Xem mẫu

  1. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG STRESS, RỐI LOẠN LO ÂU, TRẦM CẢM, RỐI LOẠN GIẤC NGỦ VÀ CÁC TRỊ LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRÊN ĐỐI TƯỢNG SINH VIÊN HUTECH Phan Quang Trường, Lê Thị Mỹ Duyên, Vương Đình Thúy Hiền* Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Trang TÓM TẮT Tình trạng stress, lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại. Đặc biệt, tỷ lệ này ngày càng tăng những người trẻ tuổi, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Khảo sát về thực trạng stress, rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và các trị liệu được sử dụng thực hiện bằng nghiên cứu mô tả cắt ngang sinh viên khoa Dược và khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) tháng 3-4/2021, sử dụng thang đánh giá DASS 21 và thang đo PSQI. Kết quả 501 sinh viên, tỷ lệ lo âu, trầm cảm và stress lần lượt là 57.09%, 50.9%, 48.5%. Đặc biệt, sinh viên nữ mắc stress nhiều hơn sinh viên nam mức độ nặng và rất nặng. Về chất lượng giấc ngủ của 211 sinh viên, có đến 73% kém và 27% tốt. Do đó cần có phương án hướng dẫn sinh viên cách đối phó với áp lực trong học tập, cuộc sống và thêm nhiều nghiên cứu khác nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần của sinh viên HUTECH. Từ khóa: lo âu, rối loạn giấc ngủ, sinh viên khoa Dược - khoa Quản trị Kinh doanh HUTECH, stress, trầm cảm. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Với sự phát triển không ngừng của xã hội, áp lực đến từ nhiều khía cạnh khác nhau gây nên những vấn đề về sức khỏe tâm thần như stress, rối loạn lo âu, trầm cảm. Bên cạnh đó chất lượng giấc ngủ cũng giảm sút. Đáng chú ý, nhiều nghiên cứu thực hiện các trường đại học cho thấy tỷ lệ này ngày càng tăng sinh viên, nhất là các khối ngành Y, Dược [1,2,3,7,8,11]. Tuy vậy, đến nay chưa có nghiên cứu hoàn chỉnh nào về thực trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên chính quy của trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH), nhất là của khoa Dược và khoa Quản trị kinh doanh (QTKD) được công bố. Do đó đề tài: “Khảo sát thực trạng stress, rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và các trị liệu được sử dụng trên đối tượng sinh viên HUTECH” được thực hiện sinh viên hai khoa này với mục tiêu: Đánh giá mức độ và phân tích những yếu tố liên quan về stress, lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ cũng như các biện pháp trị liệu các sinh viên tham gia khảo sát. 647
  2. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Sinh viên năm nhất và năm cuối thuộc khoa Dược, khoa Quản trị Kinh doanh – ĐH. HUTECH TP.HCM năm học 2020 – 2021. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang qua khảo sát bằng bảng hỏi, được tiến hành từ tháng 03-04/2021. 2.3 Công cụ nghiên cứu: Bảng hỏi gồm: Câu hỏi khảo sát về thông tin cá nhân. Thang đo DASS 21 (Depression Anxiety Stress Scale 21): 21 câu hỏi, đánh giá mức độ trầm cảm,lo âu, stress [9] theo bảng dưới đâ : Bảng 1. Thang đo DASS 21 (Depression Anxiety Stress Scale 21) Mức độ Trầm cảm Lo âu Stress Bình thường 0–9 0–7 0 – 14 Nhẹ 10 – 13 8–9 15 – 18 Vừa 14 – 20 10 – 14 19 – 25 Nặng 21 – 27 15 – 19 26 – 33 Rất nặng ≥2 ≥20 ≥34 Thang đo PSQI: để đánh giá chất lượng giấc ngủ, số điểm dao động từ 0-21 điểm, chất lượng giấc ngủ kém nếu tổng điểm PSQI > 5 [10]. 2.4 Biến số Biến phụ thuộc: tình trạng lo âu, trầm cảm, stress theo thang đo DASS21; tình trạng chất lượng giấc ngủ theo thang đo PSQI. Biến độc lập: tuổi, giới tính, khoa/viện, năm học của sinh viên, nơi hiện tại. 2.5 Phương pháp phân tích số liệu: Xử lý số liệu bằng Excel và Minitab 19. Phương pháp chi bình phương được thực hiện để so sánh tỷ lệ phổ biến có ý nghĩa lâm sàng (P-value < 0.05) các triệu chứng stress,lo âu, trầm cảm và rối loạn giấc ngủ giữa các nhóm. 2.6 Vấn đề y đức Nghiên cứu không ảnh hư ng đến sức khỏe, tài chính và riêng tư của sinh viên. Thông tin của phiếu khảo sát được giữ bí mật. Sinh viên được cung cấp rõ ràng, đầy đủ thông tin liên quan đến mục tiêu và nội dung nghiên cứu. 648
