Xem mẫu

  1. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI KHẢO SÁT THỐNG KÊ THÀNH NGỮ MANG YẾU TỐ ĐỘNG VẬT CỦA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG 1 Đàm Tú Quỳnh, 2Vũ Nguyễn Minh Thy 1 Học viện Y dƣợc học cổ truyền Việt Nam 2 Đại học Dân Tộc Trung Ƣơng Bắc Kinh Trung Quốc, Đại học Sƣ Phạm TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Thành ngữ là kết tinh của sự phát triển ngôn ngữ, là một kho tàng quý giá của mỗi dân tộc. Sự hình thành và phát triển của thành ngữ là quá trình lâu dài. Trong kho từ vựng tiếng Việt và tiếng Trung có số lƣợng lớn thành ngữ, nêu bật đƣợc đặc điểm phong cách của từng ngôn ngữ. Vấn đề ―so sánh thành ngữ mang yếu tố động vật giữa tiếng Việt và tiếng Trung‖ cho đến nay có rất ít công trình đề cập đến. Trong bài viết này, chúng tôi dùng từ điển Thành ngữ tiếng Trung và Thành ngữ tiếng Việt làm công cụ chính để tiến hành thống kê phân tích, kết quả là đƣa ra con số cụ thể về số lƣợng thành ngữ chứa yếu tố động vật của hai ngôn ngữ và tỉ lệ xuất hiện loại thành ngữ này mà trƣớc đây chƣa có công trình nào từng thực hiện. Từ khóa thành ngữ tiếng Việt - tiếng Trung, yếu tố động vật, thống kê 1. Mở đầu Nhắc đến ngôn ngữ và văn hóa không thể không nhắc đến thành ngữ. Ý nghĩa của thành ngữ phong phú, đa dạng, kết cấu đơn giản, đƣợc con ngƣời yêu thích và sử dụng rộng rãi. Cho đến nay, những nghiên cứu bản thể và đối chiếu của thành ngữ đạt đƣợc thành quả đáng kể, có không ít nhà nghiên cứu tiến hành nghiên cứu và đối chiếu giữa hai ngôn ngữ tiếng Trung và tiếng Việt, nhƣng đối với việc khảo sát thống kê thành ngữ mang yếu tố động vật tiếng Trung - tiếng Việt đến nay vẫn còn hạn chế. Cho nên, bài viết này kế thừa thành quả của ngƣời đi trƣớc và lấy vấn đề này làm đề tài nghiên cứu. Tác giả chủ yếu thông qua phƣơng pháp định lƣợng thống kê quy nạp tiến hành đƣa ra con số và tỉ lệ xuất hiện cụ thể, đáng để chúng ta cùng tham khảo và nghiên cứu. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Định nghĩa thành ngữ tiếng Trung - thành ngữ tiếng Việt mang yếu tố động vật 2.1.1. Sự khác nhau của định nghĩa thành ngữ tiếng Trung - tiếng Việt Thông qua việc định nghĩa và đặc điểm của thành ngữ tiếng Trung và tiếng Việt, chúng ta xác định điểm giống nhau đó là: đều là đoản ngữ cố định, kết cấu chặt chẽ, lời lẽ đơn giản mà ý nghĩa phong phú. Đồng thời chúng ta cũng có thể nhìn thấy vài điểm khác nhau nhƣ sau: thành ngữ tiếng Trung là phong cách ngôn ngữ viết, đa số đến từ điển tích, điển cố, cho nên mang sắc thái nho nhã, trang trọng, thƣờng dựa vào quy tắc ngữ pháp văn ngôn cấu thành. Tục ngữ, ngạn ngữ, 658
