Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU ^ VIỆN NGÔN NGỮ - VĂN HÓA - QUAN HỆ QUỐC TẾ BARIA VU N GTAU U N IVERSITY C a p Sa i n t Ja c q u e s KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN ’ SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ Kh á c b i ệ t Trình độ đào tạo: Đại học Chính quy Ngành: Đông Phương học Chuyên Ngành: Ngôn ngữ Nhật Bản Giảng viên hướng dẫn: TS Lương Minh Chung Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Ánh MSSV: 13030563 Lớp: DH13NB Vũng Tàu, ngày 4 tháng 7 năm 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề tài khóa luận “Âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản - Sự tương đồng và khác biệt” là do chính tôi thực hiện. Các thông tin, dữ liệu thu thập được và kết quả phân tích trong đề tài đều trung thực, không trùng với bất kì đề tài nghiên cứu nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với lời cam đoan trên. Sinh viên Lê Ngọc Ánh
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhờ những kiến thức và sự động viên trong suốt quá trình học tập trên giảng đường đại học, em đã sẵn sàng hành trang để bước vào con đường riêng của mình. Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời tri ân sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Đông phương học, đặc biệt là thầy Lương Minh Chung đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em giải quyết những khó khăn trong quá trình làm khóa luận này. Trong quá trình hoàn thành khóa luận, do kiến thức còn nhiều hạn chế và có nhiều điểm thiếu sót nên quý thầy cô có kiến đóng góp để em có thể khắc phục. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Lê Ngọc Ánh
  4. DANH MỤC HÌNH Ả N H .................................................................................iii LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tà i................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứ u...........................................................................4 3. Lịch sử nghiên cứ u ..............................................................................4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................... 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................... 6 6. Phương pháp nghiên cứ u.....................................................................6 7. Các kết quả đạt được............................................................................ 6 8. Cấu trúc của khóa luận.........................................................................7 CHƯƠNG 1: NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN............................................. 8 1.2. Giá trị nội dung..............................................................................10 1.2.1. Tình yêu thiên nhiên..................................................................... 10 1.2.2. Tình yêu con người và cuộc sống..................................................14 1.2.3. Tình yêu quê hương đất nước........................................................ 19 1.3. Giá trị nghệ thuật............................................................................25 1.3.1. Giai điệu....................................................................................... 25 1.3.2. Nghệ thuật biểu diễn..................................................................... 28 1.4. Vai trò của âm nhạc truyền thống trong đời sống tinh thần của người Việt Nam - Nhật Bản............................................................................. 30 1.4.1. Hướng về giá trị chân - thiện - m ỹ ............................................... 30 1.4.2. Khát vọng tự do, bình đẳng...........................................................35 CHƯƠNG 2: NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG TRONG ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN........................................... 39
