Xem mẫu

  1. BIOACTIVE COMPOUNDS AND ANTIOXIDANT ACTIVITIES FROM POMEGRANTE PEEL EXTRACT (Punica granatum) Nguyen Pham Tuan1*, Bang Hong Lam2, Nguyen Pham Tu1, and Nguyen Thi Bao Tran 1 An Giang Biotechnology center, Chau Thanh district, An Giang province 2 An Giang University, Viet Nam Nation University, Ho Chi Minh City *Corresponding author: ngphamtuan1983@gmail.com Tel. +84.988202055. Abstarct The study was conducted to analyze some of the bioactive compounds and the antioxidant capacity. Pomegranate peel extract was extracted by combining the immersion method use different solvents (water, ethanol 800 and acetone) and ultrasound. Oxidation resistance was tested by DPPH method and the content of phenolic, flavonoid, polysaccharide, tannin were determined by the spectrophotometer method. The results showed that the moisture content was 68.89% and extraction efficiency of pomegranate peel ranged from 6.72% to 10.24%. The extract of pomegranate peel contained biological compounds such as alkaloids, saponin, flavonoids, steroids, tannins and phenols. The phenolic, flavonoid, polysaccharide and tannin content of pomegranate peel per g of dry weight were 300.33 mg gallic acid/g; 73.72 mg quercetin/g; 77.18 mg GE/g and 115.78 mg tannic acid/g, respectively. Pomegranate peel has antioxidant ability by DPPH method with IC50 value of water, ethanol 800 and acetone 98,95 µg/mg; 69.03 µg/mg; 79.92 µg/mg, respectively. The results indicated that pomegranate peel contains many anti-oxidative bioactive ingredients, which were potential materials for further research and applications. Keywords: Punica granatum, flavonoid,antioxidant, polyphenol, polysaccharide. 241
  2. KHẢO SÁT HOẠT CHẤT SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG OXY HÓA CỦA DỊCH CHIẾT VỎ TRÁI LỰU (Punica granatum) Nguyễn Phạm Tuấn1*, Bằng Hồng Lam2, Nguyễn Phạm Tú1 và Nguyễn Thị Bảo Trân 1 Trung tâm Công nghệ Sinh học tỉnh An Giang, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang 2 Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh *Tác giả liên hệ: ngphamtuan1983@gmail.com Số điện thoại: 0988.202055 Tóm tắt Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát một số hợp chất có hoạt tính sinh và có khả năng kháng oxy hoá. Cao chiết vỏ trái lựu được chiết xuất theo phương pháp ngâm dầm với các dung môi (nước, ethanol và acetone) và kết hợp với sóng siêu âm. Khả năng kháng oxy hóa được xác định bằng phương pháp DPPH và hàm lượng phenolic, flavonoid, polysaccharide và tannin được xác định bằng phương pháp quang phổ. Kết quả cho thấy, độ ẩm của vỏ trái lựu đạt 68,89% và hiệu suất trích cao của vỏ trái lựu trong khoảng 6,72-10,24%. Cao chiết vỏ trái lựu có sự hiện diện của các hợp chất sinh học như alkaloid, flavonoid, steroid, saponin, tannin và phenol. Hàm lượng phenolic, flavonoid, polysaccharide và tannin của cao chiết vỏ trái lựu lần lượt là 300,33 mg gallic acid/g; 73,72 mg quercetin/g cao; 77,18 mg GE/g cao và 115,78 mg tannic acid/g cao. Cao chiết vỏ trái lựu có khả năng kháng oxy hóa khi thử nghiệm bằng phương pháp DPPH với giá trị IC50 của cao chiết trong dung môi nước, ethanol 800, acteone lần lượt là 98,95 µg/mg; 69,03 µg/mg; 79,92 µg/mg. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vỏ trái lựu chứa nhiều hoạt chất có hoạt tính sinh học và có khả năng kháng oxy hóa và là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho các nghiên cứu và ứng dụng. Từ khóa: cây lựu, flavonoid, kháng oxy hóa, polyphenol, polysaccharide. 242
  3. 1. Giới thiệu Cây lựu (Punica granatum) được coi là một cây thuốc và cây ăn quả được biết đến như là một trong những loại trái cây quan trọng và được công nhận trên toàn cầu vì hương vị dễ chịu và lợi ích sức khỏe tuyệt vời do có chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học (Karimi et al., 2017). Trái lựu có thể được sử dụng ăn tươi, làm nước uống và các sản phẩm khác tùy theo nhu cầu của mọi người. Lợi ích sức khỏe của quả lựu không chỉ giới hạn ở phần thịt quả, mà còn ở những phần không ăn được (chủ yếu là vỏ) do có chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học hơn phần ăn được (Abid et al., 2017). Vỏ trái lựu chiếm gần 30-40% khối lượng phần quả lựu và vẫn là sản phẩm phụ sau khi chiết xuất nước ép (Çam et al., 2014). Theo Khan et al., 2018, vỏ lựu chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học như phenolic, flavonoid, tanin,… Các hợp chất này được nghiên cứu và ứng dụng để điều trị các bệnh như thuốc chống viêm, trị đái tháo đường, chống dị ứng và kháng tiểu cầu. Hiện nay, vỏ trái lựu là nguồn phụ phẩm khá lớn và ít được tận dụng. Do đó, việc ứng dụng vỏ trái lựu trong ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm sẽ mang lại lợi ích kinh tế đáng kể. Với những tiềm năng đã nêu, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát hoạt chất sinh học và đánh giá khả năng kháng oxy hoá của vỏ trái lựu (Punica granatum) nhằm đánh giá các hợp chất sinh học tiềm năng trong vỏ trái lựu và khả năng kháng oxy hóa; góp phần giảm thải ô nhiễm môi trường và gia tăng giá trị nguồn phụ phẩm. 2. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Nguyên vật liệu Nguyên liệu cây Lựu được thu từ chợ đầu mối ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang và được xác định hình thái dựa theo Đỗ Tất Lợi (2014). Hóa chất và thiết bị gồm máy đo quang phổ (Human, Hàn Quốc), máy đông khô chân không (Christ, Đức), máy ly tâm (Orto alresa, Tây Ban Nha), máy cô quay chân không (Eyala, Nhật Bản), 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl, tannic acid, quercetin, glucose, gallic acid, Folin- Ciocalteu (Merck, Mỹ),… hóa chất và thiết bị cần thiết khác. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phƣơng pháp tạo cao chiết từ vỏ trái lựu Trái cây lựu được thu từ chợ đầu mối huyện Châu Thành, tỉnh An Giang và tiến hành loại bỏ phần thịt quả, thu phần vỏ và đông khô phần vỏ trái lựu bằng máy đông khô trong 96 giờ và nghiền thành bột mịn. Bột vỏ trái lựu (200 g) được ngâm dầm với lần lượt các dung môi khác nhau (nước, ethanol 80% và acetone) với tỷ lệ nguyên liệu và dung môi là 1:10 (w/v). Mẫu tiến hành ngâm dầm (72h) ở điều kiện nhiệt độ phòng, trong tối kết hợp sóng siêu âm trong 12h, . Sau đó, hỗn hợp được tiến hành ly tâm 5.000 vòng/phút trong 20 phút, loại bỏ phần cặn thu phần dịch. Phần dịch lọc được lọc qua giấy lọc Whatman có đường kính 0,45µm, thu dịch lọc và bỏ phần cắn. Phần dịch lọc sau đó được tiến hành cô quay chân không để đuổi dung môi. Dịch lọc sau khi cô quay đuổi dung môi được tiến hành đông khô bằng máy đông khô để thu cao chiết vỏ trái lựu. Cao chiết vỏ trái lựu sau khi đông khô được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ - 200C và thực hiện các nghiên cứu tiếp theo. 243
  4. 2.2.2. Định tính một số hợp chất sinh học có trong cao chiết vỏ trái lựu Thành phần hóa học của cao chiết vỏ trái lựu gồm: alkaloid, flavonoid, glycoside, tannin, steroid, saponin, polyphenol được định tính sơ bộ bằng các phương pháp định tính các nhóm hợp chất thiên nhiên theo mô tả của Yadav et al. (2014). Bảng 1. Định tính các hợp chất sinh học có trong cao chiết vỏ trái lựu. Hợp chất Thực nghiệm Hiện tƣợng Alkaloid (Mayer) 1mL dịch trích + vài giọt TT Mayer Kết tủa màu nâu 1mL dịch trích + 2mL Pb(OAc)4 Xuất hiện màu Flavonoid 10% vàng 3mL dịch trích + 6mL H2O→ đun Xuất hiện bọt Saponin (Foam) nóng 1mL dịch trích + 2mL CHCl3 + Xuất hiện vòng đỏ Steroid (Salkowski) 2mL H2SO4đậm đặc nâu giữa 2 lớp Tannin và polyphenol 0,5mL dịch trích + 10mL H2O + 2-3 Kết tủa xanh (Braymer) giọt FeCl3 0,1% dương đen 2mL dịch trích + 2mL (CH3CO)2O Xuất hiện màu đỏ Terpenoid + 2-3 giọt H2SO4đậm đặc đậm 2.2.3. Định lƣợng flavonoid của cao chiết vỏ trái lựu Hàm lượng flavonoid tổng được tiến hành theo mô tả của Pieme et al. (2014): lấy 10 mg quercetin hòa tan trong 1 mL ethanol 80% sau đó pha loãng ra các nồng độ 25, 50, 100, 200 và 400 µg/mL. Hút 0,1 mL quercetin, thêm vào 0,3 mL nước cất, 0,03 mL NaNO2 5%. Ủ 5 phút ở 250C, thêm 0,03 mL AlCl3 10%. Ủ thêm 5 phút, sau đó cho thêm 0,2 mL NaOH 1 mM. Thêm nước cất để tổng thể tích là 1 mL. Đo ở bước sóng 510 nm. Tiến hành tương tự với cao chiết vỏ trái lựu. Hàm lượng flavonoid tổng được xác định theo công thức: C = c * V/m Trong đó: C: hàm lượng flavonoid tổng (mg quercetin/g chiết xuất). c: giá trị x từ đường chuẩn với quercetin (mg/mL); V: thể tích dịch chiết (mL); m: khối lượng cao chiết có trong V (g). 2.2.4. Định lƣợng phenolic của cao chiết vỏ trái lựu Hàm lượng phenolic tổng được xác định theo mô tả của Yadav và Agarwala (2011): chuẩn bị dung dịch gallic acid nồng độ 20, 40, 60, 80 và 100 µg/mL; thuốc thử Folin-Ciocalteu 10% được pha loãng với nước. Lần lượt cho 1 mL dung dịch gallic acid (nồng độ 20, 40, 60, 80, 100 và 120 µg/mL) vào 2,5 mL thuốc thử Folin- Ciocalteu 10% và để phản ứng trong 5 phút; sau đó, thêm tiếp vào 2 mL dung dịch Na2CO3 2%. Sau 45 phút phản ứng ở nhiệt độ phòng, độ hấp thụ được xác định bằng máy đo quang phổ ở bước sóng 765 nm. Tương tự các mẫu cao chiết vỏ trái lựu được thực hiện tương tự. 244
  5. Hàm lượng phenolic tổng được tính theo công thức: P = a × V/m Trong đó: P: hàm lượng phenolic tổng (mg gallic acid/g cao chiết). a: giá trị x từ đường chuẩn với gallic acid (g/mL). V: thể tích dung dịch cao chiết (mL); m: khối lượng cao chiết có trong thể tích V (g). 2.2.5. Định lƣợng polysaccharide của cao chiết vỏ trái lựu Hàm lượng polysachcharide của cao chiết vỏ trái lựu được xác định dựa theo Dubois et al. (1958). Sử dụng glucose làm chất chuẩn đối chiếu glucose chuẩn được pha với nồng độ gốc là 1 mg/mL. Tiến hành pha loãng thành các nồng độ 0; 0,2; 0,4; 0,6 và 0,8 mg/mL. Phản ứng được tiến hành bằng cách cho 1 mL dung dịch glucose thêm 5 mL dung phenol 5%. Sau đó, thêm vào hỗn hợp 5 mL dung dịch H2SO4 đậm đặc và để phản ứng trong 10 phút và tiến hành đo độ hấp thu ở bước sóng λ = 490 nm. Tiến hành tương tự đối với mẫu thí nghiệm cao chiết vỏ trái lựu. Hàm lượng polysaccharide được tính toán dựa trên đường chuẩn glucose. 2.2.6. Định lƣợng tannin của cao chiết vỏ trái lựu Hàm lượng tannin của cao chiết được xác định dựa theo phương pháp của Kavitha và Indira (2016) và có sự hiệu chỉnh. Sử dụng tannic acid làm chất chuẩn đối chiếu (0; 20; 40; 60; 80 và 100 µg/mL). Phản ứng được tiến hành bằng cách cho 0,1 mL dung dịch tannic acid bổ sung thêm 7,5 mL nước cất và 0,5 mL thuốc thử Folin- Ciocalteu, thêm 1 mL dung dịch Na2CO3 35% và bổ sung thêm nước cất đủ 10 mL, để phản ứng ở nhiệt độ phòng trong 30 phút. Tiến hành đo độ hấp thu ở bước sóng λ = 700 nm. Hàm lượng tannin được tính theo công thức: P = a × V/m Trong đó: P: hàm lượng phenolic tổng (mg tannic acid acid/g cao chiết). a: giá trị x từ đường chuẩn với tannic acid (g/mL). V: thể tích dung dịch cao chiết (mL); m: khối lượng cao chiết có trong thể tích V (g). 2.2.7. Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của cao chiết vỏ trái lựu Phương pháp khảo sát khả năng ức chế gốc tự do DPPH của cao chiết vỏ trái lựu được thực hiện theo phương pháp của Shekhar và Anju (2014) được hiệu chỉnh như sau: 3 mL cao chiết ở các nồng độ khác nhau phản ứng với 1 mL dung dịch DPPH 0,1 mM. Hỗn hợp phản ứng trong điều kiện nhiệt độ phòng trong 30 phút và trong điều kiện tối để tránh hiện tượng oxy hoá. Sau đó, hỗn hợp được đo độ hấp thụ quang phổ ở bước sóng λ = 517 nm. Khả năng ức chế gốc tự do DPPH của cao chiết hạt nhãn được xác định theo công thức sau: AA% =(A0-A1/A0) x 100 Trong đó: AA%: Phần trăm ức chế gốc tự do DPPH. A0: Độ hấp thụ quang phổ của mẫu đối chứng. A1: Độ hấp thụ quang phổ của mẫu cao chiết. Vitamin C là chất chuẩn được thực hiện tương tự mẫu cao chiết. IC50 là một giá trị dùng để đánh giá khả năng ức chế mạnh hoặc yếu của mẫu khảo sát. IC50 là nồng độ (mg/ml) của mẫu, mà tại đó nó có thể ức chế 50% gốc tự do, tế bào hoặc enzyme. Mẫu có hoạt tính càng cao thì giá trị IC50 sẽ càng thấp. Để xác định IC50 chúng tôitiến hành khảo sát hoạt tính của mẫu ở nhiều nồng độ khác nhau. 245
  6. Với những mẫu có hoạt tính biến thiên tuyến tính với nồng độ, vẽ một đường thẳng y = ax + b qua tất cả các điểm (với y là % ức chế và x là nồng độ); Với những mẫu có hoạt tính không biến thiên tuyến tính với nồng độ, một cách gần đúng, chọn hai nồng độ ức chế trên và dưới 50% và cũng tiến hành vẽ đường thẳng y = ax + b  sẽ thu được phương trình y = ax + b với hệ số a, b đã biết. Từ phương trình y = ax + b đã biết, thay y = 50% vào phương trình sẽ thu được giá trị x, đó chính là nồng độ ức chế 50% gốc tự do (IC50). 2.3. Phƣơng pháp thống kê Số liệu được sứ lý bằng phần mềm Excel và thống kê bằng phần mềm Statgraphics plus 16.0. Kiểm tra sự khác biệt giữa các trung bình theo phép thử LSD và Duncan. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Độ ẩm vỏ trái lựu Việc xác định độ ẩm của mẫu vỏ trước khi tiến hành ly trích giúp biết được các điều kiện để xác định phương pháp ly trích phù hợp, nhằm thu được lượng cao chiết tối ưu. Ngoài ra, việc xác định độ ẩm của nguyên liệu còn tạo điều kiện để xác định nhiệt độ và thời gian sấy mẫu thích hợp để tiến hành ly trích có hiệu suất cao hơn (Viện Dược liệu, 2008). Theo Dương Thị Phượng Liên và Nguyễn Nhật Minh Phương (2014), trong suốt quá trình sấy mẫu, nhiệt độ cao làm phá vỡ các cấu trúc tế bào bên trong của nguyên liệu, tạo điều kiện cho dung môi và nguyên liệu tiếp xúc tốt hơn, tăng khả năng ly trích. Bên cạnh đó, quá trình sấy còn có tác dụng làm giảm độ ẩm của nguyên liệu giúp tăng tỷ lệ dung môi sử dụng với nguyên liệu. Độ ẩm là hàm lượng nước tự do có trong mẫu, độ ẩm càng cao tương ứng với hàm lượng nước có trong mẫu càng nhiều. Để đánh giá hiệu quả của phương pháp trích cao, người ta thường dựa trên hiệu suất trích cao. Hiệu suất trích cao phản ánh sự tối ưu của việc kết hợp các điều kiện khác nhau trong phương pháp ly trích. Quy trình trích cao được thực hiện với vỏ trái lựu là 3.000 gram (tươi), độ ẩm của vỏ trái lựu là 71,82% và vỏ trái lựu chiết xuất với các dung môi khác nhau là 300 gram (khô) (Bảng 2). Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu suất trích cao có sự khác biệt giữa các dung môi chiết, hiệu suất chiết cao nhất ở dung môi là nước đạt hiệu suất 10,24%; dung môi ethanol 80% đạt hiệu suất 7,02% và dung môi acetone đạt hiệu suất 6,72%. Hiệu suất chiết giữa các dung môi có sự khác biệt phụ thuộc vào dung môi. Các dung môi khác nhau được sử dụng để chiết xuất ra các hợp chất khác nhau tùy thuộc vào độ phân cực của dung môi (Boeing et al., 2014). Dựa trên thang phân cực, nước có độ phân cực cao nhất nên cho hiệu suất chiết cao cao nhất. Trong nghiên cứu này dung môi phân cực nhiều hơn sẽ cho ra hiệu suất trích cao hơn (Farahziela et al., 2017). 246
