế những ảnh hƣởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức của ngƣời Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu “Để đạt đƣợc mục đích trên khóa luận có nhiệm vụ: - Khái quát một số vấn đề lý luận chung về Phật giáo và nhân sinh quan Phật giáo. - Nghiên cứu ảnh hƣởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đạo đức của ngƣời Việt trên các lĩnh vực: Ý thức đạo đức; hành vi đạo đức; quan hệ đạo đức. - Đƣa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy ảnh hƣởng tích cực và hạn chế những ảnh hƣởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con ngƣời Việt Nam hiện nay”. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hƣởng của nó đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay. 6
  13. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nhân sinh quan Phật giáo từ khi du nhập vào Việt Nam đến nay.. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp luận: Khóa luận sử dụng phƣơng pháp luận chung của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin. Đồng thời, khoá luận còn sử dụng các phƣơng pháp: logic - lịch sử, phƣơng pháp phân tích - tổng hợp, khái quát hóa, trừu tƣợng hóa, so sánh,… 6. Ý nghĩa của khóa luận - Khoá luận có thể làm tài liệu cho các bạn sinh viên và nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về Phật giáo ở Việt Nam hiện nay. - Khoá luận cũng có thể sử dụng trong nghiên cứu giảng dạy về Phật giáo. - Khoá luận cũng góp phần làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách về tôn giáo, văn hoá, xã hội. 7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận bao gồm 3 chƣơng, với 7 tiết. - Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận chung về nhân sinh quan Phật giáo - Chƣơng 2: Những ảnh hƣởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức của ngƣời Việt Nam hiện nay - Chƣơng 3: Một số khuyến nghị để phát huy tính tích cực và hạn chế những tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo trong đạo đức của ngƣời Việt Nam hiện nay 7
  14. CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO 1.1. Khái quát về sự ra đời Phật giáo 1.1.1. Sự hình thành và phát triển Phật giáo Đạo Phật “đƣợc hình thành vào khoảng thế kỷ thứ VI (TCN) ở Ấn Độ, ngƣời sáng lập là thái tử Sidharta, ngƣời đời sau gọi là đức Phật. Chúng ta ngày nay thƣờng gọi Ngài là Đức Phật, hoặc Đức Phật Cồ-đàm”. “Đức Phật sống vào khoảng 25 thế kỷ trƣớc tại vùng Bắc Ấn độ. Ngài sinh ra là một vị hoàng tử của vƣơng quốc Thích-ca (Sakya) tại vùng chân núi Hy mã lạp sơn, nay thuộc nƣớc Nepal. Ngài sống cuộc sống trong nhung lụa, có một thời niên thiếu cao sang và đã kết hôn với công chúa Da-du-đà- la (Yasodhara), và có một ngƣời con trai tên là La-hầu-la (Rahula). Nhƣng, bản thân Đức Phật lại không hề muốn sống cuộc sống cuộc sống nhung lụa kế vị vua cha mà ngƣợc lại, ngài rời bỏ hoàng cung theo các nhà tƣ tƣởng học tập, cuối cùng Thích Ca tự mình sáng lập học thuyết và đã đƣợc truyền bá khắp nơi sau đó đƣợc phát triển thành một tôn