  5. 2.1. Tính chất dân gian.......................................................................... 39 2.2. Tính chất cổ điển............................................................................ 44 2.2.1. Quá trình phát triển của Gagaku và Nhã nhạc cung đình H uế 45 2.2.2. Các thể loại nhạc trong Gagaku và Nhã nhạc cung đình H uế..... 50 2.3. Tính chất giao lưu và khu vực........................................................ 56 2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Koto và đàn tranh........... 56 2.3.2. Hình thức cấu tạo và kỹ thuật chơi đàn....................................... 61 CHƯƠNG 3: NHỮNG KHÁC BIỆT TRONG ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - NHẬT BẢ N ...............................................................67 3.1. Những khác biệt về lịch sử hình thành của âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản............................................................................. 67 3.2. Những khác biệt về tôn giáo, tín ngưỡng trong âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản............................................................................. 70 KẾT LUẬN..........................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 81
  6. Hình 2.1. Vũ công biểu diễn trên nền nhạc Ecchu Owara Bushi.....................1 Hình 2.2. Ca sĩ trình diễn bài dân ca Yasugi Bushi kết hợp với m úa..............1 Hình 2.3. Hình ảnh lồng đèn cá chép tượng trưng cho ngày Tết trẻ em ở Nhật Bản.................................................................................................................. 1 Hình 2.4. Ca trù Việt Nam.............................................................................. 1 Hình 2.5. Đội Nữ Nhạc cung đình đầu thế kỷ XIX........................................ 1 Hình 2.6. Dàn nhạc công biểu diễn Gagaku trên sân khấu cùng với khí nhạc tại Hội trường Trung tâm Hội nghị quận Meguro, Tokyo, 2017....................1 Hình 2.7. Bugaku - một trong các thể loại diễn xướng của Gagaku................1 Hình 2.8. Bản nhạc Saibara kết hợp với điệu múa Batto................................. 1 Hình 2.9. Dàn đại nhạc của Nhã nhạc cung đình vào những năm 6 0 ............. 1 Hình 2.10. Đội tiểu nhạc của Nhã nhạc cung đình Huế biểu diễn tại cung Diên Thọ của Hoàng Hậu Nam Phương năm 1937........................................ 1 Hình 2.11. Long vĩ và dây đàn Koto...............................................................1 Hình 2.12. Cấu tạo của đàn tranh Việt N am .................................................. 1 Hình 2.13. Tay khảy đàn phái Ikuta (trái) và phái Yamada (phải)................ 1 Hình 3.1. Nhà sư Fuke và đàn Biwa................................................................ 1 Hình 3.2. Hò chèo ghe Bạc Liêu...................................................................... 1
  7. 1. Lý do chọn đề tài A. Tầm quan trọng của đề tài Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 19731, Nhật Bản luôn dành cho Việt Nam sự hỗ trợ ưu ái trong hợp tác kinh tế, chính trị, đào tạo nguồn nhân lực. Quan hệ Việt - Nhật ngày càng được mở rộng, phát triển trên mọi lĩnh vực. Vì thế, việc tìm hiểu về đất nước, con ngư Bản giúp chúng ta có kinh nghiệm quý báu trong quá trình phát triển. Đặc biệt là ngôn ngữ và nghệ thuật. Việc giao thoa giữa hai nước về văn hóa - nghệ thuật như chiếc cầu kết nối mối ngoại giao giữa hai nước. Sự hiểu biết về âm nhạc truyền thống hai nước sẽ góp phần bồi dưỡng vốn văn hóa làm thỏa mãn nhu cầu của con người trong bối cảnh giao lưu kinh tế - văn hóa toàn cầu. Âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi con người. Âm nhạc gắn liền mọi khoảnh khắc, mọi giai đoạn của đời người, từ lúc chào đời đến khi giã từ cuộc sống. Đó là những khúc hát ru thuở ban đầu, những bài đồng dao khi khôn lớn, những bài hát giao duyên, tỏ tình khi trưởng thành, những bài ca sinh hoạt, xuất trận, những bài hát trong lao động học tập và khúc hát tiễn đưa con người trở về với cát bụi. Âm nhạc luôn là nguồn sống hạnh phúc cho tất cả mọi người. Không có âm nhạc, thế giới thực sự rất buồn tẻ. Âm nhạc luôn gắn với con người ở mọi nơi. Cho dù học tập hay làm việc mệt mỏi chỉ cần nghe hay hát theo đoạn nhạc vui tươi sẽ xua tan đi mọi mệt mỏi. Nó còn là phương tiện truyền tải cảm xúc một cách trọn vẹn, giúp chúng ta cảm nhận được từng ngõ ngách 1 Ngày 21 tháng 9 năm 1973, ông Võ Văn Sung - Đại sứ Việt Nam tại Pháp, người đã thay mặt Chính phủ Việt Nam cùng với Đại sứ Nhật Bản tại Pháp là ông Yoshihiro Nakayama ký và trao đổi thư chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Nhật Bản Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử quan hệ hai nước.