  2. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI quán dụng ngữ...mang sắc thái khẩu ngữ66. Còn bản chất thành ngữ tiếng Việt là phong cách khẩu ngữ, ý nghĩa dễ hiểu, cũng có một ít mang sắc thái văn ngôn, đến từ thành ngữ Tiếng Trung qua quá trình tiếp xúc giao thoa. 67 2.1.2. Định nghĩa thành ngữ tiếng Trung và tiếng Việt có yếu tố động vật Thập niên 90 của thế kỷ trƣớc, trải qua hơn 20 năm nghiên cứu và phát triển, thành ngữ động vật cũng có những thành tựu nhất định. Theo nghiên cứu của ngƣời đi trƣớc, khái niệm của thành ngữ động vật chia làm hai loại: thứ nhất, phàm là những câu thành ngữ có liên quan đến động vật đều gọi là thành ngữ động vật; thứ hai, thành ngữ có mang yếu tố động vật mới gọi là thành ngữ động vật. 68 Bài viết này giới hạn thành ngữ tiếng Trung và tiếng Việt nhƣ sau: chỉ có những thành ngữ tiếng Trung và tiếng Việt mang yếu tố động vật mới đƣợc coi là thành ngữ động vật. Hay nói cách khác, trong thành ngữ tiếng Trung và tiếng Việt, mỗi câu thành ngữ chỉ cần xuất hiện một ngữ tố là tên gọi của động vật thì đƣợc tính là thành ngữ động vật. 2.2. Nguồn gốc thành ngữ tiếng Trung và tiếng Việt có yếu tố động vật 2.2.1. Nguồn gốc thành ngữ tiếng Trung có yếu tố động vật 69 (1) Đến từ truyện thần thoại, truyền thuyết hoặc ngụ ngôn, ví dụ: vẽ rắn thêm chân, đả thảo kinh xà v.v… (2) Đến từ sự kiện lịch sử, ví dụ: nhƣ cá gặp nƣớc, da ngựa bọc thây v.v… (3) Đến từ sách cổ, ví dụ: chuyện bé xé ra to, chỉ lừa ra ngựa, nhạt nhƣ nƣớc ốc, thú đội lốt ngƣời v.v… (4) Đến từ dân gian truyền miệng, ví dụ: lòng lang dạ sói, chim gọi xuân về, loan ca yến vũ, chim hót ve kêu v.v… (5) Đến từ văn hóa ngoại lai: chủ yếu là Phật giáo Ấn Độ, theo thống kê có đến hơn 500 câu thành ngữ có liên quan đến Phật giáo, trong đó thành ngữ động vật có mấy chục câu. Ví dụ: đầu trâu mặt ngựa, xa rời thực tế, khẩu phật tâm xà v.v… 2.2.2. Nguồn gốc thành ngữ mang yếu tố động vật tiếng Việt70 * Đến từ cuộc sống ngƣời dân, xã hội cho đến văn hóa * Cuộc sống lao động, ví dụ: ―thằn lằn đòi lay cột đình‖, ―mất bò mới lo làm chuồng‖, ―ky cóp cho cọp nó xơi‖, ―rối nhƣ ruột tằm‖. 66 Hồ Dụ Thụ. (2011). Hán ngữ hiện đại. Thƣợng Hải: Nhà xuất bản giáo dục Thƣợng Hải. 67 Hoàng Văn Hành. (2004). Thành ngữ học Tiếng Việt. Nhà xuất bản khoa học xã hội 68 Đƣờng Văn. (2007). Từ điển thành ngữ phân loại. Trƣờng Xuân: Nhà xuất bản đại học Cát Lâm. 69 Trần Hiểu Hồng. (2012). Tạp chí con đƣờng tơ lụa (14). Khái quát nguồn gốc thành ngữ tiếng Hán. 70 Đỗ Thị Thu Hƣơng. (2017). Tạp chí Ngôn Ngữ (3). Một số nguồn ngữ liệu hình thành thành ngữ tiếng Việt. 659
