Xem mẫu

  1. KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CHIM TRĨ ĐỎ KHOANG CỔ (Phasianus cochicus) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT TẠI THÀNH PHỐ HUẾ NGUYỄN TRẦN TRUNG NGUYỄN THỊ MAI - BÙI ANH PHONG Khoa Sinh học Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành trên 50 con chim Trĩ đỏ khoang cổ, với phương thức nuôi nhốt tại hộ gia đình ở phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chim được nuôi từ lúc sơ sinh đến 24 tuần tuổi, nhằm xác định khả năng sống sót, sức sinh trưởng và hiệu suất thức ăn của chúng. Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp đánh giá sinh trưởng thông dụng trong chăn nuôi gia cầm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, ở 24 tuần tuổi chim Trĩ đỏ khoang cổ có tỷ lệ nuôi sống đạt 80%, với khẩu phần tự do, khối lượng trung bình lúc 24 tuần tuổi đạt 1296,18 g/con. Trong điều kiện nuôi nhốt, hiệu quả sử dụng thức ăn trung bình cho cả giai đoạn từ sơ sinh đến 24 tuần tuổi là 8,07kg thức ăn cho một kg tăng trọng. Từ khóa: nuôi nhốt, sinh trưởng, hiệu suất thức ăn, tỷ lệ nuôi sống 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chim Trĩ đỏ khoang cổ (ĐKC) Phasianus colchicus (Linnaeus, 1758) trước đây là một đối tượng nằm trong Sách Đỏ Việt Nam, được mọi người biết đến là một loài chim đẹp và vô cùng quý hiếm, chỉ được nuôi để làm cảnh [1]. Việc dùng Chim Trĩ đỏ khoang cổ để làm thực phẩm còn là một điều xa lạ [2]. Năm 2006, tại Hà Nội, Viện Chăn Nuôi đã tiến hành nuôi bảo tồn Chim Trĩ đỏ khoang cổ, nên số lượng đã được tăng lên đáng kể. Để giúp cho loài chim này thoát khỏi sự tuyệt chủng, thậm chí phát triển nhanh thành vật nuôi nông nghiệp phục vụ nhu cầu thực phẩm cũng như sinh vật cảnh ở thành phố Huế, mang lại lợi ích và hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, chúng tôi đã triển khai đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của chim Trĩ đỏ khoang cổ (Phasianus colchicus) trong điều kiện nuôi nhốt tại thành phố Huế.” 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Chim Trĩ ĐKC Phasianus colchicus (Linnaeus, 1758) thuộc: Giới (Kingdom): Động vật (Animal) Ngành (Phylum): Có dây sống (Vetebrata) Lớp (Class): Chim (Aves) Bộ (Order): Gà (Galliformes) Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 382-389
  2. KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CHIM TRĨ ĐỎ... 383 Họ (Family): Trĩ (Phasianidae) Chi (Genus): Trĩ (Phasianus) Loài (Species): Chim Trĩ ĐKC (Phasianus colchicus) 50 chim Trĩ mới nở loại I được lựa chọn từ đàn giống do trại giống Võ Lợi, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế cung cấp. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.2.1. Thời gian nghiên cứu Từ 1/2016 đến 10/2016. 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 47 Thanh Tịnh, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Chuồng nuôi Chuồng nuôi được xây dựng từ các vật liệu như gạch, xi-măng, trụ sắt, lưới sắt, tấm lợp với tổng diện tích nền chuồng là 16 m2. 