  8. sâu thẳm nhất của tâm hồn. Nếu nói đến âm nhạc truyền thống, chắc hẳn giới trẻ hiện nay ít có hứng thú với nó. Truyền thống âm nhạc cũng có nét đặc sắc riêng và không phải ai cũng hiểu hết được mọi giá trị của nó. Đặc biệt là nền âm nhạc rất phong phú của Việt Nam và Nhật Bản. Khóa luận này giúp các bạn trẻ hiểu sâu hơn về âm nhạc truyền thống của dân tộc Việt Nam cũng như học hỏi cái hay, cái hấp dẫn của nền âm nhạc truyền thống của đất nước Nhật Bản. Từ đó chúng ta có thể tìm hiểu nền âm nhạc giữa hai nước có những điểm tương đồng và khác biệt như thế nào, nhằm góp phần bổ trợ cho khối lượng kiến thức về ngôn ngữ của chuyên ngành ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản. B. Ý nghĩa của khóa luận Đối với mỗi quốc gia, khi mà nhiều lĩnh vực của đời sống và khoa học kỹ thuật đang mang trong nó những giá trị mang tính toàn cầu, thì văn hóa chính là “tấm căn cước” khẳng định những nét đặc trưng riêng vốn có của quốc gia đó và để giao lưu với các quốc gia khác. Là một thành tố quan trọng cấu thành văn hóa, âm nhạc dân tộc cổ truyền với những giá trị nhân văn mang tính bản sắc của một dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa. Âm nhạc dân tộc truyền thống ra đời và tồn tại như một yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa dân gian của thế giới nói chung và các nước châu Á nói riêng. Âm nhạc dân tộc gắn bó với mỗi con người từ thuở lọt lòng, trong những câu hát được truyền từ đời này sang đời khác. Âm nhạc dân tộc cổ truyền là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của nền âm nhạc mới.
  9. C. Lý do chọn khóa luận Trên thực tế, ngôn từ của những ca khúc nhạc trẻ hiện nay khá dễ hiểu, thị trường âm nhạchiện tại chỉ dựa vào các cung bậc cảm xúc của một bộ phận giới trẻ nên được nhiều người đón nhận. Phần lớn sinh viên hiện nay cũng không còn hứng thú với các loại hình âm nhạc truyền thống kể cả ở Việt Nam và Nhật Bản. Âm nhạc truyền thống là cái hồn của dân tộc, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập hiện nay, thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, những nét đặc trưng truyền thống mang bản sắc dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Kể từ thời kì Đổi mới2, nền âm nhạc đã bị chi phối bởi nền kinh tế thị trường. Thói quen nghe nhạc của giới trẻ ngày nay đang có xu hướng chạy theo trào lưu, không quan tâm nhiều đến giá trị bản sắc dân tộc. Việc “nhập cư” của các th nhac hiện đại vào thị trường âm nhạc ngày càng mạnh, phát triển không ngừng. Đó là nguyên nhân làm cho nền âm nhạc truyền thống ngày càng bị rơi vào lãng quên. Âm nhạc dân tộc vẫn được lưu giữ và phát triển trong dân gian bằng các phương pháp truyền miệng, truyền nghề bởi các nghệ nhân. Âm nhạc dân tộc được bảo tồn bởi các nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp ở các đoàn ca múa nhạc dân tộc, các viện nghiên cứu, các khoa âm nhạc tại các trường sư phạm... “Tuy nhiên, công việc gìn giữ, bảo tồn âm nhạc dân tộc trong cơ chế thị trường hiện nay là cực kỳ khó khăn”[91]. Đặc biệt trên nhiều phương diện như trình độ chuyên môn, sự tâm huyết, gắn bó với âm nhạc truyền thống và cuối cùng là vấn đề kinh phí. Mặt khác, âm nhạc dân tộc chúng ta luôn luôn có tính dị bản, do lưu truyền bằng phương thức truyền miệng, làn điệu không có tác giả, tác phẩm cụ thể. Lối kí âm trong nhạc dân 2 Đổi Mới là một chương trình cải cách kinh tế và một số mặt xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khở niên 1980. Chính sách Đổi Mới được chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sảng Việt Nam lần VI năm 1986
