Xem mẫu

  1. KHẢO LƢỢC TÁC Khoa Giáo dục Tiểu học, PHẨM VĂN HỌC Trƣờng Đại học Sƣ NƢỚC NGOÀI phạm Huế TRONG SÁCH GIÁO KHOA Điện thoại: 0905996997 TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC, ĐÁNH GIÁ Email: VÀ ĐỀ XUẤT yeungon@gmail.com ThS. NGUYỄN VĂN VƢỢNG TÓM TẮT Bài viết thống kê chi tiết và đƣa ra một số đánh giá nhận xét về việc sắp xếp, lựa chọn ngữ liệu tác phẩm văn học nƣớc ngoài trong sách Tiếng Việt bậc tiểu học, cung cấp cho các nhà thiết kế biên soạn sách giáo khoa cũng nhƣ giáo viên bậc tiểu học và ngƣời đọc một cách tiếp cận mới, cái nhìn chi tiết về việc lựa chọn, sắp xếp tác phẩm văn học nhằm khai thác tốt hơn ngữ liệu. Từ khóa: tác phẩm văn học nƣớc ngoài, giáo dục tiểu học, sách giáo khoa ABSTRACT Investigating the Foreign Literary Works in Current Textbooks in Primary School, Assessing and Suggesting The paper investigates the foreign literary works in the Vietnamese textbooks in primary school, and provides the authors of textbooks as well as teachers in primary schools with deep and detailed information about our current textbooks in primary school and which could become a new reference in compiling new textbooks. We also pose some commentaries and suggestions to help primary education teachers do their job better. Key words: foreign literary works, primary education, textbooks 506
  2. 1. Đặt vấn đề Giáo dục toàn diện tri thức và nhân cách là mục đích tối thƣợng của giáo dục hiện đại, trong đó, nhƣ nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, vị trí nền tảng của bậc tiểu học là không cần phải bàn cãi, có ảnh hƣởng sâu đậm tới ngƣời học trong suốt quá trình trang bị kiến thức, trau dồi đạo đức và kể cả trƣởng thành sau này. Trong số các nội dung đƣợc truyền dạy, môn Văn – Tiếng Việt có trọng số tƣơng đối lớn, ít nhất là lƣợng hóa về số tiết, với trung bình 8 - 9 tiêt/tuần. Chính vì thế, các giá trị nghệ thuật, đạo đức và bài học làm ngƣời trong các tác phẩm văn học đƣợc chuyển tải, giảng dạy ở nhà trƣờng tiểu học tạo nên dấu ấn lâu dài trong tâm tƣ của trẻ em, có thể khẳng định, tạc tạo gốc rễ phông văn hóa, hình thành cá tính và lối sống. Với trẻ em, tác phẩm văn học nhƣ lời ru tiếng hát, reo vào lòng trẻ những rung cảm mạnh mẽ, ấn tƣợng, đƣợc ghi nhớ, thuộc lòng khó phai theo thời gian. Chính thế, lựa chọn, sắp xếp các tác phẩm văn học trong nhà trƣờng tiểu học trở nên một việc có ý nghĩa đặc biệt, ảnh hƣởng tới nhiều thế hệ học sinh. Trong những tác phẩm, trích đoạn ấy, chắc chắn các soạn giả đã cân nhắc để lựa chọn ngữ liệu văn học nƣớc ngoài theo những lí lẽ, logic nhất định. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát tổng thể chƣơng trình sách giáo khoa môn Tiếng Việt bậc tiểu học, gồm 5 khối lớp, 2 tập/lớp, tổng số 10 cuốn nhằm thống kê các tác phẩm, trích đoạn tác phẩm văn học nƣớc ngoài đã đƣợc sử dụng. Tuy nhiên, mục đích của việc khảo sát vƣợt ra ngoài ý nghĩa định lƣợng, thay vào đó, tập trung phân loại các tác phẩm, trích đoạn tác phẩm văn học nƣớc ngoài theo một số tiêu chí nhất định, trong đó chú trọng thể loại, nƣớc, mục đích sử dụng và chức năng chính đƣợc sử dụng của tác phẩm, trích đoạn. Căn cứ vào “bản đồ” trên, chúng tôi bƣớc đầu đƣa ra một số đánh giá và đề xuất, ngõ hầu góp thêm tiếng nói giúp các tác giả soạn sách giáo khoa có đƣợc cái nhìn tổng thể hơn, trong trƣờng hợp khả thi, tiến tới bổ sung, cập nhật. Đồng thời, từ kết quả khảo sát, có thể định hình ngƣợc các tiêu chí các nhà thiết kế sách đã lựa chọn, từ đó, phần nào đó gợi mở, giúp giáo viên bậc tiểu học, những ngƣời trực tiếp giảng dạy có thêm đƣợc những hƣớng kiến giải, vận dụng mới trong việc giúp học sinh tiếp cận tác phẩm văn học, sử dụng ngữ liệu văn chƣơng hiệu quả. 2. Giải quyết vấn đề Đầu tiên, trong những năm qua, thực tế là các tác phẩm văn học nƣớc ngoài đƣợc khảo cứu và xuất bản với mức độ, tần suất hơn hẳn trƣớc đây. Chính từ nền tảng này, việc trích lục, lựa chọn đƣa vào sách giáo khoa phổ thông trở nên thuận lợi hanh thông. Các tác phẩm văn học đƣợc lựa chọn đƣa vào chƣơng trình phổ thông vì thế, chẳng những có xu hƣớng tăng lên về lƣợng mà còn đa dạng, phong phú về thể loại, tác 507
  3. giả, nền văn học, nhất là ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông. Quan điểm về mối quan hệ giữa tác phẩm và hoạt động tiếp nhận ở nhà trƣờng, Phùng Văn Tửu cho rằng: “Văn học là lịch sử tâm hồn mỗi dân tộc, vì thế nó là nhịp cầu hữu nghị giúp giao lƣu văn hoá của các dân tộc vốn đã diễn ra từ nghìn xƣa. Dù vô cùng đa dạng, song văn học của các dân tộc đều có nét chung là hƣớng tới “chân, thiện, mỹ”, giúp con ngƣời sống tốt hơn, nhân ái hơn” [8]. Theo chúng tôi, không cần phải bàn cãi về giá trị của tác phẩm văn học và vai trò của nó trong giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, cần minh định một số vấn đề gắn liền với việc lựa chọn tác phẩm văn học, trong trƣờng hợp chúng tôi khảo sát là tác phẩm văn học nƣớc ngoài sử dụng trong giáo dục tiểu học. (i) Trƣớc hết, tác phẩm văn học nƣớc ngoài đƣợc sử dụng ở tiểu học có sự khác biệt rất lớn về mục tiêu so với ở bậc học trên. Việc tích hợp nội dung dạy học văn và nội dung dạy học tiếng đã thể hiện rõ mục tiêu chính của dạy học môn Tiếng Việt (TV) ở tiểu học là phát triển ngữ năng (language competence) của học sinh. Mục tiêu ấy đƣợc cụ thể trong 7 phân môn khác nhau: Học vần (HV), Tập đọc (TĐ), Tập viết (TVi), Chính tả (CT), Luyện từ và câu (LTVC), Tập làm văn (TLV) và Kể chuyện (KC). Tính chất phân tán này vô hình chung, buộc ngƣời soạn sách giáo khoa tiểu học phải có một logic riêng khi cung cấp ngữ liệu, lựa chọn tác phẩm, thể loại văn học để giảng dạy theo tuyến tính thời gian cấp học, khác hẳn với việc thiết kế sách giáo khoa bậc trên. Hệ quả là, học sinh tiểu học tiếp nhận tác phẩm văn học hay đứt mạch, thiếu tuần tự, logic. Với