  3. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI * Cuộc sống hàng ngày, ví dụ: ―con chấy cắn đôi‖, ―gà què ăn quẩn cối xay‖, ―kiến bò (trong) chảo nóng‖, ―nƣớc mắm thối chấm lòng lợn thiu‖, ―màu mỡ riêu cua‖, ―chó cắn áo rách‖, ―bắt cá hai tay‖. * Tôn giáo tín ngƣỡng, ví dụ: ―cõng rắn cắn gà nhà, rƣớc voi về giày mả tổ‖, ―tế sớm khỏi ruồi‖, ―khẩu phật tâm xà‖. * Văn học và lịch sử: Loại thành ngữ này chia làm 2: + Thành ngữ là do câu chuyện dân gian tạo ra, ví dụ: ―Thầy bói xem voi‖, ―rồng đến nhà tôm‖, ―con rồng cháu tiên‖, ―gan cóc tía‖. + Do nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử tạo ra, ví dụ: ―chạy nhƣ cờ lông công‖. 3.2.2. Đến từ thế giới tự nhiên * Đến từ thế giới động vật: Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, các loại động thực vật đa dạng phong phú. Đặc biệt là những động vật gần gũi, thân thiết với con ngƣời. Ví dụ: chim chóc, cá tôm, côn trùng, chó mèo, trâu bò heo gà vịt v.v… Theo thống kê của chúng tôi, thành ngữ Việt Nam có hơn 700 câu có yếu tố động vật . Theo đặc tính và tập tính của động vật trên bờ và dƣới nƣớc, thông qua biện pháp tu từ, ngƣời đi trƣớc đã sáng tạo ra rất nhiều thành ngữ có liên quan đến động vật miêu tả tính cách con ngƣời. Ví dụ: ―thẳng nhƣ ruột ngựa‖, ―nuôi ong tay áo‖, ―ngang nhƣ cua‖, ―nhũn nhƣ con chi chi‖, ―đo bò làm chuồng‖, ―giận cá chém thớt‖ v.v… * Đến từ hiện tƣợng tự nhiên: Việt Nam là nƣớc nông nghiệp, cho nên điều kiện tự nhiên địa lí ảnh hƣởng lớn đến cuộc sống lao động sản xuất hàng ngày của con ngƣời Việt Nam. Ngƣời Việt Nam ta thông qua lời nói để phản ánh các hiện tƣợng đó, dần dần hình thành nên một loạt thành ngữ có liên quan đến hiện tƣợng tự nhiên. Ví dụ: ―nhƣ rồng gặp mây‖, ―nhƣ cá gặp nƣớc‖, ―nhƣ vịt nghe sấm‖ , ―thay ngựa giữa dòng‖ v.v… biểu thị các sự việc xảy ra bất thƣờng hoặc các đạo lí khó giải thích. 3.2.3. Đến từ văn hóa ngoại lai Việt Nam và Trung Quốc là xóm giềng, Việt Nam chịu ảnh hƣởng sâu sắc với nền văn hóa Trung Hoa là khó tránh khỏi. Có số lƣợng lớn thành ngữ Việt Nam có gốc Hán. Trong luận văn Tiến Sĩ ―Thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt‖ của Nguyễn Thị Tân năm 2004 đã thống kê có 98% thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt. Về cơ bản chia làm 4 loại sau: - Giống nhau về mặt chữ và mặt nghĩa, ví dụ ―điệu hổ li sơn‖, ―mã đáo thành công‖, ―nhƣ hùm thêm cánh‖. - Mặt chữ hơi khác nhƣng ý nghĩa giống, ví dụ: ―thả hổ về rừng‖, ―lòng chim dạ cá‖, ―chim sa cá lặn‖ - Mặt chữ hoàn toàn khác nhau, nhƣng ý nghĩa giống nhau, ví dụ: ―ông nói gà bà nói vịt‖, ―cá nằm trên thớt‖. 660