  10. tộc đến nay vẫn làm sản sinh ra các ca khúc, ca từ mới. Hơn nữa, chúng ta chưa khai thác hết ý nghĩa của các bài nhạc dân tộc. Đây cũng chính là lý do mà tôi muốn tìm hiểu để góp phần giữ gìn bản sắc, văn hóa của dân tộc. 2. Mục đích nghiên cứu Khóa luận này giúp cho không chỉ riêng sinh viên mà còn toàn bộ thế hệ trẻ nắm bắt được cái hay, cái đẹp của hai nền văn hóa âm nhạc truyền thống Việt Nam và Nhật Bản, từ đó có ý thức gìn giữ, quảng bá nhằm thắt chặt mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Khóa luận giúp cho người đọc hiểu được khái niệm đơn giản về âm nhạc truyền thống, những nét đặc trưng tiêu biểu của âm nhạc truyền thống, hiểu được sự tác động của âm nhạc truyền thống vào đời sống con người từ xưa đến nay. Khóa luận này cũng giúp người đọc hiểu tầm quan trọng của những giá trị nhân văn của âm nhạc cổ truyền, đồng thời góp phần bổ trợ thêm một vài nội dung nghiên cứu học tập cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản, cũng như sự cần thiết của âm nhạc truyền thống trong đời sống hiện đại. 3. Lịch sử nghiên cứu Trong thời đại hiện nay, rất dễ có thể tìm ra các bài nghiên cứu về âm nhạc truyền thống không chỉ riêng về Việt Nam mà còn có cả Nhật Bản. Nhưng vẫn chưa tìm được chủ đề so sánh về âm nhạc truyền thống của Việt Nam và Nhật Bản. Tại Việt Nam, Cố Giáo sư Trần Văn Khê - nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam. Ông đã có công quảng bá nền âm nhạc Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung ra thế giới. Ông đã đưa hình ảnh của chiếc đàn tranh Việt Nam và đàn Koto Nhật Bản tái
  11. hiện lại nhiều làn điệu dân ca độc đáo. Để từ đó, người thưởng thức có thể hiểu rõ nét riêng mà hai loại đàn này mang lại. Trần Văn Khê là người đã đưa âm nhạc Việt Nam và Nhật Bản lại gần nhau. Sau Duy tân Minh Trị (1866-1869), âm nhạc phương Tây đã du nhập vào Nhật Bản và sớm trở nên nổi tiếng ở Nhật. Hai thể loại âm nhạc được phát triển trong thời kỳ này là shoka được sáng tác để mang âm nhạc phương Tây vào trường học,gunka là hành khúc kết hợp với vài yếu tố của nước Nhật Bản. Tuy nhiên, ở Việt Nam dường như chưa có nghiên cứu nào nói về việc so sánh nền âm nhạc truyền thống giữa Việt Nam và Nhật Bản có điểm gì giống và khác nhau. Do đó, dựa trên cơ sở các nghiên cứu của nước ngoài lẫn trong nước, chúng tôi mong rằng khóa luận “Âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản - Sự tương đồng và khác biệt" sẽ góp một phần nhỏ cho nền âm nhạc của nước nhà, cũng như tác dụng giáo dục đối với giới trẻ về những văn hóa truyền thống của đất nước mình và các nước khác. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên đối tượng là âm nhạc truyền thống của Việt Nam và Nhật Bản. Trên cơ sở đó, chúng tôi phân tích về nội dung và hình thức nghệ thuật, chỉ ra những tương đồng và khác biệt, những giá trị đặc sắc của âm nhạc truyền thống. Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi giới hạn vấn đề nghiêm cứu trong phạm vi sau: - Phạm vi thời gian: chúng tôi tìm hiểu khóa luận này trong 16 tuần. - Phạm vi không gian: âm nhạc truyền thống Việt Nam, âm nhạc truyền thống Nhật Bản, các nhạc cụ điển hình.
  12. - Phạm vi nội dung: khóa luận tập trung vào những điểm đặc sắc trong âm nhạc truyền thống Việt Nam và Nhật Bản, các bản nhạc hay hình ảnh có trong khóa luận làm dẫn chứng để người đọc hiểu hơn về âm nhạc truyền thống và các nhạc cụ đặc trưng. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của hai nền âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản, chúng tôi chỉ ra những giá trị cơ bản về mặt nội dung, cũng như những tương đồng và khác biệt về mặt nghệ thuật. Đề tài không bao quát toàn bộ nền âm nhạc truyền thống, mà chỉ đi vào một số bài dân ca tiêu biểu, các nhạc cụ tiêu biểu, cắt nghĩa những nét văn hóa nổi trội kết tinh được nhân dân chọn lọc và gìn giữ qua thời gian. Điển hình lấy các bài dân ca của hai dân tộc làm dẫn chứng nhằm phân tích, chứng minh và khái quát những nét tương đồng và khác biệt. 6. Phương pháp nghiên cứu > Thống kê phân loại: lựa chọn những phạm trù thẩm mỹ lặp lại phổ biến trong âm nhạc Việt Nam - Nhật Bản. > Phân tích: chỉ ra tính hai mặt của các hình ảnh, biểu tượng, những nét tương đồng, khác biệt dựa trên giá trị nghệ thuật. > So sánh: các thể loại nhạc hay các nhạc cụ truyền thống 7. Các kết quả đạt được Nghệ thuật âm nhạc mang tính trừu tượng cao khi phản ánh hình tượng nghệ thuật. Ngôn ngữ âm nhạc hay cấu trúc các âm thanh trong âm nhạc có sự hòa hợp với nhau biểu đạt thế giới cảm xúc của con người. Khóa luận này nhằm giúp mọi người hiểu được những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc mà âm nhạc truyền thống mang lại cho đời sống tinh thần của con người. Nền
  13. âm nhạc truyền thống mỗi đất nước mang một sắc thái riêng, một phong cách riêng được phản ánh thông qua những giá trị tinh thần và vật chất cụ thể, đó là bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc đó. Những kết quả nghiên cứu sẽ là những thông tin quan trọng góp phần vào việc giáo dục, quảng bá văn hóa truyền thống của Việt Nam và Nhật Bản. Xác định nhóm đối tượng hướng tới không chỉ ở quá khứ, hiện tại mà còn ở tương lai để duy trì những nét đặc sắc của dân tộc. Nghiên cứu không dựa vào khảo sát thị trường mà dựa vào lịch sử để hiểu hơn về cái truyền thống đặc trưng của dân tộc đó, nêu lên được quan điểm cá nhân, tuy không sắc sảo nhưng cũng góp phần hiểu thêm về nền âm nhạc của nước Việt Nam cũng như đất nước Nhật Bản. 8. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, thư mục hình ảnh, tài liệu tham khảo, khóa luận với đề tài “Âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản - Sự tương đồng và khác biệt” gồm có 3 chương: Chương 1: Những giá trị văn hóa trong âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản Chương 2: Những nét tương đồng trong âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản Chương 3: Những khác biệt trong âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản
  14. CHƯƠNG 1: NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN 1.1. Khái quát về âm nhạc truyền thống Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật đặc biệt có sứ mệnh duy trì văn hóa truyền thống của dân tộc. Âm nhạc truyền thống là những tác phẩm âm nhạc, phản ánh sinh động, sâu sắc hiện thực đời sống văn hóa của con người, của mỗi dân tộc, mang đậm bản sắc của dân tộc. Âm nhạc truyềnthống phương tiện trau dồi những tư tưởng, tình cảm, những ứng xử của con người trước xã hội. Âm nhạc là tiếng nói của dân tộc, là cầu nối giữa các nền văn minh nhân loại. Âm nhạc truyền thống Việt Nam hay âm nhạc truyền thống Nhật Bản có truyền thống khá lâu đời. Ngay từ thời cổ xưa con người đã rất say mê âm nhạc. Đối với họ, âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Riêng về âm nhạc Việt Nam, trong quá trình phát triển, người dân đã sáng tạo ra rất nhiều loại nhạc cụ và các thể loại nhạc để bộc lộ tâm tư tình cảm, có thêm sự phấn chấn và sức mạnh trong lao động và chiến đấu, cao hơn là giáo dục cho con cháu truyền thống của ông cha về đạo lý làm người. Trải qua bao thăng trầm của xã hội, ngày nay tại Việt Nam còn lưu giữ lại rất nhiều những nhạc cụ truyền thống từ những dạng đơn sơ nhất cho tới những dạng có sự phát triển khá cao với những kỹ thuật diễn tấu tinh tế và đặc sắc. Con người có thể nghe những điệu hát ru, những bài đồng dao của trẻ nhỏ, những thể loại ca nhạc kịch truyền thống... Âm nhạc cổ truyền Việt Nam phong phú bởi những thể loại thuộc nhiều thời đại khác nhau và bởi cá tính đa sắc tộc. Cùng một thể loại dân ca nhưng ở mỗi vùng miền có một phương thức biểu diễn, truyền đạt và âm điệu riêng biệt. Chẳng hạn điệu hát ru của dân tộc Kinh khác với bản nhạc ru của dân tộc Mường, Tày hay ở Chơ