các tác phẩm văn học nƣớc ngoài, giả định này sẽ hoàn toàn phù hợp với những kết quả khảo sát chúng tôi đã thực hiện. (ii) Thứ hai, chức năng của tác phẩm văn học dùng ở bậc tiểu học sẽ khác hẳn với chức năng thông thƣờng trong giảng dạy văn học ở bậc học trên, nhất là bậc trung học phổ thông. Thay vì thể hiện nhƣ một chỉnh thể, các tác phẩm văn học trong sách giáo khoa bậc học này chủ yếu trở thành ngữ liệu để phục vụ mục đích khác, trong đó hầu hết để rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ nào đó, thay vì mục tiêu chính của dạy học văn là khám phá nội tại tác phẩm. Đó cũng là lí do giải thích cho kết quả khảo sát của chúng tôi, khi xét về trọng số mục tiêu, các tác phẩm văn học nƣớc ngoài một phần nhiều đóng vai trò ngữ liệu. (iii) Không chỉ có vậy, một nguyên nhân quan trọng khác ảnh hƣởng tới việc lựa chọn cách giới thiệu tác phẩm văn học ở bậc tiểu học, đấy chính là đối tƣợng tiếp nhận. Rõ ràng năng lực cảm thụ tác phẩm của học sinh là chƣa cao, nhất là ở ba khối đầu bậc học. Yêu cầu học sinh tiếp nhận, do đó, cần sự cân nhắc. (iiii) Xét riêng về tác phẩm văn học nƣớc ngoài, với những đặc thù nhƣ trên, chƣơng trình giảng dạy đƣơng nhiên không cho thấy sự khu biệt phần nội dung tác 508
  4. phẩm văn học nƣớc ngoài. Khi tiến hành khảo sát, chúng tôi phát hiện, việc gián cách lựa chọn ngữ liệu tác phẩm văn học nƣớc ngoài, có thể để giảng dạy, hoặc dùng vào việc làm ngữ liệu cho thấy các nhà làm sách thiếu một liên kết nội tại nào đấy. Thiếu tính có lí do, tác phẩm văn học nƣớc ngoài trong trƣờng tiểu học dƣờng nhƣ trở thành những dữ liệu manh mún, chỉ phục vụ một mục đích nhất định. Lấy điểm tựa sau về vị trí của tác phẩm văn học theo quan điểm của Nguyễn Thanh Hùng: “Đọc tác phẩm văn chƣơng là một quá trình tiếp nhận. Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm là vô cùng rộng lớn… mỗi ngƣời đọc tìm kiếm một thứ gì đó trong tác phẩm. Vì vậy việc đọc văn luôn luôn là một sự vƣợt qua bản thân, một sự phá vỡ những rào cản thời gian và kinh nghiệm cũ, để có thể nhận thức đƣợc cái mới, cái khác trƣớc trong tác phẩm và trong bản thân mình” [8] có lẽ đã đến lúc cần đặt lại mục tiêu dạy học tác phẩm văn học ở tiểu học so với thực tế hiện nay mà một phần lỗi bắt nguồn từ việc lựa chọn, bố trí ngữ liệu văn học. Cho đến nay, phần tác phẩm văn học nƣớc ngoài ở trƣờng tiểu học cũng đã ít nhiều nhận đƣợc sự chú ý, đánh giá của các nhà nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Quỳnh Trang đã đƣa ra một số thống kê và đánh giá về các tác giả, tác phẩm văn học nƣớc ngoài dùng ở tiểu học, tuy nhiên, theo chúng tôi, vẫn chƣa thật sự đầy đủ, chi tiết [10]. Thứ nhất, kết quả thống kê chƣa đƣợc lƣợng hóa, chỉ gồm 2 bảng về số tác giả có số lƣợng tác phẩm nhiều nhất, quốc gia có nhiều tác giả nhất. Phần tác giả đƣa ra đánh giá, phân loại về nội dung, ngôn ngữ, nhân vật… là rất đáng để tham khảo. Tuy nhiên, là