2.3.2. Dinh dưỡng Chim Trĩ được nuôi theo phương pháp cho ăn tự do, sử dụng thức ăn tổng hợp với thành phần và năng lượng như sau: Giai đoạn Thức ăn Protein thô (%) Năng lượng trao đổi (kcal/kg) 0-6 tuần Cám Con cò P221 21,50 2.950 6-24 tuần Cám Con cò P222 20,00 3.000 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng Các chỉ tiêu theo dõi dựa theo Bùi Hữu Đoàn [4]. Tỷ lệ nuôi sống Tỷ lệ nuôi sống được xác định bằng tỷ lệ phần trăm số cá thể còn sống ở cuối kỳ so với số cá thể có mặt đầu kỳ: Tỷ lệ nuôi sống (%) = (Số con còn sống đến cuối kỳ/Số con đầu kỳ)×100 Khả năng sinh trưởng Sinh trưởng tích lũy: Cân chim hàng tuần vào buổi sáng trước khi cho ăn, cho uống. Cân từng con một, sử dụng cân điện tử có độ chính xác tối thiểu ±1g. Sinh trưởng tuyệt đối A = (P2 – P1)/(T2 – T1)
  3. 384 NGUYỄN TRẦN TRUNG – BÙI ANH PHONG Trong đó: A là sinh trưởng tuyệt đối (gam/con/ ngày) P1 là khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T1 (g) P2 là khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T2 (g) T1 là thời điểm khảo sát trước (ngày tuổi) T2 là thời điểm khảo sát sau (ngày tuổi) Sinh trưởng tương đối R (%) = (P2 – P1)×100/[(P1 + P2)/2] Trong đó: R là sinh trưởng tương đối (%) P1 là khối lượng cơ thể ở lần cân trước (g) P2 là khối lượng cơ thể ở lần cân sau (g) Hiệu quả sử dụng thức ăn Lượng thức ăn thu nhận Lượng thức ăn thu nhận (LTĂTN) hàng ngày được xác định bằng cách cân khối lượng thức ăn cho ăn trong ngày, sáng hôm sau cân khối lượng thức ăn thừa, từ đó tính được lượng thức ăn thực sự mỗi ngày. LTĂTN = (LTĂ cho ăn – LTĂ thừa)/số gia cầm (gam/con/ngày) Hiệu quả sử dụng thức ăn Hiệu quả sử dụng thức ăn (HQSDTĂ) được tính bằng công thức: HQSDTĂ = Lượng thức ăn thu nhận (kg)/khối lượng cơ thể tăng lên (kg) 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu được xử lý bằng phần mềm MS Excel 2010. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ ĐKC Tỷ lệ nuôi sống có hệ số di truyền thấp và nó phụ thuộc vào yếu tố môi trường rất lớn. [3]. Số liệu theo dõi tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ ĐKC qua các tuần tuổi được trình bày ở Bảng 1.
  4. KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CHIM TRĨ ĐỎ... 385 Bảng 1. Tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ ĐKC qua các tuần tuổi Tuổi Số lượng Tỷ lệ Tuổi Số lượng Tỷ lệ (tuần) (con) (%) (tuần) (con) (%) Mới nở 50 1 50 100 13 41 82,00 2 50 100 14 41 82,00 3 48 96,00 15 41 82,00 4 48 96,00 16 41 82,00 5 48 96,00 17 41 82,00 6 47 94,00 18 41 82,00 7 46 92,00 19 41 82,00 8 45 90,00 20 41 82,00 9 45 90,00 21 41 82,00 10 44 88,00 22 41 82,00 11 41 82,00 23 41 82,00 12 41 82,00 24 40 80,00 Qua Bảng 1, ta thấy: Tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ ĐKC trong 5 tuần đầu khá cao, đạt từ 96,00% - 100%. Giai đoạn từ 6 đến 11 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống của chimTrĩ ĐKC có xu hướng giảm dần chỉ còn 88,00%. Từ giai đoạn 12 đến 23 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ ĐKC bắt đầu ổn định và duy trì ở mức 82,00%. Đến 24 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống đạt 80,00%. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Hoàng Thanh Hải (2012) với tỷ lệ nuôi sống của đàn chim Trĩ ĐKC là 68,11%. Điều này đã chứng tỏ rằng, khả năng thích nghi của chim Trĩ ĐKC ở thành phố Huế là cao hơn so với Hà Nội [5], [6]. 