giáo lớn trên thế giới”. “Một ngày nọ Ngài đánh xe ngựa dạo chơi trên đƣờng phố, Ngài đã nhìn thấy những cảnh vật làm thay đổi cách suy nghĩ của Ngài. Ngài thấy một cụ già run rẩy, một ngƣời bệnh rên siết và một tử thi sình thối. Những cảnh tƣợng này đã khiến chô Đức Phật phải suy nghĩ rất nhiều và quyết tâm tìm ra đƣợc cách để giúp cho toàn nhân loại thoát khỏi những khổ đau của đời sống đem lại, để con ngƣời thoát khỏi hoạn khổ đau”. “Lúc 29 tuổi, Sĩ-đạt-đa rời hoàng cung, rời xa gia đình và vợ con, bỏ lại cả vƣơng quốc của mình để gia nhập sống đời sống của một đạo sĩ khất thực trong 6 năm, để đi tìm con đƣờng diệt khổ cho cuộc đời con ngƣời. Vào đêm trăng rằm tháng Tƣ, khi ngồi thiền dƣới cội cây Bồ đề ở Gaya, Ngài tìm đƣợc lời giải đáp và giác ngộ. Lúc đó, Ngài đƣợc 35 tuổi. Đấng Giác Ngộ giờ đây đƣợc gọi là Đức Phật”. “Trong cả cuộc đời hoằng hóa, dù phải đối phó với bao nhiêu trở ngại, Đức Phật lúc nào cũng giữ một phong thái an nhiên tự tại, và ngay cả trong giờ phút lâm chung, Ngài vẫn bình thản cho dù thân xác đã suy kiệt. Ngay trong giờ phút cuối cùng đó, Ngài vẫn tiếp tục giảng dạy và khuyên bảo các 8
  15. đệ tử để họ tiếp tục tu tập theo giáo pháp của Ngài: “Nầy các tỳ kheo, Như Lai khuyên quý vị rằng mọi pháp hữu vi đều vô thường, quý vị hãy tinh tấn với chánh niệm”. Đó là những lời cuối cùng của đức Phật, và Ngài nhập diệt vào năm 80 tuổi, trong năm 543 trƣớc Công Nguyên”. “Sự ra đời của Phật giáo cách đây hơn hai nghìn năm trăm năm là một cuộc cách mạng trong xã hội Ấn Độ cổ đại bởi vì đạo Phật đã xóa bỏ đi những thể chế giai cấp truyền thống, những tín ngƣỡng lỗi thời và những quan điểm triết học thịnh hành để hình thành nên một tín ngƣỡng có thể đƣợc gọi là tinh thần khoa học và lý trí. Kể từ đó trở đi Phật giáo đã lan truyền khắp các nƣớc Á Châu và có ảnh hƣởng rất lớn đến những nét truyền thống, văn hóa, phong tục của ngƣời dân bản địa các khu vực mà nó đến”. 1.1.2. Quá trình du nhập, phát triển Phật giáo ở Việt Nam Đến ngày nay, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam chƣa thống nhất đƣợc với nhau về thời điểm Phật giáo du nhập vào Việt Nam. Có ý kiến cho rằng từ những thế kỷ trƣớc công nguyên, nhiều thuyền buôn Ấn Độ đã cập bến nƣớc ta, các thƣơng nhân của Ấn Độ đã mang theo nền văn hóa Ấn Độ đến Việt Nam. Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, Phật giáo đƣợc du nhập vào nƣớc ta khoảng thế kỷ II sau công nguyên. Theo nhiều nhà nghiên cứu, Việt Nam đã tiếp thu Phật giáo từ Ấn Độ, Trung Hoa và một số ít từ Campuchia. Từ khoảng thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ V đã có rất nhiều nhà sƣ Ấn Độ và Trung Quốc cùng vào Việt Nam để truyền đạo nhƣ Mahakyvuc, Khƣudala, Mâu Bác Cƣ sĩ. Ở thế kỷ thứ III có Khƣơng Tăng Hội và Chi Lƣơng Cƣơng ngƣời Ấn Độ, thế kỷ thứ IV có Du Pháp Lan, Du Đạo Toái ngƣời Trung Quốc, thế kỷ thứ V có Đàm Hoằng. Ở thời kỳ này cũng có một số nhà sƣ Việt Nam danh tiếng nhƣ Huệ Thắng, Thích Đạo Thiền. Quá trình truyền đạo này đã hình thành nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu. Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, từ thế kỷ VI đến thế kỷ X vẫn đƣợc xem đây là giai đoạn truyền giáo. Tuy nhiên trong giai đoạn này, ảnh hƣởng của các nhà truyền giáo Ấn Độ đã giảm và các nhà truyền giáo Trung Quốc tăng lên và đặc biệt hơn là còn du nhập các phái thiền của Trung Quốc vào Việt Nam. Trong mƣời thế kỷ đầu truyền bá vào Việt Nam, mặc dù trong hoàn cảnh đất nƣớc bị xâm lăng đô hộ nhƣng Phật giáo vẫn tạo ra sức ảnh hƣởng và phát triển trong nhân dân và có 9
  16. những chuẩn bị cho sự phát triển mới trong giai đoạn đất nƣớc độc lập, tự chủ. Đến thế kỷ X, khi nƣớc ta đã giành đƣợc quyền tự chủ, trong thời kỳ này Phật giáo bắt đầu phát triển hƣng thịnh và có những đóng góp tích cực cho sự phát triển đất nƣớc. Năm 971, vua Đinh Tiên Hoàng định ra phẩm trật tăng già và ban chức cho tăng sĩ. Vua Đại Hành sau khi hòa với nhà Tống đã sai sứ sang triều cống Trung Hoa và xin thỉnh kinh Phật đem về truyền bá. Nhiều thiền sƣ nhƣ Thiền sƣ Pháp Thuận, Thiền sƣ Vạn Hạnh đã đƣợc vua Lê Đại Hành mời tham gia vào chính sự, góp phần to lớn vào sự hƣng thịnh của đất nƣớc. Triều Lý, triều đại đƣợc xem là triều đại Phật giáo đầu tiên trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Lý Thái Tổ vị vua đầu tiên sáng lập nên nhà Lý là ngƣời xuất thân từ cửa Phật, đƣợc nuôi dƣỡng và trƣởng thành ở chốn thiền môn. Mọi công việc lớn nhỏ của nhà nƣớc trong giai đoạn này đều có sự đóng gớp ý tƣởng của các vị thiền sƣ. Triều đình lúc này đã cử sứ thần sang Trung Quốc thỉnh kinh và khuyến khích việc xuất gia tu hành . Phật giáo đƣợc trọng dụng nên phát triển rất nhanh, chùa Phật đƣợc xây dựng ở hầu khắp các làng xã và trở thành trung tâm tôn giáo lớn nhất ở nông thôn miền Bắc lúc bấy giờ. Có thể nói, hơn 200 năm dƣới triều đại nhà Lý Phật giáo đã chiếm vị trí độc tôn và có những ảnh hƣởng mạnh mẽ đến mọi phƣơng diện của đời sống xã hội Đại Việt. Sang đến thời nhà Trần, bộ máy hành chính nhà nƣớc đã dần đƣợc xây dựng và hoàn chỉnh hơn. Nho giáo lúc này dần chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần và tổ chức xã hội. Nhƣng Phật giáo thời Trần đến giữa thế kỷ XIV vẫn giữ đƣợc sự hƣng thịnh của nó. Các vua đời nhà Trần ý thức đƣợc rõ vai trò của Nho giáo và Phật giáo đối với xã hội. Trải qua quá trình du nhập và phát triển đến thời Trần, Phật giáo ở Việt Nam đã có sự góp mặt của ba thiền phái từ Ấn Độ và Trung Quốc là Tỳ Ni Đa Lƣu chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đƣờng. Các tăng sĩ đời Trần đã không còn trực tiếp đóng góp vào sự nghiệp chính trị nhƣ trƣớc nữa, nhƣng Phật giáo vẫn là một yếu tố quan trọng để liên kết nhân tâm và cố kết cộng đồng. Ở thời kỳ này rất nhiều chùa pháp quy mô to lớn hoặc kiến trúc độc đáo đã đƣợc xây dựng, Phật giáo thời Trần đã có sự phát triển đến cực thịnh. 10