một tƣ liệu giảng dạy lí luận văn học, nội dung của bài viết đã công bố bản điện tử trên chú trọng phần lớn vào nội dung, nêu lên giá trị nội dung tác phẩm. Nhƣ vậy, có thể nói, các tiêu chí để khảo sát của Nguyễn Quỳnh Trang là chƣa nhiều. Ngƣợc lại, trong quá trình khảo sát, chúng tôi sử dụng 9 tiêu chí để phân loại gồm: [Lớp], [Số trang], [Tác giả], [Tên tác phẩm], [Nƣớc], [Thể loại], [+/-Toàn văn], [Môn], [Mục đích]. Ở tiêu chí tác giả và tên tác phẩm, chúng tôi thống nhất với cách gọi tên ở sách giáo khoa tiểu học. Tuy nhiên, chúng tôi không thống kê những tác phẩm dạng mẩu chuyện, truyện kể mà sách giáo khoa tiểu học ghi rõ thuộc dạng “theo” hoặc “sƣu tầm” do tác giả ngƣời Việt thực hiện. Chẳng hạn lần lƣợt các ở các trang 36, 45, 54 sách TV 5 tập 1, các trích đoạn Những con sếu bằng giấy, Một chuyên gia máy xúc, Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai, hay Dù sao trái đất vẫn quay, trích đoạn trong TV4, tập 2, trang 85 viết về các nhà bác học Ga-li-lê, Cô-péc-ních v.v. hoặc không xét là tác phẩm văn học, hoặc do tác giả ngƣời Việt đứng tên đều không đƣợc lựa chọn thống kê. Tuy nhiên, thực tế là có rất nhiều dạng trích đoạn nhƣ vậy trong sách môn Tiếng Việt. Tiếp đến, thông tin quê hƣơng của tác giả đƣơng nhiên cho thấy bản đồ địa lý của các tác phâm văn học đã lựa chọn. Xét về mặt thể loại, có thể chia thành ba nhóm tiêu chí nhỏ, nhóm thứ nhất gồm 509
  5. [thơ/văn xuôi], nhóm [truyện ngắn/truyện dài/tiểu thuyết/ngụ ngôn, thể loại khác] tuy có phần chƣa thật sự thỏa đáng và nhóm thứ ba theo chúng tôi là phù hợp và có ý nghĩa hơn cả trong việc khảo sát là [Văn học dân gian/văn học viết]. Ở phần [Mục đích], chúng tôi cho rằng có thể tạm khái quát hóa hai chức năng chính của tác phẩm văn học nƣớc ngoài đƣợc đƣa vào trong sách giáo khoa tiểu học là [+/-để giảng chính tác phẩm] và [+/-ngữ liệu minh hoạ] và [chức năng khác] (i) Trƣớc hết về mặt số lƣợng, đã có tổng số 69 tác phẩm và trích đoạn là tác phẩm văn học nƣớc ngoài đƣợc sử dụng ở sách giáo khoa tiểu học. Nga Pháp Anh Mỹ Đan Mạch Đức Ý Nhật Ả rập Ai-len Scotland Ethiopia Trung Quốc Bảng 1: Thống kê các tác phẩm văn học nƣớc ngoài Hi Lạp trong sách Tiếng Việt tiểu học theo tỉ lệ %. Qua bảng trên có thể thấy, các tác giả soạn sách đã lựa chọn ngữ liệu tƣơng đối bao quát, phổ rộng, song cũng có thể dễ dàng khẳng định các tác phẩm văn học Nga có một vị trí hơn hẳn (31/69 tác phẩm, trích đoạn), với nhiều tên tuổi lớn nhƣ Lép Tôn-x- tôi (6 tác phẩm, trích đoạn), Tuốc-ghê-nhép (2 tác phẩm). Đáng ngạc nhiên, tác giả văn học nƣớc ngoài có lƣợng tác phẩm đƣợc trích dùng trong sách Tiếng Việt bậc tiểu học là nhà nhà sƣ phạm nổi tiếng Xu-khôm-lin-xki (tổng số 7 truyện gồm Quả sồi, Bàn tay dịu dàng, Bông hoa niềm vui, Các em nhỏ và cụ già, Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca và Bầu trời mùa thu, một đoạn trích trong TV4, tập 1, trang 153), 4 bài ở