  4. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI - Mặt chữ giống nhƣng ý nghĩa khác nhau, ví dụ: ―ngựa quen đƣờng cũ‖. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Về ngữ liệu thành ngữ tiếng Trung, tác giả chọn ―Đại từ điển thành ngữ Trung Quốc‖71, tiến hành khảo sát thống kê thu đƣợc 18.000 câu thành ngữ. Ngữ liệu thành ngữ tiếng Việt, tác giả chọn ―Từ điển thành ngữ tiếng Việt‖72 thu thập đƣợc 4715 câu. Thông qua hai quyển từ điển này tiến hành thống kê chủ yếu gồm 2 phƣơng diện: số lƣợng thành ngữ tiếng Trung- tiếng Việt có yếu tố động vật, tỉ lệ xuất hiện loại thành ngữ này. 3.1. Số lƣợng thành ngữ tiếng Trung và tiếng Việt có yếu tố động vật Trong quá trình thu thập và thống kê, chúng tôi phát hiện tiếng Trung và tiếng Việt có một số thành ngữ bị thay đổi. Sự thay đổi này chỉ là về hình thức kết cấu và thành phần cấu tạo, ngữ nghĩa không thay đổi. Nguyên nhân có mấy điểm sau: sự khác nhau giữa từ phƣơng ngôn các vùng miền, sự khác nhau giữa từ văn ngôn và khẩu ngữ, sự khác nhau trong quá trình lƣu truyền, cho nên từ điển sẽ xuất hiện hai hoặc hai cách nói trở lên. Ví dụ: Tiếng Trung: 露马脚 / 漏马脚 lộ bộ mặt thật; 为虎添翼 / 为虎傅翼 vẽ hùm thêm vây, nối giáo cho giặc; 飞蛾投火 / 飞蛾扑火 / 飞蛾投焰 / 飞蛾赴火 / 飞蛾赴烛 / 飞蛾赴焰 chuốc họa vào thân, thiêu thân lao đầu vào lửa; 走马观花 / 走马看花 cƣỡi ngựa xem hoa; 前怕狼后怕虎 / 前怕龙后怕虎 đắn đo do dự Tiếng Việt: Chậm nhƣ rùa / Chậm nhƣ sên 蜗行牛步 Cá bể chim trời / Cá bể chim rừng/ Chim trời cá bể/ Chim trời cá nƣớc 飘蓬断更 Châu chấu đá xe/ Châu chấu đá voi 蚍蜉撼树 Chó ăn đá gà ăn sỏi/ Chó ăn đá gà ăn muối 不毛之地 Cà cuống chết đến đít còn cay/ Cà cuống chết đến ức còn cay 冥顽不灵 Số thành ngữ này ý nghĩa không thay đổi, bài viết gộp chung một câu thành ngữ để tính số lƣợng. 71 《Đại từ điển thành ngữ Trung Quốc》. (1987). Nhà xuất bản Từ Thƣ Thƣợng Hải. 72 Nguyễn Lực《Từ điển thành ngữ tiếng Việt. (2002). Nhà xuất bản Thanh Niên. 661
  5. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI Bảng 1: Số lƣợng thành ngữ có yếu tố động vật tiếng Trung và tiếng Việt Thống kê thành ngữ tiếng Trung và tiếng Việt có yếu tố động vật Tỉ lệ % Thành ngữ tiếng Hán 18000 câu 877 câu 4.87% Thành ngữ tiếng Việt 4715 câu 744 câu 15.78% 3.2. Số lƣợng và tỉ lệ xuất hiện thành ngữ có yếu tố động vật tiếng Trung- tiếng Việt Để xác định trong thành ngữ có yếu tố động vật tiếng Trung - tiếng Việt có bao nhiêu loại động vật xuất hiện và tỉ lệ xuất hiện của mỗi loại động vật, trong quá trình thống kê, đã phân loại nhƣ sau: (1) Một loại động vật xuất hiện trong một câu thành ngữ hoặc xuất hiện cùng lúc với một loại động vật khác A. Một câu thành ngữ chỉ xuất hiện một loại động vật Tiếng Trung: 马后炮 --- nói vuốt đuôi; 狗仗人势--- chó cậy gần nhà; 画蛇添足 vẽ rắn thêm chân Tiếng Việt: Bắt cá hai tay --- cá; bới bèo ra bọ---bọ; giấu nhƣ mèo giấu cứt- mèo B. Một câu thành ngữ xuất hiện hai hoặc từ hai loại động vật trở lên Tiếng Trung: 亡羊得牛---(dê, trâu) mất dê đƣợc trâu, mất 1 đƣợc 2 一人得道鸡犬升天--- (gà, chó) một ngƣời làm quan cả họ đƣợc nhờ 燕雀安知鸿鹄之志--- (chim sẻ, thiên nga) chim sẻ làm sao hiểu đƣợc chí lớn của thiên nga, kẻ hèn mọn sao hiểu đƣợc chí lớn của ngƣời anh hùng. 