3.2. Khả năng sinh trưởng của chim Trĩ ĐKC 3.2.1. Sinh trưởng tích lũy của chim Trĩ ĐKC qua các tuần tuổi Bảng 2. Sinh trưởng tích lũy chim Trĩ ĐKC giai đoạn từ sơ sinh đến 24 tuần tuổi Tuổi (tuần) Mean ± SE CV (%) Tuổi (tuần) Mean ± SE CV (%) Mới nở 18,60 ± 0,17 6,34 1 30,92 ± 0,52 11,93 13 876, 71 ± 28,32 20,68 2 67,96 ± 1,95 20,31 14 921, 46 ± 33,49 23,27 3 120,46 ± 3,25 18,68 15 950,02 ± 33,33 22,47 4 209,85 ± 5,93 19,59 16 989,80 ± 33,05 21,38 5 286,69 ± 7,72 18,65 17 1014,00 ± 32,64 20,61 6 410,68 ± 11,73 18,99 18 1052,46 ± 33,21 20,21 7 486,26 ± 11,83 16,49 19 1104,76 ± 34,83 20,19 8 573,18 ± 15,54 18,19 20 1137,73 ± 34,24 19,27 9 652,56 ± 18,67 19,18 21 1174,32 ± 33,66 18,35 10 715,32 ± 24,79 22,99 22 1211,66 ± 34,65 18,31 11 814,15 ± 27,83 21,88 23 1237,39 ± 34,93 18,08 12 842,39 ±26, 56 20,19 24 1296,18 ± 30,58 14,92
  5. 386 NGUYỄN TRẦN TRUNG – BÙI ANH PHONG Khả năng sinh trưởng tích lũy của chim Trĩ ĐKC được đánh giá dựa trên sự gia tăng khối lượng cơ thể của chúng qua các tuần tuổi [7]. Khối lượng của chim Trĩ ĐKC từ sơ sinh đến 24 tuần tuổi được trình bày ở Bảng 2. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 2 cho thấy khối lượng cơ thể chim Trĩ ĐKC tăng dần theo tuần tuổi, điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển chung của gia cầm. Trong điều kiện cho ăn với thành phần và khối lượng thức ăn tăng dần qua các tuần tuổi, khối lượng trung bình của chim Trĩ ĐKC lúc sơ sinh là 18,60g/con, 6 tuần tuổi là 410,68g/con, lúc 12 tuần tuổi đạt 842,39 g/con, 18 tuần tuổi đạt 1052,46g/con và 24 tuần tuổi đạt 1296,18g/con. Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Thanh Hải (2010), khối lượng của chim Trĩ ĐKC sơ sinh là 21,7g, cao hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên, bắt đầu từ tuần tuổi thứ 4 trở đi, khối lượng chim Trĩ ĐKC theo nghiên cứu của chúng tôi đều cao hơn so với kết quả của nghiên cứu này công bố [5], [6]. Hình 1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy chim Trĩ ĐKC giai đoạn từ sơ sinh 24 tuần tuổi 3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối chim Trĩ ĐKC qua các tuần tuổi Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng tuyệt đối của chim Trĩ ĐKC giai đoạn từ sơ sinh đến 24 tuần tuổi được trình bày ở Bảng 3. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3 cho thấy khả năng sinh trưởng tăng tuyệt đối của chim Trĩ ĐKC đã tuân theo quy luật chung của gia cầm là tăng lên đến đinh điểm rồi giảm dần [7]. Giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuần tuổi, sinh trưởng tuyệt đối có xu hướng tăng nhanh và đạt cao nhất ở tuần thứ 6 là 17,04 ± 0,98 g/con/ngày. Sinh trưởng tuyệt đối khá ổn định trong giai đoạn từ 7 đến 11 tuần tuổi. Vào tuần thứ 12, khả năng sinh trưởng tuyệt đối đột ngột giảm xuống thấp nhất, chỉ còn 4,03 ± 0,98g/con/ngày. Theo ý kiến của chúng tôi, nguyên