phân môn Tập đọc (mục đích 2) và 1 bài ở phân môn LTVC (mục đích 1), bài còn lại ở môn Tập viết (mục đích khác). Xu-khôm-lin-xki từng nhiều năm dạy và quản lí giáo dục ở bậc tiểu học, ở Việt Nam nổi tiếng với tập truyện Giáo dục con ngƣời chân chính nhƣ thế nào, Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ hay Trƣờng trung học Pavlƣts. Một điều đáng tiếc là tác phẩm văn học nổi tiếng dành cho thiếu nhi Tốttôchan đến từ Nhật Bản chỉ đƣợc trích 510
  6. lƣợc một đoạn ngắn làm ngữ liệu giảng dạy môn LTVC. Đây cũng là một trong hai trích phẩm đến từ đất nƣớc mặt trời mọc. Châu Phi cũng góp mặt với hai tác phẩm từ Ai cập và Ethiopia. 25 20 Tổng số tác phẩm 15 Môn tập đọc Môn LTVC 10 Môn khác Văn học Nga 5 0 Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Bảng 2: Thống kê theo số lƣợng theo lớp, theo môn các tác phẩm văn học nƣớc ngoài bậc tiểu học (ii) Về mặt thể loại, nhƣ đã nêu tiêu chí ở trên, chúng tôi thấy, chỉ có 3 tác phẩm thơ trong số 69 tác phẩm, trích đoạn văn học nƣớc ngoài. Trong đó La-Phông-Ten góp mặt với 2 truyện thơ (Sƣ tử xuất quân, TV2, T2, trang 46 và Gà trống và Cáo, TV4, T1, tr50), bài còn lại là Mèo con đi học (TV1, T2, trang 103) của P.Vô-rôn-cô, tất cả đều dùng ở môn Tập đọc, giàu tính chất tự sự. Điều này là hoàn toàn phù hợp vì đối với trẻ em, nên sử dụng thơ trong nƣớc, với đặc thù vần điệu du dƣơng của tiếng Việt sẽ ý nghĩa hơn. Trong khi đó, Ở Vƣơng quốc tƣơng lai, tác giả Mát-téc-lích, (TV4, tập 1, trang 70) là một trích đoạn tác phẩm văn học nƣớc ngoài hiếm hoi, có sự hiện diện của thể loại kịch, bên cạnh một trích đoạn kịch ngắn khác ở chƣơng trình lớp 5, nhƣng không dùng để nghiên cứu nội dung tác phẩm. Có thể nói, hầu hết các tác phẩm văn học nƣớc ngoài đều có xu hƣớng gần gũi, chứa đựng bài học luân lí, đạo đức, ngụ ngôn hoặc gần với ngụ ngôn. Do đó, khác hẳn với các tác phẩm văn học trong nƣớc đƣợc sử dụng, 511
  7. các tác phẩm văn học nƣớc ngoài chủ yếu để giáo dục, thay vì bản thân giá trị nghệ thuật của nó. Truyện đƣợc trích của Xu-mô-lin-xki, Lép-tôn-xtôi đều vậy. Đây cũng là một điểm đáng để các nhà làm sách có thêm những gợi ý mới trong việc thiết kế các bộ sách tiếng Việt ở tiểu học tƣơng lai. Khi xét tới tiêu chí văn học dân gian và văn học viết, nếu chỉ coi các truyện khuyết danh thuộc văn học dân gian, kết quả sẽ có Truyện kể về bình minh của Dân gian Nga, TV5, T2, trang 124, Điều ƣớc của vua Mi-đát của Thần thoại Hi Lạp, TV4, T1, trang 90, Đất quý đất yêu, truyện cổ Ethiopia, TV3, T1, trang 63, Thêm sừng cho ngựa (Truyện vui nƣớc ngoài), TV2 T1, 114. Nhƣ vậy, chất liệu văn học dân gian các nƣớc có không thật nhiều trong chƣơng trình tiếng Việt bậc tiểu học. (iii) Đánh giá về kiểu lựa chọn ngữ liệu: trích đoạn hay toàn bộ tác phẩm. Có tổng cộng 44 tác phẩm đƣợc trình bày dạng đầy đủ (có thể trích lại một phần tác phẩm gốc, nhƣng vẫn có thể đọc hiêu tƣơng đối trọn vẹn, đầy