麟凤龟龙---(long, lân, qui, phụng) nhân tài xuất chúng, vật quý hiếm. Tiếng Việt: Đầu voi đuôi chuột ---voi, chuột Cóc ghẻ mà đòi ăn thịt thiên nga--- cóc, thiên nga Cõng rắn cắn gà nhà, rƣớc voi về giày mả tổ--- rắn, gà, voi Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết --- trâu bò, muỗi, ruồi Đối với loại hình này, khi thống kê, chỉ cần có một loại động vật xuất hiện một lần trong câu thành ngữ thì đƣợc tính một lần. Nếu trong câu xuất hiện hai hay hai loại động vật khác nhau trở lên, thì mỗi loại đều đƣợc tính là xuất hiện một lần. (2) Một loại động vật trong một câu thành ngữ xuất hiện hai lần hay một loại động vật dùng tên gọi khác nhau xuất hiện trong những thành ngữ khác nhau A. Tên một loại động vật xuất hiện hai lần trong một câu thành ngữ Tiếng Trung: 一蟹不如一蟹---(cua) đời sau không bằng đời trƣớc, càng ngày lụn bại 662
  6. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 死马当活马医--- (ngựa) cố gắng cứu vãn, còn nƣớc còn tát 嫁鸡随鸡 ---(gà) xuất giá tòng phu, trong nhờ đục chịu Tiếng Việt: Nuôi cò cò mổ mắt--- cò Thân trâu trâu lo, thân bò bò liệu --- trâu, bò Việc tôm tôm chịu, việc tép tép lo--- tôm, tép Loại hình này trong bài viết chỉ tính xuất hiện một lần. B. Một loại động vật dùng tên gọi khác nhau xuất hiện ở những câu thành ngữ khác nhau. Tiếng Trung: 骥子龙文 tài năng xuất chúng, tài trí hơn ngƣời/ 塞翁失马 tái ông thất mã ---骥,马 ngựa 鹰扬虎视 oai phong lẫm liệt / 断线鹞子 bặt vô âm tín / 鸱目虎吻 miệng cọp mắt diều hâu, mặt mày hung dữ / 鱼跃鸢飞 chim bay cá nhảy---鹰 chim ƣng, 鸱 diều hâu, 0 鸢 cú mèo 星奔川鹜 nhanh nhƣ chớp / 赶着鸭子上架 không có trâu bắt chó đi cày---鹜 ngựa , 鸭 子 vịt Tiếng Việt: Thả hổ về rừng / Vuốt râu hùm/ Vào hang cọp---cọp Dốt nhƣ bò / Ngƣu tầm ngƣu, mã tầm mã / Chia đàn xẻ nghé ---bò Nói rắn trong lỗ cũng phải bò ra/ Khẩu phật tâm xà --- rắn Đối với loại hình này, lúc thống kê, đã gộp chúng quy thành một loại động vật, dùng tên gọi phổ thông nhất để ghi chép lại. 4. Kết quả nghiên cứu Dựa theo tiêu chuẩn phía trên, bên dƣới là kết quả có đƣợc sau khi khảo sát, phân loại, thống kê thành ngữ tiếng Trung - tiếng Việt có yếu tố động vật. Số lƣợng và tỉ lệ xuất hiện của các loại động vật đƣợc khảo sát nhƣ sau: Bảng 2:Tỉ lệ và số lƣợng động vật xuất hiện trong thành ngữ tiếng Trung ST Phân Động vật Số lần Tỉ lệ ST Phân Động vật Số lần Tỉ lệ T loại xuất hiện % T loại xuất hiện % 1 Tứ Rùa 10 1.14 43 Ong 11 1.25 2 linh Kì lân 12 1.36 44 Ruồi nhặng 13 1.48 3 Phƣợng 32 3.65 45 Động Ngao 1 0.11 4 Rồng 74 8.44 46 vật Mang cá 1 0.11 thủy 5 Động Linh dƣơng 1 0.11 47 Cá voi 2 0.23 sinh vật 48 Lạc đà 1 0.11 Trai ngọc 3 0.34 6 hoang 663