  7. Bảng 2. Độ ẩm, hiệu suất cao chiết vỏ trái Lựu từ các loại dung môi khác nhau. Chỉ tiêu theo dõi Cao chiết nƣớc Cao chiết ethanol Cao chiết acetone Khối lượng mẫu tươi (g) 3.000 3.000 3.000 Độ ẩm (%) 68,89 68,89 68,89 Khối lượng mẫu khô (g) 300 300 300 Khối lượng cao khô (g) 30,73 21,07 20,16 Hiệu suất chiết (%) 10,24 7,02 6,72 3.2. Định tính một số hợp chất sinh học có trong cao chiết vỏ trái lựu Cao chiết vỏ trái lựu từ các dung môi khác nhau điều có sự hiện diện của các hợp chất alkaloid, terpenoids, , flavonoid, steroid, tanin và polyphenol (Bảng 3). Kết quả tương tự nghiên cứu của Jayaprakash và Sangeetha (2015) cho rằng, dịch trích vỏ trái lựu có sự hiện diện của các hợp chất như saponin, flavonoid, alkaloid, terpenoid, steroid, tanin và polyphenol. Kết quả phân tích định tính bằng phương pháp hóa học cho thấy, cao chiết vỏ trái lựu là nguồn nguyên liệu tiềm năng có chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học. Bảng 3. Định tính một số hợp chất có hoạt tính sinh học của cao chiết vỏ trái lựu. Chỉ tiêu theo dõi Cao chiết nƣớc Cao chiết acetone Cao chiết ethanol Saponin (+) (-) (+) Flavonoid (+) (+) (+) Terpenoids (+) (+) (+) Alkaloid (+) (+) (+) Tanin và polyphenol (+) (+) (+) Steroid (+) (+) (+) Ghi chú: „+‟: dương tính và „-„: âm tính. 3.3. Hàm lƣợng phenolic của cao chiết vỏ trái lựu Những hợp chất phenolic là một trong những nhóm lớn, chúng có tác dụng ngăn ngừa ung thư, kháng viêm, kháng khuẩn, kháng oxy hóa, bảo vệ tim mạch đồng thời giúp tiêu thụ tốt thức ăn (Han et al., 2007). Hàm lượng phenolic tổng được phân tích bằng phương pháp quang phổ và đường chuẩn y = 0,0049x + 0,0127 với hệ số R2 = 0,9985 (Hình 2a). Hàm lượng phenolic tổng có sự khác biệt giữa các loại dung môi khi trích ly tạo cao chiết vỏ trái lựu (Bảng 4). Hàm lượng phenolic thấp nhất ở cao chiết vỏ trái lựu bằng nước là 210,91 mg gallic acid/g cao chiết; kế đến là hàm lượng phenolic ở vỏ trái lựu bằng acetone đạt 257,81 mg gallic acid/g cao chiết. Cao nhất là hàm lượng phenolic ở vỏ trái lựu bằng ethanol đạt 300,33 mg gallic acid/g cao chiết. 247
  8. 0,6 y = 0,0054x + 0,0185 1 R² = 0,9992 y = 1,0415x + 0,0068 R² = 0,989 0,5 (a) 0,8 (b) Độ hấp thu Độ hấp thu 0,4 0,6 0,3 0,4 0,2 0,1 0,2 0 0 0 20 40 60 80 100 0 0,2 0,4 0,6 0,8 Quercetin (µg/mL) Glucose (g/mL) Hình 1. Đƣờng chuẩn quercetin (a) và đƣờng chuẩn glucose (b). 0,6 0,7 y = 0,0128x + 0,0122 y = 0,0049x + 0,0127 R² = 0,9899 R² = 0,9985 0,6 0,5 (a) (b) 0,5 Độ hấp thu Độ hấp thu 0,4 0,4 0,3 0,3 0,2 0,2 0,1 0,1 0 0 0 20 40 60 80 100 0 10 20 30 40 50 Tannic acid (µg/mL) Gallic acid (µg/mL) Hình 2. Đƣờng chuẩn gallic acid (a) và đƣờng chuẩn tannin acid (b). So sánh với các kết quả nghiên cứu khác, Derakhshan et al. (2018) cho thấy, hàm lượng phenolic ở cao chiết của 09 loại vỏ trái lựu ở Iran, có hàm lượng phenolic dao động trong khoảng 12,4-413 mg/ gallic acid/g cao chiết khi trích ly với dung môi ethanol 80%. Trong khi đó, nghiên cứu của Mashkor (2014) cũng cho thấy, hàm lượng phenolic ở cao chiết vỏ trái lựu đạt hàm lượng phenolic trong khoảng 84,15-168,26 mg gallic acid/g khi tiến hành trích ly với các dung môi khác nhau là methanol, ethanol, acetone và nước. Hơn nữa nghiên cứu của Shahindokht và Doostkam (2019) cho rằng, hàm lượng phenolic ở cao chiết vỏ trái lựu khoảng 59,73-189,1 mg gallic acid/g khi tiến hành trích ly vỏ trái lựu từ các loại dung môi khác và nguồn nguyên liệu ở các địa phương khác nhau. Nguyên nhân của sự khác biệt về hàm lượng phenolic so với nghiên cứu trước đây có thể là do sự khác nhau về nguồn gốc cây trồng, phương pháp trích ly có sự hỗ trợ của sóng siêu âm và dung môi sử dụng khi tiến hành ly trích có khả năng hòa tan của các hợp chất chống oxy hóa trong dung môi có ảnh hưởng đáng kể đến việc thu hồi các hợp chất tại thời điểm chiết xuất. Do đó, độ phân cực của dung môi có ảnh hưởng gián tiếp trong quá trình chiết xuất vì nó có thể làm tăng khả năng hòa tan của các hợp chất kháng oxy hóa. 248