đủ). Kết quả này sẽ tƣơng ứng với kết quả khảo sát phân môn, tức tất cả các tác phẩm dạng đầy đủ đều dùng ở phân môn Tập đọc và thực hiện mục đích thứ nhất, để nghiên cứu chính tác phẩm. Truyện Rất nhiều mặt trăng của Phơbơ (James Thurber) (TV4, Tập 1, trang 163, 168) là một trong số không nhiều các tác phẩm văn học nƣớc ngoài đƣợc tách ra và dạy ở hai tuần liên tiếp ở tiết Tập đọc với trọn vẹn nội dung. (iiii) Phân loại theo phân môn: Nhƣ trên đã khẳng định, ngữ liệu tác phẩm văn học nƣớc ngoài ở tiểu học chủ yếu đƣợc cung cấp ở hai phân môn chính là Tập đọc (sử dụng toàn văn) và LTVC (trong vai trò ngữ liệu hỗ trợ). Đƣợc sử dụng ở phân môn Luyện từ và câu, lại đặc thù một tiết Mở rộng vốn từ (TV 5, tập 1, trang 87), trích đoạn Bầu trời mùa thu của Xo-khôm-lin-xki dùng làm ngữ liệu để dạy các từ so sánh, nhân hóa. Với tiết học này, sau khi đã yêu cầu học sinh lần lƣợt đọc ngữ liệu, giáo viên chỉ có một nhiệm vụ duy nhất với trích đoạn văn học này là khảo sát ngữ liệu, còn tiếp đến học sinh truy vấn từ ngữ. Không có bất kì câu hỏi nào liên quan tới nội dung của trích đoạn, tác phẩm hoặc các đặc trƣng, giá trị nghệ thuật khác. Đây là “số phận” khá phổ biến của các trích đoạn tác phẩm văn học nƣớc ngoài. Tất nhiên, với một tiết LTVC, điều này là hoàn toàn bình thƣờng. Có thể lấy truyện ngụ ngôn Con chuột tham lam của Lép Tôn-xtôi (trang 93, TV5, t1) làm ví dụ về việc dạy tích hợp. Theo các tiêu chí đã nêu, đây là một truyện đƣợc dạy phân môn LTVC, tác phẩm trọn vẹn. Tuy nhiên, mục đích của trruyện ngụ ngôn này là để làm ngữ liệu dạy mạch kiến thức từ loại đại từ. Đó là lí do vì sao truyện nằm trong phần luyện tập, giúp học sinh khảo sát từ loại. Giáo viên không có nhiệm vụ diễn giải nội dung, ý nghĩa của truyện cho học sinh. Với năng lực của một học sinh cuối 512
  8. cấp, câu chuyện và bài học của truyện trở nên không phức tạp. Một điều thú vị là nhà văn nổi tiếng với các truyện ngụ ngôn giàu ý nghĩa La-phông-ten, vốn góp mặt 3 lần trong các cuốn TV1 (Con quạ thông minh, trang 79, tập 2, phân môn TĐ), TV2 (Bác sĩ sói, trang 41, tập 2, phân môn TĐ), TV4 (Rùa và thỏ, trang 112, tập 1, phân môn TLV ), ở TV5, chỉ có trích đoạn truyện Rùa và thỏ (trang 106) dùng để làm ngữ liệu dạy kiến thức đại từ xƣng hô. (iiiii) Tiếp đến, xét về mục đích sử dụng: Lời hứa, tác giả Pan-tê-lê-ép (TV4 T1, trang 96) là một trong số không nhiều truyện đƣợc sử dụng không phải vì mục đích làm ngữ liệu minh hoạ (mục đích 1), hoặc để khám phá tác phẩm (mục đích 2), thay vào đó, đƣợc dùng để tiến hành ôn tập, thực hành kĩ năng nghe viết còn trích đoạn truyện Giu- li-vơ ở xứ sở tí hon của Xuýp TV4, tập 2, trang 167 lại là ngữ liệu duy nhất là tác phẩm văn học nƣớc ngoài dùng để đánh giá kĩ năng cảm nhận tác phẩm văn học, thông qua việc đọc thầm và trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Truyện ngắn có tên gọi khá đặc biệt Bài tập làm văn của tác