  6. KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CHIM TRĨ ĐỎ... 387 nhân của hiện tượng này là việc gắn kính đeo mắt cho chim vào thời điểm 12 tuần tuổi với mục đích hạn chế cắn mổ đã làm suy giảm khả năng thu nhận thức ăn chúng. Đồng thời, khi mới gắn kính đeo mắt vào, mũi của chim sẽ bị tổn thương nhẹ, cơ thể chim sẽ có những phản ứng miễn dịch nhất định, gây nên sốt và làm giảm khả năng sinh trưởng của chúng. Kết quả là đàn chim không phát huy hết được tiềm năng di truyền của chúng [3]. Từ 12 đến 24 tuần tuổi, sinh trưởng tuyệt đối của đàn chim Trĩ ĐKC khá ổn định, dao động trong khoảng 3,46 - 7,47 g/con/ngày. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả của tác giả Hoàng Thanh Hải (2012) ở giai đoạn 0-11 tuần tuổi, trước khi gắn kính mắt cho đàn chim. Từ sau 12 tuần tuổi trở đi, kết quả của chúng tôi thấp hơn đáng kế so với kết quả nghiên cứu của tác giả này [5]. Bảng 3. Sinh trưởng tuyệt đối chim Trĩ ĐKC qua các tuần tuổi Mean S Mean S Tuổi (tuần) CV (%) Tuổi (tuần) CV (%) (g/con/ngày) (g/con/ngày) 1 1,78 ± 0,07 26,40 13 4,90 ± 1,01 132,04 2 5,24 ± 0,23 31,68 14 6,39 ± 1,19 119,09 3 7,49 ± 0,29 26,70 15 4,08 ± 0,48 75,49 4 12,65 ± 0,49 26,88 16 5,68 ± 0,53 60,04 5 11,10 ± 0,50 31,35 17 3,46 ± 0,64 119,36 6 17,04 ± 0,98 39,50 18 5,49 ± 0,51 59,38 7 10,66 ± 1,30 82,46 19 7,47 ± 0,66 56,36 8 12,21 ± 1,03 56,43 20 4,71 ± 0,73 99,15 9 11,31 ± 1,01 59,77 21 5,23 ± 0,73 89,67 10 9,27 ± 1,33 95,04 22 5,33 ± 0,71 85,55 11 12,63 ± 0,91 46,79 23 3,68 ± 0,26 45,65 12 4,03 ± 0,98 155,09 24 6,99 ± 1,62 95,99 3.2.3. Sinh trưởng tương đối chim Trĩ ĐKC qua các tuần tuổi Bảng 4. Sinh trưởng tương đối chim Trĩ ĐKC giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tuần tuổi Mean S Mean S Tuổi (tuần) CV (%) Tuổi (tuần) CV (%) (g/con/ngày) (g/con/ngày) 1 52,32 ± 3,23 43,65 12 3,90 ± 0,86 140,85 2 73,18 ± 1,83 17,68 13 4,58 ± 0,85 118,12 3 56,35 ± 1,74 21,19 14 3,26 ± 0,39 75,46 4 53,57 ± 1,15 14,86 15 4,39 ± 0,48 70,38 5 31,49 ± 1,63 35,92 16 2,66 ± 0,53 128,20 6 32,79 ± 2,00 41,75 17 3,86 ± 0,39 65,03 7 17,15 ± 2,30 90,96 18 4,86 ± 0,38 50,21 8 15,87 ± 1,19 50,35 19 3,10 ± 0,49 100,97 9 12,84 ± 1,11 57,94 20 3,33 ± 0,49 94,29 10 8,90 ± 1,08 80,22 21 3,13 ± 0,41 83,39 11 11,84 ± 0,80 43,75 22 2,15 ± 0,17 49,77 12 3,72 ± 0,80 137,37 23 4,23 ± 0,70 104,72
  7. 388 NGUYỄN TRẦN TRUNG – BÙI ANH PHONG Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng tương đối của chim Trĩ ĐKC giai đoạn từ sơ sinh đến 24 tuần tuổi được trình bày ở Bảng 4. Bảng 4 cho thấy, khối lượng chim Trĩ ĐKC tăng lên tương đối cao, nhất là ở tuần thứ 2 đạt 73,18 ± 1,83 %, trung bình từ sơ sinh cho đến 24 tuần tuổi là 17,23 ± 4,30% và giảm xuống thấp nhất ở tuần 23 là 2,15 ± 0,17%. Kết quả nghiên cứu cho thấy chim Trĩ ĐKC có khả năng thích nghi tốt với điều kiện sinh thái ở Thành phố Huế [7]. Tuy nhiên, việc gắn kính mắt cho chim đã làm hạn chế khả năng sinh trưởng tương đối của chúng. 3.3. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn Hiệu quả sử dụng thức ăn chính là hiệu suất giữa khối lượng thức ăn với khối lượng tăng lên của cơ thể. Chỉ tiêu này càng thấp, hiệu quả kinh tế càng cao. Khả năng thu nhận thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn của chim Trĩ ĐKC được trình bày ở Bảng 5. Bảng 5. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của chim Trĩ ĐKC HQSD HQSD KL cơ thể TĂ (kg KL cơ thể TĂ (kg Tuần LTĂTN Tuần LTĂTN tăng lên TĂ/kg tăng lên TĂ/kg tuổi (g/con/ngày) tuổi (g/con/ngày) (g/con/ngày) tăng (g/con/ngày) tăng trọng) trọng) 1 1,78 6,35 3,57 13 4,90 57,50 11,73 2 5,24 11,51 2,20 14 6,39 59,06 9,24 3 7,49 15,45 2,06 15 4,08 58,91 14,38 4 12,65 27,50 2,17 16 5,68 58,82 10,36 5 11,10 32,10 2,89 17 3,46 59,69 17,25 6 17,04 37,31 2,19 18 5,49 59,63 10,86 7 10,06 43,84 4,11 19 7,47 59,32 7,94 8 12,21 47,48 3,89 20 4,71 59,40 12,61 9 11,31 52,48 4,64 21 5,23 58,91 11,26 10 9,27 54,14 5,84 22 5,33 59,63 11,19 11 12,63 57,04 4,51 23 3,68 59,66 16,21 12 4,03 55,35 13,73 24 6,99 61,18 8,75 Kết quả nghiên cứu ở Bảng 5 cho thấy, khả năng thu nhận thức ăn của chim Trĩ ĐKC tỷ lệ thuận với tuần tuổi, phù hợp với quy luật phát triển chung của gia cầm. Lượng thức ăn thu nhận tăng dần qua các tuần tuổi, thu nhận thức ăn ít nhất ở 0 – 1 tuần tuổi (6,35 g/con/ngày), cao nhất ở 24 tuần tuổi (61,18g/con/ngày) và trung bình từ sơ sinh đến 24 tuần tuổi là 48,01g/con/ngày). So với kết quả của Hoàng Thanh Hải (2012) lượng thức ăn thu nhận theo nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn, do đó, mức tiêu tốn thức ăn cho sản xuất một kg thịt chim Trĩ theo nghiên cứu của chúng tôi cũng nhiều hơn. Trung bình từ sơ sinh đến 20 tuần tuổi, mức tiêu tốn thức ăn cho một kg thịt chim Trĩ ĐKC là 7,31kg, trong khi đó, kết quả nghiên cứu trên đàn chim cùng tuổi của Hoàng Thanh Hải (2012) là 5,08kg và Mai Danh Luân (2013) là 5,19kg. Theo nghiên cứu của chúng tôi, từ sơ sinh đến 24 tuổi, để sản xuất một kg thịt chim Trĩ cần trung bình 8,07kg thức ăn.
  8. KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CHIM TRĨ ĐỎ... 389 4. KẾT LUẬN Chim Trĩ ĐKC nuôi nhốt ở Thừa Thiên Huế có tỷ lệ nuôi sống đến giai đoạn 24 tuần tuổi đạt 80,00%. Khối lượng trung bình lúc 24 tuần tuổi đạt 1296,18g/con. Khối lượng chim Trĩ ĐKC tăng qua các tuần trung bình là 7,45g/con/ngày và mức tiêu tốn thức ăn trung bình cho một kg tăng khối lượng là 8,07kg. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Thục Anh (2012). Phát triển giống chim Trĩ đỏ khoang cổ tại Lai Châu, Thông tin Khoa học và Công nghệ Lai Châu, 10/2/2012, trang 29- 30. [2] Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014). Giáo trình Nghề nuôi Chim Trĩ Đỏ, NXB Nông Nghiệp. [3] Trần Quốc Dung (2000), Bước đầu xác định đường cong sinh trưởng của bốn dòng gà thịt thuần chủng BE88 nuôi tại xí nghiệp gà giống thịt Châu Thành, Nam Hà, Thông Báo Khoa Học Đại Học Sư Phạm-Đại Học Huế, số 1 (34), trang 147-154. [4] Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Huy Đạt (2011). Một số chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu chăn nuôi gia cầm, NXB Nông nghiệp Hà Nội. [5] Hoàng Thanh Hải (2012). Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của chim trĩ đỏ khoang cổ (Phasianus colchicus) trong điều kiện nuôi nhốt, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện chăn nuôi Quốc gia. [6] Hoàng Thanh Hải (2011). Một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của chim Trĩ đỏ khoang cổ nuôi nhốt tại Viện chăn nuôi, Tạp chí Khoa học và Công nghệ chăn nuôi- Viện Chăn nuôi, Số 30, trang 7-14. [7] Mai Danh Luân (2013). Khả năng sinh trưởng của chim Trĩ đỏ nuôi tập trung bằng các mức protein khác nhau tại Thanh Hóa, Tạp chí Khoa học trường Đại học Hồng Đức, số 18, trang 100-107. NGUYỄN TRẦN TRUNG NGUYỄN THỊ MAI SV lớp Sinh 4A, khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế BÙI ANH PHONG SV lớp Sinh 3A, khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
nguon tai.lieu . vn