  9. 3.4. Hàm lƣợng flavonoid của cao chiết vỏ trái lựu Flavonoid tổng của cao chiết vỏ trái lựu từ các dung môi khác nhau cho hàm lượng khác nhau (Bảng 4). Hàm lượng flavonoid tổng được phân tích bằng phương pháp quang phổ và đường chuẩn y = 0,0054x + 0,0185 với hệ số R2 = 0,9992 (Hình 1a). Cụ thể, hàm lượng flavonoid tổng cao nhất ở cao chiết vỏ trái lựu bằng ethanol (73,72 mg quercetin/g cao chiết); kế đến là cao chiết vỏ trái lựu bằng acetone (58,63 mg quercetin/g cao chiết) và thấp nhất là cao chiết vỏ trái lựu bằng nước (40,75 mg quercetin/g cao chiết). Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng flavonoid tổng của cao chiết (73,72 mg quercetin/g cao chiết) thấp hơn nghiên cứu của Shahindokht và Doostkam (2019) cho rằng, hàm lượng flavonoid ở cao chiết vỏ trái lựu đạt hàm lượng flavonoid trong khoảng 18,61-126,0 mg quercetin/g cao chiết khi tiến hành trích ly vỏ trái lựu từ các loại dung môi khác và nguồn nguyên liệu ở các địa phương khác nhau. Hơn nữa, nghiên cứu của Mashkor (2014), cũng cho thấy, hàm lượng flavonoid ở cao chiết vỏ trái lựu đạt hàm lượng flavonoid trong khoảng 42,40-87,21 mg quercetin/g cao chiết khi tiến hành trích ly với các dung môi khác nhau là methanol, ethanol, acetone và nước. Sự khác nhau về hàm lượng flavonoid ở cao chiết vỏ trái lựu là do (i) do phương pháp trích cao giống nhau có thể cho kết quả khác nhau bởi vì khác biệt về các yếu tố như giai đoạn sinh trưởng và thời gian lấy mẫu thí nghiệm (Weecharangsan et al., 2006); (ii) hợp chất có hoạt tính sinh học trong thực vật bậc cao ở những vị trí khác nhau có hàm lượng, thành phần khác nhau. Điều này giải thích tại sao cao chiết từ các bộ phận vỏ, lá và thân cho kết quả phân tích hàm lượng hoạt chất sinh học khác nhau (Tachakittirungrod et al., 2007); (iii) thành phần hóa học của các cao chiết khác nhau cho kết quả hàm lượng hoạt chất sinh học khác nhau (Mayachiew và Devahastin, 2008). Bảng 4. Kết quả phân tích hàm lƣợng flavonoid, polyphenol, tannin và polysaccharide của cao chiết vỏ trái lựu. Mẫu cao chiết Hoạt chất Cao chiết nước Cao chiết ethanol Cao chiết acetone Hàm lượng phenolic 210,91c±0,08 300,33b±0,13 57,81a±0,07 (mg gallic acid/g cao chiết) Hàm lượng flavonoid 40,75c±0,04 73,72b±0,12 58,63a±0,03 (mg quercetin/g cao chiết) Hàm lượng polysaccharide 35,77b±0,08 77,18ab±0,13 49,79a±0,21 (mg GE/g cao chiết) Hàm lượng tannin 69,75c±0,18 115,78b±0,11 89,45a±0,05 (mg tannic acid/g cao chiết) Ghi chú: số liệu trong cùng một cột có chữ cái theo sau giống nhau không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. 249
  10. 3.5. Hàm lƣợng polysaccharide của cao chiết vỏ trái lựu Hàm lượng polysaccharide tổng được phân tích bằng phương pháp quang phổ và đường chuẩn y = 1,0415x + 0,0068 với hệ số R2 = 0,989 (Hình 1b). Cụ thể, hàm lượng polysaccharide tổng cao nhất ở vỏ trái lựu bằng ethanol (77,18 mg GE/g cao chiết); kế đến là cao chiết vỏ trái lựu bằng acetone (49,79 mg GE/g cao chiết) và thấp nhất là cao chiết vỏ trái lựu bằng nước (35,77 mg GE/g cao chiết). Hàm lượng polysaccharide tổng của cao chiết vỏ trái lựu từ các dung môi khác nhau thì khác nhau (Bảng 4). Hàm lượng polysaccharide tổng từ cao chiết vỏ trái lựu cao hơn khi so sánh với các nhóm nghiên cứu trước đây, Yun et al. (2018) cho rằng, hiệu suất chiết xuất polysaccharide đạt cao nhất là 22,31% khi tiến hành trích ly polysaccharide từ vỏ trái lựu dưới các điều kiện có sự hỗ trợ của enzyme trong quá trình chiết xuất. Hơn nữa, nghiên cứu của Caiping et al. (2015) cho rằng, hiệu suất chiết xuất polysaccharide đạt cao nhất là 13,66% khi tiến hành trích ly polysaccharide từ vỏ trái lựu dưới các điều kiện có sự hỗ trợ của sóng siêu âm trong quá trình chiết xuất. Đồng thời, nghên cứu của Caiping và Liu (2013), cho rằng hiệu suất chiết xuất polysaccharide đạt cao nhất là 10,42% khi tiến hành trích ly polysaccharide từ vỏ trái lựu dưới các điều kiện như thời gian trích 1,9 giờ; nhiệt độ trích ly 98oC; tỷ lệ dung môi nước và nguyên liệu (1: 37, v/w). 3.6. Hàm lƣợng tannin của cao chiết vỏ trái lựu Hàm lượng tannin tổng được phân tích bằng phương pháp quang phổ và đường chuẩn y = 0,0128x + 0,0122 với hệ số R2 = 0,9899 (Hình 2b). Theo Amarowicz (2007), tannin không chỉ là một chất kháng oxy hoá sơ cấp bằng cách cho nguyên tử hydro hay electron, mà tannin còn hoạt động như một chất oxy hoá thứ cấp với khả năng chelate hoá các ion kim loại như Fe (II) và làm chậm sự oxy hoá bằng cách can thiệp vào các phản ứng Fenton. Ngoài ra, tannin ngăn cản sự oxy hoá chất béo thông qua ức chế cyclooxygenase Hàm lượng tannin tổng có sự khác biệt giữa các loại dung môi khi tiến hành trích ly vỏ trái lựu (Bảng4). Thông qua bảng 4, hàm lượng tannin trong cao chiết vỏ trái lựu đạt thấp nhất ở cao nước với….. tiếp đến cao acetone đạt …. và nhiều nhất là cao ethanol đạt…. So sánh với các kết quả nghiên cứu trước đây, Abderrezak và Chibane (2019) cho rằng, tổng hàm lượng tannin của cao chiết vỏ trái lựu dao động trong khoảng 549,14-798,76 mg tannic acid/g cao khô khi tiến hành trích ly vỏ trí lựu bằng các loại dung môi khác nhau như ethanol 96%, methanol, acetone, nước and hỗn hợp nước: methanol (50:50, v/v). Hơn nữa, nghiên cứu của Hadjadj et al. (2018) cho rằng, hàm lượng tannin đạt cao nhất là 47,78 mg CE/g cao chiết khi tiến hành trích ly vỏ trái lựu bằng dung môi ethanol. Sự khác nhau về hàm lượng tannin trong cao chiết vỏ trái lựu giữa các nghiên cứu có thể là do sự khác biệt về giống cây trồng, mùa và thời kỳ thu hoạch, điều kiện khí hậu nông nghiệp, cũng như phương pháp và thời gian khai thác và dung môi chiết xuất (Borochov et al., 2009). 