  3. 3 KẾT QUẢ 3.1 Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm Kết quả khảo sát 501 sinh viên HUTECH của khoa Dược và khoa QTKD, trong đó nam: 150 (29,94%), nữ: 351(70,06%), tuổi từ 18 đến 43, cho thấy, có 50,9% sinh viên biểu hiện trầm cảm 5,09% sinh viên biểu hiện lo âu và 48,5% sinh viên biểu hiện stress (Bảng 2). Bảng 2. Tỷ lệ và mức độ rối loạn Mức độ Trầm cảm Lo âu Stress Bình thường 246(49,1%) 215(42,91%) 258 (51,5%) Rối loạn: 255(50,9%) 286(57,09%) 243 (48,5% Nhẹ 73 (14,57%) 46(9,18%) 47 (9,38%) Vừa 102 (20,36%) 117(23,35%) 88 (17,56%) Nặng 33 (6,58%) 55 (10,98%) 64 (12,57%) Rất nặng 47 (9,38%) 68 (13,57%) 44 (8,78%) Tổng 501(100%) 501(100%) 501(100%) Bảng 3. Liên quan giữa Stress và giới tính, nơi , năm học, khoa Mức độ Stress Bình Rối Rất Nhẹ Vừa Nặng Tổng thường loạn nặng Yếu tố ảnh hưởng Nam 69 81 14 34 17 16 150 Giới tính Nữ 146 205 32 83 38 52 351 Nhà trọ, ktx, khác 153 128 24 47 40 17 281 Nơi ở Gia đình, người 105 115 23 14 24 27 220 thân Năm 1 108 89 19 37 22 11 197 Năm học Năm cuối 150 154 28 51 42 33 304 Dược 172 173 29 61 51 32 345 Khoa QTKD 86 70 18 27 13 12 156 Nhận xét: sinh viên nữ mắc Stress nhiều hơn nam có ý nghĩa thống kê P = 0,045 < 0,05; đặc biệt là mức độ nặng và rất nặng P = 0,013. Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các mức độ Stress và nơi , năm học, khoa với giá trị P lần lượt là: 0,145; 0,339; 0,308. 649
  4. Bảng 4. Liên quan giữa rối loạn lo âu và giới tính, nơi , năm học, khoa Mức độ Stress Bình Rối Rất Nhẹ Vừa Nặng Tổng thường loạn nặng Yếu tố ảnh hưởng Nam 94 56 11 22 19 4 150 Giới tính Nữ 164 187 36 66 45 40 351 Nhà trọ, ktx, khác 130 151 24 64 30 33 281 Nơi ở Gia đình, người thân 85 135 22 53 25 35 220 Năm 1 81 116 20 45 22 29 197 Năm học Năm cuối 134 170 26 72 33 39 304 Dược 148 197 28 86 35 48 345 Khoa QTKD 67 89 18 31 20 20 156 Nhận xét: không có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các mức độ rối loạn lo âu và nơi , giới tính, năm học, khoa với giá trị P lần lượt là: 0,819; 0,863; 0,960; 0,502. Bảng 5. Liên quan giữa trầm cảm và giới tính, nơi , năm học, khoa Mức độ Stress Bình Rối Rất Nhẹ Vừa Nặng Tổng thường loạn nặng Yếu tố ảnh hưởng Nam 79 71 24 30 7 10 150 Giới tính Nữ 167 184 49 72 26 37 351 Nhà trọ, ktx, khác 142 139 43 54 17 25 281 Nơi ở Gia đình, người 104 116 30 48 16 22 220 thân Năm 1 99 98 32 37 11 18 197 Năm học Năm cuối 147 157 41 65 22 29 304 Dược 163 182 47 80 21 34 345 Khoa QTKD 83 73 26 22 12 13 156 Nhận xét: sinh viên nhà trọ, ktx và những nơi khác mắc trầm cảm cao hơn sinh viên sống cùng gia đình và người thân có ý nghĩa thống kê P = 0,027. Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các mức độ trầm cảm và giới tính, năm học, khoa với giá trị P lần lượt là 0,549; 0,824; 0,235. 650