  17. Từ giữa thế kỷ XIV, cùng với sự suy vi của triều đại nhà Trần, Phật giáo cũng dần mất đi tính nhập thế tích cực và ngày càng suy vong. Bảy năm dƣới triều đại nhà Hồ, Phật giáo suy vi một cách nhanh chóng. Quân Minh sang xâm lƣợc nƣớc ta mƣợn cớ là muốn khôi phục nhà Trần và đặt chế độ cai trị hà khắc, với âm mƣu Hán hóa văn hóa Đại Việt, quân Minh đã tịch thu và đốt hết sách vở trong đó có kinh sách nhà Phật, chùa chiền bị đốt phá, sƣ tăng bị giết hại. Đến thời hậu Lê, ở nƣớc ta xuất hiện thêm hai phái thiền là Thiền Tào Động ở Đàng Ngoài và Thiền Lâm Tế ở Đàng Trong. Thời Minh Mạng và Thiều Thị bắt đầu có sự khởi sắc trùng tu những ngôi chùa và Tổ đình quan trọng, nhƣng trong nhân dân thì ảnh hƣởng của Phật giáo không còn sâu đậm nhƣ trƣớc nữa. Thời vua Tự Đức nƣớc ta rơi vào vòng đô hộ của Pháp, Phật giáo lúc này lại càng suy vy hơn. Dƣới sự cai trị của nhà Nguyễn cả trƣớc và sau khi Pháp xâm lƣợc, Phật giáo tiếp tục suy tàn. Những năm 30 của thế kỷ XX, một sô nhà tu hành và một số nhân sĩ, trí thức Phật giáo đã đứng ra vận động phong trào “Chấn hƣng Phật giáo”, kể từ đó Phật giáo đã có sự khởi sắc hơn. Một bộ phận Phật giáo đi vào hoạt động có tổ chức, một số cơ sở đào tạo tăng tài lần lƣợt ra đời nhƣ An Nam Phật học hội, Hội Phật học Bắc Kỳ,… Thời kỳ Mỹ - Diệm, Phật giáo ở hai miền có sự khác biệt nhất định. Ở miền Bắc, Phật giáo đƣợc quy tụ trong một tổ chức duy nhất là “Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam” sinh hoạt tín ngƣỡng gắn với các hoạt động yêu nƣớc, gắn bó với dân tộc. Ở miền Nam, do tình hình chính trị phức tạp, Phật giáo bị phân rã theo nhiều xu hƣớng chính trị khác nhau và hình thành nên 14 hệ phái. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nƣớc hòa bình, hai miền Bắc Nam thu về một mối đã tạo điều kiện cho các hệ phái Phật giáo thống nhất. Tháng 11/1981, Đại hội đại biểu thống nhất Phật giáo đã đƣợc tổ chức tại Hà Nội. Đại hội đã lập ra Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông qua hiến chƣơng, chƣơng trình hành động và bầu ra cơ quan lãnh đạo. Đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã trải qua sáu kỳ Đại hội và không ngừng trƣởng thành và phát triển. 11
  18. Đánh giá khái quát quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam chúng ta có thể rút ra đƣợc một số nhận xét sau: Thứ nhất, Phật giáo vào Việt Nam bằng con đƣờng dân dã và mang tính tự phát thông qua các thƣơng nhân Ấn Độ và các nhà truyền giáo Trung Quốc. Khác với đạo Công giáo, Phật giáo vào Việt Nam hoàn toàn mang tính tự phát. Công lao đầu tiên của việc Phật giáo du nhập vào Việt Nam phải kể đến vai trò của các thƣơng nhân Ấn Độ. Từ những năm đầu công nguyên ngƣời Ấn Độ đã đi buôn bán với nhiều nƣớc trong vùng Địa Trung Hải, Trung Đông, Đế quốc La Mã. Họ đi nhiều nơi để tìm nguồn nguyên liệu và hàng hóa, chính trong quá trình đó họ đã tới Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Họ đến Việt Nam mang theo: y thuật, phong tục tập quán và sinh hoạt tôn giáo của ngƣời Ấn Độ. Những đặc điểm văn hóa này đã có những ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân bản địa Việt Nam. Họ đã đem Phật giáo đến Việt Nam một cách tự phát và không có chủ đích. Thứ hai, Phật giáo vào Việt Nam chủ yếu bằng con đƣờng hòa bình và ít gây ra xung đột với văn hóa bản địa. Phật giáo xâm nhập vào cuộc sống tinh thần ngƣời Việt Nam một cách rất tự nhiên. Ngay từ buổi đầu mới du nhập, Phật giáo đã nhanh chóng đƣợc ngƣời Việt Nam đón nhận mà hầu nhƣ không gặp phải bất kỳ một trở ngại nào. Nó còn đƣợc tiếp nhận một cách nhanh chóng vì bản thân nó có rất nhiều điểm phù hợp với hệ thống tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Việt. Ngƣời Việt thời kỳ này tin tƣởng có ông trời trên cao nhìn thấu mọi việc ở trần thế, trừng phạt kẻ ác và giúp đỡ ngƣời thiện. Bên cạnh đó họ còn có tin tƣởng vào các thế lực siêu nhiên có ảnh hƣởng lớn đến con ngƣời, đó là các vị thần tự nhiên và các Mẫu trong tự nhiên chi phối đến đời sống của con ngƣời và cũng với những mong muốn ngƣời tốt đƣợc báo đáp, kẻ ác phải đền tội… Trong bối cảnh xã hội, văn hoá, tín ngƣỡng đó, Phật giáo với thuyết Nhân quả nghiệp báo, luân hồi, với những quan niệm công đức,… những lý thuyết này rất phù hợp với tín ngƣỡng của ngƣời Việt nên đã đƣợc tiếp nhận nhanh chóng. Đồng thời, trong hoàn cảnh đất nƣớc bị đô hộ bởi thế lực ngoại bang, ngƣời Việt đã tìm thấy ở Phật giáo một nền tảng tƣ tƣởng để củng cố bản sắc dân tộc, khi phản kháng không tiếp thu tƣ tƣởng của kẻ thống trị đƣa vào trong quá trình đô hộ. 12
  19. Với thái độ khoan dung, mềm dẻo, linh hoạt nên quá trình truyền bá Phật giáo vào Việt Nam nhìn chung không gây ra những xung đột về văn hóa và tôn giáo. Phật giáo còn chấp nhận chung sống và hòa đồng một cách tích cực với hệ thống tôn giáo và tín ngƣỡng dân gian bản địa. Vào Việt Nam, Phật giáo không những không loại trừ hệ thống tín ngƣỡng dân gian bản địa mà còn dung nạp nó, làm phong phú thêm giá trị của bản thân. Với phƣơng châm “hoằng hóa tùy duyên phƣơng tiện”, Phật giáo là một tôn giáo khá linh hoạt và thích ứng nhanh với các điều kiện nơi mà nó dừng chân đến. Chính vì vậy, vào Việt Nam Phật giáo đã không gây nên những xáo trộn về mặt văn hóa. Nó đã nhanh chóng hòa đồng, bén rễ trong lòng dân tộc và chiếm tình cảm của ngƣời Việt Nam. Thứ ba, trong quá trình du nhập và phát triển, Phật giáo luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc và góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc, góp phần to lớn vào việc hình thành bản sắc văn hóa của Việt Nam. Đây cũng là điểm riêng biệt ở Phật giáo Việt Nam, khi những giáo lý của Phật giáo đƣợc hiện thực hoá trong đời sống, đƣợc nhân dân vận dụng vào công cuộc dựng nƣớc và giữ nƣớc. Điển hình nhất của quan điểm này phải kể đến Phật giáo thời Lý, Trần trong lịch sử Việt Nam. 1.2. Nhân sinh quan Phật giáo 1.2.1. Nhân sinh quan Phật giáo trong tư tưởng triết học Phật giáo Ph.