3.7. Khả năng kháng oxy hóa của cao chiết vỏ trái lựu DPPH là một gốc tự do có chứa nguyên tử nitrogen bền ở trung tâm, vì vậy nó có thể nhận electron hay gốc hydrogen để hình thành một phân tử nghịch từ bền. Hợp chất có hoạt động kháng oxy hoá càng mạnh khi khả năng cho hydrogen càng cao. Gốc DPPH 250
  11. phản ứng với các chất khử phù hợp và nhận electron, từ đó màu của dung dịch DPPH bị mất dần từ tím sang vàng phụ thuộc vào số electron nhận được (Patel và Natvar, 2011). Vitamin C được sử dụng như chất chuẩn vì vitamin C là một chất kháng oxy hóa mạnh, có khả năng loại bỏ các gốc tự do cao. Hiệu quả khử gốc tự do của vitamin C được thực hiện ở các nồng độ khác nhau (0-0,1 µg/mL). Phần trăm khử gốc tự do của vitamin C đạt cao nhất ở nồng độ 100 µg/mL, đạt hiệu quả 85,27%. Kế đến là nồng độ 80 µg/mL với hiệu suất 71,15% và thấp nhất là nồng độ 20 µg/mL, phần trăm khử gốc tự do là 23,28% (Hình 1a). Tiến hành vẽ đường biểu diễn thể hiện của phần trăm ức chế gốc tự do, phương trình đường chuẩn y = 0,8383x + 3,2718; từ đó suy ra giá trị IC50 của vitamin C là 55,73 µg/mL. Hiệu quả khử gốc tự do của cao chiết nước vỏ trái lựu được thực hiện ở các nồng độ khác nhau (0-100 µg/mL). Phần trăm khử gốc tự do của cao chiết nước đạt cao nhất ở nồng độ 100 µg/mL với hiệu quả 57,75%. Kế đến là nồng độ 80 µg/mL với hiệu suất 47,72% và thấp nhất là nồng độ 20 µg/mL với phần trăm khử gốc tự do là 8,11% (Hình 1b). Tiến hành vẽ đường biểu diễn phần trăm ức chế gốc tự do và phương trình đường chuẩn y = ,4707x + 3,4246 và có R2 = 0,9885; từ đó, suy ra giá trị IC50 của cao chiết nước vỏ trái lựu là 98,95 µg/mL. 100 80 (a) y = 0,8383x + 3,2781 (b) y = 0,4707x + 3,4246 R² = 0,9948 R² = 0,9885 80 Phần trăm ức chế (%) Phần trăm ức chế (%) 60 60 40 40 20 20 0 0 0 20 40 60 80 100 0 20 40 60 80 100 120 Nồng độ Vitamin C (µg/mL) Nồng độ cao chiết (µg/mL) Hình 1. Hiệu quả khử gốc tự do của Vitamin C (a) và cao chiết vỏ trái lựu bằng dung môi nƣớc (b). Tương tự, hiệu quả khử gốc tự do của cao chiết ethanol vỏ trái lựu được thực hiện ở các nồng độ khác nhau (0-100 µg/mL). Phần trăm khử gốc tự do của cao chiết ethanol đạt cao nhất ở nồng độ 100 µg/mL (60,11 %). Kế đến là nồng độ 80 µg/mL với hiệu suất 40,78% và thấp nhất là nồng độ 20 µg/mL với phần trăm khử gốc tự do là 15,11% (Hình 2a). Tiến hành vẽ đường biểu diễn thể hiện của phần trăm ức chế gốc tự do và phương trình đường chuẩn y = 0,6401x + 5,8114và có R2 = 0,9836; suy ra được giá trị IC50 của cao chiết ethanol vỏ trái lựu là 69,03 µg/mL. 251
  12. 100 100 y = 0,6401x + 5,8114 y = 0,6058x + 1,5861 R² = 0,9836 (a) (b) R² = 0,9924 80 80 Phần trăm ức chế (%) Phần trăm ức chế (%) 60 60 40 40 20 20 0 0 0 20 40 60 80 100 120 0 20 40 60 80 100 120 Nồng độ cao chiết (µg/mL) Nồng độ cao chiết (µg/mL) Hình 2. Hiệu quả khử gốc tự do của cao chiết vỏ trái lựu bằng dung môi ethanol 80o (a) và acetone (b). Hiệu quả khử gốc tự do của cao chiết acetone vỏ trái lựu cũng được thực hiện ở các nồng độ khác nhau (0-100 µg/mL). Phần trăm khử gốc tự do của cao chiết acetone đạt cao nhất ở nồng độ 100 µg/mLvới hiệu quả 77,09%. Kế đến là nồng độ 80 µg/mL với hiệu suất 59,99% và thấp nhất là nồng độ 20 µg/mL với phần trăm khử gốc tự do là 17,05% (Hình 2b). Tiến hành vẽ đường biểu diễn thể hiện của phần trăm ức chế gốc tự do và phương trình đường chuẩn Y = 0,6058x + 1,5861 và có R2 = 0,9924; suy ra được giá trị IC50 của cao chiết acetone vỏ trái lựu là 79,92 µg/mL. Bảng 5. Phƣơng trình đƣờng chuẩn, giá trị R2 và IC50 của các loại cao chiết vỏ trái lựu và vitamin C. Mẫu Phương trình đường chuẩn, hệ số R2 Giá trị IC50 (µg/ mL) Cao chiết nước Y = 0,4707x+3,4246; R2 = 0,9885 98,95 Cao chiết acetone Y = 0,6058x+1,5861; R2 = 0,9924 79,92 Cao chiết ethanol Y = 0,6401x+5,8114; R2 = 0,9836 69,03 2 Vitamin C Y = 0,8383x+3,2718; R = 0,9948 55,73 Giá trị IC50 là giá trị mà tại đó ức chế 50% gốc tự do DPPH. Giá trị IC50 của cao chiết vỏ trái lựu và vitamin C được xác định và trình bày trong Bảng 5. Thông qua giá trị IC50 cho thấy năng lực khử của cao chiết vỏ trái lựu bằng ethanol 80o cao hơn vitamin C là 1,24 lần; năng lực khử của cao chiết vỏ trái lựu bằng acetone cao