giả Pi-vô-na-rô-va (TV3, T1, trang 46), đáng ngạc nhiên, lại đƣợc dạy ở phân môn… Tập đọc, đƣơng nhiên để thực hiện mục đích thứ hai. Phần thƣởng của Brai-tơn (TV2, T1, trang 13, tiết Tập đọc) là một trong số các truyện của tác giả nƣớc ngoài nhƣng đƣợc phỏng theo. Mục đích của việc sử dụng tác phẩm này là ở câu chuyện giàu ý nghĩa, bài học mà truyện truyển tải. Tuy nhiên, để phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp hai, các tác giả sách giáo khoa đã thay bằng tên ngƣời Việt (Na). Sách TV2 có khá nhiều truyện khác cũng không đƣợc trích nguyên văn bản, thay vào phỏng dịch nhƣ Bím tó đuôi sam, (trang 31, tập 1), tác giả Ku-rô-Y-A-Na-Gi, hay Chiếc bút mực của Sva-rô (trang 40), Bàn tay dịu dàng của Xu-khôm-lin-xki (trang 66, tập 1), Ông Mạnh thắng thần gió của A-Nhông (trang 13, tập 2), Những quả đào của Lép-tôn-xtôi (trang 91, tập 2). Tác giả sách giáo khoa đã tiến hành chỉnh sửa tên nhân vật để phù hợp với điều kiện dạy học. Đây cũng là một biểu hiện của việc từ bỏ tính chất khác biệt, đa dạng và phong phú của tác phẩm văn học nƣớc ngoài đồng thời cho thấy tính mục đích của việc lựa chọn tác phẩm văn học với mục đích dạy đạo đức. Trong khi đó, Những chú bé không chết (TV4 T2, trang 70) của Quy-ra-xkê-vích là một trong số những truyện hiếm hoi đƣợc lựa chọn để dạy ở phân môn Kể chuyện theo tranh. Cô bé trùm khăn đỏ (TV1, tập 2, trang 63) của anh em nhà Grimm (trong sách không ghi tên tác giả) đến từ nƣớc Đức cũng đƣợc lựa chọn để trích giảng trong chƣơng trình tiếng Việt tiểu học. Tuy nhiên, vì đặc thù phân môn, truyện đƣợc thể hiện dƣới dạng tranh minh họa, lệnh của bài học gồm nghe kể chuyện và kể lại. Trƣờng hợp đƣợc chúng tôi phân loại tƣơng tự với truyện ngụ ngôn dạng tranh minh họa Sƣ tử và chuột nhắt, (TV1, tập 2 trang 81), vốn cũng không ghi tên tác giả nhƣng đƣợc biết đến 513
  9. rộng rãi là của Ê-dốp. Một trƣờng hợp khác đáng chú ý là truyện ngắn Quả sồi của Xu- khôm-lin-xki trong sách TV1, tập 2, trang 161 đƣợc sử dụng vào mục đích tập chép. Kết luận và đề xuất Các tác phẩm văn học nƣớc ngoài là một bộ phận quan trọng trong chƣơng trình sách giáo khoa tiểu học. Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, chúng đƣợc ngƣời soạn sách lựa chọn khá kĩ lƣỡng, tƣơng đối phong phú về thể loại. Sự hạn chế về thơ là có nguyên nhân từ đặc điểm nội tại của thể loại. Các tác phẩm đƣợc đan xen, tùy thuộc vào chủ điểm của từng tuần để lựa chọn nội dung phù hợp, nhƣng chủ yếu đƣợc trình bày ở môn Tập đọc. Dẫu vậy, so với tổng số tác phẩm đã dùng trong chƣơng trình sách giáo khoa, con số chƣa tới 100 trích đoạn, tác phẩm suốt 5 năm học là còn tƣơng đối khiêm tốn. Hoàn toàn vắng bóng các tác phẩm văn học của Đông Nam Á, rất ít tác phẩm của các nền văn học cổ điển nhƣ Trung Quốc (một tác phẩm), Ấn Độ (không có), rải rác một số tác phẩm cổ điển của Hi Lạp, Ai Cập. Đây không hẳn bắt nguồn từ hạn chế của dung lƣợng, “đất diễn”, mà quan trọng hơn, từ ý chủ quan của ngƣời soạn sách. Theo chúng tôi, đấy có thể là vì một sự ƣu tiên nhất định đối với các tác phẩm văn học trong nƣớc, và thứ hai, cũng có thể do chúng ta (trƣớc đây) chƣa thật sự có điều kiện tiếp cận nhiều với các tác phẩm văn học ở nƣớc ngoài viết cho thiếu nhi. Thứ nữa, theo chúng tôi, các tác phẩm văn học dù có khi đƣợc sử dụng vào mục đích làm ngữ liệu để dạy các kiến thức ngôn ngữ ( ở lớp 4 và 5, môn LTVC), song kết quả thống kê cho thấy, chủ yếu lại để dạy ở môn Tập đọc (mục đích 2). Tuy nhiên, thay vì thƣờng xuyên “đƣợc tiếp xúc với những chuyện kể vừa có cốt chuyện hấp dẫn, vừa có hình tƣợng kỳ vĩ bay bổng gợi lên bao cảm xúc và ƣớc mơ.” [10], học sinh đến với các tác phẩm văn học nƣớc ngoài phần lớn để học các bài học đạo đức. Đây cũng là lí do chính vì sao ở lớp 1 và 2, không hẳn vì rào cản ngôn ngữ khi gọi tên nhân vật đến mức các tác giả sgk phải phỏng theo, chỉnh sửa thành tên ngƣời Việt, thay vào đó, chính là để giúp học sinh học một bài học nào đấy trong ứng xử, sinh hoạt. Có lẽ đã đến lúc cần một cái nhìn mới từ các nhà soạn sách giáo khoa, không những để tăng về lƣợng (khoảng 15% nhƣ hiện nay) mà còn tuyển chọn những tác phẩm văn học nƣớc ngoài thực sự hấp dẫn, có giá trị cao về nghệ thuật và đa dạng thể loại, nguồn gốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ giáo dục và đào tạo (1996), Văn miêu tả và phƣơng pháp dạy học văn miêu tả ở tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 514
  10. 2. Hoàng Thị Lan (2011), “Văn học thiếu nhi và những yêu cầu đối với sinh viên cao đẳng sƣ phạm mầm non”, Tạp chí Giáo dục, số 262, 5/2011, tr. 39 – 4, tải ngày 10 tháng 2 năm 2014 tại http://www.cdsptw-tphcm.vn/thu-vien/hoc-thuat/gioi-thieu-bai- trich.html 3. Đặng Thị Lanh (chủ biên) & tgk. (2009), Tiếng Việt 1, tập 1, 2 Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Lê Phƣơng Nga (2003), Dạy học tập đọc ở tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Lê Phƣơng Nga (2009), Phƣơng pháp dạy học tiếng Việt 1, 2 Nxb Đại học sƣ phạm, Hà Nội. 6. Nguyễn Quang Ninh (1998), Một số vấn đề dạy ngôn bản nói và viết ở tiểu học theo hƣớng giao tiếp, Nxb Giáo dục. 7. Nguyễn Thái Phong, Phƣơng pháp dạy học tác phẩm văn học nƣớc ngoài ở trƣờng phổ thông dƣới ánh sáng lý thuyết tiếp nhận, tải tại http://nguvandhag.wordpress.com/2013/03/19/phuong-phap-day-hoc-tac-pham-van- hoc-nuoc-ngoai-o-truong-pho-thong-duoi-anh-sang-ly-thuyet-tiep-nhan/ 8. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) & tgk. (2006) Tiếng Việt 2,3,4,5, tập 1, 2 Nxb Giáo dục, Hà Nội 9. Nguyễn Quỳnh Trang, Giới thiệu văn học thiếu nhi nƣớc ngoài ở tiểu học, tải ngày 11 tháng 02 năm 2004 tại http://qtrang.vnweblogs.com/post/34002/396677 10. Bùi Thanh Truyền (chủ biên) (2009), Thi pháp trong văn học thiếu nhi, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 515
nguon tai.lieu . vn