  15. Ro... Ở Tây Nguyên có nơi dùng lời ca tiếng hát để ru trẻ nhỏ, có nơi dùng tiếng đàn, tiếng sáo. Ngày nay, âm nhạc truyền thống vẫn còn tồn tại nhưng chỉ được quan tâm ở một vài thể loại tiêu biểu. Năm 1943, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất chú trọng đến vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đặc biệt là từ khi đất nước mở cửa với chính sách Đổi mới, các giá trị văn hoá dân tộc đặc biệt được chú trọng dưới góc độ xã hội hoá trong đó có âm nhạc. Âm nhạc truyền thống vẫn được lưu trữ và phát triển trong dân gian bằng các phương thức truyền khẩu, truyền nghề của các nghệ nhân. Tuy nhiên, công việc bảo tồn giá trị truyền thống của âm nhạc trong cơ chế trị trường hiện nay là cực kì khó khăn, đặc biệt trên nhiều phương diện như trình độ chuyên môn, sự tâm huyết, gắn bó với âm nhạc truyền thống. Không chỉ riêng về âm nhạc Việt Nam, âm nhạc Nhật Bản cũng Những nét truyền thống trong âm nhạc Nhật Bản vẫn còn hiện diện cho đến thời nay là một sự cố gắng bảo tồn, phát triển và duy trì mạnh mẽ. Những thể loại nhạc kịch truyền thống như Nou, Kabuki hay Bunraku...kịch truyền thống mà Nhật Bản tự hào với thế giới là hồn dân tộc của Nhật Bản, nét văn hóa truyền thống lâu đời của đất nước mặt trời mọc. Mọi sự tồn tại đều có quy luật vận động riêng và đặc thù của nó. Đối với âm nhạc, một loại hình nghệ thuật luôn gợi mở trí tưởng tượng phong phú của con người, vì bản chất âm nhạc là khi âm thanh vang lên đúng với cảm xúc và tâm thức của dân tộc, phù hợp với nhận thức tình cảm của con người, thì cái hay của âm nhạc đi thẳng vào trái tim của con người mà không cần phải qua bất kì khâu trung gian xúc tác, đối tượng thưởng thức như đắm mình trong không gian nghệ thuật của âm nhạc.
  16. 1.2. Giá trị nội dung 1.2.1. Tình yêu thiên nhiên Âm nhạc vốn là sự hợp nhất giữa thiên nhiên hoà cùng những cảm xúc tinh tế và trí tuệ của con người. Bằng những hình thức thể hiện khác nhau, những ngôn ngữ âm nhạc khác nhau, thiên nhiên đã trở thành nhân tố quan trọng trong những tác phẩm âm nhạc. Hình tượng thiên nhiên được tái hiện trong các tác phẩm âm nhạc của các nghệ sĩ thường mang tính khái quát. Vì vậy, khi nghe một tác phẩm không ai có thể đưa ra một cách cụ thể là những câu nhạc nào đang diễn tả một hình ảnh thiên nhiên cụ thể mà chỉ có thể bao quát chung toàn tác phẩm để thấy tinh thần của thiên nhiên trong đó. Nhìn chung, chỉ nhạc sĩ sáng tác mới có thể nói chính xác được những hình tượng thiên nhiên trong các tác phẩm của mình. Đôi khi cũng có những tác phẩm của các nhạc sĩ sau này được người khác đặt tên hoặc gắn nó với một vẻ đẹp nào đó trong thiên nhiên. Trong hầu hết những tác phẩm âm nhạc, các nhà soạn nhạc đã đưa những âm thanh trong thiên nhiên vào tác phẩm của mình thông qua việc khai thác triệt để tính năng ưu việt của các nhạc cụ để mô phỏng và bắt chước những âm thanh tự nhiên, hoặc tài năng hơn nữa là xây dựng hình tượng thiên nhiên trong bút pháp sáng tác âm nhạc. Tuy nhiên, với sự vận động, phát triển, biến đổi của vũ trụ và vạn vật, trong đó có con người thì nhu cầu nghe nhạc cũng như quan điểm về thẩm mỹ nghệ thuật ngày càng đa dạng. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân để các tác phẩm âm nhạc ra đời đáp ứng thị hiếu âm nhạc khác nhau của công chúng yêu nhạc.