  7. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI dã 49 Tê giác 1 0.11 Tôm 3 0.34 7 50 Hoẵng 1 0.11 Lợn sữa 3 0.34 8 9 Lừa 2 0.23 51 Rùa 5 0.57 10 Chồn 3 0.34 52 Cua 6 0.68 11 Voi 4 0.46 53 Cá 67 7.64 12 Sƣ tử 4 0.46 54 Động Anh vũ, vẹt 1 0.11 13 Báo 5 0.57 55 vật Uyên ƣơng 1 0.11 biết 14 Hà mã 5 0.57 56 Cò 1 0.11 bay 15 Khỉ 6 0.68 57 Hoàng anh 1 0.11 16 Vƣợn 7 0.80 58 Chim khách 1 0.11 17 Gấu 11 1.25 59 Chim ó cá 1 0.11 18 Nai 12 1.37 60 Đại bàng 2 0.23 18 Dê 26 2.96 61 Chim cút 2 0.23 19 Hồ li 29 3.30 62 Cú mèo 2 0.23 20 Sói 36 4.10 63 Chim trấm 3 0.34 21 Cọp 96 10.95 64 Chim gáy 4 0.46 22 Ngựa 165 18.58 65 Diều hâu 6 0.68 23 Động Bò cạp 1 0.23 66 Quạ 6 0.68 vật bò 67 Chim oanh 10 1.14 24 sát Rắn 24 2.74 25 Gia Lợn 3 0.34 68 Chim ƣng 11 1.25 26 súc, Mèo 4 0.46 69 Thiên nga 11 1.25 gia 70 27 Ngỗng 6 0.68 Loan 13 1.48 cầm 28 Vịt 12 1.37 71 Tƣớc 18 2.05 29 Thỏ 17 1.94 72 Nhạn 22 2.82 30 Bò 50 5.70 73 Điểu 25 2.85 31 Cẩu, khuyển 87 9.92 74 Hạc 28 3.19 32 Côn Chuồn chuồn 1 0.11 75 Yến 29 3.31 33 trùng Tằm 1 0.11 76 Các Quỷ quái 1 0.11 34 Muỗi 2 0.23 77 loại Du diên 1 0.11 khác 35 Gián 2 0.23 78 Giao long 2 0.23 36 Nhện 2 0.23 79 Giun 2 0.23 37 Đom đóm 3 0.34 80 Ếch 3 0.34 38 Bƣơm bƣớm 4 0.46 81 Ốc sên 3 0.34 39 Ngài 5 0.57 82 Chuột 37 4.22 40 Sâu 5 0.57 41 Ve 8 0.91 Kiến càng, 10 1.14 42 Kiến Bảng 3:Tỉ lệ và số lƣợng động vật xuất hiện trong thành ngữ tiếng Việt 664
  8. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI STT Phân loại Động vật Số Tỉ lệ STT Phân Động vật Số Tỉ lệ lần loại lần xuất xuất hiện hiện 1 Tứ linh Rùa 1 0.13 52 Chấy 3 0.40 2 Phƣợng 13 1.75 53 Tằm 3 0.40 3 Rồng 15 2.02 54 Cà cuống 3 0.40 Động vật 55 Hồ điệp, Đƣời ƣơi 1 0.13 4 0.54 4 hoang dã bƣớm 5 Báo 1 0.13 56 Sâu 5 0.67 6 Lừa 2 0.27 57 Châu chấu 5 0.67 7 Dê 3 0.40 58 Ve 6 0.81 8 Gấu 3 0.40 59 Bọ 7 0.94 9 Cầy 3 0.40 60 Ruồi 10 1.35 10 Mã 5 0.67 61 Kiến 13 1.75 11 Hƣơu 6 0.81 62 Ong 16 2.16 12 Vƣợn 6 0.81 63 Rết 3 0.40 13 Hồ li, cáo 9 1.21 64 Động Thằn lằn 2 0.27 65 vật bò 14 Khỉ 9 1.21 sát Rắn, xà 21 2.83 15 Sói, lang 10 1.35 66 Động Bồ câu 1 0.13 16 Ngựa, ngƣu 23 3.10 67 vật Bồ nông 1 0.13 biết Cọp,hổ, 68 40 5.39 bay Chích chòe 1 0.13 17 hùm 18 Voi 40 5.39 69 Điểu 1 0.13 19 Gia cầm, Ngỗng 4 0.54 70 Én 1 0.13 20 gia súc Thỏ 4 0.54 71 Hạc 1 0.13 21 Nghé 7 0.94 72 Ó 1 0.13 22 Lợn, heo 14 1.89 73 Nhạn 1 0.13 23 Vịt 19 2.56 74 Sếu 1 0.13 24 Trâu 41 5.53 75 Thiên nga 1 0.13 25 Mèo 42 5.66 76 Chim chích 2 0.27 26 Bò 43 5.80 77 Chuồn chuồn 2 0.27 27 