Ăngghen đã nói: “Nhưng tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ảnh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lương ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”[17, tr 176]. Đây có nghĩa là, tôn giáo do con ngƣời sáng tạo ra và tôn giáo không sáng tạo ra con ngƣời song bên cạnh đó nó lại có những ảnh hƣởng rất lớn đến rất nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống con ngƣời. Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, đã đƣợc truyền bá và ảnh hƣởng tới rất nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới nhƣ: Xiry, Ai Cập, Thái Lan, Việt nam, Trung Quốc, Mianma và một phần các quốc gia Anh, Đức, Pháp,…và nó đã nhanh chóng trở thành tôn giáo có tính ảnh hƣởng lớn trên thế giới. 13
  20. “Đức Phật đã đƣợc chứng kiến những nỗi khổ cực của cuộc sống con ngƣời trong xã hội. Qua thời gian học đạo, Đức Phật đã nhìn thấy những con đƣờng sai lầm của cuộc sống vật chất con ngƣời. Đức Phật cho rằng, cuộc sống dù giàu sang đến đâu cũng chỉ là tầm thƣờng, còn cuộc đời tu hành khổ hạnh thì tăm tối, mà chỉ có con đƣờng trung đạo thì mới là con đƣờng đúng đắn cho con ngƣời. Từ đó, với những suy tƣ sâu thẳm, Đức Phật đã giác ngộ đƣợc chân lý. Ngƣời đã chỉ ra đƣợc nguồn gốc sinh ra nỗi khổ của con ngƣời và những để giúp con ngƣời giải thoát khỏi nỗi đau khổ đó. Với tƣ cách là một tôn giáo, Phật giáo đã xoa dịu đi những nỗi khổ đau của con ngƣời phải gánh chịu trong xã hội có sự phân chia đẳng cấp vô cùng khắc nghiệt nhƣ ở Ấn Độ cổ đại và cả các quốc gia khác trên thế giới. Bao trùm lên đó, là nhân sinh quan từ bi của đạo Phật”. “Giáo lý của đạo Phật là hệ thống các quan niệm về nhận thức luận, thế giới quan và nhân sinh quan có hệ thống kết cấu rất chặt chẽ. Mục đích chủ yếu của Phật giáo đó là thoát khổ, là giải phóng con ngƣời, mang giá trị nhân sinh sâu sắc. Nhân sinh quan Phật giáo cũng đƣợc đƣợc bắt nguồn từ thế giới quan. Phật Thích Ca Mâu Ni đã nhìn thấy rõ đƣợc những nỗi khổ đau của con ngƣời và có những triết lí để giải thoát con ngƣời khỏi những nỗi khổ đau của cuộc đời. Những tƣ tƣởng triết học phƣơng Đông thiên về nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức, tôn giáo, đặc biệt là vấn đề con ngƣời hơn là việc tìm hiểu giới tự nhiên. Triết học phƣơng Đông nghiên cứu thế giới để làm sáng tỏ con ngƣời, vạch ra nguyên tắc ứng xử, giải quyết các mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, chú ý đến đời sống tâm linh mà ít quan tâm đến mặt sinh vật của con ngƣời. Mục đích nhận thức thế giới của triết học đều nhằm phục vụ cho đời sống của con ngƣời và xã hội. Còn triết học phƣơng Tây chú trọng nghiên cứu thế giới, tìm hiểu giới tự nhiên, xây dựng nên các học thuyết, các phạm trù v.v... Cũng nhƣ nhiều trào lƣu tƣ tƣởng triết học phƣơng Đông, Phật giáo đề cao và nhấn mạnh vấn đề nhân sinh. Đây cũng là một trong những đặc điểm cơ bản khác biệt của triết học phƣơng Đông so với phƣơng Tây. Điều này góp phần vào việc lý giải vì sao mặt vũ trụ quan của thế giới quan của Phật giáo, nhất là Phật giáo nguyên thủy, hơi mờ nhạt, trong khi nội dung nhân sinh quan lại khá rõ ràng và mang tính nổi trội”. 14
nguon tai.lieu . vn