  17. Khi sống gần gũi với thiên nhiên, con người luôn có những cảm xúc mạnh mẽ, tìm được sức mạnh của chính mình cùng những ý tưởng và sự sáng tạo tinh tế trong nghệ thuật. Các tác phẩm âm nhạc gắn li thiên nhiên luôn mang lại sự mới lạ và thư giãn tinh thần, hoặc có những tác phẩm lấy thiên nhiên làm nguồn cảm hứng để miêu tả nội tâm sâu thẳm của con người. Có thể nói, từ xa xưa con người đã sống gần gũi với thiên nhiên, vì vậy những tác phẩm nghệ thuật mang bóng dáng của thiên nhiên là một điều tất yếu. Bằng những góc nhìn khác nhau, các nhạc sĩ đã khai thác âm thanh trong thiên nhiên và trong đời sống vào các tác phẩm âm nhạc của mình với nhiều màu sắc phong phú. Và các nghệ sĩ biểu diễn đã truyền đạt các tác phẩn âm nhạc đó qua giọng hát và các nhạc cụ tạo thêm nhịp điệu cho bài hát. Thiên nhiên mãi mãi là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật, do đó những tác phẩm âm nhạc xây dựng rõ nét hình tượng thiên nhiên hoặc sử dụng tiếng động từ thiên nhiên một cách có ý thức và hợp lý cũng là một hình thức tạo nên sự mới lạ trong thưởng thức âm nhạc. Đây cũng là sự tương tác hai chiều giữa đời sống tinh thần của con người với tự nhiên. Mặt khác, sự hiện diện của thiên nhiên trong các tác phẩm nghệ thuật nói chung còn là bức thông điệp giúp mọi người thêm yêu mến và bảo vệ thiên nhiên. Người Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống phụ thuộc vào thiên nhiên, họ vừa phải đấu tranh chống lại thiên tai, vừa phải sống hoà thuận với thiên nhiên. Tín ngưỡng người Việt phản ánh rất rõ những đặc trưng của nền văn minh lúa nước. Bởi vậy, khi nói đến những tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng về cây lúa, người ta không thể không nói đến những hiện tượng thiên nhiên có liên quan tới đời sống cây lúa.
  18. Nền văn hóa nông nghiệp, sản xuất lúa nước truyền thống của dân tộc Việt Nam đã để lại dấu ấn sâu đậm trong đời sống văn hóa, sinh hoạt, lao động. Trải qua bao thế hệ tổ tiên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và dự báo những hiện tượng tự nhiên như nắng, mưa, gió rét, bão lụt có ảnh hưởng đến mùa màng, thời vụ. Những kinh nghiệm máu xương của bao đời được tích lũy trong những câu tục ngữ, ca dao, những bài hát về nghề nông. Đây chính là bài học quý giá mà người nông dân Việt Nam xưa kia truyền lại cho các thế hệ sau. Theo tín ngưỡng thờ Thần đạo3 của người Nhật, thế giới trong Thần đạo là một dòng chảy liên tục của sự sáng tạo, từ những linh hồn sống trên thiên đàng đến những linh hồn trú ngụ trong cây, đá, bụi và tất cả những gì xung quanh. Tất cả mọi vật đều có linh hồn và có tiếng nói của riêng mình. Con người là một phần trong dòng chảy đó. Những vật tự nhiên như đá, cây cối, núi sông, thác nước, động vật, sấm chớp... tất cả đều có thể là linh hồn, nhất là với những vật hoặc hiện tượng có phần lạ và nổi bật. Không phải tất cả các vật tự nhiên đều là thần, nhưng Thần đạo khuyến khích việc tôn trọng những vật tự nhiên, vì ngay cả những vật bình thường nhất cũng có thể có các linh hồn trú ngụ bên trong. Con người học được cách tôn trọng và yêu quý vùng đất mình sinh sống. Nhật Bản là một đất nước có thiên nhiên tươi đẹp và phong phú, từ những ngọn núi lửa đỉnh phủ tuyết trắng, nhữngrặng núi cao sừng sững cho đ những con vịnh, những bờ biển yên bình. Mọi thứ từ cây cối, đá sỏi đến những thác nước, cùng với những sinh vật sống cùng hòa quyện, giống như một chốn linh thiêng, một thứ thiên nhiên có hồn. Những tập tục gắn 3 X Thần đạo là tôn giáo có nguồn gốc bản địa, xuât hiện từ thời công xã nguyên thủy dưới hình thức tín ngưỡng vật linh