Kê, gà 73 9.84 78 Cốc 2 0.27 28 Chó 80 10.78 79 Khƣớu 2 0.27 29 Động vật Trạch 1 0.13 80 Quốc 2 0.27 30 thủy sinh Cá rô 1 0.13 81 Vạc 2 0.27 31 Nheo 2 0.27 82 Vẹt 2 0.27% 32 Săn sắt 2 0.27 83 Sáo 2 0.27 33 Hến 3 0.40 84 Cuốc 3 0.40 34 Cáy 3 0.40 85 Dơi 4 0.53 35 Sứa 4 0.54 86 Loan 5 0.67 36 Rƣơi 6 0.81 87 Công 7 0.94 37 Chạch 7 0.94 88 Quạ 7 0.94 38 Lƣơn 7 0.94 89 Cú 9 1.21 39 Tôm 15 2.02 90 Cò 16 2.16 665
  9. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 40 Cua 16 2.16 91 Chim 29 3.91 41 Cá 76 10.24 92 Các Ễnh ƣơng 1 0.13 42 Côn trùng Thiêu thân 1 0.13 93 loại Giun 1 0.13 khác 43 Tò vò 1 0.13 94 Sên 2 0.27 44 Bọ ngựa 1 0.13 95 Dã tràng 4 0.54 45 Bọ trấu 1 0.13 96 Đỉa 5 0.67 46 Đom đóm 1 0.13 97 Cóc 6 0.81 47 Gián 1 0.13 98 Ếch 6 0.81 48 Mọt 1 0.13 99 Ốc 9 1.21 49 Muỗi 1 0.13 100 Chuột 30 4.04 50 Nhện 1 0.13 51 Nhộng 2 0.27 5. Thảo luận và khuyến nghị Dựa theo kết quả điều tra ở bảng 2 cho thấy, trong 877 câu thành ngữ động vật trong tiếng Trung có 82 loại động vật. Trong đó động vật biết bay là nhiều nhất gồm 25 loài nhƣ Phƣợng hoàng, nhạn, khổng tƣớc, hạc, loan v.v…tỉ lệ xuất hiện của loài chim chiếm hàng đầu. Tiếp sau là động vật hoang dã, côn trùng cho đến động vật thủy sinh nhƣ: Ngựa, cọp, rồng, cá, chó, bò, chuột, dê, sói, rắn, thỏ v.v… đều có tỉ lệ xuất hiện cao, các loài động vật này đều rất quen thuộc trong đời sống thƣờng ngày của nhân dân Trung Quốc. Theo bảng khảo sát điều tra 3 cho thấy, trong 744 câu thành ngữ động vật trong tiếng Việt, xuất hiện 100 loại động vật, trong đó các loại động vật biết bay xuất hiện nhiều nhất, tổng cộng có 25 loài. Tỉ lệ xuất hiện của loài chó là 10.78% xếp thứ nhất, xếp sau chó lần lƣợt là cá (10.24%), gà (9.84%), bò (5.8%), mèo (5.66%) v.v…. Chúng ta có thể nhìn thấy các động vật có tỉ lệ xuất hiện tƣơng đối nhiều nhƣ cọp, voi, chuột, trâu, bò, chim, rắn, ngựa, vịt, cua, rồng, kiến, lợn, tôm v.v… những loài động vật này đều rất quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của ngƣời Việt Nam. 6. Kết luận Bài viết này tiến hành định nghĩa và phân tích nguồn gốc đồng thời thống kê tỉ lệ xuất hiện của thành ngữ mang yếu tố động vật trong tiếng Trung và tiếng Việt, đƣa ra đƣợc kết luận sau: * Bài viết thông qua định nghĩa và đặc điểm của thành ngữ, có thể khẳng định: hai loại ngôn ngữ đều nhƣ nhau, có đặc điểm cơ bản là hình thức hoàn chỉnh, âm luật hài hòa, kết cấu chặt chẽ, ý nghĩa sâu sắc. * Nghiên cứu về nguồn gốc của thành ngữ mang yếu tố động vật trong tiếng Trung và tiếng Việt: Thành ngữ mang yếu tố động vật tiếng Trung đến từ 5 nguồn chính đó là thần thoại, ngụ ngôn hoặc truyền thuyết, điển cố lịch sử, thơ ca sách cổ, lƣu truyền khẩu ngữ, văn hóa ngoại lai. Thành ngữ mang yếu tố động vật tiếng Việt đến từ 7 nguồn chính: cuộc sống ngƣời dân, từ xã hội đến văn hóa, từ cuộc sống hàng ngày, tín ngƣỡng tôn giáo, văn học lịch sử, thế giới tự nhiên, văn hóa ngoại lai. 666