hơn vitamin C là 1,43 lần; Năng lực khử của cao chiết vỏ trái lựu bằng nước cao hơn vitamin C là 1,78 lần. Điều này có thể lý giải là vì Vitamin C là sản phẩm thương mại có độ tinh sạch cao, trong khi cao chiết vỏ trái lựu đã qua quá trình lọc trong ly trích nhưng vẫn còn chứa nhiều tạp chất nên hiệu quả thấp hơn. Kết quả nghiên cứu khả năng kang1 oxy hóa của cao chiết vỏ trái lựu cao hơn nghiên cứu Hadjadj et al. (2018) cho rằng, cao chiết vỏ trái lựu có khả năng kháng oxy hóa bằng phương pháp DPPH với giá trị EC50 đạt 4,64 µg/mL khi tiến hành trích ly vỏ trái lựu bằng ethanol 70%. Hơn nữa, nghiên cứu Abderrezak và Chibane (2019) cho rằng, cao chiết vỏ trái lựu có khả năng kháng oxy hóa bằng phương pháp DPPH với giá trị IC50 đạt lần lượt 76,75 µg/mL; 85,37 µg/mL; 160,01 µg/mL và 183,71 µg/mL 252
  13. khi tiến hành trích ly vỏ trái lựu bằng các dung môi khác nhau như ethanol; hỗn hợp methnol và nước (50: 50, v/v); acetone và nước. Cao chiết vỏ trái lựu có khả năng kháng oxy hóa bằng phương pháp DPPH là do cao chiết có chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học như flavonoid, alkaloid, tannin và phenol. Các nhóm hợp chất phenolic và flavonoid là các hợp chất oxy hóa mạnh bởi vì các hợp chất phenolic và flavonoid có khả năng hấp thụ và trung hòa các gốc tự do cũng như khử các phản ứng oxy hóa (Nimse và Pal, 2015). 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu cho thấy, dịch chiết cao vỏ trái lựu có chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học và có khả năng kháng oxy hoá khá tốt. Hàm lượng phenolic, flavonoid, polysaccharide và tannin của cao chiết vỏ trái lựu lần lượt là 300,33 mg gallic acid/g; 73,72 mg quercetin/g cao khô ; 77,18 mg GE/g cao khô và 115,78 mg tannic acid/g cao khô khi sử dụng dung môi chiết xuất là ethanol 80o. Cao chiết vỏ trái lựu có khả năng kháng oxy hóa bằng phương pháp DPPH với giá trị IC50 của nước, ethanol, acetone lần lượt là 98,95 µg/mg; 69,03 µg/mg; 79,92 µg/mg. Nghiên cứu trích ly và tinh sạch các hoạt chất chính của vỏ lựu cũng như nghiên cứu đánh giá khả năng kháng viêm, bảo vệ gan và đái tháo đường trên mô hình in vitro và in vivo. Lời cảm ơn Xin chân thành cảm ơn Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang và Sở Khoa học và Công nghệ An Giang đã tạo điều kiện và hỗ trợ để thực hiện nghiên cứu này. Tài liệu tham khảo Abderrezak, K, and Hayat A.C. (2019). Comparison of five solvents in the extraction of phenolic antioxidants from pomegranate (Punica granatum L.) peel. The North African Journal of Food and Nutrition Research 03 (05): 140-147. Abid, M., Yaich, H., Cheikhrouhou, S., Khemakhem, I., Bouaziz, M., Attia, H., and Ayadi, M. A. (2017). Antioxidant properties and phenolic profile characterization by LC–MS/MS of selected Tunisian pomegranate peels. Journal of Food Science and Technology, 54 (9): 2890-2901. Amarowicz, R. (2007). Tannins: the new natural antioxidants?. European Journal of Lipid Science and Technology, 109 (6): 549-551. Boeing, JS., Érica, O.B., Beatriz, C.S., Paula, F.M., Vitor, C.A. and Jesuí, V.V. (2014). Evaluation of solvent effect on the extraction of phenolic compounds and antioxidant capacities from the berries: application of principal component analysis. Chemistry Central Journal 8 (1): 48. Borochov-Neori, H., Judeinstein, S. Tripler, E., Harari, M., Greenberg, A., Shomer, I. and Holland, D. (2009) Seasonal and cultivar variations in antioxidant and sensory quality of pomegranate (Punica granatum L.) fruit. Journal of Food Composition and Analysis 22 (3): 189-195. Caiping, Z. and Xiaoli, L. (2013). Optimization of extraction process of crude polysaccharides from Pomegranate peel by response surface methodology. Carbohydrate Polymers, 92: 1197-1202. 253
  14. Caiping, Zhu, Xichuan, Z., Linqiang, L., Xiaoxia, W. and Bing, Li. (2015). Response surface optimization of ultrasound-assisted polysaccharides extraction from pomegranate peel. Food Chemistry, 177: 139-146. Çam, M., İçyer, N.C. and Erdoğan, F. (2014). Pomegranate peel phenolics: microencapsulation, storage stability and potential ingredient for functional food development. LWT-Food. Science and Technology, 55 (1): 117-123. Derakhshana Zahra, Margherita Ferranted, Marzieh Tadie , Farnoosh Ansarie , Ali Heydarif, Motahreh Sadat Hosseinig, Gea Oliveri Contid, Elham Khalili Sadrabad. 2018. Antioxidant activity and total phenolic content of ethanolic extract of pomegranate peels, juice and seeds. Food and Chemical Toxicology, 114: 108-111. Dubois, M., Gilles, K., Hamilton, J., Rebers, P and Smith, F. (1956). Colorimetric method for determination of sugars and related substances. Anal Chem 28:350–356. Dương Thị Phượng Liên và Nguyễn Nhật Minh Phương. (2014). Ảnh hưởng của biện pháp xử lý nguyên liệu đến khả năng trích ly và sự ổn định anthocyanin từ bắp cải tím (Brassica oleracea). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số chuyên đề: Nông nghiệp (1): 1-7. Đỗ Tất Lợi. (2014). Những Cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học Farahziela, A., Che, N.M.T., Mohamad, A.M.M. and Sobri, M.A. (2017). Antioxidant Properties of Crude Extract, Partition Extract, and Fermented Medium of Dendrobium sabin Flower. Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine; 1-9. Hadjadj, S., Benyahkem M., Lamri K., Ould El Hadj-Khelil A. 2018. Potential assessment of pomegranate (Punica granatum l.) fruit peels as a source of natural antioxidants. Pharmacophore, 9(4): 29-35. Han, X., Shen, T. and Lou, H. (2007). Dietary polyphenols and their biological significance. International Journal of Molecular Sciences, 8: 950-988. Harleen, K.S., Bimlesh, K., Manoj, S. and Pardeep S. (2011). A Review of Phytochemistry and Pharmacology of Flavonoids. Inter pharmaceuticasciencia, 1(1): 25-35. Jayaprakash, A. and Sangeetha, R. (2015). Phytochemical Screening of Punica granatum Linn. Peel Extracts. Journal of Academia and Industrial Research, 4 (5): 160-162. Karimi, M., Sadeghi, R. and Kokini, J. (2017). Pomegranate as a promising opportunity in medicine and nanotechnology. Trends in Food Science & Technology, 69:59-73. Kavitha, C.C.I. and Indira, G. (2016). Quantitative estimation of total phenolic, flavonoids, tannin and chlorophyll content of leaves of Strobilanthes Kunthiana (Neelakurinji). Journal of Medicinal Plants Studies 4 (4): 282-286. Khan, H., Jawad, M., Kamal, M. A., Baldi, A., Xiao, J., Nabavi, S. M., and Daglia, M. (2018). Evidence and prospective of plant derived flavonoids as antiplatelet agents: Strong candidates to be drugs of future. Food and Chemical Toxicology. In Press. DOI: 10.1016/j.fct.2018.02.014 254
  15. Mashkor, I.M.AA. (2014). Total phenol, Total Flavonoids and Antioxidant Activity of Pomegranate Peel. International Journal of ChemTech Research CODEN, 6 (11): 4656-4661. Mayachiew, P. and Devahastin, S. (2008). Antimicrobial and antioxidant activities of Indian gooseberry and galangal extract. J. LWT-Food Science and Technology, 41(7): 1153-1159. Nimse, S.B. and Pal, D. (2015). Free radicals, natural antioxidants, and their reaction mechanisms. RSC Adv., 5 (35): 27986-28006. Nguyễn Văn Bình, Phạm Thị Phương và Nguyễn Tá Lợi (2018). Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly hàm lượng polysaccharide toàn phần trong nấm linh chi đỏ. Tạp chí khoa học và Công nghệ, Đại học Thái nguyên, 180 (04): 3-8. Patel, R.M and Natvar, J.P. (2011). In vitro antioxidant activity of coumarin compounds by DPPH, Super oxide and nitric oxide free radical scavenging methods. Journal of advanced pharmacy education and research 1:52-68. Pieme, C. A., Kumar, S.G. , Dongmo, M.S., Moukette, B.M., Boyoum, F.F., Ngogang, J.Y. and Saxena, A.K. (2014). Antiproliferative activity and induction of apoptosis by Annona muricata (Annonaceae) extract on human cancer cells. BMC complementary and alternative medicine, 14(1): 1-10. Shahindokht, B.J.P. and Doostkam, A. 2019. Comparative evaluation of bioactive compounds of various cultivars of pomegranate (Punica granatum) in different world regions. AIMS Agriculture and Food, 4(1): 41-55. Shekhar, T.C. and Anju, G. (2014). Antioxidant Activity by DPPH Radical Scavenging Method of Ageratum conyzoides Linn. Leaves. American Journal of Ethnomedicine, 1(4): 244-249. Tachakittirungrod, S., Okonogi, S. and Chowwanapoonpohn, S. (2007). Study on Antioxidant activity of certain plants in Thailand: Mechanism of antioxidant action of guava leaf extract. Food Chemistry, 103: 381-388. Viện Dược liệu. (2008). Kỹ thuật chiết xuất dược liệu. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. Weecharangsan, W., Opanasopit, P., Sukma, M., Ngawhirunpat, T. and Sotanaphun, U. (2006). Antioxidative and nẻuoprotective activities of extracts from the fruit hulls Garcinia mangostana Linn. Med. Princ. Pract, 15: 281-287 Yadav, M., S. Chatterji, Gupta, S.K. and Watal, G. (2014). Preliminary phytochemical screening of six medicinal plants used in traditional medicine. International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, 6 (5): 539-542. Yadav, R.N.S. and Agarwala, M. (2011). Phytochemical Analysis of Some Medicinal Plants. Journal of Phytology, 3: 10-14. Yun, L., Caiping, Z., Xichuan, Z., Yang, Z., Zhen, D. and Jingru, S. (2018). Optimization of enzyme assisted extraction of polysaccharides from pomegranate peel by response surface methodology and their anti-oxidant potential. Chinese Herbal Medicines, 10: 416-423. 255
nguon tai.lieu . vn