Xem mẫu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được bảo vệ trong bất cứ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đều đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2011 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Lan i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các cá nhân trong và ngoài trường. Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, khoa Kinh tế và PTNT, bộ môn PTNT và các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo – ThS Đỗ Thị Thanh Huyền, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ UBND xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, các cán bộ và bà con trong xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2011 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Lan ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Đề tài: “Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu nghiên cứu chính là: Tìm hiểu sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm, những biện pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dântrongxâydựng môhìnhnôngthônmới. Để đạt được mục tiêu chung đã đề ra, cần có những mục tiêu cụ thể sau: ­ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới. ­ Đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Phú Lâm. ­ Xác định những khó khăn, hạn chế và tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân trong xây dựng mô hình nông thôn mới. ­ Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong mô hình nông thôn mới tại xã. Nhằm làm rõ mục tiêu đề ra, đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Phú Lâm, huyệnTiên Du,tỉnhBắc Ninh. Chúng ta cần nắm bắt rõ cơ sở lý luận của đề tài, giúp hiểu sâu hơn về đối tượng cần nghiên cứu. Vì vậy, tôi đưa ra một số khái niệm cơ bản về iii mô hình nông thôn mới như sau: + Nông thôn + Phát triển nông thôn + Mô hình nông thôn mới: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tínhtiên tiếnvề mọimặt” Như chúng ta đã biết, lý luận luôn gắn liền với thực tiễn, là cơ sở để ta tìm hiểu thực tiễn của vấn đề rõ hơn, sâu sắc hơn. Tôi đã đưa ra cơ sở thực tiễn như sau: +Kinhnghiệmcủamộtsốnướcvềxâydựngmôhìnhnôngthônmớitrên thếgiới:TháiLan,HànQuốc,ĐàiLoan. + Xây dựng mô hình nông thôn mới ở Việt Nam, lịch sử phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên, tôi đưa ra một điển hình về xây dựng mô hình nông thôn mới thành công có sự tham gia của người dân tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Để nắm rõ được những thuận lợi và khó khăn cho xây mô hình nông thôn mới, tôi tìm hiểu các đặc điểm địa bàn nghiên cứu có liên quan: đó là các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Trong quá trình nghiên cứu, tôi chọn các phương pháp nghiên cứu đó là: phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin, phương pháp xử lý thông tin, phương pháp phân tích thông tin, hệ thống các iv chỉ tiêu nghiên cứu, tôi tiến hành nghiên cứu trên 50 hộ nông dân xã Phú Lâm và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới. Qua quá trình nghiên cứu thực trạng sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Phú Lâm, có một số vấn đề nổi bật như sau: + Trọng tâm của các chương trình phát triển mô hình nông thôn mới không phải là sự đầu tư hỗ trợ nguồn kinh phí từ Nhà nước, mà chủ yếu đề cao sự phát huy nội lực của cộng đồng nông thôn, trong việc tham gia xây dựng các hoạt động phát triển làng xã. + Mô hình huy động được sự hỗ trợ về vốn cho phát triển nông thôn của bà con đi làm ăn xa muốn đóng góp xây dựng quê hương. + Kinh phí cho xây dựng các công trình một phần được Nhà nước hỗ trợ, phần còn lại do người dân đóng góp. Kinh phí do người dân đóng góp được huy động từ chính nội lực của từng hộ gia đình. + Việc người dân tự đóng góp kinh phí, dựa vào chính cộng đồng đã phát huy được hiệu quả tham gia, các hoạt động được đảm bảo. + Ngoài đóng góp tiền của người dân còn tham gia đóng góp cả về công lao động trong các hoạt động của mô hình. + Mô hình nông thôn mới sau gần một năm đưa vào thực hiện đã gặt hái được những thành công đáng khích lệ, tác động trực tiếp vào cuộc sống của người dân, đưa nền kinh tế nông thôn phát triển thêm một bước mới. Mặc dù, quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Lâm đã huy động và khuyến khích được sự tham gia của người dân, nhưng vẫn chưa được như mong đợi. Cụ thể, vẫn còn những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng như ý thức của người dân chưa, trình độ nhận thức của người dân còn thấp, kinh tế của hộ phát triển chậm, nguồn v ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn