Xem mẫu

  1. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 KHẢO SÁT HÀM LƯ NG HYDROCAR ON THƠM ĐA VÒNG (PAHs) T CH LŨY TRONG HÀU (CRASSOSTREA SP.) VÙNG VEN BIỂN NGẬP MẶN CẦN GIỜ Ngô Hữu Phục1, Từ Thị Cẩm Loan1, Hoàng Thị Thanh Thủy1, Phạm Thanh Lƣu2, Lê Duy Bảo3, Nguyễn Văn Đ ng3 1 Khoa Địa chất và Khoáng sản, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh 2 Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công Nghệ Việt Nam 3 Trường Đại học Khọc học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh Email: phucngo27@gmail.com TÓM TẮT Hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) là một trong những chất gây ô nhiễm nguy hiểm hiện nay. PAHs được hình thành từ các nguồn tự nhiên cũng như hoạt động của con người. Do không thể chuyển hóa hay bài tiết nên PAHs thường được tích lũy trong sinh vật, đặc biệt là các sinh vật hai mảnh vỏ. Trong nghiên cứu này, hàm lượng PAHs trong hàu (Crassostrea sp.) ở vùng đất ngập nước ven biển Cần Giờ đã được xác định. Hàm lượng 15 đồng phân của PAHs được phân tích bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC - Dionex Ultimate 3000). Tổng hàm lượng PAHs trong hàu được phát hiện dao động từ 12,02 - 64,45 µg.g-1 trọng lượng ướt (TLU) vào mùa mưa (2017) và 3,26 - 27,94 µg.g-1 TLU vào mùa khô (2018). Trong đó Naphthalene và Benzo(b) fluoranthene thường chiếm ưu thế. Kết quả cho thấy rằng nồng độ PAHs tích lũy trong hàu còn khá thấp và chưa gây nguy hại đến con người. Tuy nhiên, vẫn cần có một chương trình giám sát để đảm bảo chất lượng của hải sản này. Từ khóa: hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs), sinh vật hai mảnh vỏ, hàu, rừng ngập mặn. 1. MỞ ĐẦU Cần Giờ là huyện ven biển nằm phía đông Nam thuộc thành phố Hồ Chí Minh, có bờ biển dài 20 km chạy dài theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, hệ thống sông ngòi chằng chịt, có các cửa sông lớn của các con sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh, đặc trưng là biển phù sa vì thành phần chủ yếu là đất bùn sét. Cần Giờ không những là nơi khai thác thủy sản mang lại giá trị và sản lượng đáng kể, còn là nơi có điều kiện thuận lợi nuôi trồng nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như: hàu, nghêu, sò,… là những loài sinh vật có tập tính ăn lọc. Vì vậy, trong môi trường tự nhiên các động vật hai mảnh vỏ đã góp phần xử lý, làm sạch các cặn bã hữu cơ, kim loại nặng, các độc tố,… có trong môi trường nước, tuy nhiên tập tính này cũng làm tăng cường khả năng tích lũy các hợp chất ô nhiễm trong cơ thể sinh vật và theo chuỗi thức ăn tích lũy đến con người. Hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) bao gồm hydro và carbon được sắp xếp dưới dạng hai hay nhiều vòng thơm hợp nhất tạo thành hợp chất hữu cơ bền. PAHs có nguồn gốc tự nhiên nhưng nguồn phát thải chủ yếu từ quá trình đốt cháy không hoàn toàn các nhiên liệu hóa thạch, sự rò rỉ trong quá trình lọc hóa dầu, vận chuyển và sử dụng xăng dầu. Chúng bao gồm hơn 100 hợp chất khác nhau, có thể hòa tan tốt lipid và trong nhiều trường hợp có thể hòa tan nhiều hợp chất khác nhau. PAHs có nguy cơ gây ung thư và đột biến với động vật và con người (Bleeker và Verbruggen, 2009). Một số nghiên cứu hàm lượng PAHs tích lũy trong động vật 2 mảnh vỏ trên thế giới như: nghiên cứu của Francois và cs. (2011) về đánh giá nồng độ PAHs trong trai từ lưu vực phía tây của 413
  2. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 biển Địa Trung Hải; Fang và cs. (2009) nghiên cứu về hàm lượng của PAHs và PCBs trong vẹm xanh ở cảng Victoria, Hong Kong và nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe con người. Tại Việt Nam nghiên cứu hàm lượng PAHs tích lũy trong sinh vật còn khá ít, một số nghiên cứu được biết đến như: Phạm Thị Kha (2014), nghiên cứu về nguy cơ tích tụ hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) trong một số sinh vật biển vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh; đánh giá khả năng tích tụ sinh học PCBs và PAHs vùng Hạ Long của Dương Thanh Nghị và cs. (2011). Hiện tại, chưa có nghiên cứu về hàm lượng PAHs trong hàu tại vùng ven biển Cần Giờ, bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ban đầu về hàm lượng PAHs tích lũy trong hàu tại vùng ven biển ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp thu mẫu Mẫu hàu được thu ở 18 vị trí kí hiệu từ CG1 - CG17 và DX tại khu vực ven biển ngập mặn Cần Giờ vào tháng 9 năm 2017 (mùa mưa) và tháng 4 năm 2018 (mùa khô) (hình 1). Mẫu hàu được thu tự nhiên dọc theo bờ, tại mỗi điểm thu từ 5 đến 10 cá thể, mẫu sau khi thu được rửa sạch bùn tại hiện trường và giữ lạnh ở 4°C cho đến khi về phòng thí nghiệm. Hình 1. Sơ đồ vị trí thu mẫu hàu (Crassostrea sp.) tại khu vực nghiên cứu Trong phòng thí nghiệm mẫu được rửa sạch bằng nước cất, sau đó đo kích thước vỏ, cân trọng lượng tươi của mỗi cá thể. Mẫu được loại bỏ phần vỏ cứng, thu giữ phần mô mềm và lưu trữ ở -20 °C cho đến khi phân tích. Tại mỗi vị trí có 3 mẫu tương ứng với khoảng 3-10 cá thể được thu thập và xử lý, nếu phần mô mềm của 1 cá thể > 3 g thì 1 mẫu ứng với 1 cá thể, nếu phần mô mềm < 3 g thì gộp chung 2-3 cá thể vào 1 mẫu (Fang và cs., 2009). 414
  3. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 2.2. Phƣơng pháp tách chiết PAHs Phương pháp tách chiết PAHs trong mẫu hàu theo phương pháp của Fang và cộng sự (2009) cùng một số cải tiến. Được mô tả như sau: Khoảng 3 g mẫu được phân giải bằng 10 mL HCl 37 % và 20 mL chloroform lắc qua đêm. Mẫu sau đó được rửa 2 lần với 10 mL nước khử ion để pha loãng trong dung môi hữu cơ và giảm tính axit. Cho 2 g muối Na2SO4 để loại nước dư. Cô quay mẫu bằng thiết bị cô quay chân không còn 1 mL. Mẫu được rửa giải qua cột silicagel, alumina, sodium sulfat. Các tạp chất như hydrocarbon không phân cực và các chất béo được loại bỏ với 10 mL pentane. Hàm lượng PAHs trong cột được rửa giải bằng 60 mL n- pentane: dichloromethane (80: 20 v/v) và hòa tan trong 1 mL dimethyl sulfoxide (DMSO). Toàn bộ mẫu được cô quay còn 1 mL và lưu giữ ở -20 oC. 2.3. Phƣơng pháp phân tích PAHs Các đồng phân của PAHs được phân tích trên thiết bị HPLC (Dionex UltiMate 3000, Thermo Scientific, Waltham, MA USA) trang bị với cột lọc C8 (cột PAH Eclipse 3,0 x 250 mm, 5 µm, Agilent) và tiền cột persuit PAH (AcclaimM 120 C18 5 µm, 4.6 150 mm, Waltham, MA USA), Ireland), phân tích mẫu ở nhiệt độ ổn định 40 °C. Dung dịch đệm ACN, nước khử ion và methanol 100 % được bơm vào thiết bị HPLC với tốc độ 0,850 mL/phút cho pha động. Các hợp chất PAHs được nhận diện bởi đầu dò UV ở bước sóng từ 265 nm - 650 nm. Nhiệt độ cột được giữ ở nhiệt độ không đổi, 25,0 ± 0,1⁰C. Các hợp chất PAHs chuẩn được cung cấp bởi Sigma-Aldrich, USA. Giới hạn phát hiện thiết bị (IDL) và giới hạn định lượng (LOQ) của thiết bị được ước tính bằng cách đo các mẫu trắng. IDL được tính bằng ba lần độ lệch chuẩn của kết quả dao động từ 0,012 - 0,496 µg.L-1 và LOQ bằng với ba lần IDL dao động từ 0,040 - 1,653 µg.L-1. Các mẫu trắng được chạy để hiệu chỉnh cho ô nhiễm nền. Định lượng PAHs được thực hiện bởi các đường cong hiệu chuẩn trong phạm vi nồng độ từ 5,0 ppb đến 50 ppb đối với HPLC-FLD. 2.4. Phƣơng pháp ử lý số liệu Kết quả hàm lượng PAHs trong hàu (Crassostrea sp.) được trình bày ở dạng trung bình 3 mẫu lặp bằng phần mềm Microsoft Excel 2016. Để so sánh với quy định Châu Âu 835/2011 trong đó quy định nồng độ tối đa của một số hợp chất PAHs trong các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ (30 µg.Kg-1 TLU cho tổng Bezo(a)pyrene, Chrysene, Bezo(a)anthracene và Bezo(b)fluoranthene và 5 µg.Kg-1 TLU cho Benzo(a)pyrene) (EC no 835/2011). 3. KẾT QUẢ 3.1. Hàm lƣợng PAHs trong hàu Vào mùa khô (tháng 4), kết quả phân tích hàm lượng 15 đồng phân PAHs điển hình trong hàu cho thấy có 7 đồng phân được phát hiện với tổng hàm lượng PAHs được phát hiện trung bình từ 5,81 - 19,03 µg.g-1 TLU. Các đồng phân phát hiện gồm: Naphthalene, Fluorene, Phenanthrene, Fluoranthene, Pyrene, Benzo(b)fluoranthene, Benzo(k)fluoranthene. Trong đó, có 5 đồng phân xuất hiện ở tất cả các vị trí thu mẫu gồm: PAHs 2 - 3 vòng (Naphthalene, Phenanthrene), PAHs 4 - 6 vòng (Fluoranthene, Pyrene, Benzo(b)fluoranthene và Benzo(k)fluoranthene). Hàm lượng trung bình 15 đồng phân PAHs tại các vị trí khá cao tại CG8, CG16 và CG17, trong đó Naphthalene và Benzo(b)fluoranthene chiếm ưu thế (hình 2A). 415
  4. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 A B Hình 2. Hàm lượng trung bình PAHs vào mùa khô (A) và hàm lượng Naphthalene vào mùa khô và mùa mưa (B) Trong số 7 đồng phân hiện diện, hai đồng phân có hàm lượng cao hơn rất nhiều so với các đồng phân khác cùng phân tích là Naphthalene và Benzo(b)fluoranthene lần lượt 9,53 µg.g-1 TLU và 13,65 µg.g-1 TLU chiếm tỷ lệ lần lượt là 62,84 %, 71,72 %. Hàm lượng Naphthalene vào mùa khô cao nhất tại CG8 và thấp nhất tại CG13 (hình 2B); Benzo(b)fluoranthene cao nhất tại CG17 và thấp nhất tại CG13 (hình 3B). Sự xuất hiện của PAHs có thể do quá trình vận chuyển và lắng đọng trong nước từ các chất ô nhiễm xung quanh khu vực, sau đó sẽ được tích lũy bởi các sinh vật dưới nước. Vào mùa mưa (tháng 9) tổng hàm lượng PAHs được phát hiện dao động trung bình từ 21,64 - 48,32 µg.g-1 TLU, trong đó có 12 trong 15 đồng phân được phát hiện. Các đồng phân không phát hiện gồm: Benzo(k)fluoranthene, Dibenzo(a,h)anthracene (dBA), Indeno(123-cd)pyrene (InP) (hình 3A). Trong các đồng phân phát hiện, Naphthalene có hàm lượng cao nhất dao động trung bình từ 9,56-31,67 µg.g-1 TLU, chiếm 29,08-66,53%. So với mùa khô (tháng 4), hàm lượng Naphthalene tăng lên từ 3,32 - 4,85 lần, cao nhất tại các vị trí CG4, CG15 và Dần Xây, thấp nhất tại CG11 (hình 2B). Hình 3. Hàm lượng trung bình PAHs vào mùa mưa (A) và hàm lượng Benzo(b)fluoranthene vào mùa mưa và mùa khô (B) Ngược lại với Napthalene, hàm lượng trung bình Benzo(b)fluoranthene vào mùa mưa dao động từ 0,17 - 6,33 µg.g-1, chiếm 0,49 - 15,64%, cao nhất tại CG8 và thấp nhất tại CG9. So với mùa khô hàm lượng Benzo(b)fluoranthrene giảm xuống khoảng 2,5 lần (hình 3B). 416
  5. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 3.2. Hàm lƣợng PAHs trong hàu theo cấu trúc các đồng phân Hàm lượng PAHs chứa 2-3 vòng trong mùa khô dao động trung bình từ 3,45-10,70 µg.g-1 TLU, chiếm khoảng 21,13-73,70 % và hàm lượng PAHs chứa 4-6 vòng dao động trung bình từ 2,25 - 15,01 µg.g-1 TLU, chiếm khoảng 26,30-78,87 % (hình 4A). Các PAHs chứa 4-6 vòng đại diện nhiều hơn nhưng với khoảng cách không lớn (hàm lượng Benzo(b)fluoranthene chiếm 71,73 % tại CG17) (hình 2A). A B Hình 4. Tỷ lệ trung bình PAHs theo cấu trúc các đồng phân vào mùa khô (A) và mùa mưa (B) Trong đợt khảo sát mùa mưa, PAHs chứa 2-3 vòng chiếm tỷ lệ cao hơn từ 41,46-78,41 % (hàm lượng trung bình dao động 13,41-35,26 µg.g-1 TLU so với các PAHs chứa 4 - 6 vòng chiếm từ 21,59-58,54 % (hàm lượng trung bình từ 8,23-22,41 µg.g-1 TLU) (hình 4B). Hàm lượng PAHs chứa 2 - 3 vòng tích lũy trong hàu tại khu vực chủ yếu là Naphthalene với nồng độ từ 9,56-31,67 µg.g-1 TLU, chiếm 29,08-70,43 %. Hàm lượng trung bình thấp nhất tại Thạnh An, cửa sông Lòng Tàu (CG11) và cao nhất tại Lý Nhơn, sông Đồng Tranh (CG15) và Dần Xây, cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Badreddine và cs. (2016) dao động từ 57,9 - 68,6 ng.g-1 TLU, tại gần đầm phá phía bắc của Bizerte, Tunisia cách 10 km. Các trọng lượng phân tử thấp được phát hiện đồng đều và tương đối cao hơn tại mỗi vị trí thu mẫu trong hai mùa, điều này có thể là do các PAHs trọng lượng phân tử thấp hòa tan và hấp thụ được các hạt vật chất tốt hơn, được lưu giữ trong trầm tích đáy, sau đó được tích lũy trong sinh vật (Baumard và cs, 1998). Sự đồng hóa các PAHs trọng lượng thấp đặc trưng bởi độ hòa tan trong nước, không chỉ hàu mà các động vật hai mảnh vỏ có tập tính ăn lọc, chúng có thể lọc ở dạng hòa tan và dạng hạt của các chất ô nhiễm trong nước và có thể giữ lại các hạt lớn hơn 4 µm (Baumard và cs, 1998). Trong khi đó, tại khu vực nghiên cứu, hàu được nuôi ở tầng nước đục hay những khu vực gần bờ chịu sự ảnh hưởng của thủy triều, thường xuyên làm xáo trộn các hạt trầm tích, nơi tiếp xúc chủ yếu của phần hòa tan chất ô nhiễm. 3.3. ác định nguồn ô nhiễm PAHs Sự tích lũy PAHs trong môi trường có thể thông qua các quá trình khác nhau. Bao gồm các quá trình đốt cháy nhiệt độ cao và các nguồn gốc phân hủy (hóa thạch). Để xác định nguồn gốc các PAHs có thể dựa vào tỷ lệ các đồng phân hoặc tỷ lệ khối lượng phân tử của các đồng phân được phát hiện (bảng 1). Theo nghiên cứu của Phạm Thị Kha (2013) các đồng phân có khối lượng phân tử cao có nguồn gốc từ quá trình đốt cháy và các đồng phân chứa 2 - 3 vòng có nguồn gốc từ dầu, mỡ của các tàu thuyền vận chuyển. Trong nghiên cứu này, các đồng phân khối lượng phân tử cao (4 - 6 vòng) được phát hiện bao gồm: Flouranthene, Pyrene, Benzo(b)flouranthene, Benzo(k)flouranthene. 417
  6. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Bảng 1. Tỷ lệ các đồng phân của các PAHs trong hai mùa Mùa Mùa mưa Mùa khô LMW Tỷ lệ LMW Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ PAHs/HMW Flt/(Flt + PAHs/HMW Flt/(Flt Flt/Pyr Flt/Pyr PAHs Pyr) PAHs + Pyr) CG1 1,63 0,25 0,20 CG2 0,71 0,30 0,23 CG3 0,94 0,39 0,28 CG4 3,62 0,41 0,29 2,80 0,67 0,40 CG8 1,45 0,41 0,29 2,40 0,90 0,47 CG9 2,30 0,20 0,17 CG10 1,14 0,93 0,48 CG11 0,84 0,35 0,26 2,12 1,15 0,54 CG12 1,29 0,37 0,27 2,06 0,39 0,28 CG13 1,46 0,56 0,36 CG15 3,63 0,43 0,30 0,86 0,28 0,22 CG16 0,95 0,72 0,42 CG17 0,27 1,15 0,53 DX 2,86 0,36 0,26 0,60 0,79 0,44 Dựa vào tỷ lệ khối lượng phân tử của các đồng phân phát hiện, tỷ lệ của Fluoranthene/Pyrene (Flt/Pyr) có khối lượng phân tử đều là 202 đvC. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 1 thì nguồn gốc ô nhiễm PAHs từ các quá trình đốt cháy và nếu nhỏ hơn 1 thì đặc trưng nguồn gốc ô nhiễm từ hoạt động xăng dầu (Khim và cs. 1999). Theo kết quả của nghiên cứu (bảng 1) tỷ lệ Flt/Pyr vào mùa khô tại các vị trí dao động trung bình 0,28 - 1,15, có 2 vị trí CG11 và CG17 trên 1 đặc trưng cho nguồn gốc của quá trình đốt cháy, các vị trí khác nhỏ hơn 1 chứng tỏ nguồn gốc xăng, dầu, mỡ từ các hoạt động tàu thuyền. Mùa mưa tỷ lệ Flt/Pyr dao động 0,20 - 0,43 nhỏ hơn 1 có thể là do ô nhiễm xăng dầu. Theo nghiên cứu của Badreddine và cs (2016) đánh giá theo tỷ lệ Flt/(Flt + Pyr) nhỏ hơn 0,4, PAHs có nguồn gốc từ sự phân hủy của sinh vật hay các nguồn mỏ dầu, từ 0,4 - 0,5 có nguồn gốc từ đốt cháy xăng và lớn hơn 0,5 có nguồn gốc từ đốt cháy sinh khối. Như vậy vào mùa mưa theo tỷ lệ Flt/(Flt +Pyr) dao động từ 0,17 - 0,30 cho biết nguồn gốc từ các phân hủy sinh vật hay từ nguồn nhiên liệu hóa thạch, mùa khô dao động từ 0,22 - 0,54, cho thấy PAHs từ các hoat động đốt cháy, xăng dầu. Đánh giá theo cách khác của Bihari và cs. (2007) dựa vào tỷ lệ của khối lượng phân tử thấp PAHs/ khối lượng phân tử cao PAHs (LMW PAHs/HMW PAHs) lớn hơn 1 cho biết nguồn gốc từ dầu mỏ, nhỏ hơn 1 có nguồn gốc các quá trình đốt cháy (nhiên liệu và sinh khối) và đốt xăng dầu từ các động cơ hoạt động tàu thuyền. Theo đó, khu vực nghiên cứu có tỷ lệ LMW PAHs/HMW PAHs dao động từ 0,27 - 3,63, các PAHs chứa 2 - 3 vòng là chủ yếu. Do đó, nguồn gốc PAHs tại khu vực nghiên cứu này vào hai mùa có khả năng bắt nguồn từ phát thải nhiên liệu từ các động cơ, chủ yếu từ nguồn gốc xăng dầu, mỡ của hoạt động tàu thuyền và có cả các hoạt động đốt cháy như: than đá, than gỗ, dầu mỏ… 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy các mẫu hàu tại khu vực nghiên cứu đều tích lũy PAHs. Hàm lượng PAHs tích lũy trong hàu thay đổi theo mùa vào mùa mưa thường cao hơn mùa khô. Có 2 418
  7. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 đồng phân là Naphthalene và Benzo(b)fluoranthene chiếm ưu thế, hàm lượng Napthalene mùa khô cao nhất tại CG8 và thấp nhất tại CG13, mùa mưa hàm lượng Naphthalene cao nhất tại CG4 và thấp nhất tại CG12. Trong khi đó, hàm lượng Benzo(b)fluoranthene vào mùa khô cao nhất tại CG17 và thấp nhất tại CG13, mùa mưa cao nhất tại CG8 và thấp nhất tại CG9. Ngoài ra, kết quả đo tổng lipid trong hàu mùa mưa cao hơn mùa khô, mùa khô tổng lipid dao động từ 11,11-34,01 % cao nhất tại CG17, mùa mưa dao động từ 8,72-69,27 % cao nhất tại CG4. Đây là nghiên cứu ban đầu về hàm lượng của PAHs trong hàu ở vùng ven biển ngập mặn Cần Giờ. Mặc dù, hàm lượng PAHs thấp nhưng cần được quan tâm nghiên cứu sâu rộng hơn về vấn đề này để đảm bảo chất lượng tiêu thụ của hàu nằm trong ngưỡng cho phép và giám sát hiệu quả trong tương lai. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 106.08-2016.06. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bleeker E. A. J., Verbruggen E. M. J. - Bioaccumulation of polycyclic aromatic hydrocarbons in aquatic organisms, National Institute for Public Health and Environment (2009). 2. Fang J. K. H., Au D. W. T., Wu R. S. S., Zheng G. J., Chan A. K. Y., Lam P.K. S. and Shin P. K. S. - Concentrations of polycyclic aromatic hydrocarbons and polychlorinated biphenyls in green-lipped mussel Perna viridis from Victoria Harbour, Hong Kong and possible human health risk, Marine Pollution Bulletin 58 (4) (2009) 615-620. 3. European Commission Regulatio (EC) n. 835 of 19 August 2011 amending, 2011n - Regulation (EC) No 1881/2006 as regards maximum levels for polycyclic aromatic hydrocarbons in foodstuffs. Official Journal of the European Union L (215):4-8. 4. Badreddine B., Yassine E. M., Christelle C., Walid B. A., Sabrine M., Sondes B., Abdelkader D., Soufiane T., Jérôme C., Mohammed R. D. - Ocurrence of polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) in mussel (Mytilus galloprovicealis) and eel (Anguilla anguilla) from Bizerte lagoon, Tunisia, and associated human health risk assessment, Continental Shelf Research 124 (2016) 104-116. 5. Baumard P., Budzinski H., Garrigues P. - PAHs in Arcachon Bay, France: Origin and biomonitoring with caged organnisms, Marine Pollution Bulletin 36 (8) (1998) 577 - 586. 6. Phạm Thị Kha - Phân bố hydrocarbon đa vòng thơm (PAHs) trong trầm tích vùng biển ven bờ phía bắc Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển 13 (3) (2013) 284 - 288. 7. Khim J. S., Kannan K., Villeneuve D. L., Koh C., Geisy J. P. - Characterization and distribution of trace organic contaminants in sediments from Masan Bay, Korea, Environmental Science and Technology 33.4 (199 - 4) (1999) 205. 8. Bihari N., Fafandel M., Piskur V. - Polycyclic aromatic hydrocarbons and ecotoxicological characterization of seawater, sediment and mussels Mytilus galloprovincialis from the Gulf of Rejeka, the Adriatic Sea, Croatia, Archives of Environmental Contaminatant and Toxicology 52 (2007) 379 - 387. 419
  8. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 BIOACCUMULATION OF POLYCYCLIC AROMATIC HYDROCARBONs (PAHs) IN OYSTER CRASSOSTREA SP. ON THE CANGIO COASTAL WETLAND, HOCHIMINH CITY Ngo Huu Phuc1, Tu Thi Cam Loan1, Hoang Thi Thanh Thuy1, Pham Thanh Luu2, Le Duy Bao3, Nguyen Van Dong3 1 Department of Geology and Mineral Resources, Hochiminh City University of Natural Resources and Environment 2 Institute of Tropical Biology, Vietnam Academy of Science and Technology 3 Hochiminh City University of Natural Science Email: phucngo27@gmail.com ABSTRACT Polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) are one of the most important anthropogenic pollutants. PAHs are composed of two or more fused benzene rings from natural as well as anthropogenic sources. Because PAHs cannot be metabolized or excreted from living organisms, they are accumulated in aquatic animal. In this study, we examined the concentrations of PAHs in oyster tissues from Cangio coastal wetland, one of the most productive oyster farming areas. Fifteen variants of PAHs were analyzed by High Performance Liquyd Chromatography (HPLC - Dionex Ultimate 3000). Total average PAHs concentrations in oyster tissues ranged from 12.02-64.45 µg.g-1 wet weights (WW) in the wet season (2017) and from 3.36-27.94 µg.g-1 WW in the dry season (2018). In that, Napthalene and Benzo(b)fluoranthrene are usually domiant. The data suggest that the PAHs concentrations still low and pose no rick to human health. However, a further monitoring program is still requyred to ensure the quality of consumed oyster. Keywords: polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs), mussels, oyster, mangrove forest. 420
nguon tai.lieu . vn