  19. liền với Thần đạo bắt đầu từ những gia đình làm nông hoặc những làng chài, nơi tín ngưỡng đã có từ lâu và thắt chặt với vùng đất đó. Thần đạo đóng vai trò liên kết con người với thiên nhiên, quý trọng thiên nhiên. Theo truyền thuyết, những hòn đảo tươi đẹp của Nhật Bản, những ngọn núi đỉnh phủ tuyết trắng xóa, những bãi cát dát vàng, những thác nước hùng vĩ và thảm thực vật phong phú, đều được tạo ra bởi các vị thần và rồi hóa thân vào các sự vật, hiện tượng và rồi sinh ra con người. “Thần đạo nhấn mạnh và đề cao sự thuần khiết và ngay thẳng. Trẻ con được dạy phải lắng nghe trái tim mình; kính trọng tổ tiên, bậc trên dạy dỗ mình và quý trọng thế giới tự nhiên; tôn kính các thần - những linh hồn đã nuôi nấng và phù hộ cho ta. Đó là tinh thần của Thần đạo'" [78] Nằm trong cái nôi văn hoá phương Đông, cả Nhật Bản và Việt Nam đều mang trong mình những điều bí ẩn, đặc biệt là trong nền văn hoá cổ truyền mang đậm bản sắc dân tộc. Chính vì lẽ đó mà tư duy người Nhật Bản và người Việt Nam thời sơ khai cũng có những nét giống nhau. Điểm xuất phát của sự giống nhau ấy chính là do nền kinh tế nông nghiệp. Thời xa xưa, người nông dân thường phải sống phụ thuộc vào thiên nhiên để mong có một vụ mùa bội thu nên cả người nông dân Nhật Bản lẫn người nông dân Việt Nam đều nhận thức rõ rằng, họ không những phải đấu tranh với thiên nhiên, mà còn phải biết chung sống hài hoà, biết tôn trọng thiên nhiên. Thêm vào đó, tư duy đa thần của người Nhật và người Việt đã cho ra đời Thần đạo và những tín ngưỡng dân gian Việt cổ. Từ đó có thể nói, để sáng tác ra một bài hát dù truyền thống hay không, những nghệ sĩ luôn lấy cảm hứng từ những thứ gần gũi nhất như thiên nhiên, đất trời để có thể cảm nhận tình yêu thiên nhiên, quý trọng tự
  20. nhiên, sự gắn kết của thiên nhiên qua từng câu chữ, từng lời há chìm trong giai điệu của một bài hát, tâm trí ta như quên hết mọi thứ xung quanh, hòa mình vào làn điệu của bài hát để có thể cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc của bài hát đó. 1.2.2. Tình yêu con người và cuộc sống Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Mọi giai điệu đều là những cung bậc cảm xúc, những nỗi niềm từ tận sâu đáy lòng và cũng là những nét khắc họa cuộc sống muôn màu nên nó có thể chạm tới nơi sâu thẳm của tâm hồn, đánh thức lòng trắc ẩn trong mỗi người. Âm nhạc là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh làm phương tiện biểu hiện hình tượng nghệ thuật nhằm phản ánh một cách trừu tượng các khía cạnh của cuộc sống. Âm nhạc là suối nguồn của văn hóa xã hội cũng như quan hệ huyết thống. Mỗi đứa trẻ đều đã từng được nghe những lời ru ngọt ngào của mẹ. Những lời ru đó là âm nhạc tri thức, là phương tiện truyền dẫn mối giao cảm giữa tình mẫu tử thiêng liêng, cô đọng. Âm nhạc đã gắn liền mọi khoảnh khắc, mọi giai đoạn của đời người, từ lúc chào đời đến khi giã từ cuộc sống. Đó là những khúc hát ru, những bài đồng dao những, bài hát giao duyên, những bài ca sinh hoạt, những bài hát trong lao động học tập. Âm nhạc là hơi thở của cuộc sống, cần thiết cho cuộc sống như không khí cần cho sự sống của mỗi người. Chính vì nhu cầu lớn lao này mà âm nhạc hiện diện ở mọi lúc, mọi nơi quanh chúng ta. Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đặc biệt là việc nâng cao nhận thức về các mối quan hệ xã hội, quan hệ huyết thống và luân lý đạo đức đời thường. Âm nhạc là nguồn cảm hứng nội tâm, nâng cao ý chí nghị lực của con người trong cuộc sống. Điều đáng
nguon tai.lieu . vn