  10. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI * Thông qua khái niệm về thành ngữ động vật, bài viết đã tiến hành thống kê số lƣợng thành ngữ mang yếu tố động vật trong tiếng Trung và tiếng Việt. Số liệu chủ yếu bao gồm: số lƣợng và tỉ lệ xuất hiện. Tỉ lệ xuất hiện loại thành ngữ này trong hai loại ngôn ngữ tƣơng đối cao, tiếng Việt chiếm 15.78%, tiếng Trung chiếm 4.87%. Tài liệu tham khảo Tài liệu tham khảo tiếng Trung Đƣờng Văn (2007). Từ điển thành ngữ phân loại. Trƣờng Xuân: Nhà xuất bản đại học Cát Lâm. Hồ Dụ Thụ (2011). Hán ngữ hiện đại. Thƣợng Hải: Nhà xuất bản giáo dục Thƣợng Hải. Lý Đại Nông (1994). Thành ngữ và văn hóa Trung Quốc. Tạp chí Nam Khai, 4. Mã Quốc Phàm (1978). Thành ngữ. Nội Mông Cổ: Nhà xuất bản Nhân dân Nội Mông Cổ. Mạc Bành Linh (2001). Thành ngữ tiếng Hán và văn hóa. Nam Kinh: Nhà xuất bản giáo dục Giang Tô. Trần Hiểu Hồng (2012). Khái quát nguồn gốc thành ngữ tiếng Hán. Tạp chí con đường tơ lụa, 14. Tài liệu tham khảo tiếng Việt Đỗ Thị Thu Hƣơng (2017). Một số nguồn ngữ liệu hình thành thành ngữ tiếng Việt. Tạp chí Ngôn Ngữ, 3. Hà Quang Năng, Hà Thị Quế Hƣơng (2016). Sổ tay thành ngữ tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. Hoàng Văn Hành (2004). Thành ngữ học tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học xã hội. Nguyễn Thiện Giáp (2002). Từ vựng học tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản giáo dục Nguyễn Thị Tân (2004). Thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt. Luận án tiến sĩ khoa học ngữ văn. Viện ngôn ngữ học Việt Nam. AN INVESTIGATION ON THE NUMBER OF VIETNAMESE AND CHINESE IDIOMS WITH ANIMAL ELEMENTS Abstract Idioms are the crystallization of language development and the treasure of all nations. The formation and development of idioms is a long process. There is a large number of idioms in Vietnamese and Chinese vocabulary which highlight the characteristics of each language. So far, only few studies have compared Vietnamese and Chinese idioms related to animals. In this paper, Chinese idiom and Vietnamese idiom dictionaries were used as the main tools to for data analysis in order to explore the number of idioms containing animal-related factors in the two languages, and to discover the frequency of these types of idioms in practice, which have never been examined before. Keywords vietnamese-Chinese idioms, animal factors, statistical analysis 667
nguon tai.lieu . vn