  5. 3.2 Các biện pháp, trị liệu được sử dụng ở sinh viên Khảo sát 501 sinh viên HUTECH về các biện pháp điều trị được sinh viên áp dụng khi có các dấu hiệu của stress, lo âu, trầm cảm. Sinh viên được lựa chọn nhiều biện pháp cùng lúc. Bảng 6. Các biện pháp, trị liệu được sử dụng khi có dấu hiệu của stress, lo âu, trầm cảm Có can thiệp y tế Không can thiệp y tế Biện Các biện Gặp Dùng Tâm ự với pháp Dùng Nghe Xem Đi Mua pháp thư bác ĩ thảo bạn bè, th ốc nhạc phim chơi ắm giãn tâm lý dược người thân khác Số 8 28 69 422 366 330 258 172 111 lượng Nhận xét: hầu hết sinh viên không can thiệp y tế khi có các dấu hiệu của stress, lo âu, trầm cảm. Nghe nhạc là phương pháp không can thiệp y tế được nhiều sinh viên ư tiên sử dụng nhất (422 lựa chọn /501 SV). Dùng các loại thảo dược là biện pháp được sinh viên sử dụng nhiều nhất (69 lựa chọn) trong nhóm can thiệp y tế trong khi chỉ có 8 lựa chọn đi gặp bác ĩ tâm lý hoặc 28 lựa chọn dùng thuốc. Các thuốc, thảo dược, thực phẩm chức năng thường được sinh viên sử dụng qua khảo sát là: Melatonin, Mimosa, Tanakan, neurobion, ginkobiloba, rotundin, amitriptilin, diazepam, Panadol. 3.3 Thực trạng chất lượng giấc ngủ Kết quả khảo sát của 211 sinh viên HUTECH (58 nam, 153 nữ) về chất lượng giấc ngủ : chỉ có 27,02% sinh viên có chất lượng giấc ngủ tốt trong khi 72,98% sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém. Bảng 7. Liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và giới tính, năm học, khoa, nơi , tuổi Chất lượng giấc ngủ Đặc điểm cá nhân P-value Kém Tỷ lệ (%) Tốt Tỷ lệ (%) Nam 41 19,43 17 8,06 Giới tính 0,899 Nữ 113 53,55 40 18,96 Năm 1 59 27,96 27 12,8 Năm học 0,493 Năm cuối 95 45,02 30 14,22 Dược 111 52,61 39 18,48 Khoa 0,873 QTKD 43 20,38 18 8,53 Nhà trọ, ktx, khác 78 36,97 38 18,01 Nơi ở 0,116 Gia đình, người thân 76 36,02 19 9,00 18-20 57 27,01 26 12,32 Tuổi 21-23 25 11,85 6 2,84 0,619 >23 72 34,12 25 11,85 Tổng 154 72,98 57 27,02 651
  6. Nhận xét: không có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa chất lượng giấc ngủ và giới, năm học, khoa, nơi , tuổi, với giá trị P lần lượt là 0,899; 0,493; 0,873; 0,116; 0,619. 4 BÀN LUẬN Nhiều nghiên cứu công bố trong và ngoài nước đều báo động tình trạng sinh viên stress, rối loạn lo âu, trầm cảm khá cao. Shamsuddin và cộng sự (2013) nghiên cứu trên 506 sinh viên của 4 trường đại học Malaysia cho thấy tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress mức độ nặng lần lượt là 9,7%, 29%, 5,1%, tỷ lệ này cao hơn những người sống nông thôn và có tuổi lớn hơn [8]. Nghiên cứu về 700 sinh viên Ai Cập (2017) cũng có tỷ lệ lo âu (73%), trầm cảm (65%) và stress (59,9%), tỷ lệ này cao hơn khi kết quả học tập thấp hơn so với nhóm còn lại, giới tính nữ có liên quan đáng kể đến tỷ lệ stress [1]. Tại Việt Nam, nghiên cứu tại ĐHYD TP.HCM (2012) khảo sát 483 sinh viên năm thứ 2 khoa y và răng hàm mặt với tỷ lệ stress, trầm cảm, lo âu lần lượt là 71,4%, 28,8% và 22,4%, trong đó 52,8% sinh viên có cả 3 dạng rối loạn trên. Các biểu hiện đa số mức độ nhẹ và vừa, tỷ lệ trầm cảm mức độ nặng nam cao hơn nữ [11]. Trong khi đó nghiên cứu này của nhóm tác giả sinh viên khoa Dược và khoa Quản trị kinh doanh của Đại học HUTECH năm học 2020 -2021 có tỷ lệ lo âu, trầm cảm và stress lần lượt là 57.09%, 50.9%, 48.5%. Đặc biệt, sinh viên nữ mắc stress nhiều hơn sinh viên nam mức độ nặng và rất nặng, không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm giữa sinh viên năm 1 và năm cuối, cũng như giữa 2 khoa được khảo sát. Riêng tỷ lệ trầm cảm có sự khác biệt về nơi , sinh viên nhà trọ, kí túc xá và những nơi khác mắc trầm cảm cao hơn sinh viên sống cùng gia đình và người thân, có thể lý giải rằng các sinh viên này ít có cơ hội tâm sự giãi bày cùng gia đình cũng như đối mặt với nhiều khó khăn hơn khi sống tự lập. Một nghiên cứu khác 143 sinh viên năm cuối ngành Dược Đồng Nai (2020), tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm lần lượt là 16,4% , 29,8%, 38,8%. Các tác giả lý giải các yếu tố ảnh hư ng đến sức khỏe tinh thần sinh viên bao gồm: học tập, quan hệ trong gia đình dự định nghề nghiệp [5]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho thấy có sự khác nhau về tỷ lệ, mức độ giữa các khối ngành, đặc biệt là những năm học cuối. Các tình trạng lo âu, trầm cảm, stress sinh viên giai đoạn chuẩn bị tốt nghiệp có thể được kích hoạt b i áp lực học tập [7]. Về chất lượng giấc ngủ, qua khảo sát 211 sinh viên HUTECH, đáng báo động khi có đến 73% sinh viên được khảo sát có chất lượng giấc ngủ kém, so với một nghiên cứu về chất lượng giấc ngủ sinh viên điều dưỡng Trường đại học Duy Tân – Đà Nẵng, tỷ lệ này chỉ có 35,4% [6]. Chất lượng giấc ngủ ảnh hư ng lớn đến đời sống và kết quả học tập của sinh viên. Nghiên cứu của Maheshwari và cộng sự (2019) về tác động của chất lượng giấc ngủ kém đến kết quả học tập của sinh viên y khoa cho thấy có 64,24% sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém và GPA trung bình là 2,92 ± 1,09, thấp hơn đáng kể so với sinh viên có giấc ngủ tốt [4]. 5 KẾT LUẬN Qua khảo sát năm 2021 của nghiên cứu này cho thấy sinh viên Đại học HUTECH có tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm tương đối cao, đặc biệt là stress sinh viên nữ. Thực trạng giấc ngủ của sinh viên đáng báo động khi có đến 73% sinh viên được khảo sát có chất lượng giấc ngủ kém. Trầm cảm, rối loạn lo âu, stress, rối loạn giấc ngủ không những có tác động xấu 652
  7. đến cá nhân mà còn ảnh hư ng xấu đến những người xung quanh và xã hội. Vì vậy cần có những biện pháp phù hợp từ nhà trường, gia đình và tự thân sinh viên, tăng cường các chương trình kỹ năng mềm giúp sinh viên có khả năng ứng phó với các tác động tâm lý lên đời sống. Đồng thời, cần có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu về vấn để này để nâng cao sức khỏe tâm thần của sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Fawzy M, Hamed SA. Prevalence of psychological stress, depression and anxiety among medical students in Egypt. Psychiatry Res. 2017 Sep; 255:186-194. doi: 10.1016/j.psychres.2017.05.027. [2] Lê Minh Thuận (2011) Sức khỏe tâm lý của sinh viên: Nghiên cứu cắt ngang. Tạp chí Y học Thực hành (774), số 7, tr 72-75. [3] Kieu T.T.T. (2019) Depression, Anxiety and Stress among students in Ho Chi Minh city. Mental Health Literacy in Schools and the Community: Proceedings from the 5th International Conference on Child Mental Health in Vietnam, Vietnam National University Press, Hanoi, pp. 98-104. [4] Maheshwari G, Shaukat F. (2019) Impact of Poor Sleep Quality on the Academic Performance of Medical Students. Cureus Apr 1;11(4): e4357. doi: 10.7759/cureus.4357. PMID: 31192062; PMCID: PMC6550515. [5] Nguyễn Thanh Trúc, Nguyễn Thị Bích Tuyền. (2020) Các yếu tố ảnh hư ng đến stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên năm cuối ngành Dược tại Đồng Nai. Tạp chí Khoa học và công nghệ- Đại học Đà Nẵng, Vol.18, No.10 [6] Nguyễn Thị Bích Trâm (2020). Nhận thức về chất lượng giấc ngủ của sinh viên điều dưỡng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân, tr.86. [7] SA Kristina, Anna Wahyuni Widayanti, IP Sari. (2020) Investigating perceived stress among final-year pharmacy students in Indonesia. Int J Pharm Res, 12 (2), pp. 439- 445. [8] Shamsuddin, Khadijah, et al. (2013) Correlates of depression, anxiety and stress among Malaysian university students. Asian journal of psychiatry 6.4 :318-323. [9] Thang đánh giá Lo âu - Trầm cảm - Stress (DASS 21) http://nimh.gov.vn/thang-danh- gia-lo-au-tram-cam-stress-dass-21/. Truy cập tháng 02/2021 [10] Thang đánh giá Chất lượng giấc ngủ PITTSBURGH (PSQI) http://nimh.gov.vn/chi-bao- chat-luong-giac-ngu-pittsburgh-psqi/ Truy cập tháng 02/2021 [11] Trần Kim Trang (2012). Stress, lo âu và trầm cảm sinh viên y khoa. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 16 (1), tr. 356-362. 653
nguon tai.lieu . vn